Trang chủ » Truyện

NÀNG TIÊN CÁ

Vương Trọng
Thứ sáu ngày 30 tháng 12 năm 2011 4:25 AM
 
          Tin ca sĩ Mỹ Nương mất tích làm sửng sốt cả con tàu Hải Âu. Thuỷ thủ trên tàu, diễn viên văn công, lính đảo chìm đang ngồi trên sàn tàu, cạnh những bát cháo cá nóng hổi vừa mới múc ra thì bỗng đứng hết dậy, chia nhau đi tìm mọi chốn, nhưng rồi tất cả đều trở về với vẻ mặt thất vọng: không thấy Mỵ Nương đâu. Trong phòng ngủ của Mỹ Nương, chiếc áo dài màu lông chim trả có gắn nhũ kim tuyến lấp lánh vẫn treo ngay ngắn trên móc. Chiếc áo này, cách đây vài tiếng đồng hồ, Mỹ Nương đ• mặc để hát bài Ngôi sao cô đơn, bài hát cuối cùng của cô trong chương trình phục vụ lính đảo biểu diễn trên sàn tàu. Khi bài hát kết thúc, một thuỷ thủ chạy lại tặng cô một chiếc vỏ ốc, thứ ốc nón quý hiếm phải lặn mò dưới mười hai thước nước, và xin phép được hôn cô thì cô không hề ngần ngại, dang đôi tay nồng nhiệt ôm hôn người lính biển trước hàng trăm cặp mắt chứng kiến và tiếng vỗ tay vang dội cả boong tàu. Chiếc vỏ ốc đó vẫn nằm trên nắp va li cùng những món quà của biển mang nhiều giá trị kỷ niệm của thuỷ thủ tặng cô trong những đêm đoàn dừng lại phục vụ. Qua cách sắp xếp, người ta có thể hiểu rằng, cô  hết sức nâng niu, coi trọng những món quà đó…
    Khi lục tìm mọi ngóc ngách đều vô vọng, không ai bảo ai, mọi người chạy lại sát thành tàu để nhìn xuống nước biển. Lúc này cũng như suột thời gian văn công biểu diễn, Hải Âu được buông neo một chỗ, dòng hải lưu chảy xiết làm cho người nhìn có cảm giác con tàu đang chạy. Thuyền trưởng hạ lệnh bật hết mọi đèn pha của tàu quét về mọi hướng rồi chiếu sâu vào trong lòng nước biển để quan sát, nhưng ngoài những con cá chuồn bơi chậm chạp, những con cá mực màu hồng vút chéo ngang như tên lửa, chẳng thấy được gì thêm.Theo dây neo của con tàu cũng  như nhận xét của các thuỷ thủ, biển chỗ này sâu trên 150 mét nước!
      Trưởng đoàn văn công như người mất hồn, cặp kính cận loá đèn, chạy xuống chạy lên, hết gặp người này lại gặp người khác, nói chưa hết câu lại bỏ đi, mặt cúi xuống boong tàu.Mỹ Nương là quân số do ông phụ trách, nhưng chính ông chỉ mới biết cô ngày đoàn sắp lên đường, vì đây là đoàn góp, diễn viên được chọn lựa từ hơn chục đoàn văn công trong cả nước để đi phục vụ chiến sĩ ở Trường Sa .Tài năng của các diễn viên, qua các cuộc biễu diễn, phần nào ông đ• nắm được, còn hoàn cảnh riêng của từng người, ông biết còn lơ mơ, có lúc nhầm chuyện của người này thành chuyện của người khác. Nhưng chuyện Mỹ Nương  có một cháu trai vừa mới cai sữa thì ông nhớ rõ, vì trong đoàn này có hai nữ diễn viên đ• có con, một cô diễn kịch nói lúc nào cũng tỏ vẻ nhớ nhà , còn Mỹ Nương thì ít nói chuyện nhà hơn chuyện  biển.
       Trước những ngọn đèn pha sáng hết cỡ, những người lính đảo chìm da đen, tóc đỏ túm tụm vào nhau. Hạnh phúc sao ngắn ngủi thế! Cách đây chưa đày một tiếng đồng hồ, trên boong tàu này, ban tổ chức đ• bố trí cho các anh ngồi chỗ tốt nhất để xem cho thật rõ. Suốt chương trình biểu diễn, tưởng như lúc nào bàn tay các anh cũng có thể giơ ra chạm tới tà áo diễn viên. Và các cô văn công khi xong mỗi tiết mục của mình không hề lui vào phòng hoá trang, mà ngồi cạnh các anh, hỏi han chuyện riêng tư, bàn tay mềm mại ấm áp của các cô còn nắm thật lâu những bàn tay lính thô ráp, đen đủi. Mỹ Nương hết sức tự nhiên, có khi cánh tay mịn màng của cô còn quàng vai các anh như bạn bè thân thiết.
      Vì mải mê xem các tiết mục văn nghệ, các anh, kể cả chàng trai được Mỹ Nương ôm hôn khi mang vỏ ốc tặng cũng không để ý việc cô rời khỏi sàn diễn , rời khỏi chỗ ngồi của khán giả đi đâu, để giờ đây đưa lại cái tin khủng khiếp:cô đ• mất tích! 
        Thuỷ thủ tàu Hải âu lo sợ không kém vì suốt buổi tối các anh ngồi câu cá cho bữa liên hoan sau đêm diễn, có lần cá cắn câu kéo lên chỉ được nguyên vẹn cái đầu, còn toàn thân con cá thu trên chục kí đ• bị cá mạp đớp ngang, dấu răng phẳng lì như dao cắt!
          Những bát cháo cá nguội lạnh không ai ngó ngàng tới, xếp thành những d•y dài.Trưởng đoàn văn công quay trở lại phòng Mỹ Nưong thấy mọi người đang chen chúc  hỏi han ca sĩ Ngọc Huệ, người được phân công ở cùg phòng với Mỹ Nương. Hải Âu là một con tàu hiện đại, các buồng ngủ đều rộng r•i, ngoài giường ra còn có bộ xa-lông tiếp khách, ngồi đàng hoàng được năm sáu người. Lúc này số người trong phòng tăng lên gần hai  chục,  máy điều hoà mở hết công suất vẫn cảm thấy ngột ngạt, nhưng mọi người vẫn lặng yên nghe Ngọc Huệ nói:
       -  Chị Mỹ Nương rất đa cảm. Có đêm em đang ngủ bỗng nghe chị ấy khóc thút thít . Em hỏi vì sao thì  chị ấy chỉ làm thinh, lắc đầu. Em nghĩ là chị ấy nhớ chồng nhớ con.Nhưng một lúc sau, chị ấy hỏi em:"có cách nào làm cho lính đảo bớt cô đơn không? "."Thì chính chúng ta ra biểu diễn với mục đích đó".Em nói thế chị ấy lại lắc đầu:"Mỗi năm văn công chỉ ra đảo có một chuyến, mỗi đảo chỉ được xem biểu diễn có một đêm  .Thế còn 364 đêm còn lại?"
   Bỗng có ai đó nói chen vào:
        -  Cô ấy có biết bơi không?
    Mọi người  nhìn nhau, không ai trả lời được câu hỏi này. Ngọc Huệ nói tiếp:
        - Trong câu chuyện hàng ngày, em thấy chị ấy rất thông thạo về biển.Là ca sĩ nhưng thân hình chị ấy đẹp như vận động viên thể dục, mặc dù đ• có con. Em không tin một người như chị ấy mà có thể vô tình ng• xuống biển vì bất kể lí do nào!
         -Thì cô giải thích thế nào vì sự mất tích của cô ấy?
       Nghe trưởng đoàn hỏi một cách gay gắt, Ngọc Hụê quay nhìn :
          - Em cũng không biết nữa!
        Lúc này loa truyền thanh trên tàu yêu cầu mọi người, kể cả các chiến sĩ đảo chìm nhanh chóng trở về phòng ngủ để sớm mai tàu có thể nhổ neo theo kế hoạch, sau khi ca-nô đ• đưa trả lính đảo chìm về nhà chòi . Các chặng hành trình của tàu Hải Âu đ• thành lệ như vậy: đến đảo nổi, cả đoàn văn công đổ bộ xuống, tối biểu diẽn phục vụ chiến sĩ ngay trên sân đất, sớm mai lại nhổ neo di tiếp. Đến đảo chìm, thường là vào buổi chiều, một số anh em trong đoàn theo ca-nô ghé thăm nhà chòi và những người giữ đảo, sau đó ca nô đón các chiến sĩ từ trên nhà chòi-trừ một đồng chí ở lại trông nhà- lên tàu để xem văn công.Xem xong, lính đảo được bố trí tên tàu một đêm, cũng có khi trả về nhà chòi ngay. Chiều hôm qua, sau khi ghé thăm các chiến sĩ trên nhà chòi, khi trở về tàu, Mỹ Nương trở nên lặng lẽ khác thường .Phải chăng sự mất tích này có liên quan tới chuyện đó?
        Khi mọi người rút đi trả lại không gian cho căn phòng của mình, Ngọc Hụê mới phát hiện ra một điều đáng chú ý. Chiếc áo phao bảo hiểm của Mỹ Nương không còn trong phòng, mặc dù trước khi khai mạc tối biểu diễn ,chiếc áo phao đó vẫn để chung với chiếc áo của Ngọc Huệ, ngay ở sát đầu giường .Ngọc Huệ mở cửa phòng, đi ra ngoài, định nói điều mình mới phát hiện cho trưởng đoàn biết, nhưng trưởng đoàn chưa trở về phòng ngủ, buộc cô phải leo lên boong để tìm. Khi leo đến bâc cuối cùng của chiếc thang sắt, cô nghe trong gió có giọng hát trong ngần như giọng hát của nàng tiên cá trong các bộ phim phương tây .Tiếng hát lúc to, lúc nhỏ, lúc tắt lịm khá lâu rồi lai nổi lên như chơi trò ú tim với biển cả.Trên boong tàu, không riêng gì thuyền trưởng, đoàn trưởng văn côngvà một số chiến sĩ đứng lố nhố trong bóng tối đang lắng nghe âm thanh huyền ảo kia. Khi tiếng hát lịm tắt, mọi người ngơ ngác nhìn nhau, chợt thuyền trưởng nói với thuỷ thủ :
       -  Bật đèn pha, hạ ca- nô xuống!
       Chẳng kịp suy nghĩ gì, Ngọc Huệ nhảy xuống ca-nô cùng thuyền trưởng, trưởng đoàn văn công và mấy thuỷ thủ. Ca-nô nổ máy lao về phía tiếng hát từ đấy vọng lại, chính là phía nhà chòi của dảo chìm cách tàu hơn nửa cây số.  Một lúc sau, ca-nô đến sát chân nhà chòi, mọi người lặng lẽ leo lên từng bậc thang, bước lên sàn nhà, chứng kiến một cảnh  tượng chưa từng thấy:Trung uý dảo phó ngồi như hoá đá trên sàn thép, đối diện là một người con gái với bộ quần áo tắm bó sát thân,vồng ngực nở nang, cặp đùi tròn lẳn màu ngà voi, đôi bắp chân thon dài, hai bàn chân đứng gần như chéo nhau, cổ chân chụm lại, giống hệt như phần eo gần đuôi của nàng tiên cá! Nàng tiên cá đang hát say sưa, hát như hát cho biển cả cùng nghe chứ đâu phải một  mình hoàng tử! Cả nàng tiên cá và hoàng tử như chìm trong giai điệu của bài ca, không hề biết đến sự có mặt của những người vừa bước lên nhà chòi.Thuyền trưởng tàu Hải Âu và trưởng doàn văn công nhìn nhau mấy lần, vẫn không ai đủ can đảm cắt đứt giọng hát kéo người nghe ra khỏi biển cả về gặp làng quê vào hội muà xuân, hoa xoan tím lối đi về…Khi bài ca kết thúc, cô gái đứng lặng nhìn chàng trai, chàng trai vẫn ngồi yên tư thế cũ, miệng há hốc, hai bàn tay đưa lên định vỗ rồi nghĩ thế nào lại hạ xuống.
         -  Chị Mỹ Nương! Ngọc Huệ ùa vào ôm lấy người bạn.
       Mỹ Nương ngơ ngác như chưa biết có chuyện gì xảy ra, giống như người thức dậy giữa cơn chiêm bao.
   - Trời! Cô có biết cả tàu khốn khổ vì cô thế nào không? Cô không coi nội quy của Đoàn là gì nữa…
       Trưởng đoàn dồn nỗi tức giận liên tiếp vào những câu hỏi. Mỹ Nương như chưa thoát ra khỏi giai điệu bài ca, cô ngơ ngác nhìn quanh, một lúc sau mới trở về thưc tại :
         -  Xin lỗi các anh…vì em không báo cáo. Nhưng nếu em báo cáo xin phép thì có lẽ các anh chẳng đồng ý đâu …
         -  Chị Mỹ Nương, chị sang đây bằng cách nào? Ngọc Huệ nóng lòng hỏi.
         - Chị chưa nói với em, quê chị ở vùng biển, trước khi về công tác tại đoàn văn công , chị đ• từng chiếm giải trong cuộc thi bơi truyền thống vượt sông Bạch Đằng.- Rồi cô quay sang trưởng đoàn- Xin lỗi anh, em cứ nghĩ sang đây hát ít bài phục vụ đồng chí đảo phó rồi trở về tàu trước khi tối biểu diễn kết thúc .Không ngờ thời gian trôi nhanh thế!
        Lúc này trung uý phó đảo đứng khép nép như người có lỗi. Sự thật anh có lỗi gì đâu - thuyền trưởng nghĩ- Đành rằng Mỹ Nương tự tiện bơi sang đây  không nói cho ai biết là điều đáng phê bình, nhưng hành động liều lĩnh đó lại xuất phát từ tình thương đối vối người lính đảo. Đáng ra chiều hôm qua khi đón các chiến sĩ giữ đảo sang tàu, anh nên cử một số thuỷ thủ sang trông giữ nhà chòi, để cho mọi chiến sĩ đảo chìm đều được xem văn công…
    -  Hơn một giờ sáng rồi, về nghỉ mai còn tiếp tục chương trình!
     Đoàn trưởng nói, mọi người lục tục xuống từng bậc cầu thang. Mỹ Nương ôm hôn người lính đảo duy nhất còn lại trên sàn, để lại địa chỉ của mình. Ngọc Huệ hỏi đùa:
     -  Bây giờ chị theo ca- nô hay lại bơi?
      Vẫn nguyên bộ đồ tắm như trong cuộc thi hoa hậu báo Tiền Phong, Mỹ Nương cúi nhặt chiếc áo phao, thành thạo xuống từng bậc cầu thang, tìm chỗ ngồi trên ca-nô rồi ngước mắt nhìn lên nhà chòi:Trong đêm tối, dáng người lính đảo in lên nền trời một khối đậm đặc, không rõ chi tiết…