Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

Gia phả

Nguyễn Chính Viễn
Thứ tư ngày 2 tháng 5 năm 2012 4:44 AM

Truyện

Hôm nay Bác cả thuê hẳn một chuyên xe 14 chỗ ngồi đê đưa cả nhà về quê “thanh minh” theo truyền thống gia đình, tụi trẻ gọi là chuyến đi lịch sử, vì chưa bao giờ chúng thấy có cuộc đi đầy đủ như vậy,vì ngoài ông bà nội, còn có các cô các chú, còn đầy đủ cả dâu rể và các cháu nội ngoại. Ông nghĩ về những lần về quê trước đây băng xe đạp thật vất vả. còn từ bây  giờ trở đi không còn phải đi xe đạp nữa.Đường tốt xe chạy băng băng nhưng vẫn giữ đúng tốc độ quy định là được .Trước lúc khởi hành Bác cả ngồi lên xe đã thông báo một cách ngắn gọn cho mọi người : đến Mạo Khê ta ăn sáng. Hàng Phở Mạo Khê đã có tiếng và trở thành điểm dừng để ăn sáng của khách hàng của cả vùng Uông Bí Hồng Gai Cẩm Phả. Ông bà vui ra mặt, vì lần này về quê ông bà đã tập hợp được đầy đủ cả chàng rể mới và cô dâu mới. Đường tốt xe tốt chỉ sau hai tiếng đồng hồ là về đến làng.
Xe đến đầu làng mọi người nhìn thấy đã giơ tay vẫy vẫy chào.Họ nói chuyện với nhau  : “Cả nhà Ông Phán về  thanh minh”... Ông dẫn con cháu vào thắp hương nhà thờ Tổ rồi  lần lượt giới thiệu từng người với ông già bà cả trong nội tộc vì nghe gia đình ông Phán về quê thanh minh đã kéo đến thăm. Ông thông báo chương trình của gia đình, là sau khi gia đình dâng lễ thắp hương ở nhà thờ Tổ sẽ đi ra nghĩa trang, vì hôm nay cả gia đình có dâu có rể mới nên xin phép các cụ, các bác cho các cháu được ra nghĩa trang để biết mồ mả các cụ, biết nghĩa trang làng ta như thế nào, sau đó về mới nói đến chuyện bếp núc tại gia đình ông Anh tôi, rồi ông cười vui vẻ tiện thể tổ chức mừng 2 vợ chông tôi 77 tuổi, tuy là năm lẻ, nhưng các cụ cho phép, tôi có lời mời tất cả các vị  cùng dự “ẩm thực” rau rưa với gia đình cho vui. Ông Phán vốn sinh ra và lớn lên ở một vùng quê nghèo của Huyện Nam Sách Hải Dương, theo tiếng gọi đi xây dựng quê hương Quảng Ninh, ông đã ra vùng mỏ dạy học ông đứng lớp môn toán trường Trung học cơ sở của Thành phố nay đã về hưu, nhưng trông vẫn khoẻ mạnh nhanh nhẹn tháo vát . Để vui tuổi già ông đã tham gia Câu Lạc Bộ thơ của Phường. Các con ông đều đã trưởng thành, đều làm ăn kinh tế vào loại giỏi giang, đang hoạt động trong Hội doanh nhân của Thành Phố : Một cơ sở cung cấp máy móc phụ tùng khai thác mỏ cho các mỏ., Một Hiệu Ảnh kỹ thuật số vào loại to nhất nhì của thành phố. Chỉ có cô con gái út là theo nghề bố, dạy Trung học Phồ thông. Có thể nói gia tộc ông đã để lại những tiếng thơm cho bà con trong xã trong công cuộc kháng chiến chống Pháp trước đây cũng như ngày nay. Gia đình ông luôn sống trong không khí hoà đồng, cởi mở, bình đẳng. Đứng trước tình cảm của con cái, ông đã cảm xúc thành thơ : “Bố nay đã bảy bảy tuổi rồi/Đông về giá lạnh đứng ngồi co ro/Ao bông quần nịt con cho/Lại thêm bít tất, chẳng lo rét nào/Thảo hiền con cháu tự hào/ Quý cha, mến mẹ ra vào chăm nom/Khá khen chồng vợ các con/ Bố già hết lộc vẫn còn chăm ta/ Một mai có phải đi xa/Bố sẽ phù hộ cả nhà các con/ Mong sao con cháu vẹn tròn/ An khang thịnh vượng trọn lòng chăm cha...”
Mấy cô con dâu, nhìn khu nghĩa trang tấp nập, hương khói nghi ngút , nơi này nơi kia đốt vàng mã, đã ngâm nga mấy câu Kiều : “Thanh minh trong tiết tháng 3- Lễ là Tảo mộ , Hội là đạp thanh- Gần xa nô nức yến anh- Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân...” Tiếng cười của các cô cao vút...
Ông đã đã đưa các con trai con gái, con dâu con rể, các cháu nội ngoại đến đứng trước ngôi mộ có ghi hàng chữ : Bố Nguyên Xuân Lợi ( 1902-1968)... Ông đã nói về thân thế và sự nghiệp của bố mình, mà con cái ông gọi là ông, con cái chúng gọi là cụ... Dưới đây là câu chuyện mà ông Phán đã kể cho con cháu nghe xin được ghi lại theo lời kể của ông :
Vào thập kỷ 40-50 của thế kỷ trước, Huyện Nam Sách quê ông, thuộc vùng tạm chiếm của giặc Pháp. Mỗi làng chúng đều  thành lập tổ chức hội tề, và xây dụng một cái bốt ( dân ta hồi đó thường gọi là “đồn Tây”) ở đầu làng để bọn lính dõng ở, tối đi tuần ( dân gọi đi “ba tui”) để kiểm soát trong làng trong xã, dưới xã là thôn, ở thôn chúng tổ chúc “hương chủ” lo công việc cho chúng. Mỗi đồn có một Đồn trưởng, Đồn phó và một số lính da đen, và có từ 30-35 lính người Việt. Sự tổ chức như trên tưởng rằng chúng kiểm soát được dân tình, một lòng một dạ với chúng,nhưng đấy chỉ là bề ngoài, còn nội tình, tối tối vẫn có sự hoạt động của cán bộ Việt Minh,mỗi xã đều có chi bộ Đảng, mỗi thôn đều có tổ đảng để hoạt động ngầm.. Để che mắt chúng, chính quyền cách mạng đã lựa chọn bố trí cho mỗi xã một “hương chủ”, làm việc hai mang, bề ngoài làm việc cho chúng, nhưng bên trong hoạt động cho cách mạng... Ông Nguyễn Xuân Lợi, là bố ông Phán, hồi đó ông Phán mới 14-15 gì đó, được Đảng tin cậy đưa ra làm hương chủ,  Đảng tin ông vì ông có những người  con đi tham gia kháng chiến : Một đã trở thành Liệt sĩ năm 48. Một đang trong quân ngũ Việt minh, một đang là cán bộ huyện Nam Sách. Khi bọn đich lựa chọn ông, đa số nhân dân vẫn tin ông là người tốt, sẽ làm  việc vì dân vì nước, nhưng không phải không có người gọi ông là “việt gian bán nước”. Ông sót sa nghe chữ  “Việt gian”, nhưng chỉ biết làm ngơ, coi như không nghe thấy. Trong những năm ông làm “hương chủ”, Ông đã giúp cho cách mạng được nhiều việc, đã thông tin kịp thời cho cán bộ những cuộc vây ráp, khủng bố. Ông đã đứng ra làm trung gian hoà giải giữa nhân dân và bọn hội tề khi có sự bất đồng đi ngược lợi ích của người dân. Ông đấu tranh với bọn hội tề về việc giảm số lượng vót trông để rào bốt rào đồn, việc đóng góp lương thực, lợn gà để nuôi bọn lính dõng trong mùa lễ hội và tết nhât... Có những lần có lệnh bộ đội hành quân qua làng để vượt sông, ông đã tính toán giờ giấc các anh đã đi an toàn, một cách chặt chẽ rồi thông báo cho dân làng đến giờ nào thì đốt đuốc, khua mõ, gõ thùng xô ầm ĩ có ý báo cho bọn địch là có Việt Minh vào làng. Bọn lính dõng  chỉ dám đứng trong đồn để bắn pháo sáng và mấy băng đạn vu vơ. Bọn hội tề cũng lơ mơ đoán già đoán non Nguyễn Xuân Lợi là loại ăn ở hai lòng, nhưng không biết cụ thể nên chịu.
Lãnh đạo chi bộ hồi đó là ông Trần Văn Đấu...cán bộ nằm vùng để lãnh đạo phong trào kháng chiến, bọn địch đã đánh hơi và truy lùng rất gắt gao, bọn chúng đã đặt giải thưởng rất cao cho ai đó có thông tin về bí thư chi bộ Trần văn Đấu và chỉ điểm bắt được Trần văn Đấu. Ông Đấu còn có người em tên là Trần Văn Bát cũng hoạt động trong đội du kích ngầm nhưng đồng thời cũng là đội viên đội dân vệ của tổ chức Hội Tề. Hai người giống nhau như đúc Hôm ấy Trần văn Đấu đang trên đường di chuyển sang làng bên thi bị bắt, rất may trong người không tài liệu bí mật gì. Bọn lính đã ngờ ngợ đây là Trần Văn Đấu nên dẫn Trần văn Đấu đến trụ sở “Hương Chủ”để hỏi ông Lợi. Thằng Đồn trưởng chỉ vào ông Đấu , hỏi  : “Đây  có phải thằng Đấu không?”. Ông Lợi đã suy nghĩ ngay là phải giải thoát cho Anh Đấu.Nhưng bằng cách nào đây ? Chỉ cần Ông do dự thay đổi nét mặt là ông ơi tôi ở bụi này ngay. Ông “hương chủ” hút hơi thuốc lào thật dài để lấy bình tĩnh, phả khói,  bình tĩnh đi ra nhìn mặt anh Đấu với vẻ mặt gờm gờm soi mói, hỏi sách mé: “Mồm anh đâu,không thưa bẩm được một câu, lại để “Quan Pháp” đến hỏi tôi? Rồi ông giơ thẳng cánh tát anh Đấu một cái tát nấy đom đóm mắt. Mày  là Thằng Bát đâu phải là thằng Đấu, cút về gọi Anh mày ra đây mà chịu tội!”. Chỉ cần có lệnh của ông “Hương Chủ”, Đấu đã nhanh chân cao chạy xa bay, trước sự ngơ ngác của bọn lính dõng, có thằng nhanh tay kéo cò bắn được mấy phát súng thị uy, và rầm rầm chạy theo,nhưng đã muộn. Chiều hôm ấy, dân làng đã truyền tin cho nhau,  bọn địch đã bỏ mất con mồi cộng sản  bự ... đúng là vừa ngu lại vừa đần!  Trong dân gian đã có lời ví von : “Một cái tát cứu thoát cán bộ nằm vùng”, Bọn địch càng cay cú hơn, vào khoảng 23 giờ cùng ngày, bọn địch biết mình bị lừa đã sồng sộc đến bắt ông Lợi về đồn, vì cho răng ông đã đánh tháo cho cộng sản chạy thoát, vì bọn chỉ điểm đã khẳng định đấy là Anh Đấu,bí thư Chi bộ chứ không phải là Anh Bát..Bao nhiêu tiếc nuối bực bội đều trút lên đâù ông Lợi,chúng tra tấn ông bốn ngày dòng dã,, dùng dây thừng  buộc hai đầu ngón chân cái kéo ngược lên sà nhà và tra khảo ông Còn ông vẫn một mực cho rằng đấy là tháng Bát chứ không phaỉ thằng Đấu.,sau đó ông bị giải lên Huyện, một thời gian sau đưa ông sang nhà thờ Đạo ở thị xã Hải Dương, chúng coi ông là tù nhân đi lao động cải tạo. Thập kỷ 51-52, vùng quê ông phá tề thắng lợi và thuộc vùng tự do. Đảng Bộ  xã đã tuyên dương và khen thưởng ông Lợi là người có công trong công cuộc kháng chiến Ông Đấu và gia đình ông Lợi từ đấy có mối quan hệ thân thiết tết nhất vẫn đi lại với nhau
Nghe xong câu chuyện, ông kể, các cháu rất tụ hào về người ông người cụ của mình.Các cháu đều nuối tiếc là cụ ra đi chầu tiên tổ chưa đầy 70 là sơm quá. Người ta bảo cụ phải ra đi sớm vì do những đòn tra tấn dã man của kẻ thù...
Nghe ông Phán kể, có một lần có đứa cháu được tiếp xúc với cụ Đấu, đã ngây thơ hỏi cụ : Cái tát mà cụ cháu tát cụ có đau không ạ. Cụ  Đấu cười ngất  : Đau chứ sao lại không đau, nhu trời giáng ấy, nhưng bây giờ nghĩ  lại rất khoái “chắt” ơi! Cứ nghĩ không có cái tát ấy thì làm sao cụ sống được đến ngày nay ! Thằng cháu nhe răng cười và lên tiếng phê bình Cụ của nó : Thế là cụ cháu nói dối mà cụ được sống phải không cụ ? Cụ Đấu xoa đầu nó “Nói dối với kẻ thù, có lợi cho cách mạng có lợi cho đất nước thì được quyền nóí dôí “chắt” ạ!”
Câu chuyện về người bố của mình đã được ông Phán ghi lại và đã đưa vào Gia phả như thế và cũng là niềm tự hào cho dòng họ Nguyễn Xuân mãi mãi sau này....
NCV