Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

TỪ VỤ CƯỠNG CHẾ DẤT Ở TIÊN LÃNG

Nhà văn Cao Năm
Thứ sáu ngày 10 tháng 2 năm 2012 9:17 AM

Vụ cưỡng chế đất nuôi trồng thủy sản ở b•i cống Rộc, x• Vinh Quang, huyện Tiên l•ng, thành phố Hải Phòng, xảy ra ngày 5 tháng 1 năm 2012, nghĩa là gần ba tuần trước Tết Nguyên đán Nhâm Thìn. Nhưng dịp Tết tôi về  Tiên L•ng, đi đến đâu cũng nghe chuyện cưỡng chế đất của ông Đoàn Văn Vươn ở b•i Vinh Quang. Năm mới theo tục lệ người ta kiêng nói những điều không tốt đẹp cho mấy, nhưng đằng này những người tôi gặp dường như lại chẳng kiêng kỵ gì, cứ chân thành nói tuột nhận xét, suy nghĩ của mình về một việc “tày đình” vừa diễn ra trên mảnh đất từng được mệnh danh “anh dũng phá càn”, dẫu khi chuyện trò thỉnh thoảng tôi lại nghe tiếng ai đó nhắc, be bé cái mồm thôi, nhưng người nói chẳng những không be bé, mà có lúc lại còn cao giọng nữa là đằng khác. Vậy thì cái gì làm cho một việc mới nghe tưởng như “tội tày đình” vì đương sự dám “ngang nhiên” chống lại người thi hành công vụ, lại trở thành một sự kiện để từ đó dân tình bàn tán, suy luận nhiều đến vậy? Câu hỏi ấy cứ lởn vởn trong tôi lúc về Tiên L•ng, cho đến khi mấy ngày Tết qua đi, tôi ngồi viết những dòng này…
Tôi biết vùng đất b•i phía ngoài cống Rộc, thuộc x• Vinh Quang, cách huyện lỵ hơn chục ki-lô-mét, nằm ở cuối huyện Tiêng L•ng, nhìn thẳng ra cửa biển Đồ Sơn. Nơi đây, cùng với một vùng rộng mấy nghìn héc-ta nữa, trong tương lai là sân bay quốc tế lớn nhất phía Bắc nước ta. Nói “tương lai”, vì dự án mới được Chính phủ duyệt trên nguyên tắc, còn hàng loạt công việc nữa, có việc mới bắt đầu, có việc còn nằm trong dự định, mà lớn nhất là công cuộc quai đê lấn biển hàng mấy cây số, bao tháng nay mới ra đời được mỗi ban quản lý. Nói thế để bạn đọc có thể hình dung việc ủy ban nhân dân huyện Tiên L•ng cưỡng chế vùng đất b•i nuôi trồng thủy sản của gia đình ông Đoàn Văn Vươn, trên thực tế chưa phải là việc “không làm ngay không được”, vì dẫu có thu hồi “ngay tức thì” cũng chưa sử dụng ngay vào mục đích gì, ngoài việc lấy của người này cho người khác thuê; bởi một lẽ ai cũng biết là vùng này đ• được xác định để xây dựng sân bay quốc tế. Vậy sao lại vội thu hồi “ngay tức thì”, đến mức phải cưỡng chế khi năm cùng tháng tận, để gây ra cảnh đau lòng như thế? Thêm nữa, ai từng ở vùng đất này đều biết, đ• là nơi nuôi trồng thủy sản thì tất phải có thời gian, có khi một, hai tháng, có khi tới nửa năm mới thu hoạch xong tôm cá nuôi thả trong mấy chục héc-ta đất ven biển, chứ đâu có dễ, nói thu hồi là giao trả đất ngay được.
Còn điều này, có lẽ là nguyên nhân của mọi nguyên nhân, mà khi chuyện trò với những người tôi gặp dịp Tết vừa rồi ở Tiên L•ng lại càng thấy rõ là, vùng đất b•i nuôi trồng thủy sản của ông Vươn chỉ cách huyện lỵ hơn chục ki-lô-mét, ông Vươn quê x• Bắc Hưng, thuê vùng b•i thuộc x• Vinh Quang. Vậy ông Vươn là công dân có hộ tịch, hộ khẩu ở x• và huyện này rồi. ủy ban nhân dân huyện Tiên L•ng và hai x• Bắc Hưng, Vinh Quang hoàn toàn có thể mời ông đến công sở hoặc đến gặp trực tiếp ông Vươn để đối thoại, bàn bạc, trao đổi thẳng thắn, trung thực, có lý, có tình để cùng nhau tháo gỡ vướng mắc và tìm ra phương án có lợi cho cả đôi bên thì đẹp biết mấy, và dĩ nhiên là sẽ không có chuyện một công dân đang làm ăn lương thiện, bỗng dưng thành kẻ phạm tội “chống người thi hành công vụ”. Viết đến đây, tôi lại nhớ câu nói của Bác Hồ khi Người đến nói chuyện với lớp bồi dưỡng cán bộ cấp huyện ngày 18/1/1967: “Việc gì có quần chúng tham gia bàn bạc, khó mấy cũng trở nên dễ dàng và làm được tốt”. Người còn dạy: “Việc gì có lợi cho dân thì làm. Việc gì có hại cho dân thì phải tránh” (“Chính phủ là công bộc của dân”, ngày 19/9/1945). Tiếc thay, trong lúc toàn Đảng, toàn dân ta đang ra sức học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh thì lại có những người “quên” lời dạy của Bác Hồ, biết đó là việc không được lòng dân, vì dân đ• khiếu kiện lại nhiều lần, thậm chí “có hại cho dân”, dù là nhất thời, nhưng vì lợi ích nào đó mà chưa hẳn đ• là công minh vẫn cứ làm, không cần “quần chúng tham gia bàn bạc”, để công việc “khó mấy cũng trở nên dễ dàng và làm được tốt” như Bác Hồ dạy.
Từ vụ cưỡng chế đất nuôi trồng thủy sản của ông Đoàn Văn Vươn ở huyện Tiên L•ng, có thể rút ra một điều: quy chế dân chủ ở cơ sở ra đời đ• hàng chục năm nay, nhưng xem ra không ít cán bộ, đảng viên, những người có chức, có quyền, nhất là ở huyện, x• đ• quên hoặc cố tình quên cả những điều rất sơ đẳng. Lý do dẫn đến tình trạng đó chính là bệnh quan liêu, mệnh lệnh đang trở thành căn bệnh trầm kha ở không ít cán bộ, nhất là người có chức có quyền mà biểu hiện rõ nhất là xa rời dân, không muốn gặp dân, nghe dân, hỏi dân, đối thoại trực tiếp với dân, nếu không muốn nói là còn coi thường ý kiến, nguyện vọng của dân. Vì thế, có những việc nếu dân chủ bàn bạc với dân vẫn có cách giải quyết êm thấm, nhưng do quan liêu, mệnh lệnh nên dẫn đến những hậu quả khó lường./.