Tìm kiếm
Trang chủ
Về tác giả Trần Nhương
Thơ
Truyện
Tản văn
Văn học nước ngoài
Tin văn và...
Bầu bạn góp cổ phần
Tôi có ý kiến
Viết về Trần Nhương
Cùng vui
Khúc kha khúc khích
Thư giãn video clip
Tư liệu nhà văn
Trần Nhương giới thiệu
Poems
Tài liệu tham khảo
Tranh Trần Nhương
Gallery
Liên kết website
nico-paris.com
vietnamnet
Hội Nhà văn Việt Nam
Văn nghệ Thái Nguyên
Hội Nhà văn HP
Chú Tễu
Dân Trí
Giáo dục Việt Nam
Tiền Phong
Dân Việt
Tuổi trẻ
Thanh niên
Thế giới mới
vnexpress
Lão Khoa
Đông y Trần Ngọc Chấn
Trí thức trẻ
VTC news
Soha
Hội VHNT tại Nga
Văn chương Việt
Mai Văn Phấn
Kim Dung-Kỳ Duyên
viet-studies
TC Văn hóa Nghệ An
Bô xít VN
Trần Kỳ Trung
lucbat.com
Văn nghệ quân đội
Bộ Tư pháp
Thế giới văn hóa
Văn đàn Nguyễn Nguyên Bảy
Lê thiếu Nhơn
Hoàng Tuấn Công
Đất Việt
Ảnh Thái Phiên
Tin nóng
Nhà thơ Văn Công Hùng
Vương Tri Nhàn
Tiin.vn
Hội Mỹ thuật VN
Nguyễn Duy Xuân
Tô Ngọc Thạch
Trần Nhương blog
Phụ nữ HCM
Văn đàn Việt
linh kiện laptop
GS Trần Đình Sử
Đời sông và pháp luật TPHCM
Cao Bồi Già
Nhà văn Triệu Xuân
Hội Mý thuật Hà Nội
Tôn vinh văn hóa đọc
BBC
Ca dao Tục ngữ
Tây Bụi
Vũ Thanh Hoa
Báo Văn nghệ Hội Nhà văn VN
Chúng ta
Cá Sấu Việt Nam
Báo Người cao tuổi
Hội Nhà văn TP HCM
Trần Nhương blog 2
saigon oc
Nhịp cầu Hoàng Sa
Văn học Sài Gòn
Chim Việt cành Nam
Song Hà (boygia)
Chu Mộng Long
Tạp chí nước Đức
Quán chiêu văn
Trần Xuân An
Văn hiến
Việt nam xưa
Trần Hoài Dương
Báo Tia Sáng
Thư viện Thơ
NGUYEN HUUVINH
Đặng Xuân Xuyến blog
Câu lạc bộ Văn chương
TC Người Hà Nội
TC Đáng Nhớ
Văn nghệ Trẻ
SOI
VIÊN NGÔN NGỮ VH PHƯƠNG ĐÔNG
Nhà văn Phạm Việt Long
NGƯỜI ĐÔ THỊ
THƠ VÀ ĐỜI
La Khắc Hoà
VIỆT SU KY
NGUYỄN QUANG LẬP
GIÁNG VÂN
Trang chủ
» Bầu bạn góp cổ phần
ĐẠI HỘI NHÀ VĂN NAM TRUNG BỘ - TÂY NGUYÊN
Trần kỳ Trung
Thứ sáu ngày 18 tháng 6 năm 2010 9:30 AM
Mới đầu cứ tưởng Đại hội có hai ngày bàn chuyện nghị sự của Đại Hội nhà văn sắp tới. Đến khi đọc chương trình thì chỉ có trọn một ngày(14/6). Đại hội mà tổ chức chỉ một ngày, thực tình cũng không biết sẽ bàn về vấn đề gì!!! Nhưng, mọi người cũng đồng ý, đại hội cũng chỉ nên một ngày, cho ngắn, ngày còn lại để gặp nhau. Nhà văn, nhà thơ Việt Nam, chủ yếu là muốn có cớ “ hợp pháp” để gặp nhau, chứ bàn chuyện “ đại sự”, thôi... nhường các bác Trung Ương.
Tám giờ khai mạc, bà Phó chủ tịch thành phố Đà Nẵng Nông Thị Minh đọc lời chào mừng. Bà Nông Thị Minh cúi xuống đọc lời chào mừng viết sẵn, thỉnh thoảng ngẩn lên, thế là các đại biểu có lời xuýt xoa:
- Phó chủ tịch thành phố Đà Nẵng xinh nhỉ?
- Nhưng mà, tại sao bà ta lại có họ “ Nông...” , khéo con cháu của cụ Tổng, hay ở Đà Nẵng có dân tộc Tày?
- Ông thăc mắc làm gì. Vẽ! Theo tôi, đưa đàn bà đẹp lên làm Phó chủ tịch thành phố, cũng nên ghi một điểm cho Đà Nẵng.
Lời bàn tán còn nhiều, tôi ghi vội mấy ý. Sau lời chào mừng của bà Phó chủ tịch thành phố, tiếp đến là lời phát biểu của nhà văn, nhà thơ Thanh Quế và nhà thơ Hữu Thỉnh, chủ tịch Hội tổng kết những thành tựu đã đạt được của từng nhà văn, nhà thơ là Hội viên của Hội Nhà Văn ở khu vực này cũng như những thành tựu của Hội Nhà Văn trong nhiệm kỳ qua. Sau đến là những tham luận, cứ mỗi tham luận đọc là được bồi dưỡng ngay tại chỗ ba trăm ngàn đồng, nhiều người không biết tiếc hùi hụi. Có người nói vui:
- Tham luận nên chia làm hai phần, đọc làm hai buổi để lấy hai lần tiền.
Người khác:
- Không biết Đại hội Nhà Văn sắp tới có thưởng tiền cho tham luận như thế này không ? Để mình chuẩn bị...
Khi biết có tiền thưởng cho tham luận, buổi chiều có người xung phong lên lên phát biểu không cần cầm giấy, tất nhiên cũng có phong bì đựng tiền từ nhà thơ Nguyễn Hoa trao tận tay.
Thế mới biết sức mạnh đồng tiền nó có uy lực phát huy ý thức trách nhiệm của nhà văn trước những vấn đề nóng của thời đại lớn như thế nào!!!
Trong những bài tham luận, mọi người chú ý để một bài tham luận của một nữ nhà văn thuộc một tỉnh miền Trung. Nếu nội dung bản tham luận đó đúng thì thật khủng khiếp cho sinh hoạt của một Hội VH- NT của một tỉnh. Bài tham luận đã lên án một cách gay gắt một vị nguyên chủ tịch Hội nào là “ tài kém...” , “ đức tồi...”, “ Độc đoán, chuyên quyền coi khinh tất cả...”, “ dám khai trừ một hội viên bất chấp ý kiến của tập thể...”, “ nịnh cấp trên, hù dọa hại cấp dưới”, “tham quyền cố vị, cố giữ chức...” v.v ...và v.v... Mọi người ngồi nghe đều không tin một Chủ tịch Hội gọi là “ văn hóa” lại có nhân cách như thế! Nhưng mội vị ngồi cạnh tôi lại nói: “ Chị ấy mới nói một phần sự thật!” Riêng tôi lại cho rằng giả sử như có chuyện đó có thật thì không nên mang những câu chuyện đó ra đây, vì đây không phải là hội nghị của thanh tra bàn về hoạt động của “ Hội Văn Học – Nghệ Thuật”! Giá như việc này... góp ý trực tiếp với tổ chức Tỉnh ủy của Hội nọ hoặc gửi đơn thẳng lên Ủy ban Hội VH-NT Trung ương thì hay hơn. Nhà văn Cao Duy Thảo, trong bài phát biểu của mình cũng góp ý điều này với bài tham luận của nhà văn nữ kia.
Lại có một tham luận của một nhà thơ bàn việc dịch thơ của Hồ Chủ Tịch ra tiếng Tày, để thấy tình yêu bao la của Bác, của Đảng với các dân tộc ít người. Nếu việc này thành công, cũng là một động lực để cho bà con các dân tộc học chữ. Tôi đã hiểu phần nào, vì sao các con em người dân tộc ở Kom tum lại khao khát học chữ như vậy. Lũ cuốn trôi cầu treo, các em dùng ròng rọc đu qua sông, bất chấp nguy hiểm để mong có chữ đọc thơ Bác Hồ, chứ không cần đến khi có đường sắt cao tốc mới đi học.
Hoan hô tham luận của nhà thơ, dịch thơ Bác Hồ ra tiếng Tày.
Một tham luận tôi nhận thấy hay, có nội dung, đó là tham luận của nhà văn Nguyễn Gia Nùng, tham luận sẽ đăng ở kytrungtran.com. Mời các bạn đón đọc.
Song song với tham luận là tiến hành bầu những đại biểu ứng cử vào BCH Hội Nhà Văn Việt Nam. Cuộc bầu cử hoàn toàn dân chủ, dân chủ thực sự. Nghĩa là không có những vị từ trên “ấn” xuống, cũng không hề có chuyện bỏ phiếu thay, cũng không thấy vận động hành lang. Đại hội bầu ra ba đại biểu ứng cử vào BCH Hội nhà văn khóa tới. Giá như mọi cuộc bầu cử ở nước ta trong một đại hội lớn có không khí như vậy, sướng biết bao nhiêu. Điểm nổi bật nhất ở Đại hội này, không hiểu sao nhà thơ Hữu Thỉnh luôn ở tâm trạng vui vẻ, bắt tay người này, chúc mừng kia, nhận sách tặng với tâm trạng phấn chấn. Yếu tố lạc quan là một trong những nguyên nhân mà dân tộc ta đã làm nên chiến thắng trước nhiều kẻ thù nguy hiểm và quỷ quyệt, điều này thấm vào từng nhà văn, nhà thơ và vẫn phát huy đến ngay nay.
Mừng cho nhà thơ Hữu Thỉnh.
Xung quanh bàn trà, bàn tiệc cũng có nhiều chuyện vui. Một nhà văn kể:
... Hôm ấy tôi vừa tiếp một nhà văn, nghe mọi người đồn thổi, những tác phẩm và bài viết của ông đang bị an ninh văn hóa của Công an để ý, vì những tác phẩm và bài viết này có nội dung “ chống Đảng, chống CNXH”, bị nhiều thế lực “ phản động” bên ngoài lợi dụng. Ông gặp tôi, ánh mắt liếc nhìn xung quanh để dò xét, tiếng nói thì thào, câu nghe rõ, câu nghe vừa. Ông nói với tôi:
- Tôi luôn bị những người bên an ninh theo như hình với bóng, thoát khỏi họ rất khó...
Tôi nghe ông ấy nói thế ,rất thương. Vì đọc những tác phẩm, nhất là những bài báo của ông ấy cũng không thấy vấn đề gì to tát, thậm chí nhiều vấn đề người ta đã nói rồi, rất cũ, thế mà lại bị người bên Công an theo dõi. Rõ là làm nhà văn nói đúng với tiếng nói lương tâm, lúc này rất khó!!! Ông ấy còn khổ như thế, huống hồ là tôi, một thằng viết văn mới “ ra ràng chưa vỡ bọng c...”. Ông đang thì thào với tôi, rồi đưa mắt, chỉ tay một người ngồi ở bàn phía bên kia, cách chỗ tôi với ông ấy ngồi, không xa:
- Đấy ! Đấy! Tôi với anh ngồi đây nói chuyện. Công an cho người bám sát tôi ngay. Anh kia là công an đang theo dõi cuộc nói chuyện của tôi với anh đấy!
Tôi nhìn ra, theo hướng chỉ ngầm của ông nhà văn nọ, quả thật tôi thấy một người đàn ông trung niên ngồi bên kia, có cái nhìn với tôi lạ lắm, nửa như muốn hỏi điều gì, nửa lại như muốn thân mật, nửa như... Theo cảm nhận của tôi, anh ấy không muốn rời chỗ đang ngồi, và tiếp tục... theo dõi tôi và ông nhà văn nọ. Đúng công an rồi! Vốn tính nhát, tôi hoảng. Cứ nghĩ, nếu không may, mình thì thọp, đồng tình bằng cái gật đầu hoặc bài viết ủng hộ quan điểm của ông nhà văn này thì chết. Chết cả mình, cả vợ, cả con, gian hàng của vợ bị đóng cửa, cả nhà không biết bám vào cái gì mà sống. Chắc chắn công an chụp được hình tôi và ông nhà văn nọ đang ngồi đàm đạo. Họ đưa những bằng chứng này ra, tôi cấm cãi! Thế là tôi giục ông nhà văn đứng lên, trả tiền cà phê, không ngồi ở đây nữa. Có điều lạ. thấy tôi đứng lên, anh “ công an” bên kia cũng đứng lên, trả tiền cà phê, đi theo chúng tôi. Ông nhà văn cũng có vẻ sợ, nói nhỏ:
- Tôi với anh phải đi làm hai hướng khác nhau, đáng lạc hướng họ. Tôi đã trở thành nhận vật nguy hiểm đối với thể chế này. Nếu tôi có mệnh hệ nào, anh phải nói cho công chúng biết chuyện ngày hôm nay, một nhà văn khao khát tự do luôn luôn bị theo dõi, ngăn trở...
Nói xong câu nói đó, ông nhà văn đi vội, khuất ngay...
Tôi đi ngược hướng với ông ta, liền bị người đàn ông bám sát. Tôi đi thật nhanh, người đàn ông kia vội đuổi theo, cố đuổi kịp. Anh ta đuổi kịp tôi, vỗ vai, làm tôi giật mình
- Chào anh! Anh có phải là nhà văn H ...không?
Tôi nhìn anh ta, run run, gật đầu.
Anh ta lại hỏi tiếp:
- Vợ anh mới mở cửa hàng bán đồ mỹ nghệ ở chợ ... đang cần người bán hàng?
Tôi gật đầu, ngạc nhiên. Chắc anh ta là công an, mới rõ mọi chuyện thế! Anh ta xuống giọng, nhìn tôi với ánh mắt khẩn cầu:
- Tôi có con bé vừa tốt nghiệp trung cấp tài chính, cháu biết vi tính, kế toán và một chút tiếng Anh. Nghe có người nói, anh là nhà văn có thể thuyết phục vợ anh, để chị ấy nhận cháu vào bán hàng, tôi muốn gặp anh. Nhưng lúc nãy thấy đang nói chuyện nên tôi không dám làm phiền, đợi đến lúc này. Mong anh nói với chị ấy, để chị ấy nhận cháu, gia đình tôi không quên ơn.
Nghe người đàn ông nói như vậy, tôi thở ra nhẹ nhõm. Thế mà mình cứ tưởng...! Tôi vội gật đầu hứa sẽ giúp cho người đàn ông nọ về việc con gái sẽ làm chỗ vợ tôi.
Mọi người nghe câu chuyện của nhà văn này kể, cười vui. Nhà văn nọ kết luận:
- Tôi kể câu chuyện này để cho các ông thấy rằng, bọn nhà văn chúng mình cứ hay huyền hoặc. Đại hội, tham luận, chủ tịch, lên án này nọ... kỳ thực ai để ý! Tôi nói lại nhé, chẳng ai để ý đến chúng ta đâu, mà các ông cứ định giở ra lắm trò...
Nguồn:
http://kytrungtran.com/index.php/index/detailarticle/298
Các tin khác
SƠN HOẢ BÍ VÀ MẤY LỜI BÀN VỀ VĂN CHƯƠNG
TÍNH CUA TRONG LỖ
BÊN LỀ ĐẠI HỘI BẮC MIỀN TRUNG VÀ TÂY NGUYÊN
“SỰ TÍCH” BÀI THƠ “RƯỢU CỦA NGUYỄN CAO KỲ”
NHỮNG NGÔI CHÙA TRÊN HUYỆN ĐẢO TRƯỜNG SA
"LỤC BÁT LÀ GIAI ĐIỆU CẢM XÚC TRONG TÔI"
QUẢ BOM THỜI HẬU CHIẾN
THỬ TÌM HIỂU TẦNG LỚP TRÍ THỨC VIỆT NAM
NHÀ THƠ LÂM XUÂN VI VÀ NHỮNG CHUYẾN ĐÒ THƠ
QUẢ BOM THỜI HẬU CHIẾN - KÌ 2 CUỘC ĂN MÀY OAN NGHIỆT
MỞ “KHO” HÁT VÍ NGỌC THAN
TẤM ẢNH CUỐI CÙNG CỦA ĐẶNG NGỌC KHOA
DĂM PHÚT VỀ THƠ CỦA NHÀ THƠ CHINH VĂN
BÀU BAN CHẤP HÀNH HỘI NHÀ VĂN?
Về dự án đường sắt cao tốc tại Việt Nam
NHÀ VĂN KHÔNG PHẢI NHÀ BÁO VÀ CÁN BỘ
CHÂN DUNG NHÀ VĂN BẢO NINH
NÊN GỌI HỘI NHÀ VĂN HAY HỘI NHÀ VĂN CHƯƠNG?
CHÙM THƠ TRƯƠNG THIẾU HUYỀN
NGÀY MAI CHÚNG TA GIEO NGHIỆP GÌ CHO NGÀY SAU?
Bài đọc nhiều nhất
ĐÔI NÉT KỂ VỀ MÌNH
CÂU NÓI BUỒN NHÁT TRONG TUẦN
Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm: GIỜ CHỈ CÒN CHƯỜNG MẶT RA TRONG THƠ
HUYỀN THOẠI TẮM TIÊN TÂY BẮC
ANH BA SÀM TÁI NGỘ
BẢN TIN CỦA TTX VIỆT NAM
TRẦN NHƯƠNG.COM
10TRUYỆN NGẮN CỰC NGẮN CỰC HAY
CÁ THÁNG TƯ
NHÂN THỂ DỮ TÂM KINH (人体与心泾)