Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

Chuyện vui về bài thơ “ơn vợ”

Nguyễn Giang
Thứ hai ngày 26 tháng 11 năm 2012 7:59 PM

Cặm cụi làm thơ m•i, tôi cũng viết đươc bài “Ơn vợ” tặng bà x•.
Một bài thơ riêng tư, bình thường chẳng có gì đáng nói, nhưng thốt  ra được hai chữ “Ơn vợ” là sướng lắm, nhẹ cả người.
Sau khi đăng báo, tôi đưa vào tập thơ “Mưa Trong Mắt” của tôi, nhà xuất bản Hội nhà văn ấn hành năm 2004.
May sao, nhà thơ Vũ Đình Minh đ• có bài viết về tập thơ “Mưa Trong Mắt”. Trong đó có đoạn dành cho bài thơ “Ơn vợ”. Vũ Đình Minh viết: “Tôi quen biết Nguyễn Giang đ• lâu, hồi còn làm biên tập ở Hội Văn học nghệ thuật Vĩnh Phú (nay là Vĩnh Phúc và Phú Thọ) mà Nguyễn Giang là hội viên.
Bây giờ đọc tập thơ mới của anh với chủ đề tình yêu, tôi gặp lại một hồn thơ từng thân thuộc. Thơ Nguyễn Giang ý nhị, nhẹ nhàng, biểu đạt tình cảm một cách dung dị, đằm thắm như cao dao.
ấy là khi anh nhận biết được mình ơn người vợ tao khang, tần tảo và chịu đựng.
Người vợ của Nguyễn Giang hiện ra trong thơ anh là thật, hoàn toàn thật. Có lẽ vì thế mà anh nhận được nhiều sự đồng cảm.
Bài thơ “Ơn vợ” nói là bài thơ tình yêu cũng đúng, hay nói là thơ thế sự, chiêm nghiệm tình đời, tình người cũng đúng!
Xin được trích dẫn trọn vẹn bài thơ này:
Một đời em sống với anh
Sướng vui thì ít, khó khăn thì nhiều
Một đời vất vả gieo neo
Đồng lương cả tháng, đủ tiêu mươi ngày
Quanh năm xoay xỏa mượn vay
Nợ kia chưa trả, nợ này dày thêm
Vậy mà anh vẫn thấy em
Vì chồng đến nỗi sống quên thân mình
Gian nan mấy bận nở sinh
Có con, em lại hết mình vì con.

Không còn thể nói gì hơn
Một đời xin được biết ơn – vợ mình!

Thời gian sau, cũng có một số bạn bè là cán bộ, bộ đội, nhất là Cựu chiến binh, những người cùng thời với tôi đọc và chép.
Khi tôi đến chữa bệnh ở nhà một người chuyên bấm huyệt ở phố An Dương thấy con ông bấm huyệt đọc thuộc lòng bài thơ “Ơn vợ”, tôi ngạc nhiên hỏi, cháu bảo: “Bố mẹ cháu thích bài thơ này nên cháu cũng thuộc. Còn ông bố thì cười nói là bài thơ đúng với hoàn cảnh thời bao cấp của vợ chồng ông.
Nhưng nguyên nhân khiến tôi cần đúc rút lại cái sự “Ơn vợ” của mình là như thế này.
Một hôm vợ tôi đi dự đại hội phụ nữ về, vừa vui, vừa xúc động kể: Không ngờ trong đại hội có vị lên phát biểu rồi đọc bài thơ “Ơn vợ”, xin tặng các chị em, những người vợ tuyệt vời nhất trên đời.
Nghe xong, cả hội trường vỗ tay rất nồng nhiệt.
Vợ tôi bảo ở nhà đọc bài thơ thấy thường thôi. Nhưng sao lúc ấy xúc động quá. Nhìn vợ rưng rưng vì thật thà, ngay thẳng, tôi bỗng vô cùng áy náy và mủi lòng.
Tôi nghĩ, cần phải bày tỏ tấm lòng thành của mình, nếu không trong lòng sẽ bị dày vò, cắn dứt chẳng yên.
Thế là, tôi viết thêm bài “với em” để tặng tiếp cho vợ:
Chỉ thương em quá dại khờ
Yêu anh đến nỗi chả ngờ vực chi
Vui chỗ này, nhớ chỗ kia
Thực tình anh có ra gì đâu em!
Mấy bà bạn của vợ tôi đến nhà chơi, đọc bài thơ “với em” khen tôi thật thà “và”dũng cảm”. Dám nói ra cái điều vẫn được xem là “Tối kỵ”.
Nhưng mấy bà lại “cười khẩy”, nói rằng chẳng lạ gì các đức ông chồng “Sông bao nhiêu nước cho vừa…”. Đến khi khốn đốn, ê chề, tiền hết, tình tan, ông nào cũng biết quay về với “vợ cái, con cột”. Tuy “muối mặt” một chút, nhưng ổn.
Bởi thế, các bà mới không chấp, luôn rộng lòng tha thứ “Đánh kẻ chạy đi, chứ ai thèm đánh kẻ quay về”.
Từ thực tế ấy và qua tìm hiểu, tham khảo nhều người, nhiều thơ, tôi thấy cần phải đúc rút lại cái sự “ơn vợ” của mình và có lẽ chỉ như thế này mới “chuẩn”, không phải “chỉnh” “ai tin thì tin, không tin thì thôi”.

“Khi không còn một xu dính túi
Ta chạy rông như chó rái trên đời”
Lũ tình nhân bỏ mặc ta thân tàn ma dại
“Ta lại quay về, nức nở gọi… vợ ơi!”

“Vợ vừa nhìn thấy ta đ• òa lên khóc
Dìu vào nhà chẳng quở trách điều chi
Còn hối hận mong ta tha thứ
Xin từ giờ đừng bỏ nhà đi.

Ta mới biết rằng mình ngu dại
Có người này là vứt người kia
Ta mới hiểu đàn bà cực kỳ vĩ đại
Vẫn yêu chồng dù bẩy thiếp, năm thê.

Hỡi những người đàn ông lạc đường nào cũng được
Nhưng chớ quân “lối cũ ta về”
Bởi đàn bà không bao giờ cầm gậy
“Tống cổ thằng chồng khốn nạn đi”

“Anh hùng bồ bịch xá chi
Nếu vợ bắt được lậy quỳ là xong!
Nhưng ta đáng mặt anh hùng
Cứ quỳ lậy m•i… cũng không ra gì!

Đời sao lắm “đát”, nhiều “bi”
Gặp em, quên hết
                    Một khi……
                                 Đ• là!.......*

 

* (Hoa thị) câu đầy đủ: Một khi, đã là… Một khi!