Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

Người đã dịch Pagnol, Zola, Homère ra tiếng Việt

Olivier PAGE
Chủ nhật ngày 15 tháng 4 năm 2012 9:35 PM

Thị trưởng Aubagne, thành phố quê hương của Marcel Pagnol, đã chào mừng ông như một nhà trí thức lớn của Việt Nam. Đó là năm 1991, nhân chuyến đi thăm nước Pháp lần đầu của ông Hoàng Hữu Đản, nhà viết kịch và là một dịch giả có tiếng của Việt Nam.

Lần đầu tiên, con người của xứ sở lúa nước đã nhìn thấy những cây ôliu, ngửi thấy mùi thơm cây oải hương và đan sâm, thả bước trên miền Provence văn vật đã bao lần hiện lên trong trí tưởng tượng của ông qua những năm dài  giấu mình trong căn phòng chật hẹp, leo lét ngọn đèn xanh ở cuối một con hẻm nhỏ thành phố Hồ Chí Minh. Đối với nhà trí thức nói tiếng Pháp thuộc thế hệ cũ ấy, việc khám phá ra Pagnol và quê hương ông quả là một điều vui kỳ diệu, khoảnh khắc lớn của cuộc đời mình. Ông hồi tưởng lại như một chuyến tham quan vườn địa đàng Eden hay một chuyến viễn du vào nơi tiền đình của điện thờ các bậc danh nhân.
Ở cái tuổi bát tuần, ông Đản có lẽ là dịch giả đã dịch nhiều tác phẩm văn học nước ngoài nhất của Việt Nam. Ông đã dịch từ tiếng Pháp sang tiếng Việt hàng chục cuốn sách của Corneille, Victor Hugo, Flauber, Zola, Pagnol, Malraux, và cũng đã  dự định  xuất bản  tác phẩm của Sartre nhưng không thể được vì lý do ý thức hệ hiện sinh chủ nghĩa của Sartre không phù hợp với đường lối chính trị của xã hội mà ông đang sống.
Ông Hoàng Hữu Đản hiểu biết văn hoá Pháp đến tận đầu ngón tay, và không phải chỉ nền văn minh Pháp mà cả nền văn minh Hy Lạp. Ông đã bỏ  bao nhiêu năm để dịch tác phẩm của Homère, Eschyle, Sophocle, Euripide, Aristophane ra tiếng Việt. Cái việc kiến tha mồi áy đòi hỏi ở ông một nghị lực của loài voi, một sức chịu đựng và vượt khó dường như vô tận.
Để hiểu được điều bí mật của con người đa văn hoá ấy, tôi đã tìm đến gõ cửa nhà ông cùng với Isabelle Albernhe, một trong những người hâm mộ ông, người Canada gốc Pháp, đang hoạt động  bằng mọi cách để làm cho mọi người  biết đến và thừa nhận con người tài năng ấy.
Con người có phong độ nhã nhặn tuyệt vời đó ưa cuộc sống kín đáo , khiêm tốn và không thích những gì  hào nhoáng của vinh quang. Trong con người ông, có một khía cạnh của  tu sĩ bénédictin, một người yêu nước sẵn sàng chịu đựng mọi hy sinh để đạt tới điểm cao của văn chương và dịch thuật, sẵn sàng chấp nhận cuộc ẩn mình trong bóng tối và trong quên lãng.
Một sứ mệnh nặng nhọc, dày công phu khổng lồ đó đòi hỏi không những  hàng núi kiến thức mà còn đòi hỏi một khả năng trí tuệ dồi dào.
Từ đâu mà ông có  được sự đam mê sâu sắc đối với các tác giả Hy Lạp và Pháp như vậy? Chính các cha dòng Franciscains đã vun đắp cho ông, từ năm 12 đến 18 tuổi, cái nền móng vững vàng cho sự phát triển giáo dục và văn hoá hoàn chỉnh trong ông . Ông kể: “ Cha tôi trước đây làm một chức quan nho nhỏ tại Huế, nơi tôi đã sống thời thơ ấu của tôi. Một người anh rể của tôi, là người công giáo, đã xin cho tôi vào học một trường trung học do các cha dòng Franciscains tổ chức và giảng dạy, ở Thanh Hoá, một tỉnh miền Bắc Trung bộ Việt Nam”.
Tại đây, giữa vùng đồng bằng, trong một ký túc xá  của ngôi trường có kỷ luật rất nghiêm, với những thày giáo là các tu sĩ mặc áo dài vải thô màu nâu, thắt dây lưng gai, chân đi dép như cái thời thánh Francois d’Assiso, ông Đản đã học được mọi thứ tốt đẹp của trí tuệ, ông học tiếng La tin, Hy Lạp, học nghệ thuật hùng biện, phương pháp nghiên cứu lý luận, những môn văn học và khoa học, tất cả cái gì là thật và đẹp. Ông đã học nhạc và kéo đàn violon rất hay. “ Tôi vô cùng biết ơn các cha dòng Franciscains - ông nói; chính họ đã giáo dục, rèn luyện tôi thành con người tôi ngày hôm nay”. Jean Lacouture có nói rằng “ Hồ Chí Minh là con người khắc khổ và lí tưởng như một tu sĩ Franciscains có đọc sách của Marx”. Ông Hoàng Hữu Đản là một tu sĩ Franciscains đã đọc Homère, Pagnol, do đó cuộc đời ông đã hoàn toàn biến đổi. Cái khiếu văn chương của ông đã nảy sinh chính tại trường học của các cha Franciscains Thanh Hoá ấy. Ngay từ lớp Đệ Tam, ông đã nghĩ chuyện dịch Iliade và Odyssée ra tiếng Việt. Ba mươi năm sau, ông đã thực hiện giấc mơ của mình.
Ông kể : “ Những năm 1940, khi tôi đang học lớp Đệ Nhị, trong lúc các cha vắng mặt vì phải nhập ngũ, tôi được chỉ định dạy thay các cha môn tiếng Latin và tiếng Hy Lạp cho lớp Đệ Tam, tôi đã dạy kết quả bảo đảm. Tôi là người công giáo rất mê nghiên cứu. Tôi đã viết được trên 200 trang phân tích, nghiên cứu cuốn Kinh Thánh thì bị các cha phát hiện và tịch thu mất, vì sợ tôi biến thành kẻ tà giáo hoặc thành một Luther mới chăng?”.
Hoàng Hữu Đản là một học sinh xuất sắc, có năng khiếu và có tài trong một thân hình gày còm, nước da mái và bộ quần áo màu sẫm. Học xong trung học, vừa bước vào tuổi thanh niên, ông đã dấn thân vào nghề dạy học. Ông dạy tiếng Pháp và lịch sử tại các trường Quảng  Bình và Hà Tĩnh, là hai tỉnh nghèo của miền Trung bộ Việt Nam. Sự nghiệp giáo dục của mình, ông đã hoàn thành như một  tu sĩ truyền giáo, nhằm phục vụ trí tuệ, nâng cao tri thức.
Năm 1939, đã có lúc ông bị con đường tu hành hấp dẫn. Người ta định cho ông sang Pháp, đi Caen tiếp tục học đại chủng viện; nhưng mẹ ông không đồng ý, bà sợ gia đình mãi mãi mất đứa con trai bà cưng nhất nhà.
Hoàng Hữu Đản đã đi thi và đậu Tú tài, xây dựng được cuộc sống đường hoàng, ông làm việc tại  Toà sứ của Chính phủ bảo hộ tại Quảng Bình. Ông say mê văn học và năm 1942 bắt đầu lao vào sáng tác kịch, giữa lúc Nhật chiếm đóng Việt Nam. Đầu năm 1947, ông tham gia cuộc chiến tranh Đông Dương, trong hàng ngũ du kích Việt Minh vũ trang đánh Pháp. Ông bị bắt và may mắn thoát khỏi nhà tù và khôg bị giết nhờ biết nói giỏi tiếng Pháp. Quân Pháp cho ông ba ngày để suy nghĩ lựa chọn có trở về làm việc cho Pháp hay không; ông từ chối. Vậy là ông  bắt đầu một cuộc trốn chạy xuyên rừng ba ngày liền mới đến địa phận Hà Tĩnh và tham gia công tác cứu nước. Nhiều năm ẩn náu tại một địa phuương cách biệt, heo hút, ông phải tiếp tục dạy học  để sống , nuôi vợ và hai con nhỏ.
Năm 1954 , sau trận Điện Biên Phủ , ông làm hiệu trưởng một trường trung học nhỏ, xa chốn bom đạn. Vợ ông có gặp ông Bộ trưởng Bộ Giáo dục  và thuyết phục được ông Bộ trưởng cho chồng chuyển ra dạy học ở Bắc Giang. Ông Đản chưa bao giờ là đảng viên cộng sản mà chỉ là người trí thức yêu nước. Nếu ông là đảng viên công sản thì chắc chắn ông đã kết thúc sự nghiệp giáo dục của mình ở chức Bộ trưởng.
Như vậy đó, ông Đản đã trải qua nhiều biến cố lịch sử , qua hai cuộc chiến tranh Việt Nam, giống như một nhà tu hành khổ hạnh biết yêu nước, yêu non sông mình, quan tâm đến ngòi bút hơn đạn bom. Là một người yêu nước Pháp, yêu tiếng Pháp nhưng chống lại sự có mặt của thực dân Pháp ở Việt nam.  Ông Hoàng Hữu Đản đã vào định cư tại Sài Gòn (Thành phố Hồ Chí Minh) sau ngày thành phố này được giải phóng năm 1975. Như vậy, theo dòng năm tháng, cùng với chế độ chính trị ngày càng cởi mở, ông Hoàng Hữu Đản đã có thể theo đuổi nghề dịch thuật của mình và cho ra đời những bộ sách lớn, đáng quí nhất là những tác phẩm kinh điển của Hy Lạp và Pháp, mà vẫn từ chối danh vọng.” Tôi không thích làm một trí thức rởm lên mặt dạy đời trong khi thực chất mình còn dốt nát ”-  ông khẳng định như vậy.
Trong sự im lặng, tại phòng làm việc của một thày giáo, con người khiêm tốn có tâm hồn một tu sĩ Franciscain ấy luôn luôn đi đôi dép cao su cà tàng, nhân danh trí tuệ. Từ đôi mắt sáng ngời sâu thẳm của mình và thông qua sự nghiệp trước tác và dịch thuật của ông, ông đã tỏ ra ngang hàng với những bộ óc lớn nhất của văn học thế giới. Sự từng trải đáng kinh ngạc được thực hiện với tốc độ của loài sên trong tinh thần nhẫn nại của một tu sĩ ấy như đã cho phép ông trở về với cội rễ của chính mình, từ buổi bình minh của tuổi hoa niên, khi còn là một học sinh, ông đã mang ý định dịch Homère ra tiếng Việt. Sự đụng chạm và sự tàn bạo của chiến tranh đã không thể làm suy giảm chút nào sự đam mê bẩm sinh của ông..
Là một tâm hồn thấm đậm chủ nghiã nhân văn, ông Đản yêu tha thiết tất cả những gì làm cho con người tiếp cận với lòng chân thành, với sự thật, với lương tri. “ Tôi sống cuộc sống mà Chúa đã cho tôi, tôi trung thành với chính mình và với tình cảm của mình”. Nhũn nhặn, ít nói và khiêm tốn, ông không hề bất bình với số phận của mình bao giờ. Trong số các người cháu của mình, một cô là nghệ sĩ violon, một cô đang làm tiến sĩ văn chương, một anh là nhạc sĩ …ông chỉ tiếc một điều là không dạy cho con, cháu tiếng Pháp.
Cái gien họ Hoàng di truyền vào thế hệ con cháu. Ông Hoàng Hữu Đản, với tư cách người cha hiền và người ông có trách nhiệm, luôn luôn bộc lộ một tình yêu thương con cháu sâu sắc. “ Vì thương con cái , người ta có thể trở thành phản bội, điều đó có thể tha thứ được. Tôi không bao giờ có hành vi như thế, nhưng có thể thông cảm với một hành vi như thế, cũng như tôi sẵn sàng tha thứ những yếu đuối trong tình yêu giữa một người đàn ông với một người đàn bà”.
Đằng sau cái bề ngoài khắc khổ và trí thức của ông, ông Hoàng Hữu Đản vẫn chăm chút một mảnh vườn đầy chất thơ lãng mạn. Ông cũng có những tác phẩm về tình cảm riêng tư, thơ và kịch như vở Bí mật vườn Lệ Chi.
Nước Pháp nặng nghĩa tình đã tặng ông huân chương  Cành cọ Hàn lâm (Médaille de L’Ordre des Palmes Académiques). Kể ra, giá tặng ông một cành ôliu thì có lẽ hợp với người “ lực sĩ chạy Marathon văn học” ấy hơn. Cành ôliu thân thương của Marcel Pagnol và của xứ sở Provence chẳng phải từ thủa  khai thiên lập địa cho tới ngày nay vốn là biểu trưng của Hoà bình, thịnh vượng, của sức mạnh và của sự khen thưởng đó sao?
Ông Hữu Đản, ông là ai?
Cho phép tôi định nghiã Ông bằng một vài dòng để ghi vào trong cuốn sổ “Who’ s who” cá nhân của tôi:
“ Ông là một tu sĩ Franciscain yêu nước, xuất thân từ đồng ruộng và truyền thống ngàn đời của Việt Nam, một kẻ khiêm tốn đã làm nên những sự nghiệp lớn trong đời mình bằng cách chiến đấu cho Tổ quốc và cho văn chương: Ông là một nghệ sĩ đã đọc Homère sau khi say đắm Athéna, vị nữ thần có đôi mắt biếc xanh màu của lá cây ôliu…Kể cả những đấng tu hành cũng không làm sao cưỡng nổi sức mê li huyền diệu và quyến rũ của Nàng Thơ ”.
Olivier PAGE
Le guide du Routard
Email: olivie r@routard                                                         opaghe@yahoo.i                                                                               www.routard.com    Mob: 062 10.30 330
             Toàn văn, bản tiếng Pháp
            Traducteur de Pagnol, Zola et Homère en Vietnamien
Le maire d’ Aubagne, la ville natale de Marcel Pagnol, l’a salué comme un éminent intellectuel vietnamien. C’était en 1991, lors de la première visite en France de Hoang Huu Dan, célèbre dramaturge octogénaire et un des plus grands traducteurs vietnamiens.
 Pour la première fois, l’homme des rizères a vu des oliviers, senti l’odeur de la lavande et de la sauge, arpenté cette Provence littéraire qu’il avait tant imaginée, enfermé pendant des années dans son bureau éclairé par un petite lampe, au fond du ruelle d’Ho Chi Minh Ville. Pour ce lettré francophone de l’ancienne génération, la découverte de Pagnol et de sa ville natalle a été  un enchantement , un des grands moments de sa vie. Il s’en souvient comme d’une visite au jardin d’Eden  ou une incursion dans le vestibule du Panthéon des grands hommes.
 A plus de quatre-vingt ans, monsieur Dan est probablement  le traductuer d’oeuvres étrangères le plus productif du Viet Nam. Il a traduit du francais  en vietnamien des dizaines de livres, Corneille, Victor Hugo, Flaubert, Zola, Pagnol, Malraux et même tenter de publier une traduction de Sartre, mais celle-ci fut rendue impossible pour des raisons idéologiques; l’existentialisme de Sartre n’était pas conforme avec la ligne communiste du régime…
Monsieur Dan connait la culture francais sur le bout des doigts, et non seulement la civilisation francais mais la civilisation grecque. Il a passé des années à traduire les oeuvres d’Homère, Eschyle, Sophocle, Euripide, Aristophane, en vietnamien ! Ce travail de fourmi lui a demandé une énergie d’éléphant, et une endurance hors pair.
 Pour connaitre la secret de cet homme habité par plusiers cultures, je suis allé frapper à sa porte accompagné d’Isabelle Albernhe, une de ses admiratrices franco-canadienne qui se démène bec et ongle pour le faire connaitre et reconnaitre.
Cet homme aux manières délicieuses aime la discrétion et n’apprécie guère d’être éclairé par les lampadaires de la célébrité. Il y a un côté bénédictin en lui, un patriote de l’esprit prêt à tous les sacrifices pour atteindre la perfection de l’écriture et de la traduction, quitte à rester dans l’obscurité. Une tâche rude, laborieuse, titanesque, qui demande non seulement des montagnes de connaissances mais aussi une capicité mentale exceptionnelle.
 D’où lui vient cette passion pour les auteurs grecs et francais ? Ce sont les père franciscains qui lui ont donné entre douze et dix-huit ans la base de son éducation et de sa culture. “Mon père était un petit mandarin de la cour de Hué où j’ai passé mon enfance. Un beau-frère catholique m’avait fait entrer dans un collège religieux  tenu par des Franciscains, à Thanh Hoa dans le Nord du pays”.
Là-bas dans les rizières du Nord, dans un pensionnat à la discipline sévère, où les pères enseignaient en bure de toile marron, la taille ceinturée par une corde, les pieds nus dans des sandales comme du temps de Saint Francois d’Assise, Huu Dan a tout appris des choses de l’esprit, le latin, le grec, la rhétorique, la dissertation, les matières littéraires et scientifiques, tout ce qui est vrait et beau. Il a appris aussi à jouer du violon. Par conséquent, il n’a que de la reconnaissance pour les Franciscains, je leur dois tout, dit-il, ou presque tout de ce que je suis aujourd’hui. Jean Lacouture disait de Ho Chi Minh qu’il était ascétique et idéaliste comme un moine franciscain qui aurait lu  Marx. Monsieur Huu Dan est un moine franciscain qui a lu Homère et Pagnol, sa vie en a été  définitivement transformée. Sa vocation littéraire est née chez les Franciscains de Thanh Hoa. Dès la classe de troisième, il songeait déjà à traduire l’Iliade et l’Odyssée en vietnamien. Il réalisera son rêve trente ans plus tard, après 1970.
“Quand j’étais en classe de seconde dans les années quarante, les pères s’étant absentés on me demanda d’enseigner le latin et le grec aux élèves de 3ème …Je l’ai fait avec succès. J’étais catholique et féru d’exégèse au point d’avoir écrit au collège une somme de deux cents pages sur l’analyse de la Bible. Les pères me confisquèrent mon travail craignant que je devienne un hérétique ou un nouveau Luther” poursuit-il.
L’élève Huu Dan était un brillant sujet, doué et précoce, maigre échalas au teint blême dans son costume sombre. Après ses études, encore jeune homme, il devient professeur et enseigne le francaise et l’histoire à Quang Binh et Ha Tinh, de pauvres provinces du centre du pays. Sa carrière, il l’a conduite comme un sacerdoce  au service du savoir et de la connaissance.
En 1939, il avait été tenté par la vie religieuse, il devait se rendre  à Caen pour continuer ses études au grand seminaire. Sa mère avait refusé, par crainte de voir son enfant s’éloigner pour toujours de la maison. Huu Dan passe des concours  et pour mieux gagner sa vie, travaille comme secrétaire de résidence du protectorat à Quang Binh. Il aime la littérature, et se lance en 1942 dans l’écriture de pièces de théâtre, en pleine occupation japonaise du Viet Nam. Début 1947, il est rattrapé par la guerre d’Indochine, et entre dans les rangs des maquisards du Viet Minh en lutte armée contre la présence francaise. Il échappe à l’enfermement et peut-être à la mort quand, capturé un jour par des soldats francais, il parvient à se sauver grâce à sa francophonie. Les soldats lui donnent alors trois jours pour s’enfuir, à moins qu’il accepte de se rallier à la cause francaise. Il refuse. Il marche, court, cavale, pendant trois jours dans les montagnes, et arrive exténué dans la région de Ha Tinh où il se présente comme un patriote vietnamien. Il se cache pendant plusieurs années dans cette région isolée, où pour survivre et nourrir ses deux enfants, il continue d’enseigner.
En 1954, lors de la bataille Dien Bien Phu, il dirige un petit collège, loin du fracas des bombes. Sa femme intervient en sa faveur  auprès du ministre de l’Education du nouveau régime communiste du Nord Viet Nam, et elle obtient à force de persuasion qu’il soit nommé à Bac Giang. Huu  Dan n’a jamais été communiste, mais patriote. S’il avait été membre du parti, il aurait probablement fini sa carrière comme ministre…
Ainsi a-t-il traversé soubresauts de l’histoire, survécu aux deux guerres du Viet Nam, tel un ascète patriote plus intéressé par la plume que par les canons. Francophil, francophone, mais opposé à la présence coloniale francaise au Viet Nam, Huu Dan est venu s’installer à Saigon (Ho Chi Minh Ville) après la libération de cette ville en 1975 par les forces communistes du Nord. Ainsi au fil des ans, à mesure que le régime s’est assoupli, il a pu exercer son métier de traducteur et s’épanouir dans la traduction des classiques grecs et des auteurs francais, tout en refusant les honneurs. “ Je n’aime pas le pédantisme qui se fait intellectuel et qui veut commander  les autres alors que le pédant est un ignorant”, affirme-t-il.
Pendant des années, à l’ombre des gloires et des triomphes, dans le silence de sa chambre d’enseignant, ce modeste de l’âme de franciscain a porté les sandales de caoutchouc du dépouillement, au nom de l’esprit. De ses yeux pétillants et scrutateurs, il s’est mesuré à travers les livres aux plus grands esprits universels de la littérature. Cette expérience étonnante faite  à la vitesse de l’escargot dans un esprit de patience monacale lui a permis semble-t-il de revenir à la source de lui-même, à l’aube de l’adolescence, quand à l’âge des collégiens il revait de traduir Homère en vietnamien. Les contingences et la violence des guerres ne l’ont pas vraiment détourné de sa passion originelle.
Esprit humaniste, Huu Dan chérit tout ce qui rapproche l’homme de la sincérité, de la vérité, du bon sens. “ Je vis la vie que Dieu me donne, je reste fidèle à moi-même et à mes sentiments”. Modeste, réservé et humble, il n’est pas mécontent de sa destinée. Sur ses petits-enfants, une petite-fille est devenu violoniste, une autre docteur en littérature et un compositeur. Le grand-père heureux ne regrette qu’une seule chose: il n’a pas pu transmettre la langue francaise à sa descendance.
Tout s’hérite quand même par le cerveau dans la famille Hoang, et rien ne se perd. Huu Dan, en bon père et en patriarche attentif, manifeste la plus grande affection pour les siens.”On peut trahir pour l’amour de ses enfants, c’est pardonnable. Je ne le ferai jamais mais je peux le comprendre, de même que je pardonne la faiblesse en amour, entre un homme et une femme”.
 Derrière son apparence ascétique et intellectuelle, Huu Dan entretient un jardin intérieur, poétique et sentimental. Il a aussi écrit des oeuvres personnelles comme une pièce de théâtre intitulée “ Le Secret du Jardin des Letchis”.
 Il a recu de la France reconnaissance la médaille de l’ordre des Palmes académiques. C’est pourtant une branche d’olivier qu’il aurait été préférable de remettre à ce marathonien des lettres. L’olivier cher à Marcel Pagnol et à la Provence, n’est-il pas depuis l’origine du monde l’arbre symbole de paix, de fécondité, de force et de récompense?
Monsieur Huu Dan ? Qui êtes-vous ? Permettez-moi de vous définir en quelques lignes pour mon petit Who’s who personnel. 
“Vous êtes un franciscain patriote issu des rizières et de la tradition millénaire du Viet Nam, un modeste qui a fait de grandes choses dans sa vie, en combattant pour son pays et la littérature, vous êtes un artiste qui a lu Homère après être tombé amoureux d’Athena, la déesse aux yeux gris-vert, la couleur des feuilles d’olivier… Même les moines ne résistent pas au charme envoutant de la Muse”.

Olivier Page
Le Guide du Routard
122 Rue du Moulin des Prés
75013- Paris
 Tel (00+33) 01.46424451
           Mob: 062 10.30 330
                                   
Email: olivier@routard.com                                                         opage@yahoo.fr                                                                              
www.routard.com