Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

Nghịch lý và lời kêu cứu

An Chi Lão
Thứ năm ngày 25 tháng 10 năm 2012 9:22 PM
Những nghịch lý .

          Có lẽ trên thế giới ít có quốc gia nào đang tồn tại những nghịch lý lạ lùng như ở Việt nam ta trong giai đoạn hiện nay. Hiện trạng của nghịch lý này lan rộng, phổ cập khắp nơi, trong mọi thời gian và mọi tầng lớp xã hội….
       Hãy bắt đầu câu chuyện của chúng ta tại một ngã tư hay một ngã năm, ngã sáu nào đó ngay giữa thủ đô Hà Nội. Khi tín hiệu đèn đỏ bật lên thì những chiếc xe máy thản nhiên lao qua. Nhìn kĩ đa phần những chiếc xe vượt đèn đỏ lại là những chiếc xe máy vào loại đắt tiền, và người điều khiển những chiếc xe đó là những cô, cậu thanh niên có hình thức bề ngòai lộ rõ là con nhà giầu đang sùng bái các loại mốt. Đầu trần, áo quần, giày dép, túi sách , kính mát .. toàn thuộc loại hàng hiệu, tóc nhuộm xanh đỏ hay cắt theo kiểu tóc đang thịnh hành của cầu thủ Ý Batôlơri. Tôi để ý người vượt đèn đỏ không kể thanh niên mà ngay cả những ngưòi đứng tuổi càng tỏ ra sành điệu bao nhiêu càng thích vượt đèn đỏ bấy nhiêu. Xe họ lao vun vút ngay dưới  biểu ngữ”mỗi ngưòi sống và là việc theo hiến pháp, pháp luật”căng trên phố. Tôi chợ nhớ khung cảnh Viên Chăn vào năm 1992 khi tôi qua công tác. Nước Lào còn kém ta nhiều mặt vậy mà khi đã quá 12 giờ đêm, đường Viên Chăn vắng teo vậy mà gặp tín hiệu đèn đỏ, một ngưòi đi xe đạp vẫn dừng lại trước hàng đinh. Nỗi khiếp sợ nhất của người nứơc ngòai đến Việt nam khi qua đường Hà nội chính vì sự hỗn tạp này.
          Lại cũng giữa Hà Nội thành phố được mệnh danh là thành phố”hoà bình, xanh, sạch đẹp “ nhưng quanh bờ Hồ Gươm , trước toà thị chính Hà nội người ta thoải máii vứt rác còn trong những ngày lễ, hội thì rác ngập tràn trên đường trên bãi có. Đường Hoàng Hoa Thám cận kề bên Hồ Tây từng tốp người xách những con chim gọi là xâm cầm (loài chim quí mang biểu trưng của Hồ tây một thủa) bị vặt trụi lông rao bán. Ngay ngã năm Cửa Nam một trong những nơi xầm uất của Hà Thành ngưòi ta ngang nhiên treo biển” lẩu chim rừng, vịt trời”. Khi bị tổ chức bảo vệ động vật hoang dã Thế giới xếp hạng Việt nam là quốc gia kém nhất trong sự bảo vệ động vật hoang dã thì tổ chức cùng chức năng này của Việt nam lại lên tiếng phản đối .
           Trong tiêu dùng, cách sống của ngưòi xứ ta càng thấy nghịch lý. Nứơc ta đang khó khăn về kinh tế, bình quân thu nhập ngưòi dân vẫn thuộc hàng thấp so với mặt bằng của thế giới. Nhưng kì lạ thay bất kì một thứ hàng tiêu dùng nào mới nhất, hiện đại nhất cũng được ngưòi Việt nhanh chóng biết và khao khát bằng mọi giá để được sở hữu. Iphone 5 một loại điện thoại di động hiện đại nhất thế giới của hãng Apple vừa tung ra thị trường làm xôn xao thị trường nứơc Mỹ(chỉ trong vòng 24 giờ tung ra đã bán được 2 triệu cái, bình quân 1 phút bán được 1400 chiếc) với giá 700 USD nhưng sang Việt Nam giá mỗi chiếc lên đến từ 29 đến 34  triệu đồng một cái vậy mà các trai thanh, nữ tú tuổi teen kể cả các cô cậu đang ăn nhờ bố mẹ, những chàng thanh niên lương một tháng chưa đến 3 triệu đồng cũng đặt mục tiêu bằng mọi giá để được xử dụng sản phẩm của “quả táo cắn dở”kể cả bán thân , bán nội tạng của mình. Có Iphone 5 nhưng đa phần dân Việt ta chỉ xử dụng chưa đầy 20 % tính năng của vật dụng đắt tiền này. Iphone 5 trong tay họ chỉ là vật để khoe mẽ , tỏ sự sành điệu hơn ngưòi…    
           Vào ngày 1/3/2012 tại thị trấn Tây Sơn, xã Sơn Tây huyện Hương Sơn Hà Tĩnh - một vùng quê bịu xếp diện nghèo nhất nhì xứ ta nữ đại gia Nguyễn Thị Liễu đã tổ chức một đám cưới cho quí tử mà hầu hết mọi tiêu chí đều đạt kỉ lục. Đó là số tiền 50 tỉ bỏ ra. Đó việc  thuê các ca sĩ thương mại thường tỏ ra cao ngạo nhất như Đàm Vĩnh Hưng, Quang Lê, Phi Nhung… bay từ miền nam ra góp vui . Hơn 2000 mâm cỗ cưới. Xe rước dâu toàn hàng xe khủng với giá mỗi xe ít nhất 3 tỉ như Audi A8, cao gần triệu đô la( 20 tỉ) như Bentley Continental Fluing Spur. Sau đám cưới bà còn tặng đôi tân lang một biệt thự trị giá 130 tỉ giữa phố Quang Trung Hà Nội mặc dù họ vẫn đang học hành tại Singapo. Hỏi nữ đại gia này làm gì mà giầu có như vậy .Các cơ quan chức năng( kể cả cơ quan công an) cũng lắc đầu không rõ….
          Quảng Ninh và cả nước ta ồn ào khi nghe tin Vịnh hạ Long được một tổ chức nào đấy phong tặng thành kì quan thế giới. Nhưng rồi có đến hơn 80 % khách quốc tế đến tham quan một lần rồi sau không dám đến nữa bởi. Các nhà quản lý thi nhau nâng giá chặt chém. Tỉ lệ người ăn mày, hàng rong gia tăng sự bám đuổi khách. Mặt nứơc trên vịnh vẫn chẳng những đầy rác mà còn ngày ngày nhà máy chế biến thực phẩm Cái Lân cùng các cống nứơc của thành phố Hạ Long vẫn ngày ngày tuôn thẳng vào vịnh hàng nghìn mét khối nứơc thải công nghiệp và dân sinh ….Năm 2011 vài ba vụ khách du lịch gặp tai nạn vì đắm tàu. Gần nhất vào 15 giờ 30 ngày 3/10 một ngày sóng yên biển lặng một đoàn lữ khách nước ngoài gặp tai nạn khiến 5 du khách thiệt mạng vì sự mất an toàn trong dịch vụ du lịch….
          Nghịch lý hơn thuế của dân đóng để nuôi bộ máy chính quyền đảm bảo cho an sinh, cho sự cải thiện cuộc sống thì bị dồn vào Tổng công ty, những Tập đoàn kinh tế được xem là những quả đấm thép của nền kinh tế thì hàng núi tiền ngân sách mất hút trong toan tính tham nhũng để biến nứơc ta thành con nợ khổng lồ của thế giới với bình quân một ngưòi không kể cụ già gần kề miệng lỗ đến đứa trẻ vừa ra đời đều mang trên mình món nợ một triệu đồng. Cũng cần kể thêm một nghịch lý nữa. Nứơc ta là nước nông nghiệp mà ngưòi nông dân dần dần mất đất, thất nghiệp ngay trên mảnh ruộng của mình để nhìn những bờ xôi ruộng mật đang biến mất sau những dự án treo, sau những sân gôn, những khu công nghiệp làm ăn thất bát.
 
….Những tiếng kêu cứu 

        Có lẽ không có ngày nào trên mặt báo chính thống không có những tít bài có dòng chữ “kêu cứu”. Những tiếng kêu cứu đó vang lên thật lớn, thật mênh mông. Đó là những tiếng kêu cất lên từ những cánh rừng nguyên sinh ở Tây Nguyên , ở Hồ Ba bể, ở hầu khắp các địa phương có rừng vì lâm tặc tàn phá, khai thác gỗ trái phép được sự đồng loã của không ít kiểm lâm và chính quyền địa phương, rồi nạn cháy rừng do quản lý kém, do người dân thiếu ý thức thiêu trụi, vì những tin đồn về trầm hương ..
        Những tiếng kêu cứu vọng lên thẳm sâu từ những dòng sông trên khắp mọi miền đất nước từ sông Hồng – Sông mẹ , đến sông Sài Gòn, sông Thị Vải, sông Cửu Long, sông Đáy, sông Hương, sông Chu, sông Mã… có thể nói gần hết mọi con sông trên đất nước ta đang dần dần bị bức tử, bị ô nhiễm đến nặng nề bởi nước thải công nghiệp, bởi sa tặc, vàng tặc bởi sự lấn chiếm. Rồi những hồ ao làng một thời tắm mát tuổi thơ cũng đang kêu cứu bởi đang chết dần chết mòn vì các dự án công nghiệp, vì sự đô thị hóa. Ngay cả những hồ nổi tiếng một thời thơ mộng ở khắp nơi từ hồ Ba bể, hồ Xuân Hương, hồ Thác Bà, hồ La két …và hàng loạt hồ ở ngay giữa Thủ đô Hà nội cũng đang cất lên tiếng kêu cứu vì bị ô nhiễm, bị thu hẹp. Các nhà chuyên môn và ngay cả mỗi ngưòi dân Hà nội luôn luôn giật mình vì Hồ Tây một thắng cảnh, một lá phổi, một huyệt đạo mang tầm quốc gia mà luôn luộn bị đặt trước những thảm hoạ bị tiêu diệt , bị ô nhiễm, bị băm nát bởi những dự án ăn xổi vì sự thiếu hiểu biết và cả vì những tà tâm. Tôi còn nhớ khi chính quyền ta tiếp quản thủ đô, Hà Nội còn hơn 2000 ha hồ ao, nay con số này chỉ còn vẻn vẹn chưa đầy 700 ha . Hàng loạt hồ biến mất bị xâm chiếm , bị rác hoá trong đó có cả những hồ nổi tiếng như hồ Văn Chương . Vậy mà các nhà lãnh đạo Thủ đô vẫn còn cao giọng tự hào “về một thủ đô xanh, sạch, đẹp”.
          Tiếng kêu cứu vọng lên từ những di sản cha ông để lại đang mất dần mất mòn hoặc bị biến dạng, thóai hoá bởi những dự án trùng tu của đám người thiếu chuyên môn mà chỉ thấy lợi nhuận sau mỗi dự án. Thành Nhà Mạc nơi Tuyên quang cổ kính là vậy nay trở thành hình hài của một lò vôi . Chùa Trăm Gian ở Thủ đô bị tân trang theo kiểu trọc phu sửa nhà . Rồi Chùa một cột Diên Hựu được cách tân. Những lăng tẩm, đền đài thành quách ở kinh thành Huế đang mất dần hoặc biến thái, rồi thành Hội An với Chùa Cầu nổi tiếng cũng ngày một bị hoang phế, hiện đại hoá , bị ô nhiễm .
         Tiếng kêu cứu của những cô gái, những bé gái bé trai miền đông, miền Tây Nam bộ, các cùng núi xa xôi và ngay cả thôn quê, thành phố bị gả bán sang xứ ngưòi đểẻ rồi bị cưỡng bức tình dục bị đánh đập, bức tử và lấy nội tạng.
       Và gần nhất, thiết thực nhất với mỗi ngưòi dân là tiếng kêu cứu về sự an toàn cho mỗi miếng ăn thường ngày cho mỗi con người chúng ta. Ra chợ không có thứ thực phẩm, rau quả nào đủ độ an toàn. Giá đỗ món ăn cổ truyền ưa thích của ngưòi Việt được cho nẩy mầm bằng hoá chất mà ngưòi làm ra nó không dám ăn. Rau muống cũng bị thúc ép tăng trưởng bằng hoá chất. Lợn, gà, vịt thực phẩm muôn đời của ngưòi Việt thì được nuôi bằng thức ăn tăng trọng, biến đổi den, nạc hoá  … Con cá , con tôm đánh từ biển khơi về bị ướp hoá chất độc hại, kẹo bánh bị nhuộm, bị chế biến bằng phẩm, hoá chất công nghiệp. Đi ăn hàng thì lo vì thịt thiu thối được chế biến , bột ngọt Trung Quốc gây ung thư …. Sự bất an của ngưòi dân vì sự mất an toàn thực phẩm đã biến thành tiếng kêu cứu khi các thứ bệnh hiểm nghèo như ung thư, béo phì ở trẻ con, bệnh lạ gia tăng với tỉ lệ lớn trong hơn thập kỉ nay và làm nặng trĩu các bệnh viện ung thư, bệnh viện trẻ con. Thành con bệnh rồi vẫn tiếp tục kêu cứu khi sự mất y đức của quá đông đảo các vị thầy thuốc khi chăm xóc, chữa chạy cho bênh nhân bằng phong bì, bằng giá thuốc thông đồng …Ngày 27 /9 gần 2000 công nhân thị xã Dĩ An ( Bình dương ) phải đưa đi cấp cứu vì bị ngộ độc thực phẩm. Đây chỉ là một vụ nổi còn bao nhiều bữa ăn bán trú của học sinh bé bỏng của chúng ta cũng đang chứa tiềm ẩn sự ngộ độc khủng khiếp này khi đồng tiền cùng lương tâm con ngưòi ngày càng mất gía.
      Và thêm nữa tiếng kêu cứu từ học đường ở mọi cấp. Cháu bé lớp một còng lưng vì sách học thêm. Phụ huynh thắt bụng vì quá nhiều thứ tiền đóng cho nhà trường ..Vậy mà nên giáo dục của ta chỉ thu được những thành thích giáo dục trên giấy còn trí tuệ , độ thông minh, học vấn của học sinh, sinh viên nứơc ta đang tụt lùi, lạc hậu so với sự tiến bộ về học vấn trên thế giới. …đáng buồn thay …
          Tôi tin bài viết của tôi về những hiện trạng nghịch lý và tiếng kêu cứu chưa đủ và chưa hết, nhưng quả là đáng buồn về sự thụt lùi nhiều mặt của đất nứơc trong thời gian gần đây. Nguyên nhân nào đã gây ra tình trạng đáng buồn này? Vì luật pháp không được tôn trọng ? Vì sự chạy theo thành tích mà quên đi sự thật cần cải tạo? Vì một nền giáo dục quá nhiều khiếm khuyết và lệch lạc trong việc xây dựng con ngưòi sao ? Hay vì tham nhũng, vì phát triển nóng ăn xổi ở trong kinh tế ? Vì sự sai lầm trong việc chọn ra chiến lựơc để đất nứoc phát triển cho dân giầu nước mạnh ? Vì sự yếu kém trong hệ thống quản lý đất nước? Vì..vì gì nữa thì chúng ta nên thấy một hiện thực  đau xót về tình trạng suy thoái về kinh tế của mỗi gia đình, vì sức khoẻ giống nòi của ngưòi Việt ta.
       Phó giáo sư – Tiên sĩ Đỗ Ngọc Tân Vụ trưởng Vụ dân số - Kế hoạch hoá gia đình , Tổng cục Dân số cho biết “Chất lương dân số ngày càng có vấn đề”. Nhiều cặp vợ chồng khoẻ mạnh mà lâm vào tình trạng vô sinh. Bệnh viện Phụ sản TW thực hiện điều tra trên 5000 sản phụ thì phát hiện có đến 3475 thai phụ ( chiếm tỷ lệ 69%) có chỉ số dương tính nghi bất thường, trong đó 1800 ca bất thường đã phát hiện 159 thai nhi nhiễm sắc thể gồm 39,62% mắc hội chứng Down( 63 trường hợp). 30 trường hợp mắc hội chứng Adwanrd ( tỉ lệ 18,86%). 25  trường hợp đột biến cấu trúc ( tỉ lệ 16%) và hội chứng Turner... Bệnh viên Từ Dũ siêu âm 5400 thai phụ đã phát hiện bất thường lớn về cấu trúc thai nhi cần xử lý với 1200 trường hợp. Còn 4201 trường hợp thì phải theo dõi điều trị sau khi sinh …Tổ chức Y tế thế giới (Who) khẳng định 80% bệnh tậtcủa con ngưòi, sự biến thái đáng sợ của thai nhi, nòi giống bắt đầu từ nguồn nứoc, vệ sinh môi trường và sự an toàn thực phẩm … Nòi giống, tương lai ngưòi Việt nam ta quả là đang đứng trước thử thách ghê gớm . 
           Thực trạng của những nghịch lý đáng sợ và những lời kêu cứu động trời đang vang vọng khắp Việt nam ta liệu được giải quyết thế nào nếu không bằng những hành động thiết thực và công tâm.
 An Chi Lão