Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

Mùa xuân với đền Hai Bà Trưng

Nguyễn Bá Cự
Thứ hai ngày 26 tháng 3 năm 2012 9:47 PM
MÙA XUÂN VỚI ĐỀN HAI BÀ TRƯNG

Cứ mỗi độ vào xuân, lòng người lại xốn xang trở về một thủa với những kỷ niệm đẹp quãng đời đã đi qua .Rạo rực với bao dự định tốt lành cho năm tới cùng thầm thĩ lời cầu nguyện… từng dòng người nườm nượp đổ về những chốn linh thiêng, du lịch tâm linh, nhất là nơi di tích văn hoá-lịch sử. Chỉ riêng Hà Nội đã có hơn trăm điểm du lịch văn hoá- lịch sử, danh lam thắng cảnh. Những địa chỉ đó thường nằm ở vùng Hà Tây (cũ) đến 85%, chứ chưa nói tới các lẽ hội của các làng, xã . Nói tới điều này các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hoá thường chen nỗi băn khoăn, nỗi buồn khi tác dụng khai thác lịch sử, văn hoá cho mỗi địa danh chưa được các cấp quản lý,lãnh đạo chú trọng. Làm gì cho du khách hiểu biết, trân trọng phần giá trị lịch sử, văn hoá nơi mình đến. Thường chỉ chú trọng khai thác về phần kinh tế là chính. Khi đã chấp nhận “xôi thịt” thì ắt phải có ruồi nhặng.
Tôi từng suy tư điều ấy khi tới những điểm du lịch lịch sử-văn hoá . Thường du khách mang tới lễ hội đó tâm lý tâm linh nặng hơn. Mỗi năm đến với lễ hội đền Hai Bà Trưng (ở xã Hát Môn-Phúc Thọ-Hà Nội) Lòng tôi như thanh thản hơn, không phải vì “cục bộ” địa phương mà tôi khen lấy quê hương, đúng, sai cần phải rạch ròi . Đền Hai bà Trưng tại Hát Môn, địa lý xưa nằm trong vùng đất cổ của xứ Đoài, yên ả giữa những cánh đồng quê, vùng làng bên đầu nguồn sông Đáy (đoạn này thường gọi là sông Hát ) xa cách với chốn thị thành, giao thông khó khăn. Dù nhiều năm qua Hà Tây (cũ) cũng như Hà Nội và UBND huyện Phúc Thọ đã đầu tư xây dựng các tuyến đường giao thông liên xã, liên huyện như tuyến từ Hát Môn đi cầu bảy nối với quốc lộ 32…nhằm tạo điều kiện cho du khách về với khu di tích lịch sử đền Hai Bà được thuận lợi. hàng năm ,nhất là từ đầu tháng 3 (âm lịch) tới tới mồng 6/3 chính tiệc có hàng ngàn du khách từ khắp mọi miền tụ về đền hai Bà tại Hát Môn dâng hương tưởng niệm. Ngoài sự thành kính đối với hai Nữ Vương người phụ nữ đầu tiên của người Việt trong lịch sử chống giặc ngoại xâm. Thủa ấy năm 40 trước công nguyên, căm thù giặc Nam Hán hống hách, tàn bạo xâm chiếm đất nước. Đứng trước cảnh nước mất ,nhà tan. Thù nhà nợ nước, căm thù giặc đã tiếp cho hai chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị lòng quả cảm phải đánh quân Nam Hán. Cái thủa còn bao điều cho hậu thế nhìn lại. đó là sự nghèo nàn ,lạc hậu, u mê của người dân quận Giao Chỉ…(theo giáo sư sử học trần Quốc Vượng, Lê Văn Lan…trong một cuộc hội thảo khoa học về Hai Bà trưng do sở văn hoá thông tin Hà Tây chủ trì tại hát Môn năm 1995 ,thời ấy còn chưa có chữ viết) . Thế mà hai người phụ nữ ấy đã chọn ngày tháng, địa điểm dấy binh, khao quân bên bờ sông Hát (Hát Môn ngày nay)  
 
LẠI ĐẾN CỠI TRÂU ĐI HỌP

Nói đến phương tiện đi lại khi đất Nước phát triển, nhất là đối với người dân nói chung, người dân nghèo nói riêng. Nói đến chiếc xe gắn máy là hạnh phúc rồi , dù là chiếc xe tàu. Còn nói đến xe ô tô riêng ( xe con loại sang) phải là người giàu có bổng lộc nhiều, tới thương nhân , ít người có xe con loại xịn lắm, nếu chỉ làm công ăn lương chả mơ…Đến thời gian này lại là chuyện phiền toái cho mọi người, kể cả anh nghèo có xe máy tàu. Nơm nớp bị phạt, nếu khỏi phạt thì phải  “xin” quẹo xương lưỡi may ra.
Hãy khoan nói tới xe máy. Nói đến thời kỳ thập kỷ đầu 90 thì các ông có quyền chức sắm ô tô con loại sang vài trăm triệu. Nhà thơ Ngũ Liên Tùng thời đó có bài thơ châm, đại ý bài thơ đó tôi nhớ ông mượn lời người dân tộc bảo rằng cái cán bộ nó cỡi 1000 con trâu (tính tiền trâu quy ra tiền xe thời đó). Mọi người mừng khi nè kinh tế nước nhà phát triển nhờ mở cửa. Thế rồi người giàu có mua ôtô , xe máy xịn, anh nghèo cố mua cái xe cà tàng đi cho nhanh hơn xe đạp. mặc dù chiếc xe nói chung phải gánh nhiều thứ thuế è cổ. Thế rồi các nhà hoạch định kinh tế tính phí giao thông vào xăng, “cháu” chịu, xăng phọt lên cao  “cháu” chịu. Thế rồi hiện nay ông Đinh La Thăng bộ trưởng bộ giao thông lại nghĩ ra cách ngăn cấm các loại xe nhằm giảm ách tắc giao thông, và hiện nay bộ giao thông đang trình quốc hội, trình thủ tướng bằng cách hoạn dân là thuế xe máy, xe ô tô hàng năm. Xin thưa các vị lãnh đạo đảng, nhà nước : Dân ta vẫn nhớ bài học căm thù đế quốc phong kiến trăm thứ thuế đổ đầu dân. Hiện nay người dân tính có 1 sào đất canh tác cũng có đến trăm thứ đóng góp từ thôn ,tới xã ,cách gọi thì được biến tấu ngôn ngữ đi cho khác hơn thôi. Khổ lắm người dân có bệnh không dám đi chữa, tiền đâu ra. Nếu các quan vi hành ,quan trung ương xuống nghe tỉnh báo cáo, quan tỉnh xuống huyện báo cáo, huyện xuống xã báo cáo…thưa hay tuốt. Anh nào dám bảo dân quê tôi nghèo chiếm tỉ lệ cao,? bị mất chức, bị khiển ngay…Bệnh thành tích trở thành căn bệnh trầm kha. Vậy cấm xe bằng cách nâng thuế lên thì giải quyết công việc, đi làm ăn ra sao, trừ mấy ông có tiêu chuẩn xe nhà nước đi làm đúng giờ thôi ư?
Chỉ nói đến phiền toái kiểm tra bằng lái xe mô tô, cấm đèo 3 người. Điều đó ai cũng khẳng định rằng vì sự an toàn tính mạng con người. Sau nó là hệ luỵ tiêu cực của “van xin” tế nhị, của làm bằng lái giả…Chả thế người dân tộc vùng cao có chuyện thật như bịa . Ấy là lần đó tổ kiểm soát giao thông của công an huyện miền núi đang thực thi nhiệm vụ, thấy có người điều khiển xe máy đèo hai người đằng sau. Cảnh sát giao thông ra hiệu lệnh tuýt còi dừng xe kiểm tra bằng lái, và xử lý vi phạm đèo 3. Các bác dân tộc ta xuống mắng cho một trân tơi bời : “ Cái cán bộ công an láo lếu, không thấy xe tao đèo người chật rồi à mà còn “ vẫy” đi nhờ. Cán bộ công an giải thích về sự vi phạm luật giao thông đường bộ thì mấy ông dân tộc cười phớ lớ bảo rằng : “ cái mình không biết bằng là gì đâu, cứ ngồi lên nổ máy phi không ngã là được rồi, còn cái việc bảo đèo 3 thì ba cái mình đứa bán trâu, thằng bán lơn, thằng bán gà mua chung thì chúng tao phải đi chung chứ”.  Đành giải thích cho họ rồi cũng chịu cái lý của người dân tộc . Vừa qua tôilại đi cái huyện miền núi đó nhằm phóng cái sinh sự về người vùng cao. Gặp lại mấy bác dân tộc quen đó thấy đang tập cỡi trâu. Tôi bèn hỏi “ Sao các bác lại dở chứng đi tập cỡi trâu , thiếu gì phương tiện đi lại” các bác ta cười ngất bảo “ cái nhà văn, nhà báo chả biết gì à, dân bản chúng tao bây giờ luyện tập cỡi trâu để đi ra tỉnh mà. Hôm qua có mấy người cỡi trâu ra tỉnh hỏi về chuyện đất đai . khổ quá đi xe máy bị phạt mà nghe cái bộ trưởng Thăng nó nói đề nghị thu thuế xe hàng năm. Chúng tao chẳng có tiền đâu,tiền mua xăng vượt dốc đã chả đủ. Chả cỡi trâu đi à, mấy thằng cỡi trâu ra tỉnh không có chỗ buộc trâu, đi ở phố thì cái công an bảo ách tắc giao thông bị nhắc nhở chứ không phạt chúng tao được. Chưa có nghị định phạt trâu đi phố (!). Chúng tao đành phải cỡi trâu ra tỉnh thôi”. Nghe cái người Mèo họ nói có lý tôi chẳng biết nói sao.
Vậy thì chuyện cỡi trâu đi họp đối với cán bộ vùng cao, cán bộ địa phương “vùng thấp” cũng nên lắm chứ ,bộ giao thông chắc sẽ lại phải có thông tư liên ngành xử lý trâu thôi. Và chắc chắn thông tư liên ngành phải đưa thêm bộ tài nguyên môi trường vào cuộc.

19/3/2012
Nguyễn Bá Cự