Trang chủ » Truyện

BIỂN CHIỀU

Nguyễn Quốc Hiệp
Thứ hai ngày 30 tháng 1 năm 2012 3:41 PM

Biển chiều nay khác thường. Đang yên ả bỗng sôi sục. Sóng bạc nổi lên từng lớp trắng xóa, ồ ạt xô vào bờ, đập vào những vách đá nghe rợn cả người. Trên trời, mây đen bắt đầu xuất hiện loang lỗ. Những vệt nắng tiều tụy cố chen ra khỏi chúng hắt những vệt yếu ớt xuống mặt biển. Những ngư ông ra biển vội vàng quây lưới hì hục kéo những mẻ trống không. Những chiếc thuyền câu, thuyền chài chòng chành, ngụp lặn. Mấy bà hàng cá đứng đợi suốt cả buổi chiều nay để kịp phiên chợ tối cũng vội vàng xếp quang gánh, lục tục kéo về ngôi làng nhỏ bé, vẻ mặt đầy thất vọng, ngán ngẫm: - Lại sắp giông rồi! Sao năm nay trời hay trở tính thế.
Thùy Dương không hiểu sao từ lúc ở bệnh viện ra, vẻ mặt của mẹ Quỳnh Liên lại buồn đến vậy. Lại càng khó hiểu hơn khi mẹ bảo:
 - Con phải ra biển cùng mẹ!
Biển mỗi lúc một dữ dội hơn. Gió mạnh làm cho cái dáng mảnh khảnh của Quỳnh Liên xiêu vẹo. Không để ý đến cảnh vật xung quanh, mắt cứ đăm đắm nhìn về phía chân núi – nơi mà bất cứ giá nào chiều nay cô ấy cùng với con gái cũng phải đến đó. Thùy Dương vô cùng khó hiểu nhưng tính mẹ là thế: sâu sắc, chân thành và có phần cam chịu. Thùy Dương hiểu và càng thêm yêu mẹ.
Bất chợt, gió nổi lên ầm ầm. Sóng như những con thuồng luồng nổi loạn chồm lên bãi cát, quật vào vách núi nghe kinh rợn. Cát bay mù mịt, hắt thẳng vào người, vào mặt. Mặc kệ! Quỳnh Liên vẫn lầm lũi tiến về phía chân núi sát bờ biển, Thùy Dương vẫn im lặng theo mẹ. Một câu nói, câu hỏi lúc này cũng chẳng có ý nghĩa gì.
Núi Nam Giới sừng sững như chàng trai lực lưỡng ưỡn bộ ngực trần về phía biển, bão táp phong ba nghìn đời nay vẫn không thể quật ngã. Từng vách đá như những bắp cơ cuồn cuộn của chàng lực sĩ khổng lồ - vị thần hộ mệnh của nhân loại. Nhờ những vách đá tưởng như vô tri ấy mà hơn mấy vạn con người của cả thành phố này sống yên bình trước cơn thịnh nộ của biển cả. Quỳnh Liên dừng lại trước một tảng đá khổng lồ với vẻ mặt buồn rười rượi. Thùy Dương cũng đã kịp đến bên mẹ. Bất chợt mẹ Quỳnh Liên quay lại nhìn Thùy Dương với vẻ mặt cương nghị nhưng đầy âu yếm:
 - Mẹ muốn con biết một điều thiêng liêng mà mẹ đã giữ cho riêng mình hơn hai chục năm qua.
Thùy Dương nhìn mẹ với vẻ ngạc nhiên:
 - Mẹ đã bao giờ dấu con điều gì đâu. Sao thế mẹ?
 - Không. Mẹ đã giấu con. Bây giờ thì con phải biết, con phải biết. Con hiểu không?
Từng giọt nước mắt lăn trên gò má nhợt nhạt của Quỳnh Liên. Thùy Dương lễ phép:
- Vâng! Mẹ nói đi.
- Mẹ hỏi thật. Đến bây giờ, con nghĩ gì đến chú Hoàng?
Thùy Dương nhìn mẹ ái ngại:
- Mẹ! Đã lâu lắm rồi có ái nhắc gì đến chú ấy nữa đâu, bố cũng đã quên rồi mẹ ạ.
Quỳnh Liên nhìn thẳng vào mắt Thùy Dương:
 - Mẹ biết. Mẹ cũng thế. Đã từ lâu mẹ không nghĩ đến chuyện ấy nữa. Mẹ cũng không gặp chú ấy nữa. Nhưng...
Thùy Dương nhìn mẹ sốt sắng:
- Mẹ. Có chuyện gì hả mẹ? Mẹ nói nhanh lên.
Giọng Quỳnh Liên chùng xuống: - Chú ấy sắp vĩnh biệt chúng ta rồi con ạ. Sáng nay, mẹ vào bệnh viện là để thăm chú ấy. Vẻ lo lắng và nổi buồn đã hiện lên trên khuôn mặt trái xoan, phúc hậu của Thùy Dương. Nó cũng giống như mẹ Quỳnh Liên – Ai cũng nhận xét về nó như thế. Thuỳ Dương nhìn mẹ phân vân:
- Sao chú ấy lại phải ra đi như thế? Con không thể tin được.
- Đó là sự thật con ạ! Chú ấy bị ung thư. Đã từ lâu chú ấy có bệnh mà không cho ai biết. Sáng nay, bác sĩ bảo: “ May ra đến hết hôm nay nữa là chú ấy sẽ ra đi”.
 Thùy Dương cố kìm những giọt nước mắt nhưng nó đã làm nhòe đôi bờ mi sắc sảo, hiền từ. Hình ảnh của chú ấy hơn hai mươi năm về trước hiện về rõ mồn một trong tâm khảm của Thùy Dương…
 Chú Hoàng là người cùng cơ quan với mẹ Quỳnh Liên. Chú ấy là người vui tính nên mỗi lần chú Hoàng và các cô chú trong cơ quan của mẹ ngồi lại với nhau là mỗi lần niềm vui tràn ngập. Tháng ngày vẫn trôi đi lặng lẽ và bình yên – Bố Thùy Dương vẫn đi làm xa, mỗi năm chỉ về một vài lần.
 Cho đến một ngày kia, khi bố về được mấy hôm, không khí trong gia đình Thùy Dương bỗng dưng đảo lộn. Những cuộc cãi vã, những tiếng khóc nức nở suốt đêm của mẹ Quỳnh Liên và tiếng bố rầu rỉ, uất ức.
Cả tháng trời, chẳng đêm nào gia đình Thùy Dương được chợp mắt yên ổn. Mẹ Quỳnh Liên gầy rộc hẳn đi, da xanh xao, hai mắt thâm quầng và trở nên lặng lẽ. Những lời giải thích của mẹ, những lời đe nẹt, buộc tội của bố, đối với Thùy Dương mới chỉ 5 tuổi nhưng cũng loáng thoáng biết là tất cả tại chú Hoàng hay đến chơi, tại chú Hoàng hay quan tâm mẹ con Thùy Dương. Thùy Dương không hiểu sao lại như vậy. Thấy bố càu nhàu, quát nạt, Thùy Dương thấy thương mẹ vô cùng. Mẹ hàng ngày vẫn nhắc tới bố, vẫn yêu thương bố và quan tâm chăm sóc ông bà, chú mự chu đáo. Nghĩ đến điều đó nhiều lúc Thuỳ Dương nói với mẹ: “ Hay là bố không yêu mẹ con ta nữa”.
 Những lần như vậy, Thùy Dương chỉ thấy mẹ Quỳnh Liên khóc và ôm chặt vào lòng, âu yếm: “Con chưa thể hiểu được đâu. Con đừng nghĩ sai về bố. Bố mẹ vẫn thương yêu nhau. Con đừng để ý đến những lời bố nói nhé!”.
Một hôm, bố nói với Thùy Dương: “ Con phải để ý cho bố. Nếu chú Hoàng đến chơi hoặc gặp mẹ thì nói cho bố biết”. Quả thật, từ đó đến bây giờ Thùy Dương chưa bao giờ gặp lại chú ấy. Và những hình ảnh của chú ấy trở thành nỗi căm thù, tức giận trong lòng Thùy Dương. Tất cả là do chú ấy. Chú ấy đã làm cho gia đình Thùy Dương có lúc tưởng như đỗ vỡ. Càng lớn, Thùy Dương càng ấm ức trong lòng. Chú ấy là kẻ đểu cáng, kẻ lừa đối, đáng căm thù....
***
 - Kìa! Thùy Dương.
Thuỳ Dương hướng ánh mắt căm phẫn về phía mẹ Ái Liên. Ngoài kia, những cơn sóng chồm lên giữ tợn như muốn nuốt vào bụng của biển cả tất cả mọi thứ. Gió rít lên từng cơn, mây đen kịt bầu trời. Dưới tảng đá, ánh mắt mẹ Ái Liên thẫn thờ ánh lên một nỗi đau vụn vỡ. Thuỳ Dương lúc này đã bình tĩnh hơn:
- Mẹ! Mẹ nói đi. Trời sắp dông rồi đấy.
 Ái Liên không nói gì và cầm tay Thuỳ Dương đến bên chiếc miếu thờ, cạnh đó là cây hồng xác pháo cằn cỗi. Ái Liên mở túi xách lấy ra một con dao. Bằng sức bình sinh, Ái Liên cầm gốc hồng giật mạnh. Một lần. Hai lần. Ba lần… Gốc hồng bật lên, tay Ái Liên túa máu bởi những chiếc gai sắc nhọn. Hòn đá màu ngọc thạch hiện ra, chỉ cần lấy con dao gạt lớp đất xung quanh và bẩy hòn đá lên, phía dưới là chiếc hộp bằng pha lê được gói cẩn thận trong lớp giấy bóng. Ái Liên mở gói giấy và đưa chiếc hộp pha lê cho Thuỳ Dương:
- Con mở ra và đọc đi!
Thuỳ Dương rưng rưng nhận lấy chiếc hộp. Ái Liên ngồi thụp xuống khóc rồi bỗng nhiên bật dậy đi về chiếc miếu thờ, mở túi lấy ra một nén hương. Bật lửa. Bó hương rực cháy. Ái Liên cắm hương vào bát nhang bám đầy rêu phong và lẩm nhẩm khấn: “Con ngàn lần cảm ơn bề trên đã cho con sức mạnh để vượt qua chính mình. Con cầu nguyện cho anh ấy ra đi thanh thản”…
Lúc này, ở phía tảng đá, Thuỳ Dương mở chiếc hộp pha lê. Trong đó là những lá thư. Thuỳ Dương lần giở từng lá thư và đọc.
 Thuỳ Dương không cầm được nước mắt. Hay đúng hơn là cảm phục trước một tình yêu chân thành, trong trắng và tràn đầy nước mắt. 
 Những gịot nước mắt đã làm ướt đẫm những lá thư, đọng trên thành chiếc hộp pha lê kì diệu. Thuỳ Dương bắt đầu hiểu hết mọi chuyện và ít nhiều đã thông cảm và tha thứ cho chú Hoàng và mẹ Ái Liên. Thuỳ Dương lần giở từng lá thư và dừng lại ở lá thư ở dưới đáy hộp: “Ái Liên em! Anh ngàn vạn lần yêu em và hiểu em. Anh cũng biết em yêu anh hơn cả như thế. Chúng ta không thể và không được là đôi uyên ương. Để mãi trân trọng tình yêu trong sáng ây - một tình yêu mãnh liệt mà không có một nụ hôn ngọt ngào, anh nghĩ chúng ta hãy vùi chôn những kỉ niệm đẹp đẽ ấy ở nơi thiêng liêng để tình yêu mãi vĩnh hằng mà ngoài chúng ta và chỉ có các vị thần linh thiêng mới biết. Mãi yêu em! Duy Hoàng.”
Thuỳ Dương úp mặt vào bức thư khóc nức nở. Hình như có sự hối hận, nuối tiếc trong tâm hồn trong trắng của một thiên thần. Ái Liên đứng lặng sau lưng Thuỳ Dương nhìn đứa con gái ngoan hiền đáng yêu. Thuỳ Dươg ngước nhìn lên và ôm chầm lấy mẹ:
 - Mẹ! Con đã hiểu. Con đã không phải với chú ấy. Con đã từng tức giận và căm thù…
Ái Liên vỗ về Thuỳ Dương:
 - Tốt rồi. Mẹ cảm ơn con. Chuyện tình yêu chắc con cũng đã hiểu được phần nào. Điều quan trọng và thiêng liêng nhất là cả mẹ và chú ấy đã vượt qua được chính mình. Mẹ và chú ấy đã tôn trọng tình yêu với tất cả sự chân thành. Còn bố căm giận mẹ cũng đúng thôi, chuyện đàm tiếu của người đời không thể làm cho người người đàn ông im lặng. Mẹ không phản bội bố nên hết sức thanh thản".
Thuỳ Dương nhìn vào đôi mắt mẹ với đầy vẻ kính phục:
 - Mẹ ơi! Thế từ ngày mẹ và chú ấy dấu kín chuyện tình yêu ở đây, có lúc nào cả 2 người ra đây cùng nhau không?
- Không con a! Mẹ và chú ấy đều có trở lại nhưng chưa bao giờ gặp nhau. Đã có lần mẹ đến khi chú ấy vừa về khuất sau hẻm núi. Thế đấy! Còn từ nay…
Cả Ái Liên và Thuỳ Dương không thể thốt nên lời. Ái Liên bảo Thuỳ Dương gói cây hồng xác pháo vào túi bóng.
Bỗng.
Một ánh chớp rạch ngang trời nghe thật khủng khiếp. Thùy Dương hoảng hốt ôm chặt lấy mẹ. Mưa trút xuống ào ào, gió quật mạnh vào vách núi như có tiếng người hú giữ tợn. Trời cũng đã bắt đầu nhá nhem và cơn giông biển ập đến. Ái Liên cầm chặt tay Thuỳ Dương:
- Thôi, mẹ con ta về thôi. Trời tối rồi. Có lẽ giờ này chú ấy đã ra đi. Con hãy giữ cây hồng cẩn thận cho mẹ.
Thuỳ Dương vẫn còn băn khoăn về cây hồng nhưng không dám gặng hỏi thêm nữa. Ái Liên lầm lũi trong cơn giông biển, vượt qua bãi cát dài về nhà. Mấy lần Ái Liên trượt chân ngã chúi xuống nhưng như có một sức mạnh vô hình, Ái Liên vùng dậy cầm tay Thuỳ Dương và tiến lên phía trước trong cơn cuồng phong mưa bể.
Thay phần kết
Chiều ở nghĩa trang thật thê lương, những dãy mồ nối tiếp, đìu hiu trong khói hương của một ngôi mộ mới đắp. Lũ quạ kêu inh ỏi càng làm cho lòng dạ Ái Liên não nề. Ái Liên quỳ thụp xuống bên ngôi mộ hướng về phía biển, lòng quặn đau:
 - Anh ơi! Em đã không thể đến được với anh trong phút cuối của cuộc đời. Anh hãy tha lỗi cho em vì em biết chị ấy vẫn còn căm giận em.
Từng hàng nước mắt tuôn rơi trên gò má nhợt nhạt của cả mẹ Ái Liên và Thuỳ Dương. Thuỳ Dương đốt bó hương và trao cho mẹ rồi ngồi xuống bên mẹ. Ái Liên cắm bó hương lên đỉnh ngôi mộ rồi oà khóc: “Anh ơi! Anh…anh hãy thanh thản ở cõi vĩnh hằng. Anh có biết là em còn rất yêu anh không?...Em biết là anh buồn và đau khổ nhiều lắm....Nhưng….”
Thuỳ Dương mắt đẫm lệ, nức nở:
- Chú Hoàng ơi! Chú …chú tha lỗi cho cháu nhé! Cháu và bố cháu đã căm thù chú….Cháu biết chú đau khổ vì mẹ cháu rất nhiều. Cầu mong chú bình yên nơi chín suối và mãi nhớ và yêu mẹ cháu, chú nhé!... Cháu sẽ thường xuyên đến thăm chú. Nghe những lời của Thuỳ Dương, lòng Ái Liên như ấm lại. Ái Liên cảm nhận được Duy Hoàng đang nở nụ cười mãn nguyện ở dưới kia. Ái Liên lấy dao đào một cái hố hình chữ nhật ngay sát dưới chân mộ, lần giở chiếc hộp pha lê ở trong túi ra, gói lại cẩn thận rồi đặt xuống, chèn viên đá màu ngóc thạch lên rồi khoả đất, đặt cây hồng xác pháo lên đấy, vuốt ve những chiếc lá héo úa rồi vùn những nắm đất quanh gốc. Thuỳ Dương lấy lọ nước mà mẹ đã chuẩn bị từ trưa tưới lên cây hồng. Hình như có sự trổi dậy mạnh mẽ trong nó. Đang heo úa bổng dưng cây hồng như xanh tươi lạ thường. Cơn gió biển mang theo hơi hướng mát mẻ, ánh chiều khuất sau dãy núi hắt những vệt hào quang xuống biển như một màn biểu diễn ánh sáng laze ngoạn mục. Mấy bà hàng cá hào hứng quẩy quang gánh chạy ra phía bến cá, đoàn thuyền đã lộ rõ phía chân trời, ì ạch, chầm chậm tiến vào bờ. Lòng Ái Liên như rộng mở, một giấc mơ nhẹ nhàng êm ái. Hình dáng Duy Hoàng hiện rõ mồn một. Những câu thơ cháy bỏng mà anh ấy đã viết tặng và đọc cho Ái Liên nghe cách đây hơn 20 năm như vẫn còn đâu đây:
 “Những chiều anh hoá mưa tuôn
Gội cho em mát tận nguồn thương yêu.
 Trong mơ anh ước đủ điều
Nguyện cầu em giữ: “BIỂN CHIỀU – NON XA”
 Ngày ba bữa của Duy Hoàng, bên cạnh khói nhang nghi ngút là mùi hương toả ấm từ những bông hồng xác pháo. Khắp xóm nghèo rộ lên cái tin: “ Không biết từ đâu dưới chân mộ anh ấy mọc lên một cây hoa hồng, trên đó tươi đỏ 3 bông màu nhàn nhạt”…Thật xót thương cho một tình yêu cao thượng.
 (Hết)