Người dân cả nước, đặc biệt dân Thái Bình vẫn chăm chú theo dõi cách xử lý của Trung ương về vụ Tiên Lãng. Sự kiện Thái Bình năm 1997 chủ yếu là quan liêu, xa lánh dân, cấp xã có người “xà xẻo” quỹ công chỉ có 5 triệu đồng cũng bị kỷ luật. Không nghiêm trọng như vụ Tiên Lãng nhưng hơn 2000 người ở Thái Bình bị kỷ luật từ bí thư, chủ tịch tỉnh phải thôi chức,(ra khỏi trung ương ủy viên) 2/3 thường vụ tỉnh ủy chịu kỷ luật nặng. Có cán bộ xã phải bỏ quê hương vào Tây Nguyên làm lại cuộc đời mới. Hồi ấy, Bộ Chính trị cử ông Pham Thế Duyệt làm tổ trưởng quyết liệt vào cuộc để yên dân, thế mà bài học đắt giá năm xưa, ngày nay các vị ở TW lại không thuộc, cứ để Hải Phòng tự xử, kiểm điểm theo trách nhiệm tập thể!?.
Người dân cả nước chia sẻ, đồng tình và đánh giá cao các vị lão thành cách mạng, các tướng lĩnh, các nhà báo và lần này nổi trội lên là báo mạng, các trang blog lâu nay ít ai để ý (trừ hệ thống thông tin ở Hải Phòng và vài tờ báo mang danh “tiếng nói của nhân dân”) đã đồng loạt lên tiếng tạo sức ép lớn như “quả bom tấn” đánh thẳng vào thành trì bảo thủ “ác bá” mất lòng dân, của những cái đầu u muội làm cho đất nước “loạn trị” mà không biết cách “trị loạn”!
Có ý kiến cho rằng ông Vươn chịu hình phạt một thì những vị đứng đầu chính quyền Tiên Lãng và không ít vị lãnh đạo ở thành phố Hải phòng phải chịu tội mười và hơn nữa bởi chính họ đã ác, còn gieo mầm cho cái ác nẩy sinh và phát triển. Vậy nên, đây không phải Đảng của chúng ta, chính quyền đó không phải chính quyền của chúng ta. Chúng ta hữu khuynh trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng đường lối phát triển kinh tế xã hội,và trên phương diện lý luận chúng ta thiếu dũng cảm và duy ý chí. Đó cũng là cái mầm bất ổn, cai mầm sinh rối loạn, thậm chí đại loạn. Chúng ta để cái khái niệm sở hữu tòan dân bao trùm tất cả cơ sở lý luận,thành một thứ chủ nghĩa giáo điều cứng nhắc. Chính vì thế, hệ thống văn bản về luật đất đai cực kỳ rối rắm và khó hiểu (xem loạt bài trên báo Người Lao Động “Sửa luật đất đai theo hướng nào”)?. Đó chính là kẽ hở cho cái thứ “biến thái” lạm dụng.
Tôi rất tán thành ngay trong dịp này, Tạp chí Xây dựng Đảng đã mạnh dạn và thẳng thắn đưa bài “Không để đất đai trở thành cái mầm sinh ra bất ổn”. Đúng như vậy, trong vụ Tiên Lãng, nhà nông dân nghèo họ Đoàn lo nuôi trông thủy sản, nâng niu cái mầm thoát nghèo. Còn chính quyền Hải Phòng không những không coi đây là tấm gương lao động lấn biển để khuyến khích, động viên, trái lại còn vì lòng tham mà sinh ra cái mầm ác, cái mầm cường hào, ác bá. Mà xem ra trong vụ này thì không chỉ một cái mầm ác, mà đã lộ diện nhiều mầm ác có hệ thống từ xã lên thành phố. Thế thì nguy khốn cho dân. Nếu không nhanh chóng chặt cái mầm ác nứt nòi ra từ động cơ tham nhũng, suy thoái toàn diện này, thì rất nguy đến sự tồn vong của chế độ.
Mỗi khi nói đến thành phố hoa phượng đỏ Hải Phòng, tôi lại nhớ ngay trước cổng trường trung học phổ thông Lê Quý Đôn ở Thái Bình quê tôi, trong những năm tháng chiến tranh chống Mỹ cũng có cây phượng vĩ mỗi mùa hoa nở đỏ rực, đặc biệt năm 1966 khi chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ leo thang ra miền bắc, cây phượng vĩ trở thành chứng nhân của nhiều kỷ niệm. Mỗi lần bom Mỹ dội xuống, cây phượng vĩ lại rùng mình trút hoa đỏ xuống sân trường. Mỗi đứa nhặt 1 nhánh hoa ép vào quyển sổ nhỏ, cùng với những dòng bút lưu niệm của tuổi học trò một thời ngây ngô, trong trắng. Rất nhiều bạn bè của chúng tôi từ dưới gốc cây phượng vĩ đỏ này đã ra mặt trận, trong số đó, nhiều bạn cùng với cánh hoa phượng vĩ không quay trở về để lại trong lòng chúng tôi những niềm nhớ tiếc, xót thương.
Nhớ đất cảng Hải Phòng, nhớ nét đẹp riêng của thành phố hoa phượng đỏ từng đuợc mệnh danh trung dũng, kiên cường trong những năm tháng chiến tranh với không lực Hoa Kỳ. Nhớ các thế hệ lãnh đạo của Hải Phòng, người dân chắc chắn không thể quên hai ông có cùng tên là Thành. Bí thứ thành ủy Nguyễn Văn Thành đầy tai tiếng, sai lầm có hệ thống, mất uy tín, bao che cho cấp dưới dồn dân đến bước đuờng cùng với vụ tiếng súng “hoa cải” đã vang xa ra ngoài biên giới. May mắn thay, thành phố hoa phượng đỏ còn có ông Đoàn Duy Thành được mệnh danh là “Kim Ngọc của Hải Phòng” làm đến chức Phó Thủ tướng. Tôi rất tâm đắc ý kiến trả lời phóng vấn các nhà báo của cựu lãnh đạo Hải Phòng Đoàn Duy Thành Mời xem LINK:
http://www.youtube.com/watch?v=dDSZnk6DJi8&feature=player_embedded#%21 Lãnh đạo Hải Phòng, không thức thời, không tỉnh táo, nhất là mắc hội chứng LTD (loạn tư duy), không biết phân biệt đúng-sai, phải-trái trong vụ Tiên Lãng này, lòng tham làm mờ mắt thì đúng là “ngu hơn bò”. Vì thế, tôi lấy đầu đề bài viết này vừa rất thực trạng, lại có chất văn nghệ là “Bò nào mà chẳng có u”, xin chia sẻ cùng bạn đọc:
“Bò nào mà chẳng có u
Quan thành phố cảng còn ngu hơn bò
Việc công thì chẳng chịu lo
Có quyền, có chức giầu to ai bằng
Bò nào bò chẳng trắng răng
Quan thành phố cảng lăng xăng làm tiền
Đất đai vơ vét như điên
Đồ sơn, Tiên Lãng chẳng yên nơi nào
Kéo bè, kết cánh chia nhau
Đất đai tranh chấp nát nhầu chẳng tha
Đến khi mưu kế lộ ra
Bịt mồm dân chúng chẳng tha người nào
Phát ngôn thì rất tầm phào
Kéo bè cả lũ cùng nhau nói bừa
Lòng tham các vị có thừa
Long nhân các vị chỉ vừa lỗ trôn
Ngu nào lại có ngu hơn
Vì tiền nên cứ nổi cơn trơ lỳ
Bò ngu còn biết lối đi
Làm quan tham quá còn gì ngu hơn
Chửi cho rát mặt chẳng sờn
Ông nên từ chức khôn hồn nghỉ mau.”