Viết về Trần Lệ Xuân? Tại sao không? Vì Bà cũng là Phụ Nữ Việt Nam
Trần Lệ Xuân (22/8/1924- 24/04/), cũng thường được biết đến là bà Ngô Đình Nhu, là một gương mặt then chốt trong Chính quyền Ngô Đình Diệm của Việt Nam Cộng hòa cho đến khi anh em Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu bị lật đổ và ám sát năm 1963. Trần Lệ Xuân sinh tại Hà Nội. cũng có tài liệu nói sinh tại Huế Mẹ là bà Thân Thị Nam Trân, là cháu ngoại của vua Đồng Khánh và em họ của vua Bảo Đại, cha của bà là luật sư Trần Văn Chương. Lúc nhỏ, bà học trường Albert Sarraut ở Hà Nội, tốt nghiệp tú tài Pháp. Năm1943 bà kết hôn với Ngô Đình Nhu và theo đạo chồng Công giáo. Bà là dân biểu trong Quốc hội thời Đệ nhất Cộng hòa cùng là chủ tịch Hội Phụ nữ Liên đới (một tổ chức ngoại vi của đảng Cần lao). Tuy nhiên địa vị quan trọng hơn là "Bà Cố vấn" vì bà là vợ của Ngô Đình Nhu. Do tổng thống Ngô Đình Diệm không có vợ nên bà được coi là Đệ nhất Phu nhân (First Lady) của Việt Nam Cộng hòa từ năm 1955 đến năm 1963. Dưới thời Đệ nhất Cộng hòa, Hội Đồng Quân Lực và Cộng sản tung ra nhiều hoang mang, nghi kỵ trong quần chúng tạo dư luận cho rằng Trần Lệ Xuân là người lộng quyền. Việc tổng thống Ngô Đình Diệm để cho bà cũng như Ngô Đình Thục, Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Luyện và người em út Ngô Đình Cẩn tham gia vào chính sự tạo nên hình ảnh gia đình trị độc đoán kiểu phong kiến. Trong sự kiện Phật Đản năm 1963, ngày 3 tháng 8 năm 1963, trong cuộc nói chuyện với phụ nữ bán quân sự, Trần Lệ Xuân lên tiếng rằng một số "hoạt động của lãnh tụ Phật giáo theo cộng sản nằm vùng là một hình thức phản bội xấuxa...". Về sự tự thiêu của Hòa thượng Thích Quảng Đức, bà nhiều lần công khai phát biểu "Tôi chống đối các vụ tự thiêu, nếu ai có thiếu xăng dầu thì cộng sản nằm vùng sẽ cho chứ tôi sẽ không bao giờ" và gọi vụ tự thiêu là "phản bội Phật tính" (nguyên văn: I would against seeing another monk betray Budism believe). Trả lời phỏng vấn của ký giả báo New York Times, Trần Lệ Xuân nói: "Tôi còn thách mấy ông sư nằm vùng thêm mười lần nữa. Phương pháp giải quyết vấn đề Phật giáo là bình tĩnh, không cần biết tới lũ phản bội chống lại tự do dân chủ". Các phát biểu bộc trực và thiếu cân nhắc của bà gây kích động những tu sĩ Phật giáo đang đấu tranh chống chính phủ Ngô Đình Diệm, làm xấu đi quan hệ giữa hai bên góp phần làm cho cuộc đấu tranh của Phật giáo lan rộng dẫn đến cuộc đảo chính ngày 1 tháng 11 năm 1963, chấm dứt nền Đệ nhất Cộng hòa. Trần Lệ Xuân cũng là người khởi xướng kiểu áo dài cổ thuyền, khoét sâu (mà dân chúng vẫn gọi nôm na là "áo dài Trần Lệ Xuân") tạo ra một làn sóng thời trang áo dài hở cổ mới mà những người cổ học lên tiếng phê phán. Loại áo dài này vẫn thịnh hành đến ngày hôm nay. Bà còn cho xây dựng tượng Hai Bà Trưng, bị nhiều người cho rằng bà cố tình cho tạc tượng với gương mặt của Trưng Trắc giống với bà và Trưng Nhị giống với con gái của bà là Lệ Thuỷ. Ba năm sau ngày bà phải rời nước lưu vong, tượng đài này bị đập bỏ. Ngày nay, những cánh rừng do bà khởi xướng trồng trên đường từ Sài Gòn đến rừng Cát Tiên vẫn được nhân dân gọi là rừng Trần Lệ Xuân. Bà Trần Lệ Xuân có nhiều hoạt động trên chính trường trong thời gian từ năm 1955 đến 1963, làm Chủ tịch một tổ chức phụ nữ; ủng hộ các luật liên quan đến hôn nhân gia đình; thúc đẩy việc thông qua các luật liên quan đến những vấn đề như nạo thai, ngoại tình, thi hoa hậu, đấm bốc... Bà cũng được cho là ủng hộ các luật nhằm đóng cửa các nhà chứa và ổ thuốc phiện. Trong tháng 10 năm 1963, Trần Lệ Xuân cùng con gái Ngô Đình Lệ Thủy đi Hoa Kỳ và Roma với dự định sẽ vạch trần âm mưu lật đổ của Tổng thống Kennedy và CIA trước công chúng Mỹ. Ngày 1 tháng 11 năm 1963 Trần Lệ Xuân và con gái đang trú ngụ tại khách sạn sang trọng Wilshire Hotel ở Beverly Hill, California thì cuộc đảo chính xảy ra, chồng và anh chồng bà bị giết. Ngày 15 tháng 11 năm 1963, Trần Lệ Xuân và Lệ Thủy rời khỏi Los Angeles để đi Roma sinh sống sau khi phát biểu: "Tôi không thể cư ngụ ở Mỹ, vì lý do đơn giản chính phủ của họ đã đâm sau lưng tôi.” Ngày 16 tháng 10 năm 1971, tờ New York Times đưa tin bà bị đánh cướp số nữ trang trị giá trên 32 ngàn đôla tại Roma. Ngày 9 tháng 5 năm 1975 khi trả lời phỏng vấn đài truyền hình NBC Trần Lệ Xuân đã tố cáo chính quyền Kennedy can thiệp vào Nam Việt Nam là "nhằm tạo thanh thế và sự ủng hộ cho Đảng Dân chủ Hoa Kỳ". Ngày 2 tháng 11 năm 1986, Trần Lệ Xuân tố cáo Mỹ chơi xấu với gia đình bà trong việc bắt giữ Trần Văn Khiêm (em trai bà) về tội giết cha mẹ là ông bà Trần Văn Chương tại nhà riêng ởWashington, D.C. hồi tháng 7 cùng năm. Những năm đầu thập niên 1990, Trần Lệ Xuân sống tại vùng Riviera Pháp và thường chỉ trả lời phỏng vấn một lần duy nhất để lấy tiền và vé máy bay khứ hồi cho con gái út qua thăm ông bà ngoại ở Mỹ. Trước khi qua đời, Trần Lệ Xuân đang sống một mình, viết hồi ký tại một trong 2 căn hộ thuộc quyền sở hữu của bà (căn thứ hai cho thuê) trên tầng 11 của một tòa nhà cao tầng gần tháp Eiffeltại Quận 15, thủ đô Paris (Pháp) và cắt đứt mọi quan hệ với các nhân vật chính trị. Hai căn hộ này theo bà là của một nữ bá tước tỷ phú người Ý là Capici tặng mặc dù hai người chưa từng gặp nhau. Bà qua đời lúc 2 giờ sáng ngày 24 tháng 4 năm 2011 tại một bệnh viện ở Roma,Ý, thọ 87 tuổi.
NCV