Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissnger kêu gọi không chỉ xem xét các khía cạnh thực tế và pháp lý mà còn cả các khía cạnh triết học sự tồn tại của trí tuệ nhân tạo. Ông ta tự hỏi liệu AI có thể kết bạn với con người được không? Tác động của nó đối với văn hóa, với bản chất con người và lịch sử là gì?Suy nghĩ là phương tiện chính của chúng ta để nhận biết thế giới. Mọi thứ sẽ thay đổi như thế nào nếu máy móc bắt đầu suy nghĩ thay chúng ta?
Văn phòng Chính sách Khoa học và Công nghệ thuộc Tổng thống Hoa Kỳ đang kêu gọi xây dựng một "dự luật về quyền" để có thể bảo vệ người Mỹ trong điều kiện của “một thế giới được xác lập trên trí tuệ nhân tạo (AI)".Những lo lắng về việc AI xâm nhập vào cuộc sống của con người là hoàn toàn có cơ sở và đã được biết tới: nhiều người lo sợ rằng AI sẽ vi phạm ranh giới quyền riêng tư và ảnh hưởng đến tính minh bạch của các quy trình, đồng thời đầu vào thiên lệch sẽ dẫn đến kết quả cuối cùng bị sai lệch trong các lĩnh vực quan trọng đối với sự thịnh vượng của cá nhân và xã hội như y học, thực thi pháp luật, tuyển dụng và phát hành các khoản vay.
Tuy nhiên, sự phát triển của AI sẽ kéo theo một thay đổi cơ bản khác: nó sẽ thách thức tính ưu việt của tư duy con người. Trong suốt lịch sử, con người đã cố gắng tìm cách hiểu thế giới xung quanh và vai trò của họ trong thế giới đó. Kể từ thời Khai sáng, chúng ta đã coi tư duy – đó là khả năng khám phá, tìm hiểu và giải thích – những phương tiện chính để nhận biết thế giới. Chính nhờ hiểu biết về thế giới mà mọi người đã đóng góp vào sự phát triển của nó. Trong 300 năm qua, có nghĩa là trong thời đại mà các nhà sử học gọi là "thời đại của lý trí", chúng ta đã hành xử một cách phù hợp: chúng ta nghiên cứu, thử nghiệm, phát minh và xây dựngnên thế giới đó.
Giờ đây, AI - sản phẩm ra đời bởi bộ óc của con người lại đang dần dần làm suy yếu tính ưu việt của tư duy con người. AI khám phá và bắt đầu hiểu những khía cạnh đa dạng nhất sự tồn tại của thế giới nhanh hơn chính chúng ta rất nhiều. AI làm điều đó khác với chúng ta, và trong một số trường hợp, theo những cách vượt quá tầm hiểu biết của chúng ta xxxx
Vào năm 2017, Tập đoàn Google DeepMind đã tạo ra một chương trình có tên gọi là AlphaZerongười đã dạy để thắng trong một ván cờ vua bằng cách làm chủ trò chơi này mà không cần sự can thiệp của con người và phát triển một chiến lược không cần đến sự tham gia của con người. Khi Đại kiện tướng Garry Kasparov xem AI thi đấu, ông lưu ý rằng AlphaZero đã làm lung lay khái niệm cờ vua "đến tận nền tảng của nó." Chương trình không chơi nhanh hơn hoặc hiệu quả hơn, nhưng AI dường như hoàn toàn đảo lộn lại môn cờ vua.
Vào năm 2020, có một loại kháng sinh mới được gọi là halicin. Nó được phát hiện bởi các nhà khoa học tại Viện Công nghệ Massachusetts, nơi đã ủy quyền cho AI thực hiện các phép tính vượt quá khả năng của bộ não con người, mô phỏng hàng triệu lựa chọn và nghiên cứu các phương pháp tiêu diệt vi khuẩn chưa từng được khám phá,chưa từng giải thích. Sau khi thực hiện phát hiện này, các nhà khoa học lưu ý rằng nếu không có sự trợ giúp của AI, việc phát hiện ra halicin bằng các phương pháp thí nghiệm truyền thống sẽ phải tiêu tốn "rất nhiều tiền" - nói cách khác, việc khám phá ra nó sẽ không thể thực hiện được.
Mô hình lập trình ngôn ngữ GPT-3, được vận hành bởi OpenAI và học bằng cách xử lý văn bản từ Internet, đã có khả năng tạo ra văn bản gốc. Thực tế, đây là một tác phẩm văn học đáp lại yêu cầu của Alan Turing về hành vi "hợp lý" không thể phân biệt được với hành vi của con người.
Công nghệ AI cực kỳ hứa hẹn: dịch từ nhiều ngôn ngữ, chẩn đoán các loại bệnh tật, chống biến đổi khí hậu - hoặc ít nhất là mô hình hóa tốt hơn quá trình biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, thể hiện qua sự thành công của chương trình AlphaZero trong cờ vua, việc phát minh ra Halitsin và thành phần của GPT-3, việc sử dụng AI để đạt được các mục tiêu có thể kéo theo những hậu quả không lường trước được, cụ thể là việc khám phá ra những khía cạnh chưa được biết đến trước đây nhưng có khả năng quan trọng của thực tế.
Điều này khiến mọi người cần phải xác định - hoặc có lẽ phải suy nghĩ lại về vai trò của chúng ta trên thế giới. Trong 300 năm, tức là toàn bộ "thời đại của lý trí", con người được hướng dẫn bởi nguyên tắc "Tôi nghĩ - vì vậy tôitồn tại. " Nhưng nếu AI cũng “nghĩ”, thì chúng ta là ai đây?
Nếu AI viết kịch bản hay nhất năm, AI có nên được trao giải Oscar không? Nếu AI có thể mô phỏng hoặc tiến hành các cuộc đàm phán ngoại giao quan trọng nhất trong năm, thì AI có nên được trao giải Nobel Hòa bình không? Hay nó sẽ cần được trao giải cho những ai đã tạo ra thuật toán cho trí tuệ nhân tạo này? Máy móc liệu có khả năng sáng tạo không?
Liệu có cần tạo ra những từ mới để mô tả quy trình của chúng không?
Nếu một đứa trẻ được AI hỗ trợ bắt đầu coi AI như một “người bạn”, thì điều gì sẽ xảy ra với mối quan hệ của đứa trẻ đó với bạn cùng trang lứa? Và điều gì sẽ xảy ra đối với sự phát triển xã hội và tình cảm của đứa trẻ ấy?
Nếu AI có thể chăm sóc một bà già trong viện dưỡng lão - nhắc bà ấy uống thuốc, thông báo cho nhân viên điều dưỡng nếu bà ấy bị ngã và giữ mối quan hệ với bà ấy theo nhiều cách khác nữa - thì các thành viên trong gia đình lieu có thể ít đến thăm bà ấy hơn không?
Và nói chung, có cần thiết phải đến thăm bà già không? Nếu bà cụ dành phần lớn thời gian để tiếp xúc với máy móc chứ không phải với con người, vậy cuối đời trạng thái cảm xúc của bà cụ sẽ như thế nào?
Nếu giữa một cuộc chiến, trong một tình huống chiến đấu không rõ ràng, AI khuyến nghị thực hiện các biện pháp có thể dẫn đến thiệt hại và thậm chí thương vong cho dân thường, người chỉ huy có nên nghe theo lệnh của máy không?
Những câu hỏi này đang xuất hiện với tần suất ngày càng tăng khi các nền tảng toàn cầu như Google, Twitter và Facebook đang sử dụng AI để thu thập và phân tích ngày càng nhiều thông tin về người dùng của họ, cũng không chỉ về họ. Sau đó, AI sẽ đưa ra quyết định về điều gì là quan trọng và hơn thế điều gì là đúng. Thật vậy, cáo buộc chính của người tố giác Frances Haugen chống lại Facebook là ban lãnh đạo công ty nhận thức rõ rằng các thuật toán lọc và tích lũy dữ liệu làm tăng tác động của thông tin sai lệch và làm trầm trọng thêm bệnh tâm thần ở người dùng.
Để trả lời những câu hỏi này, cần phải hành động ngay theo nhiều hướng cùng một lúc. Cần phải xem xét không chỉ khía cạnh thực tế và pháp lý sự tồn tại của AI mà còn cả khía cạnh triết học: nếu AI nhận thức được những khía cạnh của thực tế mà con người không thể nhận thức được, thì điều này có thể ảnh hưởng đến cảm thụ, khả năng nhận thức và các mối tương tác của con người? AI có thể kết bạn với con người không? Tác động của AI đối với văn hóa, bản chất con người và lịch sử là gì?
Ngoài ra, cần phải mở rộng việc xem xét tác động của AI đối với cuộc sống con người, vượt ra ngoài khuôn khổ của các nhà soạn thảo, cơ quan quản lý khi suy nghĩ về các lĩnh vực như y học, chăm sóc sức khỏe, môi trường, nông nghiệp, kinh doanh, tâm lý học, triết học, lịch sử, v.v.. Mục tiêu của những nỗ lực này là để tránh phản ứng thái quá. Chúng ta không cần phải hoàn toàn phục tùng AI, nhưng mặt khác, chúng ta cũng không cần đến các biện pháp hạn chế cứng rắn.
Chúng ta cần tìm kiếm một điểm trung gian vàng, có nghĩa là các cách để AI thấm nhuần các giá trị con người, chẳng hạn như phẩm giá và ý chí tự do, những thứ mà con người vô cùng coi trọng. Tại Hoa Kỳ, một ủy ban do chính phủ lãnh đạo cần được thành lập với các chuyên gia và nhà tư tưởng từ nhiều môi trường khác nhau. Sự phát triển của AI là không thể tránh khỏi, nhưng chúng ta có thể gây ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng của nó.