Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

Đối diện với ngọn Chóp Chài

Nguyễn Đường ( Tiến sĩ văn học)
Thứ tư ngày 24 tháng 10 năm 2012 9:52 PM
             
1.
       Sáng nao bừng mắt nhìn đời đã thấy Chóp Chài đối diện ta, với bình minh hoang hoang trong trẻo nắng
      Sừng sững, tròn căng dáng bầu vú sung mãn cho trời mải mê say, cho muôn loài quì quanh gối mẹ. Êm êm lời ru mây  
       Biển hoang liêu như mảnh yếm xanh trễ nải buổi yêu chồng. Nhịp trống quân ai bỏ dở giữa thinh không, nửa phách thì thòm. Nửa cung đàn Huyền Trân công  chúa  
       Em cũng bỏ ta đi lấy chồng giữa một sáng xuân nụ tầm xuân vừa hé, hoa bưởi chưa buông hương gọi ong, muỗi bay về. Mảng vui quên dải khăn thề
       Cánh nhạn lẻ ngẩn ngơ chở nỗi buồn tơ nhện, ta buồn so về ấp dưới Chóp Chài vẫn mãi đợi chờ trong tĩnh lặng. Viễn hoài tha hương chiều sương  
         Ngang đồi Thơm ta thả gió vời trăng. Còn ai dùng dắng  với ai không? Qủa dừa khô giữa khuya rụng cuống
          Dường như tiếng biển giục ta trải lòng mình trong nếp sóng 
 
2.
        Ai có ngờ một phút xa quê khi lòng ta đã cằn trơ đá tổ ong mà bỗng thấy bông dâm bụt thủa dại khờ dắt bước già rơi vào ngây dại. Ban mai đời lấp ló sau cửa liễu
       Trong mang mang của nắng mật vô tình, lòng héo xơ thoắt bồng bềnh chờ đôi cánh mỏng tang bọ ngựa .. .
       Em mang một cánh nhài thả giữa bụi ruối mâm xôi, bướm nhỏ vờn đập gấp gấp ngẩn ngơ, bỡn bỡn hoài cành trúc nhỏ phất phơ. Trương Chi bến xưa ngập ngừng thổi sáo 
        Chóp Chài sáng nay nhiều mây thế. Tiếc mây hững hờ. Tấm áo mỏng sờn không che đủ núm yêu.
         Cánh rừng hoang liêu. Mảnh đất hoang liêu. Lòng người hoang liêu. Một chấm son hoa chuối nở xóa mờ. Tim ấm lại rưng rưng. Qủa ruối vàng mơ rơi ngọc
         Giọt sương sớm hững hờ mờ tỏ    
       
3.    Có cặp vợ chồng vẹt cả đời ở bên nhau ngang lưng đồi một chiều soi mắt bạc tìm con suối nhỏ. Uông uông ong ong giọt nước nhỏ vào đời. Thương ai chờ dòng Đào Nguyên, họ Lưu lạc bước  
       Con ốc sên già chậm bò vào nỗi nhớ. Cánh hải âu loang nắng lạc trong yêu. Tình nhân già hồi xuân nghiêng cành liễu làm duyên 
          Đồi vẫn hoang, sợi dứa dại buộc lòng riêng ở lại. Nếp sóng vịnh Xuân Đài vò võ thả nhặt khoan. Con thuyền đơn côi rập rềnh chờ chờ mãi
          Hòn Đá Mài mòn lõm gót chinh phu. Ai hóa đá cho ai.Ta quằn mình trở lại là ta thời gạt bỏ mọi cuồng say bên trái hồng đầu vừa bói
          Anh đào hồng hoang phủ cánh cò khoằm. Có người đứng bên rặng trúc thì thầm lời Thiên Thai nghiêng xiêu cành thông nhọn
           Võng đào níu buộc dáng hương
 
4.      Ngày xưa. Vẫn cái ngày xưa ấy. Cỏ dại, cỏ gianh cào xước ước mơ xinh. Con rắn ngoằn ngoèo luồn qua bình minh đỏ
           Ngày mai. Đến ngày mai đó. Rừng nguyên sinh đủ ủ nỗi niềm riêng. Một đàn công rỡn trăng bên suối. Ánh liềm ơ thờ qua tán lá đợi khuya
        Phượng trên núi thiêng có về ăn trái xoài không nhỉ? Ta chần chừ chờ đợi được nữa sao? Ngày mai con tàu kéo neo rời bến
        Áo xanh ơi, ghềnh Đá Đĩa trong vườn thao thức thêm một lần thất hẹn. Tiêu Tương mấy đợt chiều hồ thỉ. Đêm nay hồn đọng chốn phong sương
      Sóng biển hổn hển ấp vào bờ cớ chi mang sắc trắng tóc già ta? Đá cứ mòn nhại vầng trán hói. Hư không thình lình thả dạ lan hương.
        Chào mào nghiêng mỏ mổ chuối chín cây rơi hạt lẻ
 
5           Đêm nay thêm một lần đối mặt núi nguyên sơ. Chờ Chóp Chài đội mũ, Đá Bia mây phủ. Trời nghiêng chao, trùng trùng gió. Biển gầm gào ào ạt mưa
        Quá nửa đời gót giầy trơ dẫm đất thành đô, lòng vương bụi, sạn. Trông phía nào cũng gặp mắt nhìn chăng lưới ngại ngùng. Cành hoa giấy lụa rung rung trong gió quạt. Môi nàng ma nơ canh đỏ thắm cả đời
        Nào có hay đời đã trắng đá vôi, bỗng lạc bước chốn Đồi Thơm xanh mướt. Năm tháng nặng nề lả tả rơi lại sau dốc vắng. Tơ con nhện giăng mùng, thoảng nhạt giọt móc đêm
        Ta nép bên cửa nhà rông đợi chờ ngọn lửa, tiếng chiêng vời vợi núi. Sáng mai ra thấy phong thư lạ cuộn trong tàu chuối mởn.Trong thinh không  vẳng tiếng hạc xưa
                     
                           Một hai nói đợi nói chờ 
                 Núi thiêng trụ tự ngàn xưa đến chừ
                       Lòng riêng chua nửa trái mơ
                 Ai hai có lúc đề thơ Chóp Chài!
 
Tuy Hòa 4/2012- Trại sáng tác VNQĐ. Nguyễn Hiếu
 


Thử bàn về thơ văn xuôi nhân đọc Đối diện trước ngọn Chóp Chài của Nguyễn Hiếu
Nguyễn Đường( Tiến sĩ văn học)
 
 Như từng loạt pháo hoa liên tiếp phóng lên từ vịnh biển Xuân Đài, bung nở ngũ sắc lung linh giữa bầu trời Phú Yên ngang đỉnh ngọn Chóp Chài, bài thơ là kết quả của những buổi sáng, buổi chiều cuối xuân năm Thìn, vừa lặng ngắm ngọn núi Chóp Chài hùng vĩ, mênh mang (sừng sững, tròn căng đối diện với khách sạn – nơi đặt trại viết của VNQĐ mà NH đang là 1 trại viên tích cực!), vừa trầm ngâm, nao nao nhớ quê, nhớ bà vợ già, nhớ mấy đứa cháu nội lau nhau, nhớ Hà Nội ồn ào mà dịu dàng… Quả là, được rời khỏi tổ ấm, thị thành, đưa mình đến những  nơi xa lạ, nơi biển rộng núi cao…, hồn thơ có khác! Cất cánh bay bổng, khoáng đạt hẳn lên so với khi hùng hục và mệt mỏi ngồi cày cuốc trên cánh đồng chữ ngổn ngang, trong phòng văn, giữa con ngõ Quỳnh Mai hẹp, đông và bụi phía nam Hà Nội.
 Theo tôi, đây là một
bài thơ văn xuôi khá mới và hay mà Nguyễn Hiếu vừa đột khởi và hái lượm được nhờ bầu không khí thoáng mát, tươi ròng của trời biển Phú Yên, và tất nhiên, còn nhờ anh linh của chính thần linh núi Chóp Chài phù hộ!
 Bài thơ gồm 5 đoạn thơ văn xuôi, câu dài (là chủ yếu) cùng câu ngắn (thi thoảng chen vào cốt cho người đọc đỡ hụt hơi, nản chí khi đọc liền mấy câu dài ngoẵng!) xen, quyện khá hài hòa. Riêng sau đoạn 5, kết chung cả bài bằng 4 câu lục bát bảng lảng hoài cổ và chua chua vị mơ rừng thấm vào lòng riêng những ai muốn học cổ nhân đề thơ vào núi mây sông nước:
Một hai nói đợi nói chờ
Núi thiêng trụ tự ngàn xưa đến chừ
Lòng riêng chua nửa trái mơ
Ai hai! Có lúc đề thơ Chóp Chài.
  Thấy trong từng chữ thơ, hàng loạt liên tưởng, tưởng tượng dào dạt, tung tẩy, phóng túng và phóng khoáng; nhiều hình ảnh bất ngờ, chen chúc, xô
đẩy nhau như sóng. Tài làm mới những thi ảnh và thi cảm cũ của Nguyễn Hiếu, một lần nữa, phát huy tác dụng tốt trong bài thơ trữ tình đầy hoài niệm, mà thoạt đọc cứ ngỡ không vượt ra khỏi thi đề cũ kỹ xưa nay: vịnh cảnh, tức cảnh sinh tình. Nhưng đọc và ngẫm kỹ, thì hình như… lại không phải là thế!?
 Cho nên, về mặt đổi mới thi đề và thể loại thơ trữ tình, có lẽ điều lý thú đầu tiên là ở cái bình cũ rượu mới đó chăng?! (Tôi cho rằng ngay cả ở Việt Nam, thơ văn xuôi cũng đã  trở thành một thể loại có tuổi thọ tới già nửa thế kỷ rồi, cũng có thể gọi là cái bình cũ rồi!)
 Phiêu bồng cảm xúc và nối kết bằng liên tưởng không – thời gian: cảnh quê hương miền Bắc và cảnh Chóp Chài – miền Nam Trung bộ,
cảnh xưa trong tâm tưởng và cảnh hiện tại trong nghĩ suy miên man, bất
chợt, từng lúc, từng lúc, ra vào, lui tới, ẩn ẩn hiện hiện trong từng đoạn, từng câu rất tự nhiên theo mạch tư duy và dòng cảm xúc lúc dâng lúc trút. Thơ Nguyễn Hiếu, nhìn chung rất ít vần, nhiều bài hoàn toàn không vần, thậm chí có cảm giác như ông cố ý tránh xa vần, sợ vần, như 1 thứ gì đó thuộc hình thức cổ giả, sến (?!). (Và đó cũng là 1 trong những quan niệm về thơ hiện đại hiện nay của nhiều nhà thơ Việt.) Nhưng hóa ra khi cần, Nguyễn Hiếu chơi vần trong thơ cũng nghệ lắm! Ta gặp trong cả 5 khúc thơ dài này nhiều, rất nhiều vần lưng ào ạt, tơi tới khi liền, khi cách, khi trong 1 câu, cả khi nối 2, 3 câu…một cách tự nhiên theo dòng cảm hứng bâng lâng, cuồn cuộn, khiến những câu thơ không thể không trải dài bồng bêng
lúc cuộn, lúc choãi, tạo nên giai điệu nhịp nhàng, mềm mại riêng khá lạ của bài thơ văn
xuôi. (Nhìn chung, thơ văn xuôi thường rất ít vần, hoặc không vần nên thường có nguy cơ bị rơi vào văn xuôi lủng củng nếu thiếu chất nhạc
thầm, ẩn bên trong dòng chữ, câu cú; cái làm cho chúng  ngỡ như là văn xuôi, nhưng thực chất lại lấp lánh hay tàng chứa chất thơ rất đậm).
 Chẳng hạn, ở khổ 1, mở đầu là cảnh mỗi sáng sớm tỉnh dậy đã thấy mình đối diện với ngọn Chóp Chài vươn lên từ bờ biển; kết đoạn là tiếng biển giục ta trải lòng, kết nối bởi một loạt những hình ảnh thiên nhiên và kỷ niệm ùa vào hồn thơ thi nhân: Biển và em, Huyền Trân công chúa, Đồi Thơm, nụ tầm xuân, hoa bưởi, quả dừa khô… ngỡ như rất lộn xộn bung ra từ một đầu óc không bình thường, kỳ thực lại được tạo ra những nguyên cớ rất nguyên sơ và tất yếu để dẫn đến động thái tiếp tục phơi mở tâm tình của người thơ – người ngắm cảnh.
 Những đoạn sau, đại thể cũng vẫn tuân thủ cách cấu trúc tứ thơ như vậy.
 Tuy nhiên: một số hình ảnh bắt đầu lặp lại, hơi bị sáo: (bầu vú tròn căng, cánh bọ ngựa, cánh cò khoằm, chào mào mổ chuối chín, bụi ruối mâm xôi…)
Đoạn 5 nghiêng sang giãi bày tâm trạng buồn nhớ nên có phần hơi yếu trong cường độ và nhịp độ  cảm hứng so
với 4 đoạn trên.
 Đọc …Chóp Chài, thấy cảnh quan và bầu khí quyển  7 phần hư ảo tràn ngập toàn bài nhưng không biến thành hư vô vì nó đã  được thăng hoa trên cơ sở 3 phần hiện thực trực tiếp (7 hư, 3 thực). Song chính vì thế mà cảnh vật Chóp Chài hiện ra  quá mờ nhạt, chung chung. Tôi chưa từng đến đó, chỉ đọc
thơ ông, không thể hình dung cảnh vật  vùng này, nhất là đỉnh ngọn Chóp Chài hùng vĩ, tròn căng vú mẩy thế nào, mặc dù Nguyễn Hiếu cố ý nhắc tới không ít địa danh chung quanh Chóp Chài: Đồi Thơm, Vịnh Xuân Đài, Đá Bia, Đá Đĩa, Hòn Đá Mài... Cho hay, đưa nhiều địa danh riêng vào bài thơ mà thiếu hẳn cái hồn cốt riêng của nó thì chỉ làm rối bài thơ và tất khiến người đọc không khỏi nảy ý nghĩ: người viết muốn khoe khoang, chuộng lạ! (Về điểm này, Nguyễn Hiếu nên học các cụ Tố Hữu, Giang Nam… những nhà thơ ở thế kỷ trước có biệt tài thơ hoá điạ danh trong thơ mình.) Với bài thơ
này, có thể hoàn toàn thay Chóp Chài bằng chóp chái, chóp trại,  hay Trường Sơn ...
Phan Rang, Nha Trang…nghĩa là bất cứ cảnh nào khác,… cũng chẳng ảnh hưởng  gì!
 Nhưng, hẳn không phải vì tác giả thiếu năng lực cá thể hóa đối tượng bằng hình ảnh thơ, mà đơn giản chỉ vì ông không muốn, hoặc không thích viết theo hướng cụ thể, không muốn giẫm gót người xưa (và cả chính mình!) làm thơ vịnh cảnh cổ điển. Nguyễn Hiếu chỉ muốn mượn cớ Chóp Chài, tựa hờ vào những hình ảnh, âm thanh, mùi vị đang ngày ngày đêm đêm đập vào cảm quan nghệ sĩ của mình rồi lãng đãng tìm về miền cảm hứng quen thuộc, sở trường với những suy tư trào cuộn, miên man, theo 1 lô gich riêng, mà hầu như trái ngược với lô gich thông thường.
  Với 4 câu lục bát cuối cùng, tôi hơi phân vân: nửa muốn khuyên tác giả nên tách thành 1 bài 4 câu riêng hoặc phát triển thành 1 bài lục bát nguyên thể khác. Bởi, nếu làm cái kết chung cho 5 khúc biến ảo thơ văn xuôi trên, e có phần lạc nhịp, lạc điệu. (Từa tựa như cả người đóng bộ com lê rất mốt, rât hộp, môden, nhưng chân lại giận dép tông Thái gan gà, hay lộc cộc guốc gộc tre đẽo lấy!!!)
 Nửa khác, ngược lại, không những muốn nhà thơ để lại mà còn viết nối thêm vài câu nữa cho đầy đặn, sâu sắc hơn cái cảm hứng cổ điển - mới mẻ, già cũ - trẻ tráng: đề thơ vào cảnh quan sông núi Việt Nam kiêu hùng, bi tráng mà khách du may mắn được chiêm ngưỡng. Bởi, đọc cả bài thơ văn xuôi cùng 4 câu kết lục bát này, tôi lại chợt nghĩ đến sự gần gũi về thể loại với bài Bạch Đằng giang phú nổi tiếng suốt 7 thế kỷ của Trương Hán Siêu (cũng kết thúc bằng những câu  thơ lục bát ca ngợi đất hiểm và đức cao của 2 vị Thánh Nhân (các vua Thánh Tông,  Nhân Tông đầu triều  Trần). Lại nghĩ tới 2 bài phú  nức danh Tụng Tây Hồ (Nguyễn Huy Lượng) và Chiến tụng Tây Hồ (Phạm Thái). Tất nhiên, mọi so sánh đều là khập khiễng nhưng quả thật, khi đọc Đối diện với ngọn Chóp Chài của Nguyễn Hiếu, trong tôi cứ lởn vởn liên hệ đến 3 bài phú cổ sâu sắc ý và dào dạt tình trên. Cố nhiên, Đối diện với ngọn Chóp Chài của Nguyễn Hiếu hôm nay, còn lâu và còn xa mới có được những tư tưởng tớn, tình cảm sâu thể hiện bởi cảm hứng bi hùng dữ dội, quyết liệt, như trong việc tái hiện bức tranh chiến trận bình Nguyên – Mông thế kỷ 13 trên sóng đỏ Bạch Đằng, hoặc như cảm hứng luận chiến có phần cực đoan, cay cú của nhà thơ lớn họ Phạm với nhà nhà thơ lớn họ Nguyễn Huy quanh đề tài vịnh cảnh Hồ Tây - Thăng Long – Bắc Thành cuối thế kỷ 18.
 Đó cũng là điều dễ hiểu. Vì mỗi bài thơ ra đời trong 1 hoàn cảnh lịch sử – xã hội cụ thể khác nhau, từ những chủ thể thi nhân rất khác nhau về tài trí, tính cách, tâm hồn, cá tính, phong cách nghệ thuật…
 Thiển nghĩ hơi lan man nhân đọc … Chóp Chài, riêng về mặt tìm cội nguồn hình thức thể loại, bạn có thể cùng nghĩ tiếp hay phản biện với tôi nhận xét này:
 Phải chăng thơ văn xuôi hiện đại Việt Nam không phải hoàn toàn mới mẻ từ những phát minh, tìm mới  sắc sảo của những Nguyễn Vỹ, Chế Lan Viên, Nguyễn Đình Thi, Thu Bồn, Nguyễn Quang Thiều… trong thế kỷ 20, mà thực chất, thể loại thơ kỳ lạ ấy, đã được khơi nguồn và phát triển từ thể phú (miêu tả) trong văn học trung đại những thế kỷ trước và từ nguồn ngoại lai quan trọng: chịu ảnh hưởng sâu sắc thơ văn xuôi nước ngoài, của  các thi hào lừng lẫy, những Bai rơn, Huy Gô, Uytman, Paxtennac, Tago, Tư Mã Tương Như, Dương Hùng (đời Hán), …Quách Mạt Nhược?...
 Có điều, như trên đã nói, thơ văn xuôi Việt, cho đến nay, dù đã xuất hiện từ lâu, nhưng hình như vẫn không mấy phát triển, cả về số lượng và chất lượng, không tạo thành một mảng thơ khởi sắc và ổn định. Các nhà thơ Việt, kể cả chuyên nghiệp, kể cả một số nhà thơ được xem là lớn, cũng chỉ thi thoảng ghé qua khi cao hứng. Và không phải nhà thơ lớn Việt Nam nào cũng thành công xuất sắc khi sáng tạo thi ca theo thể loại này. Tố Hữu, Xuân Diệu, Huy Cận, Tế Hanh… ở thế kỷ 20 là như vậy. (Ngoại trừ trường hợp Chế Lan Viên với Văn xuôi về một vùng thơ (Ánh sáng và phù sa, 1960) biến ảo lung linh, được coi như người mở đường tinh anh và vẻ vang nhất về thể loại thơ này. Nhưng ngay với Chế Lan Viên, ở các tập thơ tiếp theo: Hoa ngày thường  chim bão bão, Hoa trên đá, Hoa trước lăng Người, Đối thoại mới, Ta gửi cho mình, Di cảo, chùm bài Nghĩ về thơ…ông không bao giờ hái được chùm quả thơ văn xuôi lấp lánh, chói sáng tài hoa, hài hòa ý  - tình – hình  - nhạc… như thời  Cành phong lan bể, Tàu đến, Tàu đi … nữa!). Nguyễn Đình Thi, Thu Bồn… và cả Nguyễn Quang Thiều (Sự mất ngủ của lửa), theo tôi, cũng chỉ thành công ở cấp độ câu, đoạn mà chưa vươn tới cấp độ bài thơ văn xuôi hay toàn bích.
 Thơ văn xuôi Việt Nam thế kỷ 21 sẽ ra sao? Có tiền đồ chăng? Không thể đoán trước điều gì.! Và hiển nhiên, người đọc yêu thơ, yêu thơ văn xuôi cứ phải kiên tâm chờ đợi, hi vọng!
 Trong hiện trạng và mặt bằng thơ văn xuôi Việt như thế, tôi bỗng thực ngạc nhiên mừng và xúc động khi đọc được những nỗ lực sáng tạo nghệ thuật mới, (tuy chưa nhiều và đôi chỗ cũng chưa thật chín, nhuyễn của tác giả … Chóp Chài.
 Chẳng hạn, như cách chấm câu phân định các dòng thơ. Tôi đã cố phân tích, tìm hiểu lý do và dụng ý nghệ thuật của tác giả khi nhận thấy hầu hết trong các dòng thơ, ông đều sử dụng  từ 1 – 3 dấu chấm câu, nhưng đến câu cuối cùng lại để lửng lơ, không dùng bất kỳ 1 dấu gì?!  Phải chăng để ý thơ tỏa lan, tràn, liền xuống câu dưới, như kiểu câu thơ vắt dòng? Nhưng xem và đọc kỹ, hình lại không phải thế! Vì chữ đầu dòng đầu câu tiếp nối vẫn được viết hoa; và về nội dung, thường đã bắt sang, chuyển sang 1 ý thơ khác.Vậy, đánh dấu câu như thế để làm gì? Chỉ đơn thuần làm ra vẻ khác lạ? Không hẳn! Tôi đã trực tiếp hỏi Nguyễn Hiếu câu này. Ông cười khà, ngượng nghịu, vẻ lúng túng: - Chịu! Cái đầu  nó bảo cái tay viết thế thì cứ thế mà viết. Làm sao giải thích được?! Có thể, với người sáng tác thì có tình huống bất khả tri ấy; nhưng với người đọc, người phê bình, lại cứ muốn và cần phải nỗ lực tối đa để cắt nghĩa, biện giải, tìm hiểu đến bản chất, đến ngọn nguồn lạch sông. Tôi cho rằng, cách chấm câu khác thường này chẳng đem lại tín hiệu thẩm mỹ mới mẻ thực sự nào cho ý thơ, tứ thơ, tình thơ mà chỉ đơn thuần có thể khiến người đọc ngạc nhiên về hình thức trình bày của tác giả ?!).
 Một ưu điểm nữa của bài thơ không thể không ghi nhận:
 Ý thức sáng tạo ngôn từ thơ, cụ thể là tìm từ mới và làm mới từ khá rõ: (bình minh hoang hoang, viễn hoài tha hương, cửa liễu, uông uông ong ong, ai hai.  Ai hai, có phải  là cách nói trại  từ ô hô, ai tai?
 Thấy có đoạn, tưởng như tác giả đang say sưa múa may
làm xiếc trên sợi dây ngôn từ tiếng Việt dân gian và hiện đại.
Nhưng chính ở đây, nhuợc điểm lại cũng đã hé lộ vì sự cố ý, lạm dụng, đôi chỗ làm ý
thơ sượng hoặc tối, khiến câu thơ và nhạc nhơ có lúc cồng kềnh, xủng xoảng làm duyên, làm điệu, tuy vẫn đặt trên cái nền cảm xúc, nhìn chung rất trẻ trung,
rất bay bổng, như thăng hoa, như vào đồng, như muốn vươn mình bay ngang đỉnh
ngọn Chóp Chài?!...
 Riêng trong cảm nhận của tôi, đoạn 4 thành công hơn cả vì nó hội tụ được cao nhất, tập trung và hiệu quả nhất bút pháp nghệ thuật của nhà văn làng Triện. Tôi chợt bật cười và thích thú đồng cảm, khi đọc – xem tới bức chân dung tự họa, xuất hiện đột ngột bằng 2 nét thật hệt, tiêu biểu tự trào, có chút tự mãn, và rất sinh động:
      Sóng biển hổn hển ấp vào bờ cớ chi mang sắc trắng tóc già ta. Đá cứ mòn nhại vầng trán hói. Hư không thình lình thả dạ lan hương.  Chào mào nghiêng mỏ mổ chuối chín cây rơi hạt lẻ.
                                                                    ***
 Mới đọc qua qua dăm lần, nên cũng mới chỉ ghi lại được một vài ấn tượng riêng vụn vặt, không tránh khỏi ít nhiều hời hợt ban đầu
như trên…mà thôi./.

Chiều nắng, Trèm  18 – 21 - 4 – 2012

Bài đăng trên Ngưòi Hà nội số 44 ngày26/10/2012

 


Thử bàn về thơ văn xuôi nhân đọc Đối diện trước ngọn Chóp Chài của Nguyễn Hiếu
Nguyễn Đường( Tiến sĩ văn học)
 
 Như từng loạt pháo hoa liên tiếp phóng lên từ vịnh biển Xuân Đài, bung nở ngũ sắc lung linh giữa bầu trời Phú Yên ngang đỉnh ngọn Chóp Chài, bài thơ là kết quả của những buổi sáng, buổi chiều cuối xuân năm Thìn, vừa lặng ngắm ngọn núi Chóp Chài hùng vĩ, mênh mang (sừng sững, tròn căng đối diện với khách sạn – nơi đặt trại viết của VNQĐ mà NH đang là 1 trại viên tích cực!), vừa trầm ngâm, nao nao nhớ quê, nhớ bà vợ già, nhớ mấy đứa cháu nội lau nhau, nhớ Hà Nội ồn ào mà dịu dàng… Quả là, được rời khỏi tổ ấm, thị thành, đưa mình đến những  nơi xa lạ, nơi biển rộng núi cao…, hồn thơ có khác! Cất cánh bay bổng, khoáng đạt hẳn lên so với khi hùng hục và mệt mỏi ngồi cày cuốc trên cánh đồng chữ ngổn ngang, trong phòng văn, giữa con ngõ Quỳnh Mai hẹp, đông và bụi phía nam Hà Nội.
 Theo tôi, đây là một
bài thơ văn xuôi khá mới và hay mà Nguyễn Hiếu vừa đột khởi và hái lượm được nhờ bầu không khí thoáng mát, tươi ròng của trời biển Phú Yên, và tất nhiên, còn nhờ anh linh của chính thần linh núi Chóp Chài phù hộ!
 Bài thơ gồm 5 đoạn thơ văn xuôi, câu dài (là chủ yếu) cùng câu ngắn (thi thoảng chen vào cốt cho người đọc đỡ hụt hơi, nản chí khi đọc liền mấy câu dài ngoẵng!) xen, quyện khá hài hòa. Riêng sau đoạn 5, kết chung cả bài bằng 4 câu lục bát bảng lảng hoài cổ và chua chua vị mơ rừng thấm vào lòng riêng những ai muốn học cổ nhân đề thơ vào núi mây sông nước:
Một hai nói đợi nói chờ
Núi thiêng trụ tự ngàn xưa đến chừ
Lòng riêng chua nửa trái mơ
Ai hai! Có lúc đề thơ Chóp Chài.
  Thấy trong từng chữ thơ, hàng loạt liên tưởng, tưởng tượng dào dạt, tung tẩy, phóng túng và phóng khoáng; nhiều hình ảnh bất ngờ, chen chúc, xô
đẩy nhau như sóng. Tài làm mới những thi ảnh và thi cảm cũ của Nguyễn Hiếu, một lần nữa, phát huy tác dụng tốt trong bài thơ trữ tình đầy hoài niệm, mà thoạt đọc cứ ngỡ không vượt ra khỏi thi đề cũ kỹ xưa nay: vịnh cảnh, tức cảnh sinh tình. Nhưng đọc và ngẫm kỹ, thì hình như… lại không phải là thế!?
 Cho nên, về mặt đổi mới thi đề và thể loại thơ trữ tình, có lẽ điều lý thú đầu tiên là ở cái bình cũ rượu mới đó chăng?! (Tôi cho rằng ngay cả ở Việt Nam, thơ văn xuôi cũng đã  trở thành một thể loại có tuổi thọ tới già nửa thế kỷ rồi, cũng có thể gọi là cái bình cũ rồi!)
 Phiêu bồng cảm xúc và nối kết bằng liên tưởng không – thời gian: cảnh quê hương miền Bắc và cảnh Chóp Chài – miền Nam Trung bộ,
cảnh xưa trong tâm tưởng và cảnh hiện tại trong nghĩ suy miên man, bất
chợt, từng lúc, từng lúc, ra vào, lui tới, ẩn ẩn hiện hiện trong từng đoạn, từng câu rất tự nhiên theo mạch tư duy và dòng cảm xúc lúc dâng lúc trút. Thơ Nguyễn Hiếu, nhìn chung rất ít vần, nhiều bài hoàn toàn không vần, thậm chí có cảm giác như ông cố ý tránh xa vần, sợ vần, như 1 thứ gì đó thuộc hình thức cổ giả, sến (?!). (Và đó cũng là 1 trong những quan niệm về thơ hiện đại hiện nay của nhiều nhà thơ Việt.) Nhưng hóa ra khi cần, Nguyễn Hiếu chơi vần trong thơ cũng nghệ lắm! Ta gặp trong cả 5 khúc thơ dài này nhiều, rất nhiều vần lưng ào ạt, tơi tới khi liền, khi cách, khi trong 1 câu, cả khi nối 2, 3 câu…một cách tự nhiên theo dòng cảm hứng bâng lâng, cuồn cuộn, khiến những câu thơ không thể không trải dài bồng bêng
lúc cuộn, lúc choãi, tạo nên giai điệu nhịp nhàng, mềm mại riêng khá lạ của bài thơ văn
xuôi. (Nhìn chung, thơ văn xuôi thường rất ít vần, hoặc không vần nên thường có nguy cơ bị rơi vào văn xuôi lủng củng nếu thiếu chất nhạc
thầm, ẩn bên trong dòng chữ, câu cú; cái làm cho chúng  ngỡ như là văn xuôi, nhưng thực chất lại lấp lánh hay tàng chứa chất thơ rất đậm).
 Chẳng hạn, ở khổ 1, mở đầu là cảnh mỗi sáng sớm tỉnh dậy đã thấy mình đối diện với ngọn Chóp Chài vươn lên từ bờ biển; kết đoạn là tiếng biển giục ta trải lòng, kết nối bởi một loạt những hình ảnh thiên nhiên và kỷ niệm ùa vào hồn thơ thi nhân: Biển và em, Huyền Trân công chúa, Đồi Thơm, nụ tầm xuân, hoa bưởi, quả dừa khô… ngỡ như rất lộn xộn bung ra từ một đầu óc không bình thường, kỳ thực lại được tạo ra những nguyên cớ rất nguyên sơ và tất yếu để dẫn đến động thái tiếp tục phơi mở tâm tình của người thơ – người ngắm cảnh.
 Những đoạn sau, đại thể cũng vẫn tuân thủ cách cấu trúc tứ thơ như vậy.
 Tuy nhiên: một số hình ảnh bắt đầu lặp lại, hơi bị sáo: (bầu vú tròn căng, cánh bọ ngựa, cánh cò khoằm, chào mào mổ chuối chín, bụi ruối mâm xôi…)
Đoạn 5 nghiêng sang giãi bày tâm trạng buồn nhớ nên có phần hơi yếu trong cường độ và nhịp độ  cảm hứng so
với 4 đoạn trên.
 Đọc …Chóp Chài, thấy cảnh quan và bầu khí quyển  7 phần hư ảo tràn ngập toàn bài nhưng không biến thành hư vô vì nó đã  được thăng hoa trên cơ sở 3 phần hiện thực trực tiếp (7 hư, 3 thực). Song chính vì thế mà cảnh vật Chóp Chài hiện ra  quá mờ nhạt, chung chung. Tôi chưa từng đến đó, chỉ đọc
thơ ông, không thể hình dung cảnh vật  vùng này, nhất là đỉnh ngọn Chóp Chài hùng vĩ, tròn căng vú mẩy thế nào, mặc dù Nguyễn Hiếu cố ý nhắc tới không ít địa danh chung quanh Chóp Chài: Đồi Thơm, Vịnh Xuân Đài, Đá Bia, Đá Đĩa, Hòn Đá Mài... Cho hay, đưa nhiều địa danh riêng vào bài thơ mà thiếu hẳn cái hồn cốt riêng của nó thì chỉ làm rối bài thơ và tất khiến người đọc không khỏi nảy ý nghĩ: người viết muốn khoe khoang, chuộng lạ! (Về điểm này, Nguyễn Hiếu nên học các cụ Tố Hữu, Giang Nam… những nhà thơ ở thế kỷ trước có biệt tài thơ hoá điạ danh trong thơ mình.) Với bài thơ
này, có thể hoàn toàn thay Chóp Chài bằng chóp chái, chóp trại,  hay Trường Sơn ...
Phan Rang, Nha Trang…nghĩa là bất cứ cảnh nào khác,… cũng chẳng ảnh hưởng  gì!
 Nhưng, hẳn không phải vì tác giả thiếu năng lực cá thể hóa đối tượng bằng hình ảnh thơ, mà đơn giản chỉ vì ông không muốn, hoặc không thích viết theo hướng cụ thể, không muốn giẫm gót người xưa (và cả chính mình!) làm thơ vịnh cảnh cổ điển. Nguyễn Hiếu chỉ muốn mượn cớ Chóp Chài, tựa hờ vào những hình ảnh, âm thanh, mùi vị đang ngày ngày đêm đêm đập vào cảm quan nghệ sĩ của mình rồi lãng đãng tìm về miền cảm hứng quen thuộc, sở trường với những suy tư trào cuộn, miên man, theo 1 lô gich riêng, mà hầu như trái ngược với lô gich thông thường.
  Với 4 câu lục bát cuối cùng, tôi hơi phân vân: nửa muốn khuyên tác giả nên tách thành 1 bài 4 câu riêng hoặc phát triển thành 1 bài lục bát nguyên thể khác. Bởi, nếu làm cái kết chung cho 5 khúc biến ảo thơ văn xuôi trên, e có phần lạc nhịp, lạc điệu. (Từa tựa như cả người đóng bộ com lê rất mốt, rât hộp, môden, nhưng chân lại giận dép tông Thái gan gà, hay lộc cộc guốc gộc tre đẽo lấy!!!)
 Nửa khác, ngược lại, không những muốn nhà thơ để lại mà còn viết nối thêm vài câu nữa cho đầy đặn, sâu sắc hơn cái cảm hứng cổ điển - mới mẻ, già cũ - trẻ tráng: đề thơ vào cảnh quan sông núi Việt Nam kiêu hùng, bi tráng mà khách du may mắn được chiêm ngưỡng. Bởi, đọc cả bài thơ văn xuôi cùng 4 câu kết lục bát này, tôi lại chợt nghĩ đến sự gần gũi về thể loại với bài Bạch Đằng giang phú nổi tiếng suốt 7 thế kỷ của Trương Hán Siêu (cũng kết thúc bằng những câu  thơ lục bát ca ngợi đất hiểm và đức cao của 2 vị Thánh Nhân (các vua Thánh Tông,  Nhân Tông đầu triều  Trần). Lại nghĩ tới 2 bài phú  nức danh Tụng Tây Hồ (Nguyễn Huy Lượng) và Chiến tụng Tây Hồ (Phạm Thái). Tất nhiên, mọi so sánh đều là khập khiễng nhưng quả thật, khi đọc Đối diện với ngọn Chóp Chài của Nguyễn Hiếu, trong tôi cứ lởn vởn liên hệ đến 3 bài phú cổ sâu sắc ý và dào dạt tình trên. Cố nhiên, Đối diện với ngọn Chóp Chài của Nguyễn Hiếu hôm nay, còn lâu và còn xa mới có được những tư tưởng tớn, tình cảm sâu thể hiện bởi cảm hứng bi hùng dữ dội, quyết liệt, như trong việc tái hiện bức tranh chiến trận bình Nguyên – Mông thế kỷ 13 trên sóng đỏ Bạch Đằng, hoặc như cảm hứng luận chiến có phần cực đoan, cay cú của nhà thơ lớn họ Phạm với nhà nhà thơ lớn họ Nguyễn Huy quanh đề tài vịnh cảnh Hồ Tây - Thăng Long – Bắc Thành cuối thế kỷ 18.
 Đó cũng là điều dễ hiểu. Vì mỗi bài thơ ra đời trong 1 hoàn cảnh lịch sử – xã hội cụ thể khác nhau, từ những chủ thể thi nhân rất khác nhau về tài trí, tính cách, tâm hồn, cá tính, phong cách nghệ thuật…
 Thiển nghĩ hơi lan man nhân đọc … Chóp Chài, riêng về mặt tìm cội nguồn hình thức thể loại, bạn có thể cùng nghĩ tiếp hay phản biện với tôi nhận xét này:
 Phải chăng thơ văn xuôi hiện đại Việt Nam không phải hoàn toàn mới mẻ từ những phát minh, tìm mới  sắc sảo của những Nguyễn Vỹ, Chế Lan Viên, Nguyễn Đình Thi, Thu Bồn, Nguyễn Quang Thiều… trong thế kỷ 20, mà thực chất, thể loại thơ kỳ lạ ấy, đã được khơi nguồn và phát triển từ thể phú (miêu tả) trong văn học trung đại những thế kỷ trước và từ nguồn ngoại lai quan trọng: chịu ảnh hưởng sâu sắc thơ văn xuôi nước ngoài, của  các thi hào lừng lẫy, những Bai rơn, Huy Gô, Uytman, Paxtennac, Tago, Tư Mã Tương Như, Dương Hùng (đời Hán), …Quách Mạt Nhược?...
 Có điều, như trên đã nói, thơ văn xuôi Việt, cho đến nay, dù đã xuất hiện từ lâu, nhưng hình như vẫn không mấy phát triển, cả về số lượng và chất lượng, không tạo thành một mảng thơ khởi sắc và ổn định. Các nhà thơ Việt, kể cả chuyên nghiệp, kể cả một số nhà thơ được xem là lớn, cũng chỉ thi thoảng ghé qua khi cao hứng. Và không phải nhà thơ lớn Việt Nam nào cũng thành công xuất sắc khi sáng tạo thi ca theo thể loại này. Tố Hữu, Xuân Diệu, Huy Cận, Tế Hanh… ở thế kỷ 20 là như vậy. (Ngoại trừ trường hợp Chế Lan Viên với Văn xuôi về một vùng thơ (Ánh sáng và phù sa, 1960) biến ảo lung linh, được coi như người mở đường tinh anh và vẻ vang nhất về thể loại thơ này. Nhưng ngay với Chế Lan Viên, ở các tập thơ tiếp theo: Hoa ngày thường  chim bão bão, Hoa trên đá, Hoa trước lăng Người, Đối thoại mới, Ta gửi cho mình, Di cảo, chùm bài Nghĩ về thơ…ông không bao giờ hái được chùm quả thơ văn xuôi lấp lánh, chói sáng tài hoa, hài hòa ý  - tình – hình  - nhạc… như thời  Cành phong lan bể, Tàu đến, Tàu đi … nữa!). Nguyễn Đình Thi, Thu Bồn… và cả Nguyễn Quang Thiều (Sự mất ngủ của lửa), theo tôi, cũng chỉ thành công ở cấp độ câu, đoạn mà chưa vươn tới cấp độ bài thơ văn xuôi hay toàn bích.
 Thơ văn xuôi Việt Nam thế kỷ 21 sẽ ra sao? Có tiền đồ chăng? Không thể đoán trước điều gì.! Và hiển nhiên, người đọc yêu thơ, yêu thơ văn xuôi cứ phải kiên tâm chờ đợi, hi vọng!
 Trong hiện trạng và mặt bằng thơ văn xuôi Việt như thế, tôi bỗng thực ngạc nhiên mừng và xúc động khi đọc được những nỗ lực sáng tạo nghệ thuật mới, (tuy chưa nhiều và đôi chỗ cũng chưa thật chín, nhuyễn của tác giả … Chóp Chài.
 Chẳng hạn, như cách chấm câu phân định các dòng thơ. Tôi đã cố phân tích, tìm hiểu lý do và dụng ý nghệ thuật của tác giả khi nhận thấy hầu hết trong các dòng thơ, ông đều sử dụng  từ 1 – 3 dấu chấm câu, nhưng đến câu cuối cùng lại để lửng lơ, không dùng bất kỳ 1 dấu gì?!  Phải chăng để ý thơ tỏa lan, tràn, liền xuống câu dưới, như kiểu câu thơ vắt dòng? Nhưng xem và đọc kỹ, hình lại không phải thế! Vì chữ đầu dòng đầu câu tiếp nối vẫn được viết hoa; và về nội dung, thường đã bắt sang, chuyển sang 1 ý thơ khác.Vậy, đánh dấu câu như thế để làm gì? Chỉ đơn thuần làm ra vẻ khác lạ? Không hẳn! Tôi đã trực tiếp hỏi Nguyễn Hiếu câu này. Ông cười khà, ngượng nghịu, vẻ lúng túng: - Chịu! Cái đầu  nó bảo cái tay viết thế thì cứ thế mà viết. Làm sao giải thích được?! Có thể, với người sáng tác thì có tình huống bất khả tri ấy; nhưng với người đọc, người phê bình, lại cứ muốn và cần phải nỗ lực tối đa để cắt nghĩa, biện giải, tìm hiểu đến bản chất, đến ngọn nguồn lạch sông. Tôi cho rằng, cách chấm câu khác thường này chẳng đem lại tín hiệu thẩm mỹ mới mẻ thực sự nào cho ý thơ, tứ thơ, tình thơ mà chỉ đơn thuần có thể khiến người đọc ngạc nhiên về hình thức trình bày của tác giả ?!).
 Một ưu điểm nữa của bài thơ không thể không ghi nhận:
 Ý thức sáng tạo ngôn từ thơ, cụ thể là tìm từ mới và làm mới từ khá rõ: (bình minh hoang hoang, viễn hoài tha hương, cửa liễu, uông uông ong ong, ai hai.  Ai hai, có phải  là cách nói trại  từ ô hô, ai tai?
 Thấy có đoạn, tưởng như tác giả đang say sưa múa may
làm xiếc trên sợi dây ngôn từ tiếng Việt dân gian và hiện đại.
Nhưng chính ở đây, nhuợc điểm lại cũng đã hé lộ vì sự cố ý, lạm dụng, đôi chỗ làm ý
thơ sượng hoặc tối, khiến câu thơ và nhạc nhơ có lúc cồng kềnh, xủng xoảng làm duyên, làm điệu, tuy vẫn đặt trên cái nền cảm xúc, nhìn chung rất trẻ trung,
rất bay bổng, như thăng hoa, như vào đồng, như muốn vươn mình bay ngang đỉnh
ngọn Chóp Chài?!...
 Riêng trong cảm nhận của tôi, đoạn 4 thành công hơn cả vì nó hội tụ được cao nhất, tập trung và hiệu quả nhất bút pháp nghệ thuật của nhà văn làng Triện. Tôi chợt bật cười và thích thú đồng cảm, khi đọc – xem tới bức chân dung tự họa, xuất hiện đột ngột bằng 2 nét thật hệt, tiêu biểu tự trào, có chút tự mãn, và rất sinh động:
      Sóng biển hổn hển ấp vào bờ cớ chi mang sắc trắng tóc già ta. Đá cứ mòn nhại vầng trán hói. Hư không thình lình thả dạ lan hương.  Chào mào nghiêng mỏ mổ chuối chín cây rơi hạt lẻ.
                                                                    ***
 Mới đọc qua qua dăm lần, nên cũng mới chỉ ghi lại được một vài ấn tượng riêng vụn vặt, không tránh khỏi ít nhiều hời hợt ban đầu
như trên…mà thôi./.

Chiều nắng, Trèm  18 – 21 - 4 – 2012

Bài đăng trên Ngưòi Hà nội số 44 ngày26/10/2012

 


Thử bàn về thơ văn xuôi nhân đọc Đối diện trước ngọn Chóp Chài của Nguyễn Hiếu
Nguyễn Đường( Tiến sĩ văn học)
 
 Như từng loạt pháo hoa liên tiếp phóng lên từ vịnh biển Xuân Đài, bung nở ngũ sắc lung linh giữa bầu trời Phú Yên ngang đỉnh ngọn Chóp Chài, bài thơ là kết quả của những buổi sáng, buổi chiều cuối xuân năm Thìn, vừa lặng ngắm ngọn núi Chóp Chài hùng vĩ, mênh mang (sừng sững, tròn căng đối diện với khách sạn – nơi đặt trại viết của VNQĐ mà NH đang là 1 trại viên tích cực!), vừa trầm ngâm, nao nao nhớ quê, nhớ bà vợ già, nhớ mấy đứa cháu nội lau nhau, nhớ Hà Nội ồn ào mà dịu dàng… Quả là, được rời khỏi tổ ấm, thị thành, đưa mình đến những  nơi xa lạ, nơi biển rộng núi cao…, hồn thơ có khác! Cất cánh bay bổng, khoáng đạt hẳn lên so với khi hùng hục và mệt mỏi ngồi cày cuốc trên cánh đồng chữ ngổn ngang, trong phòng văn, giữa con ngõ Quỳnh Mai hẹp, đông và bụi phía nam Hà Nội.
 Theo tôi, đây là một
bài thơ văn xuôi khá mới và hay mà Nguyễn Hiếu vừa đột khởi và hái lượm được nhờ bầu không khí thoáng mát, tươi ròng của trời biển Phú Yên, và tất nhiên, còn nhờ anh linh của chính thần linh núi Chóp Chài phù hộ!
 Bài thơ gồm 5 đoạn thơ văn xuôi, câu dài (là chủ yếu) cùng câu ngắn (thi thoảng chen vào cốt cho người đọc đỡ hụt hơi, nản chí khi đọc liền mấy câu dài ngoẵng!) xen, quyện khá hài hòa. Riêng sau đoạn 5, kết chung cả bài bằng 4 câu lục bát bảng lảng hoài cổ và chua chua vị mơ rừng thấm vào lòng riêng những ai muốn học cổ nhân đề thơ vào núi mây sông nước:
Một hai nói đợi nói chờ
Núi thiêng trụ tự ngàn xưa đến chừ
Lòng riêng chua nửa trái mơ
Ai hai! Có lúc đề thơ Chóp Chài.
  Thấy trong từng chữ thơ, hàng loạt liên tưởng, tưởng tượng dào dạt, tung tẩy, phóng túng và phóng khoáng; nhiều hình ảnh bất ngờ, chen chúc, xô
đẩy nhau như sóng. Tài làm mới những thi ảnh và thi cảm cũ của Nguyễn Hiếu, một lần nữa, phát huy tác dụng tốt trong bài thơ trữ tình đầy hoài niệm, mà thoạt đọc cứ ngỡ không vượt ra khỏi thi đề cũ kỹ xưa nay: vịnh cảnh, tức cảnh sinh tình. Nhưng đọc và ngẫm kỹ, thì hình như… lại không phải là thế!?
 Cho nên, về mặt đổi mới thi đề và thể loại thơ trữ tình, có lẽ điều lý thú đầu tiên là ở cái bình cũ rượu mới đó chăng?! (Tôi cho rằng ngay cả ở Việt Nam, thơ văn xuôi cũng đã  trở thành một thể loại có tuổi thọ tới già nửa thế kỷ rồi, cũng có thể gọi là cái bình cũ rồi!)
 Phiêu bồng cảm xúc và nối kết bằng liên tưởng không – thời gian: cảnh quê hương miền Bắc và cảnh Chóp Chài – miền Nam Trung bộ,
cảnh xưa trong tâm tưởng và cảnh hiện tại trong nghĩ suy miên man, bất
chợt, từng lúc, từng lúc, ra vào, lui tới, ẩn ẩn hiện hiện trong từng đoạn, từng câu rất tự nhiên theo mạch tư duy và dòng cảm xúc lúc dâng lúc trút. Thơ Nguyễn Hiếu, nhìn chung rất ít vần, nhiều bài hoàn toàn không vần, thậm chí có cảm giác như ông cố ý tránh xa vần, sợ vần, như 1 thứ gì đó thuộc hình thức cổ giả, sến (?!). (Và đó cũng là 1 trong những quan niệm về thơ hiện đại hiện nay của nhiều nhà thơ Việt.) Nhưng hóa ra khi cần, Nguyễn Hiếu chơi vần trong thơ cũng nghệ lắm! Ta gặp trong cả 5 khúc thơ dài này nhiều, rất nhiều vần lưng ào ạt, tơi tới khi liền, khi cách, khi trong 1 câu, cả khi nối 2, 3 câu…một cách tự nhiên theo dòng cảm hứng bâng lâng, cuồn cuộn, khiến những câu thơ không thể không trải dài bồng bêng
lúc cuộn, lúc choãi, tạo nên giai điệu nhịp nhàng, mềm mại riêng khá lạ của bài thơ văn
xuôi. (Nhìn chung, thơ văn xuôi thường rất ít vần, hoặc không vần nên thường có nguy cơ bị rơi vào văn xuôi lủng củng nếu thiếu chất nhạc
thầm, ẩn bên trong dòng chữ, câu cú; cái làm cho chúng  ngỡ như là văn xuôi, nhưng thực chất lại lấp lánh hay tàng chứa chất thơ rất đậm).
 Chẳng hạn, ở khổ 1, mở đầu là cảnh mỗi sáng sớm tỉnh dậy đã thấy mình đối diện với ngọn Chóp Chài vươn lên từ bờ biển; kết đoạn là tiếng biển giục ta trải lòng, kết nối bởi một loạt những hình ảnh thiên nhiên và kỷ niệm ùa vào hồn thơ thi nhân: Biển và em, Huyền Trân công chúa, Đồi Thơm, nụ tầm xuân, hoa bưởi, quả dừa khô… ngỡ như rất lộn xộn bung ra từ một đầu óc không bình thường, kỳ thực lại được tạo ra những nguyên cớ rất nguyên sơ và tất yếu để dẫn đến động thái tiếp tục phơi mở tâm tình của người thơ – người ngắm cảnh.
 Những đoạn sau, đại thể cũng vẫn tuân thủ cách cấu trúc tứ thơ như vậy.
 Tuy nhiên: một số hình ảnh bắt đầu lặp lại, hơi bị sáo: (bầu vú tròn căng, cánh bọ ngựa, cánh cò khoằm, chào mào mổ chuối chín, bụi ruối mâm xôi…)
Đoạn 5 nghiêng sang giãi bày tâm trạng buồn nhớ nên có phần hơi yếu trong cường độ và nhịp độ  cảm hứng so
với 4 đoạn trên.
 Đọc …Chóp Chài, thấy cảnh quan và bầu khí quyển  7 phần hư ảo tràn ngập toàn bài nhưng không biến thành hư vô vì nó đã  được thăng hoa trên cơ sở 3 phần hiện thực trực tiếp (7 hư, 3 thực). Song chính vì thế mà cảnh vật Chóp Chài hiện ra  quá mờ nhạt, chung chung. Tôi chưa từng đến đó, chỉ đọc
thơ ông, không thể hình dung cảnh vật  vùng này, nhất là đỉnh ngọn Chóp Chài hùng vĩ, tròn căng vú mẩy thế nào, mặc dù Nguyễn Hiếu cố ý nhắc tới không ít địa danh chung quanh Chóp Chài: Đồi Thơm, Vịnh Xuân Đài, Đá Bia, Đá Đĩa, Hòn Đá Mài... Cho hay, đưa nhiều địa danh riêng vào bài thơ mà thiếu hẳn cái hồn cốt riêng của nó thì chỉ làm rối bài thơ và tất khiến người đọc không khỏi nảy ý nghĩ: người viết muốn khoe khoang, chuộng lạ! (Về điểm này, Nguyễn Hiếu nên học các cụ Tố Hữu, Giang Nam… những nhà thơ ở thế kỷ trước có biệt tài thơ hoá điạ danh trong thơ mình.) Với bài thơ
này, có thể hoàn toàn thay Chóp Chài bằng chóp chái, chóp trại,  hay Trường Sơn ...
Phan Rang, Nha Trang…nghĩa là bất cứ cảnh nào khác,… cũng chẳng ảnh hưởng  gì!
 Nhưng, hẳn không phải vì tác giả thiếu năng lực cá thể hóa đối tượng bằng hình ảnh thơ, mà đơn giản chỉ vì ông không muốn, hoặc không thích viết theo hướng cụ thể, không muốn giẫm gót người xưa (và cả chính mình!) làm thơ vịnh cảnh cổ điển. Nguyễn Hiếu chỉ muốn mượn cớ Chóp Chài, tựa hờ vào những hình ảnh, âm thanh, mùi vị đang ngày ngày đêm đêm đập vào cảm quan nghệ sĩ của mình rồi lãng đãng tìm về miền cảm hứng quen thuộc, sở trường với những suy tư trào cuộn, miên man, theo 1 lô gich riêng, mà hầu như trái ngược với lô gich thông thường.
  Với 4 câu lục bát cuối cùng, tôi hơi phân vân: nửa muốn khuyên tác giả nên tách thành 1 bài 4 câu riêng hoặc phát triển thành 1 bài lục bát nguyên thể khác. Bởi, nếu làm cái kết chung cho 5 khúc biến ảo thơ văn xuôi trên, e có phần lạc nhịp, lạc điệu. (Từa tựa như cả người đóng bộ com lê rất mốt, rât hộp, môden, nhưng chân lại giận dép tông Thái gan gà, hay lộc cộc guốc gộc tre đẽo lấy!!!)
 Nửa khác, ngược lại, không những muốn nhà thơ để lại mà còn viết nối thêm vài câu nữa cho đầy đặn, sâu sắc hơn cái cảm hứng cổ điển - mới mẻ, già cũ - trẻ tráng: đề thơ vào cảnh quan sông núi Việt Nam kiêu hùng, bi tráng mà khách du may mắn được chiêm ngưỡng. Bởi, đọc cả bài thơ văn xuôi cùng 4 câu kết lục bát này, tôi lại chợt nghĩ đến sự gần gũi về thể loại với bài Bạch Đằng giang phú nổi tiếng suốt 7 thế kỷ của Trương Hán Siêu (cũng kết thúc bằng những câu  thơ lục bát ca ngợi đất hiểm và đức cao của 2 vị Thánh Nhân (các vua Thánh Tông,  Nhân Tông đầu triều  Trần). Lại nghĩ tới 2 bài phú  nức danh Tụng Tây Hồ (Nguyễn Huy Lượng) và Chiến tụng Tây Hồ (Phạm Thái). Tất nhiên, mọi so sánh đều là khập khiễng nhưng quả thật, khi đọc Đối diện với ngọn Chóp Chài của Nguyễn Hiếu, trong tôi cứ lởn vởn liên hệ đến 3 bài phú cổ sâu sắc ý và dào dạt tình trên. Cố nhiên, Đối diện với ngọn Chóp Chài của Nguyễn Hiếu hôm nay, còn lâu và còn xa mới có được những tư tưởng tớn, tình cảm sâu thể hiện bởi cảm hứng bi hùng dữ dội, quyết liệt, như trong việc tái hiện bức tranh chiến trận bình Nguyên – Mông thế kỷ 13 trên sóng đỏ Bạch Đằng, hoặc như cảm hứng luận chiến có phần cực đoan, cay cú của nhà thơ lớn họ Phạm với nhà nhà thơ lớn họ Nguyễn Huy quanh đề tài vịnh cảnh Hồ Tây - Thăng Long – Bắc Thành cuối thế kỷ 18.
 Đó cũng là điều dễ hiểu. Vì mỗi bài thơ ra đời trong 1 hoàn cảnh lịch sử – xã hội cụ thể khác nhau, từ những chủ thể thi nhân rất khác nhau về tài trí, tính cách, tâm hồn, cá tính, phong cách nghệ thuật…
 Thiển nghĩ hơi lan man nhân đọc … Chóp Chài, riêng về mặt tìm cội nguồn hình thức thể loại, bạn có thể cùng nghĩ tiếp hay phản biện với tôi nhận xét này:
 Phải chăng thơ văn xuôi hiện đại Việt Nam không phải hoàn toàn mới mẻ từ những phát minh, tìm mới  sắc sảo của những Nguyễn Vỹ, Chế Lan Viên, Nguyễn Đình Thi, Thu Bồn, Nguyễn Quang Thiều… trong thế kỷ 20, mà thực chất, thể loại thơ kỳ lạ ấy, đã được khơi nguồn và phát triển từ thể phú (miêu tả) trong văn học trung đại những thế kỷ trước và từ nguồn ngoại lai quan trọng: chịu ảnh hưởng sâu sắc thơ văn xuôi nước ngoài, của  các thi hào lừng lẫy, những Bai rơn, Huy Gô, Uytman, Paxtennac, Tago, Tư Mã Tương Như, Dương Hùng (đời Hán), …Quách Mạt Nhược?...
 Có điều, như trên đã nói, thơ văn xuôi Việt, cho đến nay, dù đã xuất hiện từ lâu, nhưng hình như vẫn không mấy phát triển, cả về số lượng và chất lượng, không tạo thành một mảng thơ khởi sắc và ổn định. Các nhà thơ Việt, kể cả chuyên nghiệp, kể cả một số nhà thơ được xem là lớn, cũng chỉ thi thoảng ghé qua khi cao hứng. Và không phải nhà thơ lớn Việt Nam nào cũng thành công xuất sắc khi sáng tạo thi ca theo thể loại này. Tố Hữu, Xuân Diệu, Huy Cận, Tế Hanh… ở thế kỷ 20 là như vậy. (Ngoại trừ trường hợp Chế Lan Viên với Văn xuôi về một vùng thơ (Ánh sáng và phù sa, 1960) biến ảo lung linh, được coi như người mở đường tinh anh và vẻ vang nhất về thể loại thơ này. Nhưng ngay với Chế Lan Viên, ở các tập thơ tiếp theo: Hoa ngày thường  chim bão bão, Hoa trên đá, Hoa trước lăng Người, Đối thoại mới, Ta gửi cho mình, Di cảo, chùm bài Nghĩ về thơ…ông không bao giờ hái được chùm quả thơ văn xuôi lấp lánh, chói sáng tài hoa, hài hòa ý  - tình – hình  - nhạc… như thời  Cành phong lan bể, Tàu đến, Tàu đi … nữa!). Nguyễn Đình Thi, Thu Bồn… và cả Nguyễn Quang Thiều (Sự mất ngủ của lửa), theo tôi, cũng chỉ thành công ở cấp độ câu, đoạn mà chưa vươn tới cấp độ bài thơ văn xuôi hay toàn bích.
 Thơ văn xuôi Việt Nam thế kỷ 21 sẽ ra sao? Có tiền đồ chăng? Không thể đoán trước điều gì.! Và hiển nhiên, người đọc yêu thơ, yêu thơ văn xuôi cứ phải kiên tâm chờ đợi, hi vọng!
 Trong hiện trạng và mặt bằng thơ văn xuôi Việt như thế, tôi bỗng thực ngạc nhiên mừng và xúc động khi đọc được những nỗ lực sáng tạo nghệ thuật mới, (tuy chưa nhiều và đôi chỗ cũng chưa thật chín, nhuyễn của tác giả … Chóp Chài.
 Chẳng hạn, như cách chấm câu phân định các dòng thơ. Tôi đã cố phân tích, tìm hiểu lý do và dụng ý nghệ thuật của tác giả khi nhận thấy hầu hết trong các dòng thơ, ông đều sử dụng  từ 1 – 3 dấu chấm câu, nhưng đến câu cuối cùng lại để lửng lơ, không dùng bất kỳ 1 dấu gì?!  Phải chăng để ý thơ tỏa lan, tràn, liền xuống câu dưới, như kiểu câu thơ vắt dòng? Nhưng xem và đọc kỹ, hình lại không phải thế! Vì chữ đầu dòng đầu câu tiếp nối vẫn được viết hoa; và về nội dung, thường đã bắt sang, chuyển sang 1 ý thơ khác.Vậy, đánh dấu câu như thế để làm gì? Chỉ đơn thuần làm ra vẻ khác lạ? Không hẳn! Tôi đã trực tiếp hỏi Nguyễn Hiếu câu này. Ông cười khà, ngượng nghịu, vẻ lúng túng: - Chịu! Cái đầu  nó bảo cái tay viết thế thì cứ thế mà viết. Làm sao giải thích được?! Có thể, với người sáng tác thì có tình huống bất khả tri ấy; nhưng với người đọc, người phê bình, lại cứ muốn và cần phải nỗ lực tối đa để cắt nghĩa, biện giải, tìm hiểu đến bản chất, đến ngọn nguồn lạch sông. Tôi cho rằng, cách chấm câu khác thường này chẳng đem lại tín hiệu thẩm mỹ mới mẻ thực sự nào cho ý thơ, tứ thơ, tình thơ mà chỉ đơn thuần có thể khiến người đọc ngạc nhiên về hình thức trình bày của tác giả ?!).
 Một ưu điểm nữa của bài thơ không thể không ghi nhận:
 Ý thức sáng tạo ngôn từ thơ, cụ thể là tìm từ mới và làm mới từ khá rõ: (bình minh hoang hoang, viễn hoài tha hương, cửa liễu, uông uông ong ong, ai hai.  Ai hai, có phải  là cách nói trại  từ ô hô, ai tai?
 Thấy có đoạn, tưởng như tác giả đang say sưa múa may
làm xiếc trên sợi dây ngôn từ tiếng Việt dân gian và hiện đại.
Nhưng chính ở đây, nhuợc điểm lại cũng đã hé lộ vì sự cố ý, lạm dụng, đôi chỗ làm ý
thơ sượng hoặc tối, khiến câu thơ và nhạc nhơ có lúc cồng kềnh, xủng xoảng làm duyên, làm điệu, tuy vẫn đặt trên cái nền cảm xúc, nhìn chung rất trẻ trung,
rất bay bổng, như thăng hoa, như vào đồng, như muốn vươn mình bay ngang đỉnh
ngọn Chóp Chài?!...
 Riêng trong cảm nhận của tôi, đoạn 4 thành công hơn cả vì nó hội tụ được cao nhất, tập trung và hiệu quả nhất bút pháp nghệ thuật của nhà văn làng Triện. Tôi chợt bật cười và thích thú đồng cảm, khi đọc – xem tới bức chân dung tự họa, xuất hiện đột ngột bằng 2 nét thật hệt, tiêu biểu tự trào, có chút tự mãn, và rất sinh động:
      Sóng biển hổn hển ấp vào bờ cớ chi mang sắc trắng tóc già ta. Đá cứ mòn nhại vầng trán hói. Hư không thình lình thả dạ lan hương.  Chào mào nghiêng mỏ mổ chuối chín cây rơi hạt lẻ.
                                                                    ***
 Mới đọc qua qua dăm lần, nên cũng mới chỉ ghi lại được một vài ấn tượng riêng vụn vặt, không tránh khỏi ít nhiều hời hợt ban đầu
như trên…mà thôi./.

Chiều nắng, Trèm  18 – 21 - 4 – 2012

Bài đăng trên Ngưòi Hà nội số 44 ngày26/10/2012

 


Thử bàn về thơ văn xuôi nhân đọc Đối diện trước ngọn Chóp Chài của Nguyễn Hiếu
Nguyễn Đường( Tiến sĩ văn học)
 
 Như từng loạt pháo hoa liên tiếp phóng lên từ vịnh biển Xuân Đài, bung nở ngũ sắc lung linh giữa bầu trời Phú Yên ngang đỉnh ngọn Chóp Chài, bài thơ là kết quả của những buổi sáng, buổi chiều cuối xuân năm Thìn, vừa lặng ngắm ngọn núi Chóp Chài hùng vĩ, mênh mang (sừng sững, tròn căng đối diện với khách sạn – nơi đặt trại viết của VNQĐ mà NH đang là 1 trại viên tích cực!), vừa trầm ngâm, nao nao nhớ quê, nhớ bà vợ già, nhớ mấy đứa cháu nội lau nhau, nhớ Hà Nội ồn ào mà dịu dàng… Quả là, được rời khỏi tổ ấm, thị thành, đưa mình đến những  nơi xa lạ, nơi biển rộng núi cao…, hồn thơ có khác! Cất cánh bay bổng, khoáng đạt hẳn lên so với khi hùng hục và mệt mỏi ngồi cày cuốc trên cánh đồng chữ ngổn ngang, trong phòng văn, giữa con ngõ Quỳnh Mai hẹp, đông và bụi phía nam Hà Nội.
 Theo tôi, đây là một
bài thơ văn xuôi khá mới và hay mà Nguyễn Hiếu vừa đột khởi và hái lượm được nhờ bầu không khí thoáng mát, tươi ròng của trời biển Phú Yên, và tất nhiên, còn nhờ anh linh của chính thần linh núi Chóp Chài phù hộ!
 Bài thơ gồm 5 đoạn thơ văn xuôi, câu dài (là chủ yếu) cùng câu ngắn (thi thoảng chen vào cốt cho người đọc đỡ hụt hơi, nản chí khi đọc liền mấy câu dài ngoẵng!) xen, quyện khá hài hòa. Riêng sau đoạn 5, kết chung cả bài bằng 4 câu lục bát bảng lảng hoài cổ và chua chua vị mơ rừng thấm vào lòng riêng những ai muốn học cổ nhân đề thơ vào núi mây sông nước:
Một hai nói đợi nói chờ
Núi thiêng trụ tự ngàn xưa đến chừ
Lòng riêng chua nửa trái mơ
Ai hai! Có lúc đề thơ Chóp Chài.
  Thấy trong từng chữ thơ, hàng loạt liên tưởng, tưởng tượng dào dạt, tung tẩy, phóng túng và phóng khoáng; nhiều hình ảnh bất ngờ, chen chúc, xô
đẩy nhau như sóng. Tài làm mới những thi ảnh và thi cảm cũ của Nguyễn Hiếu, một lần nữa, phát huy tác dụng tốt trong bài thơ trữ tình đầy hoài niệm, mà thoạt đọc cứ ngỡ không vượt ra khỏi thi đề cũ kỹ xưa nay: vịnh cảnh, tức cảnh sinh tình. Nhưng đọc và ngẫm kỹ, thì hình như… lại không phải là thế!?
 Cho nên, về mặt đổi mới thi đề và thể loại thơ trữ tình, có lẽ điều lý thú đầu tiên là ở cái bình cũ rượu mới đó chăng?! (Tôi cho rằng ngay cả ở Việt Nam, thơ văn xuôi cũng đã  trở thành một thể loại có tuổi thọ tới già nửa thế kỷ rồi, cũng có thể gọi là cái bình cũ rồi!)
 Phiêu bồng cảm xúc và nối kết bằng liên tưởng không – thời gian: cảnh quê hương miền Bắc và cảnh Chóp Chài – miền Nam Trung bộ,
cảnh xưa trong tâm tưởng và cảnh hiện tại trong nghĩ suy miên man, bất
chợt, từng lúc, từng lúc, ra vào, lui tới, ẩn ẩn hiện hiện trong từng đoạn, từng câu rất tự nhiên theo mạch tư duy và dòng cảm xúc lúc dâng lúc trút. Thơ Nguyễn Hiếu, nhìn chung rất ít vần, nhiều bài hoàn toàn không vần, thậm chí có cảm giác như ông cố ý tránh xa vần, sợ vần, như 1 thứ gì đó thuộc hình thức cổ giả, sến (?!). (Và đó cũng là 1 trong những quan niệm về thơ hiện đại hiện nay của nhiều nhà thơ Việt.) Nhưng hóa ra khi cần, Nguyễn Hiếu chơi vần trong thơ cũng nghệ lắm! Ta gặp trong cả 5 khúc thơ dài này nhiều, rất nhiều vần lưng ào ạt, tơi tới khi liền, khi cách, khi trong 1 câu, cả khi nối 2, 3 câu…một cách tự nhiên theo dòng cảm hứng bâng lâng, cuồn cuộn, khiến những câu thơ không thể không trải dài bồng bêng
lúc cuộn, lúc choãi, tạo nên giai điệu nhịp nhàng, mềm mại riêng khá lạ của bài thơ văn
xuôi. (Nhìn chung, thơ văn xuôi thường rất ít vần, hoặc không vần nên thường có nguy cơ bị rơi vào văn xuôi lủng củng nếu thiếu chất nhạc
thầm, ẩn bên trong dòng chữ, câu cú; cái làm cho chúng  ngỡ như là văn xuôi, nhưng thực chất lại lấp lánh hay tàng chứa chất thơ rất đậm).
 Chẳng hạn, ở khổ 1, mở đầu là cảnh mỗi sáng sớm tỉnh dậy đã thấy mình đối diện với ngọn Chóp Chài vươn lên từ bờ biển; kết đoạn là tiếng biển giục ta trải lòng, kết nối bởi một loạt những hình ảnh thiên nhiên và kỷ niệm ùa vào hồn thơ thi nhân: Biển và em, Huyền Trân công chúa, Đồi Thơm, nụ tầm xuân, hoa bưởi, quả dừa khô… ngỡ như rất lộn xộn bung ra từ một đầu óc không bình thường, kỳ thực lại được tạo ra những nguyên cớ rất nguyên sơ và tất yếu để dẫn đến động thái tiếp tục phơi mở tâm tình của người thơ – người ngắm cảnh.
 Những đoạn sau, đại thể cũng vẫn tuân thủ cách cấu trúc tứ thơ như vậy.
 Tuy nhiên: một số hình ảnh bắt đầu lặp lại, hơi bị sáo: (bầu vú tròn căng, cánh bọ ngựa, cánh cò khoằm, chào mào mổ chuối chín, bụi ruối mâm xôi…)
Đoạn 5 nghiêng sang giãi bày tâm trạng buồn nhớ nên có phần hơi yếu trong cường độ và nhịp độ  cảm hứng so
với 4 đoạn trên.
 Đọc …Chóp Chài, thấy cảnh quan và bầu khí quyển  7 phần hư ảo tràn ngập toàn bài nhưng không biến thành hư vô vì nó đã  được thăng hoa trên cơ sở 3 phần hiện thực trực tiếp (7 hư, 3 thực). Song chính vì thế mà cảnh vật Chóp Chài hiện ra  quá mờ nhạt, chung chung. Tôi chưa từng đến đó, chỉ đọc
thơ ông, không thể hình dung cảnh vật  vùng này, nhất là đỉnh ngọn Chóp Chài hùng vĩ, tròn căng vú mẩy thế nào, mặc dù Nguyễn Hiếu cố ý nhắc tới không ít địa danh chung quanh Chóp Chài: Đồi Thơm, Vịnh Xuân Đài, Đá Bia, Đá Đĩa, Hòn Đá Mài... Cho hay, đưa nhiều địa danh riêng vào bài thơ mà thiếu hẳn cái hồn cốt riêng của nó thì chỉ làm rối bài thơ và tất khiến người đọc không khỏi nảy ý nghĩ: người viết muốn khoe khoang, chuộng lạ! (Về điểm này, Nguyễn Hiếu nên học các cụ Tố Hữu, Giang Nam… những nhà thơ ở thế kỷ trước có biệt tài thơ hoá điạ danh trong thơ mình.) Với bài thơ
này, có thể hoàn toàn thay Chóp Chài bằng chóp chái, chóp trại,  hay Trường Sơn ...
Phan Rang, Nha Trang…nghĩa là bất cứ cảnh nào khác,… cũng chẳng ảnh hưởng  gì!
 Nhưng, hẳn không phải vì tác giả thiếu năng lực cá thể hóa đối tượng bằng hình ảnh thơ, mà đơn giản chỉ vì ông không muốn, hoặc không thích viết theo hướng cụ thể, không muốn giẫm gót người xưa (và cả chính mình!) làm thơ vịnh cảnh cổ điển. Nguyễn Hiếu chỉ muốn mượn cớ Chóp Chài, tựa hờ vào những hình ảnh, âm thanh, mùi vị đang ngày ngày đêm đêm đập vào cảm quan nghệ sĩ của mình rồi lãng đãng tìm về miền cảm hứng quen thuộc, sở trường với những suy tư trào cuộn, miên man, theo 1 lô gich riêng, mà hầu như trái ngược với lô gich thông thường.
  Với 4 câu lục bát cuối cùng, tôi hơi phân vân: nửa muốn khuyên tác giả nên tách thành 1 bài 4 câu riêng hoặc phát triển thành 1 bài lục bát nguyên thể khác. Bởi, nếu làm cái kết chung cho 5 khúc biến ảo thơ văn xuôi trên, e có phần lạc nhịp, lạc điệu. (Từa tựa như cả người đóng bộ com lê rất mốt, rât hộp, môden, nhưng chân lại giận dép tông Thái gan gà, hay lộc cộc guốc gộc tre đẽo lấy!!!)
 Nửa khác, ngược lại, không những muốn nhà thơ để lại mà còn viết nối thêm vài câu nữa cho đầy đặn, sâu sắc hơn cái cảm hứng cổ điển - mới mẻ, già cũ - trẻ tráng: đề thơ vào cảnh quan sông núi Việt Nam kiêu hùng, bi tráng mà khách du may mắn được chiêm ngưỡng. Bởi, đọc cả bài thơ văn xuôi cùng 4 câu kết lục bát này, tôi lại chợt nghĩ đến sự gần gũi về thể loại với bài Bạch Đằng giang phú nổi tiếng suốt 7 thế kỷ của Trương Hán Siêu (cũng kết thúc bằng những câu  thơ lục bát ca ngợi đất hiểm và đức cao của 2 vị Thánh Nhân (các vua Thánh Tông,  Nhân Tông đầu triều  Trần). Lại nghĩ tới 2 bài phú  nức danh Tụng Tây Hồ (Nguyễn Huy Lượng) và Chiến tụng Tây Hồ (Phạm Thái). Tất nhiên, mọi so sánh đều là khập khiễng nhưng quả thật, khi đọc Đối diện với ngọn Chóp Chài của Nguyễn Hiếu, trong tôi cứ lởn vởn liên hệ đến 3 bài phú cổ sâu sắc ý và dào dạt tình trên. Cố nhiên, Đối diện với ngọn Chóp Chài của Nguyễn Hiếu hôm nay, còn lâu và còn xa mới có được những tư tưởng tớn, tình cảm sâu thể hiện bởi cảm hứng bi hùng dữ dội, quyết liệt, như trong việc tái hiện bức tranh chiến trận bình Nguyên – Mông thế kỷ 13 trên sóng đỏ Bạch Đằng, hoặc như cảm hứng luận chiến có phần cực đoan, cay cú của nhà thơ lớn họ Phạm với nhà nhà thơ lớn họ Nguyễn Huy quanh đề tài vịnh cảnh Hồ Tây - Thăng Long – Bắc Thành cuối thế kỷ 18.
 Đó cũng là điều dễ hiểu. Vì mỗi bài thơ ra đời trong 1 hoàn cảnh lịch sử – xã hội cụ thể khác nhau, từ những chủ thể thi nhân rất khác nhau về tài trí, tính cách, tâm hồn, cá tính, phong cách nghệ thuật…
 Thiển nghĩ hơi lan man nhân đọc … Chóp Chài, riêng về mặt tìm cội nguồn hình thức thể loại, bạn có thể cùng nghĩ tiếp hay phản biện với tôi nhận xét này:
 Phải chăng thơ văn xuôi hiện đại Việt Nam không phải hoàn toàn mới mẻ từ những phát minh, tìm mới  sắc sảo của những Nguyễn Vỹ, Chế Lan Viên, Nguyễn Đình Thi, Thu Bồn, Nguyễn Quang Thiều… trong thế kỷ 20, mà thực chất, thể loại thơ kỳ lạ ấy, đã được khơi nguồn và phát triển từ thể phú (miêu tả) trong văn học trung đại những thế kỷ trước và từ nguồn ngoại lai quan trọng: chịu ảnh hưởng sâu sắc thơ văn xuôi nước ngoài, của  các thi hào lừng lẫy, những Bai rơn, Huy Gô, Uytman, Paxtennac, Tago, Tư Mã Tương Như, Dương Hùng (đời Hán), …Quách Mạt Nhược?...
 Có điều, như trên đã nói, thơ văn xuôi Việt, cho đến nay, dù đã xuất hiện từ lâu, nhưng hình như vẫn không mấy phát triển, cả về số lượng và chất lượng, không tạo thành một mảng thơ khởi sắc và ổn định. Các nhà thơ Việt, kể cả chuyên nghiệp, kể cả một số nhà thơ được xem là lớn, cũng chỉ thi thoảng ghé qua khi cao hứng. Và không phải nhà thơ lớn Việt Nam nào cũng thành công xuất sắc khi sáng tạo thi ca theo thể loại này. Tố Hữu, Xuân Diệu, Huy Cận, Tế Hanh… ở thế kỷ 20 là như vậy. (Ngoại trừ trường hợp Chế Lan Viên với Văn xuôi về một vùng thơ (Ánh sáng và phù sa, 1960) biến ảo lung linh, được coi như người mở đường tinh anh và vẻ vang nhất về thể loại thơ này. Nhưng ngay với Chế Lan Viên, ở các tập thơ tiếp theo: Hoa ngày thường  chim bão bão, Hoa trên đá, Hoa trước lăng Người, Đối thoại mới, Ta gửi cho mình, Di cảo, chùm bài Nghĩ về thơ…ông không bao giờ hái được chùm quả thơ văn xuôi lấp lánh, chói sáng tài hoa, hài hòa ý  - tình – hình  - nhạc… như thời  Cành phong lan bể, Tàu đến, Tàu đi … nữa!). Nguyễn Đình Thi, Thu Bồn… và cả Nguyễn Quang Thiều (Sự mất ngủ của lửa), theo tôi, cũng chỉ thành công ở cấp độ câu, đoạn mà chưa vươn tới cấp độ bài thơ văn xuôi hay toàn bích.
 Thơ văn xuôi Việt Nam thế kỷ 21 sẽ ra sao? Có tiền đồ chăng? Không thể đoán trước điều gì.! Và hiển nhiên, người đọc yêu thơ, yêu thơ văn xuôi cứ phải kiên tâm chờ đợi, hi vọng!
 Trong hiện trạng và mặt bằng thơ văn xuôi Việt như thế, tôi bỗng thực ngạc nhiên mừng và xúc động khi đọc được những nỗ lực sáng tạo nghệ thuật mới, (tuy chưa nhiều và đôi chỗ cũng chưa thật chín, nhuyễn của tác giả … Chóp Chài.
 Chẳng hạn, như cách chấm câu phân định các dòng thơ. Tôi đã cố phân tích, tìm hiểu lý do và dụng ý nghệ thuật của tác giả khi nhận thấy hầu hết trong các dòng thơ, ông đều sử dụng  từ 1 – 3 dấu chấm câu, nhưng đến câu cuối cùng lại để lửng lơ, không dùng bất kỳ 1 dấu gì?!  Phải chăng để ý thơ tỏa lan, tràn, liền xuống câu dưới, như kiểu câu thơ vắt dòng? Nhưng xem và đọc kỹ, hình lại không phải thế! Vì chữ đầu dòng đầu câu tiếp nối vẫn được viết hoa; và về nội dung, thường đã bắt sang, chuyển sang 1 ý thơ khác.Vậy, đánh dấu câu như thế để làm gì? Chỉ đơn thuần làm ra vẻ khác lạ? Không hẳn! Tôi đã trực tiếp hỏi Nguyễn Hiếu câu này. Ông cười khà, ngượng nghịu, vẻ lúng túng: - Chịu! Cái đầu  nó bảo cái tay viết thế thì cứ thế mà viết. Làm sao giải thích được?! Có thể, với người sáng tác thì có tình huống bất khả tri ấy; nhưng với người đọc, người phê bình, lại cứ muốn và cần phải nỗ lực tối đa để cắt nghĩa, biện giải, tìm hiểu đến bản chất, đến ngọn nguồn lạch sông. Tôi cho rằng, cách chấm câu khác thường này chẳng đem lại tín hiệu thẩm mỹ mới mẻ thực sự nào cho ý thơ, tứ thơ, tình thơ mà chỉ đơn thuần có thể khiến người đọc ngạc nhiên về hình thức trình bày của tác giả ?!).
 Một ưu điểm nữa của bài thơ không thể không ghi nhận:
 Ý thức sáng tạo ngôn từ thơ, cụ thể là tìm từ mới và làm mới từ khá rõ: (bình minh hoang hoang, viễn hoài tha hương, cửa liễu, uông uông ong ong, ai hai.  Ai hai, có phải  là cách nói trại  từ ô hô, ai tai?
 Thấy có đoạn, tưởng như tác giả đang say sưa múa may
làm xiếc trên sợi dây ngôn từ tiếng Việt dân gian và hiện đại.
Nhưng chính ở đây, nhuợc điểm lại cũng đã hé lộ vì sự cố ý, lạm dụng, đôi chỗ làm ý
thơ sượng hoặc tối, khiến câu thơ và nhạc nhơ có lúc cồng kềnh, xủng xoảng làm duyên, làm điệu, tuy vẫn đặt trên cái nền cảm xúc, nhìn chung rất trẻ trung,
rất bay bổng, như thăng hoa, như vào đồng, như muốn vươn mình bay ngang đỉnh
ngọn Chóp Chài?!...
 Riêng trong cảm nhận của tôi, đoạn 4 thành công hơn cả vì nó hội tụ được cao nhất, tập trung và hiệu quả nhất bút pháp nghệ thuật của nhà văn làng Triện. Tôi chợt bật cười và thích thú đồng cảm, khi đọc – xem tới bức chân dung tự họa, xuất hiện đột ngột bằng 2 nét thật hệt, tiêu biểu tự trào, có chút tự mãn, và rất sinh động:
      Sóng biển hổn hển ấp vào bờ cớ chi mang sắc trắng tóc già ta. Đá cứ mòn nhại vầng trán hói. Hư không thình lình thả dạ lan hương.  Chào mào nghiêng mỏ mổ chuối chín cây rơi hạt lẻ.
                                                                    ***
 Mới đọc qua qua dăm lần, nên cũng mới chỉ ghi lại được một vài ấn tượng riêng vụn vặt, không tránh khỏi ít nhiều hời hợt ban đầu
như trên…mà thôi./.

Chiều nắng, Trèm  18 – 21 - 4 – 2012

Bài đăng trên Ngưòi Hà nội số 44 ngày26/10/2012