Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

Tầm cao của văn hóa văn học Nga

PGSTS.NguyễnTrường Lịch
Thứ năm ngày 7 tháng 11 năm 2013 5:30 AM

        Chào mừng Tổng thống V. Putin sang thăm Việt Nam ( ngày 12-Xi-2013)

 Trên quá trình phát triển của các nước Tây Âu, nếu so sánh về mặt kinh tế , xã hội và văn hóa thì mãi đến thế kỷ XVIII nước Nga ở phía Đông vẫn còn tiến chậm hơn nhiều.Nhưng sau chiến thắng vĩ đại (1812-1815) chống lại 60 vạn quân xâm lược Pháp do hoàng đế Napoléon cầm đầu, dân tộc Nga bước vào một phong trào phục hưng mạnh mẽ trên nhiều phương diện,nhất là về lĩnh vực văn hóa-văn nghệ.Vì vậy,vào năm1855 Gherxen - nhà văn dân chủ cách mạng Nga đang phải sống lưu vong ở Đức để tránh việc đàn áp của Nga hoàng đã nói rõ: - “ Chúng ta sẽ kể cho châu Âu về dân tộc hùng mạnh và khó đoán định này, một dân tộc đã lặng lẽ tạo thành Nhà nước 60 triệu dân, một dân tộc đã mạnh mẽ lớn lên kỳ diệu mà không đánh mất đi khởi nguyên công xã và là dân tộc đầu tiên…giữ được bản sắc một cách diệu kỳ…”              
    Về văn hóa, ở thê kỷ XVIII, nhà bác học vừa là nhà thơ, nhà ngôn ngữ học   Lômônôxov (1711-1765) đã làm nổi bật vai trò của tiếng Nga mở ra một bước ngoặt quan trọng thúc đẩy nền khoa học Nga phát triển:  “ Trong tiếng Nga có bao hàm cái trang trọng của tiếng Tâybannha, cái dịu ngọt của tiếng Ý, cái rắn rỏi của tiếng Đức, cái sinh động của tiếng Pháp. Hơn thế nữa còn bao hàm cả cái súc tích và cái mạnh mẽ của tiếng Hy Lạp và tiếng La tinh”…
  Bước đường hiện đại hóa tiếng Nga đã góp phần thúc đẩy nền văn hóa Nga tiến nhanh,tiến kịp các nước Tây Âu. Vào những năm đầu thế kyXIX, “ văn học Nga là diễn đàn duy nhất còn được tự do”.Cũng từ đây, thơ ca Puskin (1799-1837) bay lên rực rỡ, trở thành “ khởi điểm của mọi khởi điểm”trên hành trình của nền văn hóa- văn học dồi dào sức cuốn hút sâu rộng,không chỉ với đông đảo nhân dân trong nước, mà còn vươn xa khỏi biên giới nước Nga.Suốt thế kỷ XIX cho đến cuối thế kỷ XX, sau cuộc cách mạng tháng Mười (1917) nền văn hóa Nga vẫn là một dòng chảy mạnh mẽ liên tục.cùng với bước phát triển của xã hội mới. Đáng chú ý phải nói đến dòng âm nhạc cổ điển giàu có với những tên tuổi lẫy lừng như Glinka,Traikovxki được chắp cánh bay lên hòa cùng dòng âm nhạc dân gian và dòng cách mạng tạo thành nền âm nhạc hiện đại tràn đầy sức sống vang dội khắp năm châu,không tách rời danh tiếng của nhạc viện Traikovxki cùng các đoàn kịch- sân khấu , điện ảnh và các đoàn múa ba lê xuất chúng, hòa vào nhịp bước phát triển của nền hội họa đầy hấp dẫn, khiến bè bạn thế giới ngợi ca, khâm phục.Quả thật, một nền văn hóa mới đậm đà bản sắc Nga tưng bừng nở rộ,mà nổi bật nhất phải nói đến qúa trình tiến triển rực rỡ của nền văn học Nga. Vì thế mà văn hào Gorki nhận định: -“Trong lịch sử phát triển của  văn học châu Âu, nền văn học trẻ tuổi của chúng ta xuất hiện như một hiện tượng kỳ lạ; tôi
không cường điệu sự thật đâu, và phải nói rằng, không một nền văn học nào
 ở phương Tây thâm nhập vào cuộc sống với một tốc độ nhanh chóng mạnh mẽ đến thế.Với tài năng lỗi lạc, sáng chói, tráng kiện không một nơi nào với khoảng thời gian không đầy 100 năm lại xuất hiện những vì sao rực sáng với bao tên tuổi lẫy lừng như ở nước Nga.Vì vẻ đẹp và sức mạnh vô song, mà toàn thế giới đều công nhận ý nghĩa lớn lao của nó”.                              + Các tác phẩm thơ ca,kịch,tiểu thuyết,truyện ngắn…xây dựng thành diễn đàn vang lên lời phản kháng chống lại chế độ áp bức chuyên chế, kêu gọi tự do và thúc đẩy đấu tranh cho danh dự và nhân phẩm của đông đảo quần chúng bị chà đạp.Bởi đấy chính là sự thật hiển hiện của cuộc sống Nga xuyên suốt nhiều thế kỷ.Điểm ngời sáng nhất toát lên từ ngòi bút của văn hào L.Tônxtôi là khẳng định rõ:- “ Nhân vật chính trong các tác phẩm của tôi mà tôi hằng yêu mến với tất cả sức mạnh tâm hồn, nhân vật mà tôi đã cố gắng tái hiện trong vẻ đẹp của nó đã,đang và mãi mãi sẽ là đẹp, - đó là sự thật”.                                                                  
Như một thước đo sinh động  về cái Đẹp, những Sự thật ấy xuyên suốt hàng vạn trang tác phẩm từ Puskin,Gôgôn,Đôxtoevxki,Turghenev,Sekhov,Gorki,Fađeev,
N.Ôxtrovxki, A.Tônxtôi v.v…đều thấm đẫm tính nhân dân và tinh thần yêu nước nồng nàn đã góp phần thức tỉnh, giáo dục quần chúng vững vàng tiến bước trong đấu tranh bảo vệ Tổ quốc Nga và xây dựng cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.Chẳng hạn,những ai đã xem kịch Quan thanh tra của Gôgôn đều thấy bộ máy quan lại Nga hoàng từ triều đình đến cáp tỉnh, huyện tựa khu rừng đen sẫm đè nặng lên đầu nhân dân được phơi bày giữa thanh thiên bạch nhật,mà tiếngcười trở thành nhân vật tích cực góp phần làm lung lay toàn bộ hệ thống phong kiến tàn tạ đó.                    .                                        .  Tuy vậy muốn đạt tới tiếng cười phê phán ấy, xã hội đòi hỏi ở đội ngũ sáng tác văn hóa- văn nghệ một điểm nhìn tiến bộ, mà trước hết là phải gắn bó với cuộc sống lịch sử của dân tộc và nhân dân Nga.“Diễn tả cái xấu xa và sai lầm, nêu nó lên trước mắt mọi người hẳn có ích lợi gì, nếu như trong lòng anh không tháy rõ lý tưởng của con người đối lập với nó?”(Gôgôn)Chả thế mà P.Mẻrimếe- nhà tiểu thuyết Pháp cuối thế kỷXIX,sau khi đọc các tác phẩm của Gôgôn, Đôxtoevxki, LTônxtôi, Sekhov v..v.đã nhận xét xác đáng rằng,“Đối với các anh trước hết phải là sự thật,còn cái đẹp thì như là kết quả của sự thật ấy”Đúng vậy,“cái đẹp chính là cuộc sống”-nguyên lý mỹ học mà Sernưsepxki (1828-1889)–nhà cách mạng dân chủ đề xuớng đã tạo thành bước chuyển biến quan trọng cho trào lưu hiện thực của văn hóa Nga và còn được bộc lộ rõ qua tiểu thuyết Làm gì?(1862)của chính ông như sợi chỉ đỏ nối tiếp chủ đề Ai có tội? của Gherxen vạch rõ vấn đề trung tâm của xã hội sau cuộc Cải cách nông dân (1861)là lật đổ chế độNga hoàng. Cùng chung lý tưởng tiến bộ, nhà thơ Nhecraxov(1821-1878) nêu lên vai trò của “ nhà thơ và người công dân” là sẵn sàng:    
                                                            - Vì Tổ quốc, vì tình yêu, vì lý tưởng,
                                                            Mặc cho lửa đạn anh hãy xông pha
                                                    Hãy tiến lên và hãy chết nêu gương sáng…
                                            Anh không chết vô ích, vì sự nghiệp sẽ vững vàng
                                                               Nhờ có phần xương máu hy sinh…
Từ những thành tựu lớn lao ấy,người đọc đều hiểu được vai trò của các văn nghệ sĩ thật sự gắn bó với số phận của nhân dân - đất nước.Ai sống sung sướng trên đất Nga?(1863-78) nhan đề của bản trường ca vừa là câu hỏi cháy bỏng của thời đại mà Nhekraxov đặt ra trước tình trạng khủng hoảng trầm trọng của nước Nga đương thời:                                                   Nước Nga, mẹ hiền của ta!
                                                                       Mẹ cùng khổ nhưng mẹ phong phú,
                                                                  Mẹ mãnh liệt, nhưng mẹ yếu đuối.                                                
 Vào nửa đầu thế kyXIX , nhà lý luận phê bình Belinxki (1811-1848) từng đánh giá “ xã hội Nga tìm thấy ở các văn hào Nga những người lãnh đạo duy nhất của mình, những người che chở và là những vị cứu tinh thoát khỏi cảnh tăm tối của chế độ chuyên chế, chính giáo và chủ nghĩa dân tộc sôvanh”.
 Rõ ràng là sự phát triển vượt bực của nền văn hóa Nga không tách rời đội ngũ văn nghệ sĩ hùng hậu đầy nghị lực sáng tạo.Nhìn vào bước tiến rực rỡ đó, Roxa Lucxembua-nhà văn hóa vừa là nhà hoạt động xã hội Đức khẳng định: “Văn học Nga đã bắc chiếc cầu nối liền phương Tây và nước Nga để cho xuất hiện trên đó không phải là một nữ sinh, mà đàng hoàng là một bà giáo” Đó là những tác phẩm tuyệt vời, mà mỗi lần nhắc đến vẫn cứ khuấy đảo biết bao tâm trí bạn đọc năm châu bốn biển như Chiến tranh và hòa bình, Anna Karenina, Tội lỗi và hìnhphạt,ChàngNgốc,Anh em Karamazov,Giôngtố,Vườnanh đào,Người mẹ,
Thép đã tôi thế đấy,Con đường đau khổ,Sông Đông êm đềm.Số phận con người, Liuba, Bác sĩ Jivago.Thêm nữa, hàng loạt bộ phim hoành tráng như  Chiến hạm Potemkin,Đàn sếu bay qua, Bài ca người lính… cuốn hút hàng triệu khán giả góp phần to lớn vào việc định hướng cho nhân dân đứng lên đòi quyền sống độc lập,tự do choTổ quốc-Nhân dân Nga và hòa bình,hạnh phúc cho nhân loại. Truyền thống cao đẹp đó xuyên suốt từ cuối thế kỷ XVIII với các tên tuổi lẫy lừng từ Lômônôxov,Rađisev đến cuối thế kỷ XX như Gorki,Maiakovxki,  Trênhev,Esenhin,Tsvetaeva cùng năm vị đạt giải Nobel văn học gồm Bunhin,Solokhov,Pasternak,Soljenhitxưn, Brôtxki.
     Có lần trả lời một nhà báo nước ngoài, Tổng thống V.Putin đã nhắc lại một tứ thơ của Tiuchev-nhà thơ lớn nước Nga- nửa sau thế kỷ XIX- đại ý như sau:
                                               …Không thể hiểu nước Nga bằng lý trí đơn thuần,
                                           Không thể đo nước Nga bằng thước tấc bình thường.
                                                               Nước Nga có thần thái đặc biệt!
                                                              Đối với nước Nga chỉ cần có Tin Yêu….       
Tôi nghĩ, đấy là niềm tin vào bản lĩnh và sức mạnh bất khuất của nhân dân Nga cùng nền văn hóa Nga lẫy lừng gắn liền với khát vọng chung sống hòa bình giữa các dân tộc ./.                                      .                                                                Hà Nội 7-XI-2013-(báoVănNghệ t.pHCM- XI-2013)
                                     /.                                           .                
                 .