Tìm kiếm
Trang chủ
Về tác giả Trần Nhương
Thơ
Truyện
Tản văn
Văn học nước ngoài
Tin văn và...
Bầu bạn góp cổ phần
Tôi có ý kiến
Viết về Trần Nhương
Cùng vui
Khúc kha khúc khích
Thư giãn video clip
Tư liệu nhà văn
Trần Nhương giới thiệu
Poems
Tài liệu tham khảo
Tranh Trần Nhương
Gallery
Liên kết website
nico-paris.com
vietnamnet
Hội Nhà văn Việt Nam
Văn nghệ Thái Nguyên
Hội Nhà văn HP
Chú Tễu
Dân Trí
Giáo dục Việt Nam
Tiền Phong
Dân Việt
Tuổi trẻ
Thanh niên
Thế giới mới
vnexpress
Lão Khoa
Đông y Trần Ngọc Chấn
Trí thức trẻ
VTC news
Soha
Hội VHNT tại Nga
Văn chương Việt
Mai Văn Phấn
Kim Dung-Kỳ Duyên
viet-studies
TC Văn hóa Nghệ An
Bô xít VN
Trần Kỳ Trung
lucbat.com
Văn nghệ quân đội
Bộ Tư pháp
Thế giới văn hóa
Văn đàn Nguyễn Nguyên Bảy
Lê thiếu Nhơn
Hoàng Tuấn Công
Đất Việt
Ảnh Thái Phiên
Tin nóng
Nhà thơ Văn Công Hùng
Vương Tri Nhàn
Tiin.vn
Hội Mỹ thuật VN
Nguyễn Duy Xuân
Tô Ngọc Thạch
Trần Nhương blog
Phụ nữ HCM
Văn đàn Việt
linh kiện laptop
GS Trần Đình Sử
Đời sông và pháp luật TPHCM
Cao Bồi Già
Nhà văn Triệu Xuân
Hội Mý thuật Hà Nội
Tôn vinh văn hóa đọc
BBC
Ca dao Tục ngữ
Tây Bụi
Vũ Thanh Hoa
Báo Văn nghệ Hội Nhà văn VN
Chúng ta
Cá Sấu Việt Nam
Báo Người cao tuổi
Hội Nhà văn TP HCM
Trần Nhương blog 2
saigon oc
Nhịp cầu Hoàng Sa
Văn học Sài Gòn
Chim Việt cành Nam
Song Hà (boygia)
Chu Mộng Long
Tạp chí nước Đức
Quán chiêu văn
Trần Xuân An
Văn hiến
Việt nam xưa
Trần Hoài Dương
Báo Tia Sáng
Thư viện Thơ
NGUYEN HUUVINH
Đặng Xuân Xuyến blog
Câu lạc bộ Văn chương
TC Người Hà Nội
TC Đáng Nhớ
Văn nghệ Trẻ
SOI
VIÊN NGÔN NGỮ VH PHƯƠNG ĐÔNG
Nhà văn Phạm Việt Long
NGƯỜI ĐÔ THỊ
THƠ VÀ ĐỜI
La Khắc Hoà
VIỆT SU KY
NGUYỄN QUANG LẬP
GIÁNG VÂN
NHÂN
Trang chủ
» Bầu bạn góp cổ phần
MỘT NỮ TRÍ THƯC QUÂN ĐỘI DẤN THÂN
Lê Ngọc Tú
Thứ hai ngày 28 tháng 4 năm 2025 8:58 AM
Đại tá, nhà văn Vũ Thị Hồng – một cái
tên không chỉ gắn với quân đội mà còn in đậm dấu ấn trong lòng bạn đọc yêu văn chương. Sinh năm 1950, tuổi con Cọp, bà là người phụ nữ đầu tiên giữ cương vị Trưởng Ban Phụ nữ Quân đội từ tháng 4 năm 1993 đến tháng 6 năm 2007 – một cột mốc lịch sử cho thấy bước tiến của phụ nữ trong lực lượng vũ trang nhân dân.
Con đường binh nghiệp – bản lĩnh giữa thời cuộc
Năm 1971, ở tuổi 20, khi đang là sinh viên năm thứ 3, Khoa Văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội, bà tình nguyện tham gia khóa đào tạo phóng viên cấp tốc bổ sung cho chiến trường của Hội Nhà văn kết hợp với Ban Thống nhất Trung ương tổ chức. Lúc bấy giờ, đang nằm viện điều trị mắt, gia đình vừa có người cha mất vì bom Mỹ đánh vào phố Huế, bà đã trốn khỏi bệnh viện, cùng với 3 người bạn nữ đồng môn xung phong vào chiến trường. Vào những năm ác liệt của cuộc chiến, bà được bổ sung về Tạp chí
Văn nghệ Quân Giải phóng Trung Trung Bộ
, chiến trường Khu 5. Tại đây, bà đã trải qua những tháng ngày ác liệt, vừa làm nhiệm vụ của một phóng viên chiến trường, vừa trực tiếp cầm súng đánh giặc. Những năm tháng tuổi trẻ ở mặt trận, tận mắt chứng kiến những hy sinh, mất mát của đồng đội, những tấm gương kiên trung của các chị, các má, đã rèn cho chị sự can trường, ý thức kỉ luật và tinh thần trách nhiệm cao. Có lần bà bộc bạch khi viết cuốn sách “
Chạm vào kí ức”
, Nhà xuất bản Văn học.2023: “Tôi không nói về thời gian đi B giống như nhiều người mà muốn tái hiện lại những tháng ngày mình sống, tác nghiệp và chiến đấu một cách chân thực nhất, buồn đau nhưng không bi thương, thắp sáng khát vọng hòa bình, được trở về ấm áp trong vòng tay người thân...”. Tình cảm đồng đội, sự mất mát, hi sinh, tinh thần chiến đấu quả cảm của bộ đội, của các chiến sĩ du kích, tình quân dân son sắt thời hoa lửa nơi chiến trường đã được bà tái hiện lại trên những trang viết ngay tại chiến trường khốc liệt và cả sau thời hậu chiến bằng cách nhìn của người phụ nữ, qua hàng loạt những tác phẩm, như:
Tiếng rừng
(tập truyện ngắn)
Xóm biển
(tập truyện ngắn),
Có một thời yêu
(tập truyện ngắn).
Trở lại là em
(tiểu thuyết),
Mùa thu ở lại
(tiểu thuyết),
Chạm vào kí ức
( truyện kí),…Bà đã nhận được nhiều Giải thưởng danh giá như : Giải thưởng Bộ Quốc phòng (1990 – 1995),(2020 – 2025); Giải A cuộc thi tiểu thuyết do Bộ Nội vụ tổ chức. Nhà phê bình văn học Tôn Phương Lan đã nhận xét về các sáng tác của bà: “Bà đã đưa người đọc vào chiến trường bằng một thái độ bình tĩnh, những trang viết không dữ dội nhưng gợi cho người đọc hình dung ra sự khốc liệt của chiến trường đằng sau mỗi câu chuyện, mỗi sự kiện…” .
Người thắp lửa cho phong trào phụ nữ trong Quân đội
Năm 1993, thực hiện Nghị quyết Đại hội Phụ nữ toàn quân lần thứ 1, nhiệm kì 1992 - 1997, Tổng cục Chính trị ra Quyết định thành lập Ban Công tác phụ nữ Quân đội. Trung tá, nhà văn Vũ Thị Hồng được tổ chức giao giữ chức Trưởng Ban, khi đang làm biên tập viên sách văn học của Nhà xuất bản Quân đội. Những thử thách mới đang chờ bà ở phía trước. Mọi việc bắt đầu từ số 0. Hành trang bà có chỉ là những năm tháng sống “bám dân”, được nhân dân, đồng đội đùm bọc, che chở, cưu mang, Và công việc mà bà yêu thích là viết văn , làm báo, làm sách. Nhưng vốn là một người có bản lĩnh, nhiều nghị lực sống, bà đã nhanh chóng bắt tay vào gây dựng và kiện toàn bộ máy Ban Phụ nữ Quân đội. “Nhân sự” của Ban Công tác Phụ nữ Quân đội từ ngày thành lập, đa phần là người thân của các cấp lãnh đạo trong cơ quan Tổng cục, bà chỉ là người tiếp nhận, chứ không được “chọn”! Bấy giờ cũng có nhiều người thấy ái ngại?! “Làm phụ nữ thời đó đã khổ, làm lãnh đạo phụ nữ trong quân đội lại càng lắm gian truân. Nhưng mình là lính, không được phép lùi” – Bà chỉ nói vậy, như một lời thề. Nhưng trong thâm tâm, bà nghĩ, cái gì cũng có hai mặt: nếu làm tốt, sẽ mang lại hiệu ứng tốt, có tác động tích cực cho mọi hoạt động của ban, có thêm sự đồng tình, ủng hộ. Và tất nhiên, sẽ là áp lực ở chiều ngược lại! Chưa kể, cả như điều cổ nhân vẫn nói “cua cậy càng, cá cậy vây” cũng vận vào chính công việc của Ban cũng như các quyết định của bà. Riêng bà cảm thấy vững tin!
Khẩu hiệu của Đại hội Phụ nữ toàn quân lần 1:
“Đoàn kết, đổi mới, dân chủ và thiết thực vì sự bình đẳng, phát triển và hạnh phúc của phụ nữ”
thực sự đã là “kim chỉ nam” cho hoạt động của Ban. Từ những chuyến đi thực tế xuống các đơn vị trong Nam, ngoài Bắc, bà tìm hiểu thực tế đời sống của nữ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân, viên chức quốc phòng , người lao động hợp đồng ở các cơ quan, đơn vị trong toàn quân, bà dần kiến tạo nên nhiều chương trình hoạt động ý nghĩa, từng bước góp phần năng cao vị thế của nữ quân nhân, khơi dậy tinh thần “
Giỏi việc nước, đảm việc nhà”
trong toàn quân. Các phong trào thi đua
“Phụ nữ Quân đội tích cực công tác, lao động, học tập, thực hành tiết kiệm, xây dựng gia đình hạnh phúc”
, tuyên truyền chị em tham gia cuộc vận động “
“Phụ nữ giúp nhau làm kinh tế gia đình”, “ Xây dựng cuộc sống văn minh, gia đình văn hóa mới
”, vận động phụ nữ toàn quân tham gia phong trào
“Nuôi dạy con tốt, chống trẻ em suy dinh dưỡng và bỏ học “
…được bà khởi xướng và tổ chức thành công, để lại dấu ấn sâu sắc. Có thể nói, ngay từ những năm đầu trên cương vị Trưởng Ban Phụ nữ Quân đội, Đại tá Vũ Thị Hồng đã cho thấy tầm nhìn và tinh thần đổi mới đầy sáng tạo, gắn bó với thực tiễn, vì cuộc sống của nữ quân nhân và gia đình quân đội. Những sáng kiến của người Trưởng ban Phụ nữ Quân đội không chỉ giải quyết các nhu cầu trước mắt mà còn đặt nền móng lâu dài cho công tác phụ nữ trong quân đội.Bà được đồng đội nhắc đến như một người lãnh đạo có tâm –có tầm – dám nghĩ, dám làm và luôn vì người khác.Dưới sự dẫn dắt của bà, Ban Phụ nữ Quân đội đã đi từ một bộ phận hoạt động còn rời rạc, hình thức trở thành một mạng lưới có tổ chức, hoạt động có nội dung, có bản sắc.
Những bước chân đồng hành
C
ơn bão số 8 năm 1993 đã gây thiệt hại nặng nề cho đồng bào các tỉnh miền Trung, cùng chung tay với nhân dân cả nước, Ban Phụ nữ Quân đội tuy mới được thành lập nhưng đã nhanh chóng nhập cuộc theo cách của riêng mình.Trưởng ban là người đề xuất sáng kiến huy động lực lượng phụ nữ trong toàn quân quyên góp, tổ chức các đoàn công tác hỗ trợ tận nơi. Không chỉ dừng ở những túi quà vật chất, như gạo, thuốc, áo ấm, mà còn có cả “hương vị tình thân” – sự hiện diện ấm áp của những nữ quân nhân chân trần, tay lấm bùn, nhưng lòng đầy nghĩa tình. Đó còn là sự sẻ chia tinh thần từ những người lính – người mẹ - người chị trong quân đội, góp phần tạo nên hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ” trong lòng nhân dân.
Ngày 17/12/1994, Chủ tịch Nước kí quyết định tặng Danh hiệu Bà Mẹ Việt Nam anh hùng đợt 1 cho 19.879 bà mẹ trên cả nước. Bà cùng Ban Phụ nữ Quân đội họp bàn và chủ động đề xuất và tổ chức các hoạt động ghi công sâu sắc trong toàn quân. Bà chủ động liên hệ với Nhạc sĩ quân đội An Thuyên sáng tác bài hát về sự kiện này. Chúng ta có bài hát xúc động, tự hào “
Mẹ Việt Nam anh hùng”
ra đời chính vào thời khắc lịch sử như thế ! Dưới sự chỉ đạo của bà, Ban Phụ nữ Quân đội đã phối hợp với các đơn vị tổ chức thăm hỏi, tặng quà, nhận phụng dưỡng các Mẹ Anh hùng, tổ chức viết bài, dựng các phóng sự truyền hình, vẽ chân dung các Mẹ, góp phần nhân rộng giá trị tinh thần yêu nước, hy sinh cao cả của phụ nữ Việt Nam. Bạn xem truyền hình không quên hình ảnh các cán bộ của Ban Phụ nữ Quân đội, trong đó có bà, trong bộ quân phục chỉnh tề - nhẹ nhàng dìu từng Bà Mẹ Việt Nam anh hùng vào Lăng viếng Bác. Tiếng nhạc nền ca khúc
“Mẹ Việt Nam anh hùng”
của nhạc sĩ An Thuyên vang lên trầm hùng, như hòa quyện với từng bước chân chậm rãi, từng giọt nước mắt lặng lẽ rơi. Các chị không nói, chỉ siết chặt tay các Mẹ, vẻ mặt đầy xúc động. Khoảnh khắc ấy, thấy các chị không chỉ là các nữ quân nhân, mà còn là những con, cháu – thấu hiểu và sẻ chia nỗi đau mất mát của các mẹ. Những hình ảnh, nhưng đoạn phim dạt dào truyền cảm hứng ”từ trái tim đến trái tim” muôn triệu người…
Những hành trình đến với những vùng sâu, vùng xa
Không quản ngại đường xa, bà cùng đoàn công tác đến với các hội viên phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn ở vùng sâu, vùng xa, từ biên cương heo hút đến hải đảo mù xa, các đảo trên quần đảo Trường Sa thân yêu…Có thể nói, mọi vùng đất của dải đất hình chữ S hầu như đều in dấu chân bà. Từ những chuyến công tác đến các địa phương còn nhiều thiếu thốn, bà mang theo không chỉ là những món quà vật chất, mà còn là sự động viên, khích lệ tinh thần. Bà lắng nghe từng câu chuyện, chia sẻ từng nỗi niềm, và luôn tìm cách giúp đỡ thiết thực nhất. Chính sự gần gũi, chân thành ấy đã khiến bà được mọi người yêu mến và tin tưởng.
Chăm lo thiết thực đến đời sống gia đình quân nhân – mở lớp mẫu giáo, nhà trẻ
Trong kí ức của bà vẫn hằn ghi những ngày miệt mài đi vận động từng cơ quan mở nhà trẻ, lớp mẫu giáo cho con em quân nhân. Bà từng nói vui: “Cái cặp lồng của nữ quân nhân không thể đầy nếu họ cứ loay hoay gửi con mỗi sáng” – cái tâm ấy rất đàn bà, mà lại rất lính – chu đáo, dứt khoát và biết lo xa. Bằng sự quan tâm sâu sắc và thực tế, bà đã cùng cán bộ trong Ban vận động xây dựng các nhà trẻ, lớp mẫu giáo tại các cơ quan Tổng cục Chính trị, Tổng cục Hậu cần, các nhà máy quốc phòng (Z…). Đây là sáng kiến thiết thực giúp nữ quân nhân yên tâm công tác, đồng thời cũng góp phần hình thành nền nếp, văn hóa gia đình trong môi trường quân đội.
Tờ Thông tin Phụ nữ quân đội ra đời
Mọi người trong Ban Phụ nữ Quân đội còn nhỡ mãi trong một cuộc giao ban nội bộ, người nữ Trưởng Ban đang ngồi bỗng bật dậy, ánh mắt sáng rực, dõng dạc tuyên bố: Phải có một tờ báo, một đặc san riêng của chúng ta. Nó như một cẩm nang, ngoài chuyển tải ”thông tin đối ngoại”, thì không thể thiếu nhu cầu giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm công tác và lan tỏa tiếng nói của nữ quân nhân, công nhân viên quốc phòng, những bà mẹ “bỉm sữa” đang phục vụ trong lực lượng vũ trang , mà phụ nữ quân đội cũng có tâm hồn, cũng biết viết, cũng có chuyện để kể, cũng có tâm sự cần được sẻ chia , giãi bày…Sau đấy bà làm tờ trình gửi Thủ trưởng Tổng cục Chính trị, đề xuất dự án nhỏ này. Thế là Đặc san
Thông tin Phụ nữ Quân đội ra đời.
Bà đích thân đặt họa sĩ Văn Sáng thiết kế
mansette bìa
Đặc san. Từ đây, tờ Đặc san không chỉ là nơi chia sẻ kinh nghiệm công tác, đời sống, nó thực sự trở thành một diễn đàn mà từ đó, ngoài thông tin hoạt động của các chi hội phụ nữ cơ sở, còn truyền dẫn bao tâm tư, bao nhiêu bài thơ, những kỉ niệm sâu sắc trong đời do chính nữ quân nhân viết và thể hiện một cách giản dị, chân thành và đầy sức nặng… và nhà văn Vũ Thị Hồng vào vai người kiến tạo nội dung cho mỗi số đặc san/ 2 tháng/kì.
Gặp gỡ nữ tướng huyền thoại
Bà nhớ mãi một vinh dự trong đời: Tại Đại hội Phụ nữ toàn quân lần thứ 1, năm 1994, bà vinh dự được gặp nữ tướng Nguyễn Thị Định – người phụ nữ đầu tiên mang quân hàm Thiếu tướng Quân đội nhân dân Việt Nam trên cương vị là Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, khách mời của Đại hội. Cuộc gặp gỡ ấy không chỉ là niềm tự hào, mà còn là nguồn động lực lớn lao để bà tiếp tục cống hiến cho công tác phụ nữ trong quân đội. Bà kể lại với ánh mắt rạng rỡ: “Gặp Bà Ba Định, tôi như được tiếp thêm sức mạnh, càng tin tưởng vào con đường mình đã chọn”.Và bà đã không lùi!
Vĩ thanh
Những câu chuyện về bà như đã kể lại trên chỉ là một phần nhỏ trong hành trình đầy ý nghĩa của Đại tá, nhà văn Vũ Thị Hồng. Bà – người lính tuổi Cọp – luôn tiến về phía trước với trái tim nhiệt huyết và tấm lòng nhân hậu. Để có thể cắt nghĩa một phần sức mạnh mà bà có được, có lẽ không thể không nhắc về “hậu phương” của bà. Người bạn đời, người đồng chí, nhà văn Chu Lai. Họ - một cặp đôi của văn chương và quân đội – như hai mặt của một đồng xu: ông là ngọn lửa dữ dội, bà là chậu nước mát lành; ông bùng cháy trong từng con chữ, còn bà chắt chiu bằng từng hành động đời thường. Một người viết về người lính, một người sống trọn vẹn đời lính – họ bù đắp, nâng đỡ và truyền cảm hứng cho nhau. Nói về họ, như nhà báo Thúy Hương đã viết: “ Hai vợ chồng nhà văn không chỉ trọng nhau như những người lính vào sinh, ra tử, mà còn rất đồng cảm, hòa hợp trong nhiều suy nghĩ về văn chương hay những lựa chọn quan trọng của đời người, thái độ với danh, lợi”.
… Bây giờ , bà đã nghỉ hưu, tóc đã bạc và vơi đi nhiều. Nhưng trong đôi mắt kia – ánh mắt của “tuổi Cọp’ - vẫn sáng. Bà không còn mặc quân phục mỗi ngày, nhưng phong thái của người lính chưa bao giờ rời khỏi bà. Trong từng câu chuyện, từng cái bắt tay, từng ánh nhìn, từng nụ cười vẫn thấy
một người lính không biết lùi.
Với những người đồng đội, bà không chỉ là một người người lãnh đạo truyền cảm hứng. Bà còn là biểu tượng của bản lĩnh, trách nhiệm, và sáng tạo – của một thế hệ phụ nữ quân đội dám đi đầu, dám dấn thân, dám yêu thương và dám sống hết mình. BÀ – nhân vật của tôi – và mãi là người tôi kính trọng. LNT
Các tin khác
THẾ NÀO LÀ LƯƠNG TÂM
“NHÂN VẬT LỊCH SỬ” và “YẾU NHÂN LỊCH SỬ”
MẠN ĐÀM: TÌM VÀO LỊCH SỬ, HUYỀN SỬ ĐỂ CHỌN TÊN CHO CÁC XÃ MỚI KHI SÁP NHẬP
CHUYỆN ÍT ĐƯỢC BIẾT VỀ NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT BAY VÀO VŨ TRỤ
ĐẶT TÊN - CHUYỆN NHỎ HAY LỚN ?
ĐỌC THA HƯƠNG, NGẪM LY HƯƠNG
NGUYÊN NGỌC NÓI VỀ TRÍ THỨC VÀ TRÍ THỨC VIỆT
TÔ ĐỨC CHIÊU, NỖI VẤT VẢ CỦA MỘT NGƯỜI LÍNH CẦM BÚT
HỒN QUÊ
THƯ NGỎ GỬI VIETTEL
CẦN KỈ NIỆM ĐÚNG TẦM, NHÂN VĂN VÀ KHOAN DUNG
ĐỀ XUẤT VỀ ĐIỀU CHỈNH VỊ TRÍ CỦA CÁC THÀNH PHỐ TRONG MÔ HÌNH CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG 2 CẤP
KIM CHUÔNG - MỘT NGƯỜI THẦY CỦA CÁC NHÀ VĂN “NHÓM BÚP”
TỰA BỜ NON CAO
PHÙ NINH - MIỀN DÂNG HOA HIẾN TRÁI
Bài đọc nhiều nhất
ĐÔI NÉT KỂ VỀ MÌNH
CÂU NÓI BUỒN NHÁT TRONG TUẦN
Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm: GIỜ CHỈ CÒN CHƯỜNG MẶT RA TRONG THƠ
HUYỀN THOẠI TẮM TIÊN TÂY BẮC
ANH BA SÀM TÁI NGỘ
BẢN TIN CỦA TTX VIỆT NAM
TRẦN NHƯƠNG.COM
10TRUYỆN NGẮN CỰC NGẮN CỰC HAY
CÁ THÁNG TƯ
NHÂN THỂ DỮ TÂM KINH (人体与心泾)