Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

Tản mạn tính cách Nga

Nguyễn Chính Viễn
Chủ nhật ngày 3 tháng 6 năm 2012 1:18 PM

* 1 –  GIẢI NOBEL

Bôris Leônidovisch Pasternak sinh ngày 10-2-1890 ở Maxcova. Cha ông là một hoạ sĩ và là Viện sĩ Viện Hàn Lâm hội hoạ Nga. Mẹ ông là một nghệ sĩ dương cầm. Năm 1913, ông tốt nghiệp khoa lịch sử và ngôn ngữ Trường Đại học Tổng hợp Maxcova, trước đó năm 1912 ông nghiên cứu triết học tai Đại Học Marburg (Đức). Có một thời gian khoảng 6 năm, ông chủ tâm nghiên cứu và sáng tác âm nhạc. Nhưng cuối cùng ông đã đi vào sự nghiệp thơ văn. Những bài thơ đầu tiên của B.Pasternak xuất bản vào năm 1913. Năm 1917 ông viết một loạt những bài thơ tuyệt diệu như “Chị tôi-Cuộc sống” đưa ông lên hàng những nhà thơ lớn nhất nước Nga thời ấy.
Sau cách mạng Tháng Mười, ông làm việc tại thư viện Dân uỷ Giáo dục. Trong những năm 20 của thế kỷ XX, ông ra nhập nhóm Văn học do Nhà thơ Maiakovski sáng lập. Đó là thời gian ông viết bài thơ dài quan trọng “Năm 1905” và Trung uý Smith về cuộc cách mạng năm 1905. Năm 1917 ông xuất bản tập thơ : “Trên những Chiến hào”. Năm 1932, ông in tập “Sinh lại lần thứ Hai” phản ảnh sự biến đổi trên đất nước Nga. Trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại 1941-1945, ông làm Thông tin viên mặt trận., ông cũng là một dịch giả lỗi lạc, ông đã dịch sang tiêng Nga những vở kịch, những dòng thơ tiêu biểu của Thế giới.
Trong lĩnh vực văn xuôi ông có những truyện ngắn được xếp vào loại hay nhất thế giới. Sau ngày chiến thắng phát xít Đức, ông bắt tay viết tiểu thuyết: Bác sĩ Zhivago và hoàn thành vào năm 1955. Năm 1956 Nhà Xuất bản Văn học Quốc Gia Liên Xô ký hợp đồng in tác phẩm này, nhưng việc không thành vì bị nhiều người có thế lực trong giới văn học phản đối. Giữa lúc đó, cuốn tiểu thuyết lại được xuất bản ở Italia. Ngày 23-10-1958, Viện Hàn Lâm Thuỵ Điển tuyên bố tặng giải thương Nobel về văn chương cho B.Pasternak.Nội dung giải thưởng có ghi : “Vì sự đóng góp lớn lao vào nền thi ca trữ tình hiện đại của Thế giới cũng như vào lĩnh vực các truyền thống vĩ đại của các nhà văn xuôi Nga”. Bọn phản động đã lợi dụng vào tiểu thuyết Zhivago của ông để chống Liên Xô khiến ông bị khai trừ khỏi Hội Nhà văn Liên Xô( Tuy cũng có những người chân chính không tán thành quyết định này)Cũng từ đó ông phải sống những ngày cuối đời buồn thảm. Ông qua đời năm 1960 tại Maxcova. Tuy nhiên, tên tuổi và tác phẩm của ông vẫn sống mãi trong người dân Xô Viết và hàng triệu người yêu Văn học, Văn hoá Nga ở khắp năm châu.
Vào những năm cuối thế kỷ XX, danh dự và Tác phẩm của Bôris Leônidovisch Pasternak đã được phục hồi. Ngày 18-7-1987, Ban Thư ký Hội Nhà Văn Liên Xô đã chính thức xoá bỏ quyết định kỉ luật bất công đối với ông. Uỷ Ban Di Sản Pasternak được thành lập, các tác phẩm của ông được lần lượt được in lại. Tiểu thuyết Bác Sĩ Zhivago nguyên tác đã được ra mắt bạn đọc trên Tạp chí Văn học Thế Giới. Đầu năm 1988, Liên Xô cũng xuất bản toàn tập Pastenak.
Năm 1990 Uỷ Ban Di Sản Pasternak đã thông qua quyết định đề nghi UNESCO tổ chức kỷ niệm lần thứ 100 ngáy sinh của Nhà thơ trên quy mô lơn.

* 2 – HỌP BÁO

 Ngày 14-2-2008, tại Điện Kremli, Tổng Thông Nga V.Putin, đã tổ chức cuộc họp báo thứ 7 và cũng là cuộc họp báo cuối cùng  của ông trước khi rời nhiệm sở. Qua các phương tiên thông tin đại chúng, người ta được biết : Cuộc họp báo đã có 1364 nhà báo trong và nước ngoài dự. Vượt thiết kế kỳ họp báo năm trước là 132 người, với độ dài 4 tiếng 40 phút, vượt hơn cuộc họp báo năm trước 1 tiếng 8 phút., với 100 câu hỏi của gân 100 nhà báo nêu ra. Bao gồm một số lượng lớn những vấn đề hết sức đa dạng. Tất cả các câu hỏi và trả lời được dịch ra 4 thứ tiếng : Anh, Pháp, Đức, Nhật.
Đây là một cuộc họp báo có tính chất truyền thống, hàng năm của vị Tổng Thông, có đặc biệt hơn, nên ông đã giành nhiều thời gian để nghiên cứu các báo cáo tổng kết của các Bộ, đặt ra  nhiều tình huống... Do có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và nghiêm túc nên sự trả lời của ông cực kỳ xúc tích rõ ràng, thông minh và cũng không kém phần hóm hỉnh, đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề chủ chốt trong chính sách của nước Nga, ông đã đề cập đến hầu hết đến các vấn đề được quan tâm : Kinh tế, Xã hội, Nông dân, Dân số,tham nhũng, lạm phát, lương hưu....
Ông cũng đã trả lời những câu hỏi có liên quan đến cá nhân ông, một cách rất thú vị. Ông nói : “Tám năm qua là một chuyến công tác dài ngày đã bứt tôi ra khỏi đời sống bình thường của con người., nhưng tôi cảm thấy hài lòng về những thành quả đã đạt được". Có nhà báo đề cập đến lời phát ngôn của bà Hillary Clinton, cho rằng “Ông không có tâm hồn bởi vì ông là sĩ quan KGB” . Ông đã hóm hỉnh pha chút giễu cợt : “Người hoạt động nhà nước trước hết phải có cái đầu. Để xây dựng mối quan hệ giữa các Quốc gia, không được phép buông thả theo cảm xúc mà phải tuân theo những lợi ích nền tảng của đất nước mình”!. Có nhà báo nước ngoài hỏi ông : “ Có lời đồn đại, ông là một trong những người giầu nhất thế giới với tài sản cá nhân lên đến chục tỷ đô la? Ông đã trả lời : “ Quả thật tôi là người giầu nhất không chỉ ở Châu Âu mà còn trên Thế giới. Tôi thu nhập được các cảm xúc của nhân dân tôi...tôi cho rằng đó là tài sản lớn nhất của tôi” Riêng đối với lời đồn đại, ông đã bác bỏ thẳng thừng: “ Chuyện nhảm nhí, không đáng nói đến” Có nhà báo hỏi ông sẽ làm gì vào buổi sáng rỗi rãi đầu tiên của ông sau khi Tổng thống mới nhậm chức, ông đáp ngay : “Tôi sẽ ngủ một giấc cho đã đời. Vì cuộc họp báo được tổ chức vào ngày hội Tình Yêu, nên có một nhà báo nữ đã hỏi ông về chuyện này và xin được chúc mừng ông. Ông đã vui vẻ trả lời và nhận tấm bưu ảnh  “Valentine” của nhà báo nọ.
Cuộc họp báo đã để lại ấn tượng sâu sắc cho mọi người, cảm nghĩ chung về ông, ông vẫn sẽ  còn là nhà lãnh đạo có nhiều tài năng, có nhiều dấu ấn, có nhiều ảnh hưởng đối với đất nước Nga trong một thời gian dài.

* 3 –  TÂM TRẠNG

Niềm vui nước Nga. Tôi muốn đặt cái tên ấy cho đoạn văn này của tôi. Một suy nghĩ rất thật lòng với đất nước Liên Xô trước đây. Một đất nước mà đã để lại cho lớp trẻ  chúng tôi vào thập niên 50 của thế kỷ XX, những ấn tượng thật đẹp và tự hào, với những tên gọi không bao giờ quên : Anh cả Liên Xô, Liên Bang Công Hoà Xã Hội  Chủ Nghĩa Xô Viết, Liên Xô thành trì của Hoà Bình Thế Giới, Phe Xã hội Chủ  Nghĩa hùng cường.
Qua bản tin thời sự buổi sáng ngày 12-4-2009, của VOV, được biết Tổng Thống Liên Bang Nga vừa ký sắc lệnh khôi phục lại một số ngày kỉ niệm  của Liên Bang Xô Viết như: “ Kỷ niệm ngày cách mạng tháng 10” “Ngày Du Kích”, “Ngày chiến tháng Phát xít Đức” “ Ngày Sinh Viên...” đó là việc làm phù hợp với lòng người của nhiều nước trên Thế giới, trong đó có nhân  dân Việt Nam. Những năm thuộc thập kỷ 50 của thế kỷ XX, lúc đó tôi vào khoảng 13, 14 tuổi, tôi đã được sống và học tập trong không khí hào hùng của “Tháng hữu nghị Việt Trung Xô”, được học những câu văn : Thế giới có Stalin- Việt Nam có Hồ Chí Minh- Việt Nam phải độc lập- Thế giới phải hoà bình . “ Thời gian ủng hộ chúng ta...”.Tôi đã được đọc những tiểu thuyết nổi tiếng của Nga như : “Chiến tranh và Hoà bình”, “Thép đã tôi thế đấy”, “Người Mẹ”, “Chiến bại”, “Một con người chân chính”. Những nhân vật trong tiểu thuyết đều là những anh hùng của thời đại, chúng tôi đã say xưa đọc thảo luận và noi theo.. Tôi đã được đón chào nhà quay phim của đất nước Liên Xô, Cac-Men sang Việt Nam để quay cuốn phim “Việt Nam trên con đường thắng lợi”, đã đến quay trường Cấp II, chúng tôi học. Khi đã trưởng thành tôi đã đi làm việc ở Công Trường xây dựng Nhà máy Sup pe Phốt phát Lâm thao  Phú thọ, một nhà máy được Chính phủ  và Nhân dân Liên Xô giúp ta xây dựng, vào loại to nhất nước ta hồi đó.Rồi chuyển về vùng Mỏ để khôi phục xây dụng Mỏ Vàng danh do Liên Xô giúp ta xây dựng. Tôi đã được chúng kiến nhưng người thợ Mỏ Liên xô làm việc hăng say quên mình như thế nào, có những công nhân , kỹ sư đã phải hy sinh trong khi làm việc vì tai nan lao động...nói lại điều này để thấy công nhân Liên Xô đã cùng vai sát cánh với người thợ Mỏ Việt Nam, khắc phục khó khăn gian khổ vượt qua thiếu thốn trong sản xuất như thế nào.
Khi đế quốc Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc, cũng chính Nhà nước Liên Xô đã gửi Chuyên gia, phương tiện hiện đại, vũ khí tối tân để đánh bại một kẻ thù hung hăng và giầu có. Nhà nước Liên Xô đã đào tạo cho chúng ta những càn bộ chiến sĩ tài năng để sản xuất chiến đấu xây dụng Tổ Quốc Việt Nam giầu mạnh. Trong những năm tháng công tác tại Vùng mỏ, tôi đã được Công ty cho đi công tác, tham quan học tập vùng than Cu-zơ-bát Liên Xô,...trình độ khai thác than thật hiện đại, máy đánh rạch, máy đào lò liên hợp, giàn chống tự hành. Kỷ cương lao động là niềm mong ước của người Công nhân Việt Nam lúc bấy giò. Hiện nay trình độ quản lý khai thác than Việt Nam đã có những tiến bộ vượt bậc không thể không nói đến sự giúp đỡ nhiệt tình hữu nghi của Liên Xô  trước đây và của nhà nước Nga hiện nay.
Những ngày Nhà nước Liên Xô tan rã, sụp đổ...mọi nỗi niềm tâm sự đã qúa ngỡ ngàng đến với mọi người, tất cả mọi người  đã trong tâm trang nuối tiếc và ngao ngán, đã tự hỏi : “Tại sao lại như vây?”.Hàng loạt nhà máy, công trường, trường học. bệnh viện, cung văn hoá hoành tráng và bề thế trên đất nước Việt Nam phải bóc gỡ đi chữ Liên Xô thân tình.Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô thành Bệnh viện Hữu nghi. Cung Văn Hoá hữu nghị Việt Xô giữa lòng thủ đô Hà Nội chỉ còn Cung Văn hoá Hữu nghị. Trường Đào tạo Nghề Mỏ Hữu nghị Việt Xô ở vùng Mỏ chúng tôi, chỉ còn tên Trường Đào tạo nghề Mỏ hữu nghị. Nhưng người coi Liên Xô là niềm tin, niềm hãnh diện tự hào đều qua những giây phút “xốc” và “hụt hẫng”. Nhưng thực tế là thế, mọi người phải chấp nhận. còn đâu nữa là thành trì của Hoà bình thế giới! Còn đâu nữa Phe Xã hội chủ nghĩa hùng cường.
Trong tác phẩm “ V Putin- Sự lựa chọn của nước Nga” Nhà báo Hồng Thanh Quang đã viết : “ Tôi được biết Vladimia Putin không bao giờ giấu diếm thái độ chung thuỷ một cách tỉnh táo và hợp lý của mình đối với Tổ Quốc Liên Xô đã từng nuôi ông khôn lớn, ông đã nói : Ai không tiếc về sự đổ vỡ của Liên Bang Xô Viết người ấy không có trái tim, còn ai muốn tái lập lại nó như cũ người ấy không có khối óc”. Tôi đã đọc những điều đó, và đã hiểu được điều đó, hiển nhiên  là phải thế. Nhưng trong thâm tâm mỗi người vẫn cháy bỏng một ước  ao là nước Nga phải trở thành niềm tin yêu của tất cả mọi người tiến bộ trên Thế giới, nhất là đối với tầng lớp người đang bị đối sử bất bình đẳng, bất công, không có tự do đang bị kỳ thị, chèn ép, áp bức, bóc lột...Nước  Nga phải là chỗ dựa và giúp đỡ họ...
Nước Nga ra sắc lệnh phục hồi một số ngày kỷ niệm, đó là niềm tin yêu được phục hồi, nỗi niềm nuối tiếc cũng dần được nguôi ngoai...

* Ba sự việc tôi viết ra chỉ muốn đề cập đến một nội dung bao trùm, đó là “TÍNH CÁCH NGA” ...
NCV