Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

Nhà thơ Phạm Xuân Trường Tái hiện con tàu TITANIC

Nguyễn Long Khánh
Thứ hai ngày 16 tháng 4 năm 2012 5:22 AM
Nhân kỷ niệm thảm hoạ 100 năm chìm tàu Titanic  (10/4/1912 

Nhà thơ Phạm Xuân Trường có một lượng đông đảo bạn đọc mê đắm thơ anh, họ gọi anh bằng những cái tên trìu mến, yêu thương: với những nhà tư tưởng, nhà giáo, người yêu luận lý họ gọi anh là nhà thơ “Làm vua”. Bởi từ năm 1997, anh có bài thơ “Làm vua” được giải ba thi thơ lục bát của báo Giáo dục-Thời đại: Một bài thơ làm “giật mình” những người yêu thơ ngày ấy.
Rủ nhau vô Huế làm vua
Vương triều cũ hoá trò đùa hôm nay
Tôn nghiêm rẻ đến thế này
Thì ta chân đất, điếu cày lên ngôi…
Ô hay ! cái vàng son, gác tía, bóng bẩy, tôn nghiêm kia có khác chi thú vui của l•o nông chân đất sau khi bừa xong thửa ruộng bước lên nghỉ ngơi một chút. Thật khoáng đạt, ngông nghênh và dân d• biết chừng nào. Còn với các cô giáo một trường tiểu học ở Cẩm Phả đọc thơ anh, khi gặp anh đều gọi là “thi sĩ muối dưa” vì đ• có ai cảm thông với những người phụ nữ nông nổi, nhẹ dạ mải chạy theo những sắc cầu vồng huyễn hoặc, hư danh đánh mất thời thanh xuân tươi đẹp của mình… để rồi nhìn lại đầy xót xa buồn tủi.
Mải đi về phía cầu vồng
Khi về cải đ• lên ngồng, khổ chưa !
Em ngồi phơi kỷ niệm xưa
Muối thời con gái làm dưa ăn dần.
(Muối dưa – PXT)
Còn với những người đ• từng trải qua sự đau đớn, cắt chia đến kinh hoàng tàn độc, mất cả nhân nghĩa, tính người khi lâm vào cuộc chiến đất đai, khi đọc bài thơ “Chôn dọc” thấy Phạm Xuân Trường  có cái nhìn xuyên thấu nỗi đau của con người đến thế, anh dặn con :
Bố chết con đừng chôn ngang
Bấy nhiêu tấc đất, tấc vàng con ơi
Ngửa mặt chỉ nhìn thấy trời
Chôn dọc cho bố nhìn đời thẳng cong.
(Chôn dọc – PXT)
Bài thơ “Chôn dọc” của anh đ• được nhiều người fotocopy ra hàng trăm bản tặng nhau để chia sẻ, thấm thía nỗi đau của đất.
Còn với tôi – Phạm Xuân Trường bao giờ cũng là nhà thơ “Cỏ cháy” vì đối với anh chẳng có gì quan trọng bằng nỗi đau của những người dân “phận cỏ” mà suốt đời anh yêu thương chia sẻ:
Thương là thương cỏ mồ côi,
Chia cay sẻ đắng… nắng trời đòi xanh.
(Cỏ hát – PXT)
Và chỉ có anh mới có những bài thơ nói về nỗi đau cùng kiệt của con người. Nỗi đau nhân thế khốc liệt làm “cỏ phải cháy” lên : Hình ảnh bà mẹ quỳ trong nghĩa trang vào chiều miền Trung chạng vạng làm lòng ta nghẹn lại:
Mộ chồng một nén nhang gày
Con hai nắm đất, bên này bên kia
Thắng thua ngủ dưới mộ bia
Vô danh kia nữa cũng chia cho đều.
Với mẹ đứa con lính ngụy, đứa con làm cách mạng chết trong chiến tranh đều là nhúm rau của mẹ đứt ruột đẻ ra. Cho nên hình ảnh mẹ dưới cái nắng chiều miền Trung thật ấn tượng:
Miền Trung cát trắng nắng thiêu
Má quỳ như tạc vào chiều Trường Sơn.
Và đây nữa nỗi đau của người mẹ miền Bắc đau đáu bao năm vì mảnh bom thù rỉ sắc lẹm lẫn trong hài cốt của con trong bài “Ao làng” anh viết:
Lẫn trong hài cốt của con
Mảnh bom thù rỉ, sắc còn hơn dao
Ao làng vừa lạnh, vừa sâu
Tắm cho con dịu nỗi đau tháng ngày…
Còn hàng trăm bài thơ cảm động, sâu sắc khác Phạm Xuân Trường viết về nỗi đau của “phe nước mắt” anh  thành nhà thơ nổi tiếng viết về “Thân phận con người”. Bốn tập thơ của anh đ• xuất bản với gần 300 bài thơ độc đáo, hay, ấn tượng đ• được bạn đọc cả nước đón nhận, nâng niu : Ơ trọ hồn làng, Cỏ cháy ,Bến chuồn chuồn,  An tượng trong tôi … ; Đặc biệt tập ấn tượng trong tôI với hơn 70 chân dung của bè bạn, các nhà thơ, nhà văn mà anh yêu mến gây được ấn tượng sâu sắc.
Anh cũng là nhà thơ khá đặc biệt khi vừa xuất bản 2 tập thơ làm đơn xin  vào Hội nhà văn đ• được kết nạp ngay vì sức nặng những bài thơ anh mang lại.
Nói đôi nét về thơ Phạm Xuân Trường để chúng ta có thể hình dung ra anh  - một nhà thơ có cuộc đời hơi “lạ”. Gần 20 năm sống một mình, hơn chục năm sống ở làng Đằng Giang dưới gốc khế trăm tuổi “ở trọ hồn làng”, còn bây giờ anh treo mình sống ở tầng 4 khu nhà tập thể… cơm niêu, nước lọ một mình. Nhà thơ làm việc không kể ngày đêm, đ• quyết  làm việc gì thì làm cho được: làm mệt quá thì lăn ra ngủ… 2, 3 h đêm thức dậy nấu ăn: một nồi cơm nhỏ, một bát canh rau thế cũng xong . Thời gian không tác động được anh, không làm lung lay cách sống mà anh đ• chọn. Đối với Phạm Xuân Trường không gì quan trọng hơn bốn chữ Nhân, Nghĩa, Trí, Tín ở đời. Anh sống hết lòng vì những người thân,  bè  bạn … Ngay cả những lúc khó khăn, túi rỗng nhưng nghe tin nhà thơ Đỗ Trọng Khơi mổ chân, anh vay 500 nghìn vào thăm bạn, nhảy xe vào gặp Khơi ở bệnh viện 20 phút, anh lại nhảy xe về…Lúc còn sống, nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi in tuyển tập thơ nhờ anh phát hành, thấy nhà thơ ốm anh nhận luôn cả ba chục tập thơ rồi về vay tiền trả nhà thơ… Còn sách anh để tặng hộ anh Vợi dần… Chuyện anh đối với nhà thơ Lâm Thị Mĩ Dạ, Nguyễn Thị Hoài Thanh và vài bạn bè khác ai biết đều cảm động. Đối với anh nỗi đau của bè bạn còn đau đớn hơn chính nỗi đau của bản thân mình.
Phạm Xuân Trường là người cực đoan ghê gớm: yêu, ghét phân minh, thẳng căng rõ rệt. Đ• yêu thì yêu hết mình, còn đ• ghét thì có khi không nhìn mặt. Phải chăng vì thế mà có người cho anh là khó tính, khắt khe, kiêu căng??? Họ đâu biết anh vẫn nhận mình là “phận cỏ” thì còn kiêu căng, vênh váo nỗi gì?
Chuyện Phạm Xuân Trường đến với những con tàu mà anh bỏ công sức ngày đêm sáng tạo,  gửi hồn vào đó có những nguyên nhân sâu sắc: anh đ• hàng chục năm làm thợ máy của những con tàu dầu đi khắp đại dương, bôn ba khắp nước. Tình yêu của anh với những con tàu găm sâu trong trái tim, khối óc  với những kỉ niệm buồn vui, cay đắng của đời người không bao giờ quên được
Như chuyện anh bỏ Công ty về mất sức ở tuổi hơn 40 cũng là chuyện đặc biệt. Ngày ấy Công ty vận tải Xăng dầu I do giám đốc Nguyễn Văn Định có cuộc giảm biên, họ tổ chức bình bầu, đấu đá nhau phân loại cán bộ, công nhân thuỷ thủ: ai loại B, C là phải giảm biên hoặc lên bờ tìm việc khác. Trong hội nghị Công ty khi giám đốc Định đang phát biểu, đọc danh sách phân loại mọi người, Phạm Xuân Trường đ• đứng lên dõng dạc phát biểu: “Chúng tôi là những con người không phải mớ rau, súc vật, ai cho phép các ông phân loại chúng tôi là loại A, B, C. Thế thử hỏi các ông là loại gì? Liệu ông có xứng đáng loại B, C như chúng tôi không ? Tôi không bao giờ công nhận sự phân loại bừa b•i của các ông. Tôi sẽ xin nghỉ về trước, ngay sáng mai”. Và Phạm Xuân Trường lên Phòng tổ chức nộp đơn xin nghỉ mất sức ngay hôm sau.
Phạm Xuân Trường mê những con tàu mất ăn, mất ngủ. Trời cho anh có hai bàn tay vàng, thợ nguội bậc 7, nên anh có thể làm những con tàu anh thích bằng đôi bàn tay thợ khéo léo với phương pháp thủ công của mình. Chỉ với chiếc mỏ hàn , kéo, kìm, búa với những nguyên liệu đơn giản: tôn, thiếc, nhựa, dây điện… anh đ• làm nên những con tàu giống hệt những con tàu thực đ• chạy cách đây hàng trăm năm với tỷ lệ nhỏ hơn.
Con tàu đầu tiên anh làm là con tàu của Pháp Êmẻraude vỏ gỗ, máy hơI nước tâu ở HảI Phòng nhân dịp kỷ niệm 100 năm ra dời. Ông Vương An Lợi đ• gợi ý anh làm, khi bắt tay làm không ai tin rằng anh có thể làm được con tàu giống hệt chính mô hình của nó chụp trên báo, ảnh. Ngày ấy anh còn ở Đằng Giang, tất cả vật tư, dụng cụ còn thiếu thốn, nhất là tiền mua tôn, mua các nguyên liệu làm tàu. Vậy mà chỉ sau 6 tháng, Phạm Xuân Trường đ• hoàn thành con tàu tuyệt vời đến nỗi khi ông Lợi phiên dịch mới đại diện hàng hải Pháp và h•ng tàu đến nhà xem. Họ đ• ngac nhiên, từ bất ngờ đến khâm phục. Họ nằn nì, thuyết phục anh để cho họ với giá 2000 USD. Đến là con tàu đầu tiên anh làm năm 2002
Bán con tàu đi, anh tiếc ngẩn ngơ. Vì thế khi đ• hoàn thành 4 tập thơ, trở thành Hội viên hội nhà văn hoá Việt Nam, có thời gian rỗi r•i anh quyết định đóng con tàu thứ 2 như con tàu trước. Lại những ngày đêm làm việc miệt mài, quên ăn, quên ngủ. Người anh gầy rộc đi, tóc bạc trắng. Có những ngày anh làm việc 12-14 giờ, làm mệt quá lăn ra ngủ, đêm thức dậy giờ nào nấu cơm ăn giờ đấy và lại lao vào làm việc. Một con tàu dài 1,2m – rộng 22cm 3 tầng với hàng trăm cửa sổ, cầu thang, boong tàu, , hàng trăm bộ bàn ghế trên boong… tất cả bé xíu, tinh vi đến mức khó tin. Có đến hàng nghìn mối hàn nho nhỏ… Thật kinh hoàng, nể phục trước sự kiên trì và tài hoa của Phạm Xuân Trường.
Ngày anh hoàn thành con tàu thứ 2, vợ chồng tôi và bạn bè lên chứng kiến, chụp ảnh cùng với con tàu. Đó thật là một tác phẩm nghệ thuật đặc biệt do nhà thơ Phạm Xuân Trường tạo ra đ• gây được ấn tượng “khủng” với người đến xem.
Có những người xem đặt vấn đề mua: người trả 30 triệu, người 40 triệu, cao nhất là 50 triệu… nhưng anh kiên quyết không bán mà sau này anh quyết định tặng cho nhà văn, nhà phản biện tư tưởng Nguyễn Trần Bạt vì hai người đọc, biết nhau qua tác phẩm đ• làm nên mối lương duyên kì ngộ, họ thât sự quí mến  nhau.
Còn lần này, Phạm xuân Trường quyết định đóng con tàu Titanic nhân kỷ niệm 100 năm thảm hoạ con tàu đắm, anh đ• mầy mò nhờ người tìm tư liệu ảnh trên mạng, trên các tạp chí kỹ thuật lấy số liệu mô phỏng bản vẽ kỹ thuật mất 8 năm. Tôi là người đ• chứng kiến từ lúc Phạm Xuân Trường có ý nghĩ manh nha làm con tàu Titanic và có lúc đ• can anh vì thấy nó mông lung quá về các con số, bản vẽ kỹ thuật với hàng nghìn chi tiết… Và một điều không dám nói ra với Trường, vì thấy sức khoẻ anh đâu còn được như những năm trước. Tôi đ• tận mắt nhìn anh kiệt sức nằm thở ngoi ngóp cả tuần chỉ uống sữa vinamilk. Anh đ• uống vài chục chén thuốc Bắc, rồi tiêm, châm cứu vì bệnh huyết áp, thận, tiểu đường… Rồi gẫy xương sườn, vẹo cổ, viêm khớp vai, khớp gối… đủ thứ bệnh tấn công Phạm Xuân Trường ,nhưng không gì đánh đổ được ý chí gang thép, tư tưởng tiến công của anh. Anh đ• chiến thắng tất cả bằng tác phẩm nghệ thuật đầy sáng tạo mô hình con tàu Titanic nhân dịp kỷ niệm 100 năm bị đắm. Một thành công làm nhiều người sững sờ, khâm phục.
Anh đ• gửi hồn vào những con tàu, chắp cánh ước mơ cho chúng trở lại đại dương bao la mang thông điệp nhân văn cao cả của tình người, tình bè bạn, tình yêu đất nước thuỷ chung son sắt. Sáng 15/4/2012 với sự trợ giúp của Cung Văn hoá Việt Tiệp và bạn bè, con tàu TITANIC sẽ được hạ thuỷ tại bể bơI .
Chúc mừng anh ,nhà thơ “Cỏ cháy” Phạm Xuân Trường với những con tàu mang thông điệp  cuả đại dương tình yêu con người tìm đến với nhau

HảI Phòng ngày 05/4/2012
ĐT 0944435036        N. L. K