Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

Đường và Phố

Lẩn Thẩn
Thứ năm ngày 9 tháng 5 năm 2013 9:43 PM

Tôi  phải phôn trước cho ông anh là  có thời gian cho em vài chỉ dẫn vì trình độ văn hóa của em thuộc loại lùn (so với anh).
Chả là vào mấy ngày nghỉ dài cuối tháng Tư, tôi đi xe buýt số 3 qua các Phố Trần Hưng Đạo….khi qua cầu Chương Dương thì thấy Đường Nguyễn Văn Cừ, rồi đến ngã tư gặp Đường Nguyễn Sơn (bên Quận Gia Lâm). Tôi cứ băn khoăn mãi là ghi tên Phố là đúng hay tên Đường là đúng.
Ông anh nói là vừa đúng vừa sai nên chẳng hiểu Ông nói đùa hay nói thật.
Ong giở quyển Từ điển ra đọc : Phố là con đường hai bên có nhà., còn Đường là điểm dẫn từ điểm này đến điểm khác.Từ điểm A đến điểm B ta có một dường cong, đường bay từ HN đến Phú Quốc, đường biển từ bên Nhà Rồng đi đến cảng… Đường Kach Mệnh, ..tiểu thuyết Con đường đau khổ vv…Con đường có tên rất cụ thể nhưng cũng rất thoáng chỉ một biểu tượng hay định hướng
Có thành mới có phố. Phố lại có phường. Ngày xưa ở thành phố nào cũng có phố mang tên đặc trưng  cho mặt hàng mà dãy phố đó kinh doanh như Phố Hàng Bạc, Phố Lò Sũ, Phố Hàng Bông, Phố Hàng Lọng, Phố Hàng Bột…Thời kỳ Pháp cai trị, nhiều đường phố cầu công được mở mang nên họ đặt tên các danh nhân văn hóa chính trị của mẫu quốc.
Lan man sang chuyện Đô trưởng BS Trần Văn Lai chỉ trong hơn một thang đã loại hết các tên thực dân trên các phố Hà Nội. các danh nhân văn hóa, chính trị và lịch sở VN đã thay thế , các cụm danh nhân này đặt rất khoa học, gần gũi và liên kết. Thí dụ con đường kéo từ Nguyễn Du sang Lê văn Hưu rồi Hàn Thuyên
Tên đường, tên phố để vinh danh các danh nhân lịch sử văn hóa và ngày nay là cách mạng nữa nhưng xem ra tiêu chí còn linh binh lắm.
Anh có trong tiểu ban đặt tên đường-phố đâu mà dám nói linh binh ?
Anh ở ngoài mới dễ nhận xét.
Về nguyên tắc, theo anh :các tên cũ là PHỐ thì không đổi, khi phố thay bằng tên các danh nhân lịch sử, văn hóa, chính trị, cách mạng…thì đặt là ĐƯỜNG. Cụ Lỗ Tấn nói đại ý : trên thế giới vốn dĩ không có đường, nhiều người đi thành đường.Anh ví dụ ngay nhé : Phố Hàng Bột đổi thành Phố Tôn Đức Thắng, nếu có đổi thì đổi thành Đường Ton Đức Thắng, con đường nhà cách mạng chính trị đã đi suốt đời, ta đi trên con đường ấy là noi theo con đường của Cụ. Con đường Tống Nhất hay bao nhiêu nay thành con đường Giải Phóng. Ngày đầu cách mang thì bài Đoàn Giải phóng quân một lần ra đi đa đổi thành Đoàn Vệ quốc quân một lần ra đi …Anh nói vây để hiểu bên Gia lâm đặt tên đường Nguyễn Sơn, đường Nguyễn văn Cừ là đúng về ý nghĩa và văn học, còn đặt là PHỐ là học mót anh Tây, anh nhớ thời xưa có Rue Pierre Pásquier (phố tên quan Toàn quyền P.Pasquier) nhưng lại có Avenue Marechal Fox (Đại lộ Thống chế Fox), Tây nó phân biệt lắm đấy chứ.
Ta đồng loạt gọi là PHỐ là học mót chưa đến nơi, anh thí dụ ngay nhé : Phố Lê Duẩn, tiếp nó là Phố Giải phóng tại sao không là Đường Lê Duẩn, tiếp là đường Thống Nhất, nó ý nghĩa và nhất quán bao nhiêu.
Trên Tivi và truyền thông chẳng thấy ai gọi phố mang tên các vị chính trị-cách mạng cả, Trên quảng cáo nhà đất họ ghi là ĐƯỜNG Lê Văn Lương KÉO DÀI, con biển đề là PHỐ Lê Văn Lương trên con đường đó.Thực ra gọi Phố LVL cũng thấy nó chướng và ngang phè, không thuận tai và mất ý nghĩa.
Anh nên làm một bài tham luận có lẽ cũng hay đấy,
Anh có mác nhãn gì đâu mà chòi mâm son, loại đũa mốc ấy mà, phát biểu với chú theo kiểu cạn nghĩ chủ quan thôi.
Anh đố chú nhé : có ai đang sống mà được vinh danh đặt tên phố không ?
Cái mục này thì em chịu
Em vào Gúc-gồ gõ tên La Văn Cầu thấy ngay ở Bà Rịa-Vung Tàu có bán mấy lô đất phố La Văn Cầu. Con trên bãi biển hình như ở Bãi Sau BR-VT có hướng dân du khách nếu bị sóng thần uy hiếp thì chạy về Phố La Văn Cầu.
Ông LVC còn đang sống mà đã được vinh danh, anh nhớ có một ông Tướng to và một nhà thơ cũng rất to, chết đã lâu mà chẳng thấy vinh danh trên tên đường tên phố nên bon thù địch nó nghĩ là loại này cùng phe với xuy thoái thù địch đây. Cháu mình vẫn phải học thơ của ông ấy, thế mới kỳ.
Còn chuyện này phải nói ngay với chú là tên danh nhân nhiều nơi đặt rất kỳ quặc.Khoảng 7 năm trước, anh chị đi vào Hội an, đến một ngã tư có tên phố Nhị Trưng, lúc đó nghĩ mãi không ra là tên danh nhân nào, sau về nhà mới luận ra là Phố Hai Bà Trưng như mhiều nơi dặt.Chả biết bây giờ họ có đặt lại không ? du khách quốc tế mà ghi tên phố Nhị Trưng thì phải có thêm quyển từ điển danh nhân nữa gọi là tên loóng


Lẩn Thẩn  7-5-2013