Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

Chuyện về người lính tham gia chiến đấu giữ Thành Cổ Quảng Trị 1972 bây giờ mới kể

Ánh Tuyết
Chủ nhật ngày 15 tháng 4 năm 2012 9:16 PM

 Cuộc chiến tranh vệ quốc chống Mỹ cứu nước của dân tộc đã qua đi gần 40 năm. Đ• có  biết bao câu chuyện vô cùng cảm động về người lính Cụ Hồ. Những câu chuyện về cuộc chiến và những con người có mặt trong cuộc chiến tranh ấy đ• khai thác tối đa trên nhiều phương diện.Tôi đ• nghe những câu chuyện cảm động đến rơi nước mắt về sự hi sinh của người lính cho nền độc lập của tổ quốc. Và câu chuyện tôi kể lại cho các bạn nghe đây cũng  rất đặc biệt, chuyện  của  binh nhì Nguyễn Văn Thép Sư đoàn  bộ binh 320B, một người lính tham gia chiến đấu tại Thành cổ Quảng Trị – 1972.
 Khi ấy anh binh nhì Nguyễn Văn Thép mới ngoài 20 tuổi. Quê anh ở tỉnh Ninh Bình, anh là con trai duy nhất của một gia đình nông dân. Nguyễn Văn Thép vào bộ đội được ít ngày thì  sư đoàn của anh được điều vào mặt trận Quảng Trị chuẩn bị cho cuộc chiến đấu ác liệt nhất giữa ta và địch năm 1972.
 Đơn vị cho nghỉ vài ngày trước khi đi vào chiến trường,gia đình binh nhì Nguyễn Văn Thép đã  kịp cưới cho anh cô vợ trẻ măng,một thôn nữ xinh xắn đảm đang cũng mới chỉ vừa độ tuổi mười tám.Bố mẹ anh tính toán đ• rất kĩ, khẩn trương lấy vợ cho Thép,  làm sao họ có với nhau đứa con để nối dõi tông đường, có thế ông bà mới yên tâm để Thép vào chiến trường mà ông bà không cảm thấy có lỗi với tổ tiên. Chết nỗi cưới xong chỉ được ở với vợ một đêm là đ• Thép đ• phải vội vàng theo đơn vị hành quân ngay vào Quảng Trị,quân lệnh như sơn làm sao anh có thể trì ho•n.Bố mẹ anh chàng binh nhì vừa hối hả lo cho đám cưới cho con, giờ lại cuống lên vì vợ chồng Thép nào đ• có thời gian gần gũi  để kịp cho gia tộc ông bà một đứa cháu đích tôn… Ông bố của Thép hiểu rất rõ mức độ nguy hiểm chuyến vào mặt trận Quảng Trị của con trai mình.Ông đ• từng trải ,ông rất hiểu sự khốc liệt của chiến tranh. Sau một đêm gần như mất ngủ,sáng hôm Thép trả ngũ, Thép đ• thấy bố anh hành lý gọn gàng,ông nói như đinh đóng cột :
 - Bố và vợ anh cùng đi theo tiễn anh vào trong ấy. Bao giờ đến mặt trận bố con tôi sẽ quay về. Nhiệm vụ của anh chị là phải cho chúng tôi một thằng cháu nội rồi muốn đi đâu thì đi!..
 Thế là mặc cho sự phản đối quyết liệt của Thép, bố anh dẫn cô con dâu mới nhất quyết đi theo đơn vị của anh vào Quảng Trị. Biết được sự kiện này Ban chỉ huy sư đoàn kiên quyết không chấp nhận. Lịch sử hành quân của bộ đội trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước chưa có trường hợp nào đặc biệt thế này.Trước hết là nguyên tắc giữ bí mật hành quân của bộ đội thời chiến,điều này được coi như một thứ kỉ luật thép mà tất cả mọi người phải nhất răm rắp tuân theo.Thứ hai,đó là một chuyện cực kì nhạy cảm.Cả  sư đoàn đang đi vào một khu vực vô cùng ác liệt,cái sống và chết chỉ trong gang tấc với một khí thế rất vững vàng,thế mà lại lẵng nhẵng thêm hai vị khách không mời, điều này hưởng đến tinh thần của chiến sỹ ra sao thì các đồng chí l•nh đạo đ• tiên lượng được. Lại còn việc giữ nghiêm kỉ luật quân đội, vấn đề trách nhiệm lớn nếu cấp trên biết được.Tất cả những điều đó đ• được đồng chí chỉ huy trưởng hết lời giải thích cho ông bố Thép hiểu và bằng lòng rút lui  ý định đưa cô con dâu trẻ đi theo đơn vị . Nhưng ban chỉ huy sư đoàn 320B đã không tài nào thuyết phục nổi người cha  ngang bướng đáo để đó. Ông ta khăng khăng xin cùng con dâu đi theo đơn vị vào Quảng trị bởi một lý do không dễ gì bác bỏ :
Ông không ngăn cản người con trai duy nhất của ông ra mặt trận,nhưng phải cho vợ chồng nó có cơ hội gần nhau để gia đình ông có được đứa cháu nối dõi tông đường, mà đây rất có thể là cơ hội cuối cùng… Ông thuyết phục năn nỉ suốt hàng tiếng đồng hồ. Ông hứa rằng,đến gần mặt trận Quảng Trị ông sẽ lập tức đưa con dâu trở về. Ông cũng mong các cấp chỉ huy tạo điều kiện cho nguyện ước của gia đình ông được chấp thuận.Ông cam đoan  bố con ông sẽ không làm phiền gì cho bộ đội ,thậm chí có thể làm giúp bộ đội được việc gì ông và con dâu cũng sẵn lòng.Chỉ xin tối đến các anh cho vợ chồng nó được ngủ với nhau…Nó vừa cưới xong là lên đường ngay,vợ chồng đ• kịp bén hơi nhau đâu? Nhìn vào nét mặt khẩn thiết,thái độ khăng khăng nhất định không chịu lùi bước của người cha chiến sỹ, những người chỉ huy dường như đ• hiểu cả …
  Một cuộc hội ý khẩn cấp  diễn ra và ban chỉ huy đơn vị của binh nhì Nguyễn Văn Thép đ• nhất trí để bố và người vợ trẻ của binh nhì Nguyễn Văn Thép cùng hành quân vào chiến trường Quảng Trị.
 Ông bố phấn khởi ra mặt, đ• nhanh chóng trở thành một thành viên của đơn vị,ông cũng giúp bộ đội những công việc có thể,vừa đi ông vừa pha trò tếu táo động viên các chiến sỹ khiến mọi người đều yêu cái nết của ông. Còn cô vợ trẻ,lúc đầu thì xấu hổ bẽn lẽn  nhưng trước sự chân tình gần gũi và cảm thông với hoàn cảnh vợ chồng cô của những người lính,cô cũng dạn dần và sự có mặt của cô đ• đem lại niềm vui cho những người lính đang đi vào nơi cảm tử. Đêm đến,không ai bảo ai,tất cả những người lính của đơn vị đều tìm cách dành cho đôi vợ chồng Thép một góc riêng để họ có thể toàn tâm toàn ý cho nhau. Nhiều người đ• dành phần gác hộ cho Thép để anh có nhiều thời gian dành cho vợ.Ai cũng hiểu,Thép đang sống một thời gian hạnh phúc nhất,anh có tuần trăng mật độc đáo nhất mà chỉ người lính Việt Nam trong chiến tranh vệ quốc mới có được. Tối tối,anh lại nhận được những lời trêu đùa thân ái của đồng đội  - Cố gắng hoàn thành thật tốt nhiệm vụ nhé! Nhất định không được để bố và vợ cậu thất vọng đâu đấy!
 Cứ thế cả chặng đường dài từ Ninh Bình vào Quảng Trị, đơn vị lúc đi bộ,khi được ngồi ô tô, khi no khi đói, khi hành quân ban đêm, lúc ban ngày, ông bố và vợ của binh nhì Nguyễn Văn Thép đ• cùng chia sẻ mọi gian nan vất vả với những người lính Sư đoàn  bộ binh 320B được tới huyện Quảng Ninh – Quảng Bình. Phía bên kia không xa nữa là thành cổ Quảng Trị, nơi sắp xảy ra cuộc đối đầu vô cùng khốc liệt giữa bộ đội chủ lực của ta và bọn Mỹ Ngụy. Giữ lời hứa,bố và vợ binh nhì Nguyễn Văn Thép bịn rịn chia tay anh và những người  đồng đội  thân yêu  của con trai  họ để trở lại quê hương.Ông bố ôm từng chiến sỹ đ• hơn chục ngày trời gắn bó với gia đình bé nhỏ của ông,đ• tạo mọi điều kiện tốt nhất để con trai và con dâu ông được hạnh phúc và làm nhiệm vụ thiêng liêng đối với gia tộc của ông.Ông cố nuốt những giọt nước mặt mặn chát vào trong lòng,thương con trai,con dâu,thương vô cùng những người đồng đội của con…phía trước họ là một cuộc chiến đấu cam go,là cái sống và cái chết chỉ trong tấc gang…Cả đơn vị cũng không ai cầm được nước mắt khi nhìn theo bóng cha con ông khuất dần…Ai cũng thầm cầu mong vợ chồng anh Thép sẽ hoàn thành nhiệm vụ cao cả đối với gia tộc, không làm thất vọng người cha yêu nước, hết lòng yêu con và đầy trách nhiệm với tổ quốc và gia đình.Họ thầm hứa quyết tâm sẽ chiến đấu đến cùng để xứng với niềm tin yêu của nhân dân,tổ quốc.
 Trong cuộc chiến đấu vô cùng anh dũng với bọn Mỹ Ngụy ở Quảng Trị Nguyễn Văn Thép và  đồng đội của anh đ• không làm phụ lòng tin yêu của nhân dân.Tuy nhiên,Thép và rất nhiều đồng đội của anh đ• m•i m•i nằm lại thành cổ Quảng Trị. Họ đ• hi sinh cao cả để giữ từng tấc đất của tổ quốc. Anh Thép không kịp biết mình có hoàn thành nhiệm vụ đối với gia tộc bé nhỏ của mình!
 Chiến tranh lùi xa đ• tròn 40 năm…Những người lính chiến đấu tại Quảng Trị năm ấy còn sống trở về giờ râu tóc đ• điểm sương.Nhưng những kỉ niệm về một thời hào hùng gian khổ hi sinh thì còn vẹn nguyên trong trái tim họ.
 Tôi nghe câu chuyện trên qua người cựu chiến binh sư đoàn 320B Phạm Xuân Nghinh hiện đang sinh sống ở x• Đông Hoàng Đông Hưng Thái Bình trong những ngày đầu tháng 4/2012 lịch sử. Chỉ tiếc một điều,anh không biết thêm gì về gia đình của liệt sỹ Nguyễn Văn Thép. Anh cũng không có thông tin gì thêm về chuyến đưa cô con dâu trẻ theo đơn vị hành quân vào chiến trường Quảng Trị có đem lại kết quả như ông bố Thép mong muốn,bởi Nghinh thoát chết là một điều kì diệu, và cuộc sống mưu sinh đ• khiến mấy chục năm qua anh không có cơ hội để tìm lại những nhân chứng xưa. Nhưng tôi biết rằng trong tâm hồn người cựu chiến binh này,kỉ niệm về những ngày chiến đấu gian khổ ác liệt ấy và tình đồng đội của những  người lính chưa bao giờ phai nhạt trong trái tim anh.
 Không hiểu sao,tôi vẫn cứ tin  là đ• có một cu Thép con được sinh ra từ cuộc hành quân vào Quảng Trị năm 1972 ấy.Binh nhì Thép nhất định đ• kịp hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ với gia tộc mà ông bố anh đ• kì vọng vào anh,trước khi anh xung trận quyết liệt và hi sinh anh dũng tại Thành Cổ Quảng Trị năm 1972.
     
 Thái Bình ngày 8/4/2012