Tôi đang có trong tay cuốn sách mới dầy dặn : tuyển tập truyện ngắn “ Bến xuân” của Phạm Thái Quỳnh , chứa đựng một mảng văn chương trĩu nặng . Đọc tác phẩm làm cho ta say đắm … Phạm Thái Quỳnh là người lính ,nhà giáo và nhà văn . Ông thể hiện một cây bút uyên thâm , hiểu sâu sắc về lịch sử , về văn hóa dân gian và sự huyền bí của kiếp người . Nhân vật trung tâm của ông là những con người có thỷ, có chung . Số phận người lính trong và sau chiến tranh ; những nhân vật lịch sử và cả những nhân vật bình thường có phẩm cách cao cả …Họ tỏa rạng sự liêm chính và giá trị làm người . Họ là những linh vật của tạo hóa luôn có mạch ngầm níu giữ hồn cốt mình với giá trị của nguồn cội sâu xa . Sách ngồn ngộn văn chương và hồn thơ mê mẩn chữ tình . Tôi chỉ xin nêu vài ba câu truyện , mong hé lộ tâm tư nỗi niềm cốt cách …
Hoa tháng tư
Kể về ba người lính trẻ có tên Quyết Thắng ,Hoài Nam và Thu Loan . Lúc bé đi học , lớn lên làm nghề bác sỹ quân y . Họ cùng quê gốc Sài Gòn . Từ lúc trẻ thơ được Nhà nước cho ra Hà Nội học trường “Miền Nam”ở tuổi ấu thơ Quyết Thắng 7 tuổi ,Hoài Nam 5 tuổi và Thu Loan “út ít” 3 tuổi theo học từ vỡ lòng , phổ thông rồi đại học quân y , học nghề xong trưởng thành cùng về Sài Gòn chiến đấu -1975 . Ở Sài Gòn , chiến tranh ác liệt ,cùng chung lý tưởng sâu xa Chống Mỹ bảo vệ Tổ quốc quê hương. Say sưa trong chiến đấu , quý trọng tình bạn . Tuy sự biểu hiện về tình yêu trai gái không sao tránh khỏi , diễn biến ở mức độ khác nhau . Với Hoài Nam ,”Dù thuở sinh viên , tình cảm của Hoài Nam đối với Thu Loan như thế nào , Thu Loan đã biết ,dẫu Hoài Nam có dấu kín trong lòng”.Thực sự họ cũng yêu thầm nhớ vụng . Nhưng vì giữa họ còn tình bạn , hy sinh cho nhau đấy thôi … . Còn tình yêu giữa Quyết Thắng đến với Thu Loan sớm hơn – “Hôm chia tay nhập ngũ Thắng hẹn Thu Loan sẽ làm lễ cưới tại thành phố quê hương ,ngày Sài Gòn ngập tràn cờ hoa biểu ngữ , “ họ rất đắm say và tin tưởng ,” Quyết Thắng đinh ninh Thu Loan tốt nghiệp ,quân giải phóng đã tràn ngập Sài Gòn .Thế nhưng ngày đó chưa đến .Thu Loan đã thành đồng đội cùng chiến tuyến với anh”. Trong chiến đấu bề bộn lửa đạn , nhưng tình yêu cứ chập chờn nhung nhớ -“ Cái quầng sáng bồn chồn thương nhớ ấy /Cứ đêm đêm khắc khoải gọi ta về (thơ Lê Anh Xuân ) , qua giọng “vàng” của nghệ sỹ Trần Thị Tuyết . Rồi Thu Loan cầu mong điều tiên cảm của Quyết Thắng sớm thành sự thật .
Không thể làm được , họ đã tìm và gặp được nhau giũa trận tiền , trong Viện Quân Y , trao nhau nụ hôn với tình yêu say đắm , rồi trao vội bó cây hoa , Quyết Thắng nói :Giống hoa quý đấy , gắng chờ em nhé !”
Người con gái Thu Loan giữ lại vật báu-cây hoa (chưa rõ tên gì ) “Thu Loan sớm chiều đăm đắm trông hoa …Một năm qua đi , rồi hai năm qua đi . năm thứ ba ,Thu Loan hy vọng . Đến năm thứ tư , hy vọng của Thu Loan héo dần”
Mới gặp lại , Hoài Nam trong nhóm ba người bạn cũ . Hoài Nam cùng chiến đấu trong Nam .”Vào Sài Gòn rồi đi biên giới ngay .Ở đây thủ phạm đã tàn phá cơ thể anh là đi ô xin .Khi gặp được Thu Loan , Hoài Nam chỉ còn biết cho Loan một tin khốc liệt ,”Bị thương trước cổng lộ Tổng Tham mưu ngụy .Gần 5 giờ chiều 30/4 .Thắng đi.”
Hôm nay “Tấm hình Quyết Thắng đã ngự trên bàn bài thơ “ Hoa Tháng Tư”viết nắn nót ,có chùm 5 câu “ Hoa tháng Tư ơi Hoa Tháng Tư !/Trái tim em mang mầu hoa ấy /Bên hoa em được bên anh /Trăm năm ngàn năm hoa âm thầm nở /Hương nghiêng về phía bình minh “
Nhớ thương anh ,nâng niu kỷ vật Thu Loan đặt tên hoa là Hoa Tháng Tư . Giữ gìn , thờ cúng ,cả đời – “ Bao năm rồi hoa vẫn không tên”
Hôm cuối cùng Hoài Nam biết mình không qua khỏi , anh đã đưa cho Thu Loan bức thư kí thác của Thắng …Đọc thư xong buộc họ đã làm lễ cưới . Trong buôỉ hôn lễ , một nữ bác sỹ trong viện đã ngâm bài thơ Hoa Tháng Tư . Những người dự đám cưới không ai cầm được nước mắt …Sau đám cưới của hai người
là được 6 giờ đồng hồ , Hoài Nam bay vào cõi vĩnh hằng”,
Sài Gòn có một đài hoa Hoa Tháng Tư lộng lẫy . Quyết Thắng và Hoài Nam hai bông Hoa Tháng Tư góp phần làm nên đài hoa vỹ đại , bất diệt ấy “
Truyện kể về ba người lính ,họ là những biểu tượng ,hình ảnh yêu thương , anh dũng và đep đẽ biết chừng nào …
HOA THẢO THƠM
Câu truyện này khác biệt. Thái Quỳnh thương nhớ lấy tên con Phạm Đỗ Thái Hoàng làm tác giả cho câu truyện . Nội dung bài viết thật ngắn gọn , vẻn vẹn chưa đầy 4 trang mà trúng gải nhất cưộc thi truyện ngắn 2001, nhà xuất bản Giáo dục và Hội Nhà văn tổ chức .Đúng là “Quý hồ tinh”vậy !
Nhân vật Thụ đây ,chắc là hình ảnh con mình có phải ?
Chú bộ đội tên Thụ “ là người chiến sĩ trên xe vào Sài Gòn trận cuối ,khi nhẩy xuống cầu , cứu bạn không hiểu vì sao mà “dính chuyện” mang bệnh tử thần cho đến chết”chả còn được mấy tháng . Thụ quyết ở một mình “ anh vẵn dựa vào luận thuyết không đổi của anh là “đừng bắt ai khổ theo mình”. Với người yêu thương”Thảo Trang”anh cũng cắn răng lìa bỏ .
Mọi người ruột thịt , bạn bè , đồng đội cũng chịu . “Trường trung học cơ sở xã phân công Hạnh, Ngân , Thụ luôn tới thăm , đỡ đần anh để anh đỡ buồn . Ba cô bé bàn với nhau mỗi người sưu tầm một số truyện , một số bài thơ để kể hoặc đọc cho anh nghe “ . Anh cảm động , quý các cháu coi họ là những Thiên đồng .
Nhớ có lần những đồng đội hy sinh trên cầu anh nói với các Thiên đồng trong xúc động : “ Trước lúc bình minh mà còn bao người phải ngã gục xuống .Họ sinh ra có tên và có quê. Nhưng lúc chết lại không xác định được tên tuổi .Họ không lưu lại gì cho bản thân . Họ vĩ đại trong thầm lặng và hành động anh hùng ấy trở thành bất tử “
Những ngày gần anh được nghe lại bao điều tâm sự thật sâu xa .”Nhân ngày thiêng liêng 27/7,Thụ cảm nhận niềm hạnh phúc các cháu đem đến tới mức bàng hoàng .Bỗng nhiên trong anh bừng lên liên tưởng đầy mỹ cảm .Các cháu trong lành như những bông hoa tỏa ra sự thơm thảo.
Sự liên tưởng tài hoa ấy làm cho anh lâng lâng . Anh bèn tặng các Thiên đồng bài “Hoa thơm thảo”sau khi anh khổ sở chắp vần : Thơm thảo nào bằng thơm thảo ơi/Thiên đồng an ủi tấm lòng tôi /Giọt nào đã rơi không vô nghĩa /Để cháu hôm nay sáng nụ cười / . Nhận bài thơ , các Thiên đồng vui khôn xiết .”
Hôm Thụ mất “ Đám tang rặt một mầu hoa trắng . Đi sau quan tài có ba cô bé mặc áo sô trắng “ một ông già cốt cách như tiên , giọng nói vang vang như gió :Vĩnh biệt người ấy , tôi đọc những điều lúc sống người ấy viết :” Thơm thảo nào bằng thơm thảo ơi…” . Không có tiếng khóc nhưng lệ cứ rơi . Người cuối cùng bên mộ là một thiếu phụ , chị đặt lên mộ Thụ một bông hoa trắng . Mùi hoa mùi hương lan xa lan xa …Hạnh, Ngân , Thụ đứng gần đó lặng lẽ cúi đầu !”
Người thiếu phụ ấy chắc là Thảo Hương .
Chúng ta biết nói gì đây , cùng lặng lẽ cúi đầu ,khóc anh và khóc bao nhiêu người lính ra đi như vậy !...
MÙA XUÂN LÝ CHIÊU HOÀNG
Buộc tôi suy nghĩ tâm tư của từng nhân vật : vua Trần Thái Tông ,Thái sư Trần Thủ Độ ,và sâu xa nhất là công chúa Lý Chiêu Hoàng, khi họ đến mừng nhau Sau một hồi tranh luận với Thái Tông nơi rừng núi . Trong lúc bí bách Trần Thủ Độ đã nghe lời dạy bảo:”Trần tướng công đấy ư Tướng là bậc thao lược , quyền mưu , hùng tâm tráng khí bao trùm sông núi . Tướng công không lo trước ,liệu sau để nhà Lý nhường ngôi cho nhà Trần một cách êm thấm liệu nướcNam này có thoát được một cuộc huyết lệ tương tàn, liệu sông núi này có còn trong tay người Nam , hay ngoại bang nhân lúc nồi da nấu thịt mà nhẩy vào xéo dầy bách tính . Nhưng sao nay tướng công lại thoái chí làm vậy? Bách nhân phải nghĩ tới những điều thiên hạ chưa nghĩ tới ,. Nếu một người làm những việc vạn ức người không dám làm, miễn sao việc làm ấy tạo phúc cho thương
dân việc gì cũng sợ thiên hạ đàm tiếu thì người đó có bao giờ làm được việc lớn..Và Thánh lại nhắc đến công lao Thái Hậu Dương Vân Nga : “Nếu Dương Thái Hậu không gửi gấm đại sự vào quan Thập Đạo , liệu sông núi nước Nam có còn khi mà quân Tống đã rập rình ở biên thùy . Các bậc tu mi từ lâu cứ coi nhi nữ là thường tình . Nhưng việc bà làm trước chưa hề có , sau này chắc cũng sẽ không . Tu nữ mấy ai sánh được như bà ? An nguy sông núi chỉ trong chớp mắt . Bà không quyết không được .Đời thương , ghét ,khen ,chê mặc đời , phúc cho dân cho nước là bà làm…Có xả thân mới thành nhân…” Tiến Sỹ Trần Thủ Độ giật mình bèn hỏi : Ngài là ai mà thông thuộc đại cuộc trước và nay của núi sông đến thế ? Lập tức tiếng vọng từ xa dội lại : “Ta là ai ư ? Ta là linh khí sông núi nước Nam . Ta cảm phục tướng công đã phò ủng nhà Trần . Lời dậy bảo ấy đánh thức tâm tư Trần Thủ Độ . Việc làm của Thái sư Trần Thủ Độ đã tạo ra một mớ bòng bong về quan hệ nội ngoại tộc , quần thần , phu thê, tỉ muội đều bị đảo lộn . Cương thường , luân lý của Khổng gia trở thành trò cười .Cái đau nhất vua mất vợ . Vợ từ Vua, Hoàng hậu rồi Công chúa mất chồng . Đau lắm ! Cả nước ai mà không nghĩ . Ngót nghìn truyện hận vẫn còn lồ lộ . Lưỡng triều tiến sỹ Phan Phu Tiên vẫn mạnh tâm ghi trong lịch sử “ Thái Tông là ông vua sáng cơ nghiệp, đáng lẽ phải dựng phép tắc để truyền lại cho đời sau . Lại nghe miu gian của Thủ Độ , cướp vợ của anh làm hoàng hậu , chẳng phải là bỏ cả luân thường , mở lối dâm loạn đó ư ?...Xem ra sau này , Trần Dụ Tông dâm loạn làm càn chưa hẳn không do Thái Tông đầu têu vậy ( Đại Việt sử ký toàn thư ,trang 21 ,Quyển 2 ) . Nghĩ suy như vậy thật là sâu săc . Ta hãy cùng thưởng ngoạn cảnh mùa xuân của Lí Chiêu Hoàng . Hôm Chiêu Hoàng sinh con , người đến mừng đầu tiên là Trân Thái Tông người nói : “Trẫm mừng cho khanh . Mùa xuân lại bắt đầu với Chiêu Hoàng khiến lòng trẫm càng đau. Giá điều này diễn ra với Chiêu Thánh Hoàng hậu trước đây hơn hai mươi năm …Nhưng thôi , miễn Chiêu Hoàng có mùa xuân ..” . Có nỗi đau nào hơn thế này không ! Nghe tin Phụ Trần sinh con trai , Thái sư cũng đến mừng . Đã diễn ra bao nhiêu chuyện giữa hai người , không úp mở gì . “Đa tạ ông . Tôi vừa trọng ông lại vừa khinh ông . Trong ông vì ông một lòng với nhà vua , khinh ông bởi vì một cái ngai vàng , ông có thể làm bất cứ một việc gì mà ông đã định .”
“Chiêu Thánh cười, đáp tiếp :Tôi biết chứ . Sau họa hay phúc trong tay ông cả . Như tôi, tôi có xá gì . Tôi thương chồng nên làm theo Trần Cảnh. Tôi dám chống lại lắm . Nhưng tôi chống lại , ông không tiếc gì một con dao hay ba thước lụa …Đến lúc ấy ,ông và Trần Cảnh có thêm một hiềm thù chắc chắn không còn thần lương minh chúa nữa mà chỉ có thảm khốc .Cuối cùng , tội vạ đổ cả xuống đầu dân . Tôi yêu Trần Cảnh vô vàn nên tôi đâu có sợ lưỡi gươm của ông .” Trần Thủ Độ phục lắm nói :….Bà đúng là một vị thánh .” “ Rồi Trần Thái sư ngửa mặt lên trời than : Mong hoàng thiên soi xét . Nếu hậu thế có nguyền rủa thì nguyền rủa Thủ Độ tôi,xin đừng ai đụng đến Nữ vương nhà Lý – Hoàng hậu nhà Trần . Phụ Trần phu nhân cũng phải cảm động bởi câu nói ấy . bà nhìn quan Thái Sư . Hình như hai mắt Trần Thủ Độ rơm rớm nước .” Mỗi lần qua thăm khu Chùa Rồng và ngôi mộ Bà bên Rừng Báng , khiến lòng ta trĩu nặng về sự đối sử của dòng họ Lí và nền Sử học Việt Nam với Bà thật khiếm khuyết . Ô hay Cửu Đế cơ mà / Mây bay mấy vạt chỉ là mây bay . (PNK) Nghe ăn nói những lời sâu cay , giúp chúng ta hiểu thêm về những con người, nổi chìm trong giai đoạn lịch sử của đất nước . Giúp ta không thể thờ ơ, nghẹn ngào …Và biết ơn sâu sắc công lao của nhà văn !
HOA KHÔI NGHÌN NĂM
Về công đức công chúa An Tư trong những giờ phút ác liệt của chiến tranh . An Tư đã nghe theo lệnh của triều đình , xông vào “chung sống” cùng tướng giặc Thoát Hoan nhằm kìm chân giặc . Là một biểu hiện hy sinh kiên cường . Khi quân ta xập đến “ Thoát Hoan co cẳng nhảy lên ngựa … An Tư nhảy ngay vào lửa . giữa ngút trời lửa cháy, An Tư thất thanh :” Nói với phu quân của ta , An Tư chết để trọn vẹn với chàng” . Khi mất rồi nàng còn trách : “Từ trời cao tiếng An Tư lại dội về :Điều người nói to quá ,ta chỉ mong tên tuổi ta được in trên gạch lát đường trong kinh thành Thăng Long để đời nhớ đến người con gái phận mỏng . Mong ước xoàng xĩnh ấy mà cũng không được còn nói gì đến tượng đồng bia đá , đến miếu phụng thờ . Khi đã cất bước sang trại giặc , Thượng Hoàng – Vương huynh toát mồ hôi . Nhân Tông – cháu ta sợ không dám nhìn cô . Văn quan võ tướng hai hàng tiễn biệt . Họ nói những lời hay hơn khiếu hót . Vua lớn vua bé , quan văn quan võ đều nghe rõ cả . Vậy mà ngày khải hoàn luận công đuổi giặc có ai nhắc đến ta đâu .Thì ra ,vua đời nào cũng vậy .”.
Nói sao đây về lời trách này ! Tôi cũng xin mạn phép có đôi dòng:
Khóc nàng Công chúa An Tư
Bỏ quê hương, bỏ người tình / Lệnh vua : ở với một mình Thoát Hoan /Để nhà Trần kịp tính toan /Bày mưu định kế thời gian tung hoành /Thái bình , nước hết chiến tranh /Than ôi ! Công trạng chẳng dành một câu…/An Tư nàng ở nơi đâu /Mất còn hay đã dạt Tầu đi tây ! /Nén hương vái nẻo nào đây / Bậc tiền nhân . Kiếp đọa đầy , tiếc thương !...(Bài đã đăng Lục bát mỗi ngày – Lục bát Việt Nam 14/12/2020) – Phạm Ngọc Khảnh . Văn chương đã đánh những cái mốc lịch sử dân tộc. Ấy là công loa to lớn của những người cầm bút . đọc truyện Kiều ta nhớ Nguyễn Du ,. Dòng thơ Màu tím hoa sim để lưu truyền mãi mãi Hữu Loan . Và hôm nay qua bao câu tryện vắn dài , đông tây , kim cổ xứng đáng có nữa một Phạm Thái Quỳnh yêu kính …
Anh Quỳnh ơi! nâng nưu pho sách, nhìn chân dung anh tôi nhớ lắm , thương yêu lắm không sao cầm lòng được. Già rồi mỗi kẻ mỗi nơi …