Đua không phải là thi đua yêu nước với đông đảo người dân tham gia gây hiệu ứng xã hội sâu sắc. Đua ở đây là ganh đua, chạy đua xây dựng các trung tâm hành chính nguy nga như cung điện mà đại biêu Quốc hội đã lên tiếng phê phán tại nghị trường. Điều kỳ cục nhất không chỉ ở quy mô tầm cỡ các trung tâm hành chính địa phương kể cả tỉnh chưa giàu có- mà là dự án được tung ra đung lúc các ĐBQH kêu goi “đóng băng” chi các khảon chưa cần thiết, chi đi nước ngoài, hội hề lễ tiết.
Có thể lấy ví dụ: Tỉnh Nghệ An đã đồng ý với phương án xây dựng tòa nhà khu hành chính tập trung sở, ngành gồm 2 tòa tháp cao 20 tầng. Khu đất để xây dựng khu mới này này rộng chừng 52.000m2, nằm gần trụ sở ủy ban tỉnh, tỉnh ủy. Dự toánchi phí dự kiến của dự án khoảng 2.178 tỉ đồng.
Xin lưu ý, trụ sở UBND tỉnh còn thơm mùi sơn, mới được đưa vào sử dụng tại tòa tháp cao 11 tầng với kinh phí khoảng 365 tỉ đồng từ nguồn vốn ngân sách.
Xin trích dẫn thêm tại Nha Trang UBND tỉnh Khánh Hòa cũng vừa có văn bản chấp thuận cho 2 tập đoàn tiến hành xây dựng trung tâm hành chính tỉnh theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao). Trung tâm này có tổng diện tích gần 127ha nằm trên địa bàn xã Vĩnh Thái được phân làm 2 khu, gồm: trung tâm hành chính tập trung (37ha) và khu nhà ở thương mại dịch vụ, văn phòng (89ha). Dự án làm theo hình thức hợp đồng BT, tổng vốn đầu tư dự án khoảng 4.300 tỉ đồng, trong đó, kinh phí xây dựng hạ tầng kỹ thuật cho khu vực hành chính và các cơ quan hành chính tập trung khoảng 3.000 tỉ đồng. Điều độc đáo hấp dân nhất là Trung tâm hành chính tỉnh Khánh Hòa được thiết kê theo hình tượng “tổ yến”. Theo đó, “tòa nhà chính quyền được tạo hình khối lớn như một quả trứng khổng lồ đang nở. Không gian xung quanh tòa nhà Trứng lớn được trang trí cảnh quan bằng các nét xước lớn trắng như sợi dãi yến... Dự án được công bố là không xây dựng băng nguồn tiên ngân sách nhưng không nói rõ nguôn kinh phí ở đâu ra? Chắc không phải từ tiên bán yến sào và thu từ du lịch khi bờ biển chót giao cho tư nhân đòi mãi chưa hết và lãnh đạo tỉnh cũng không làm ra tiền, mà là tiền từ ngân sách tỉnh, là tiền của dân, của doanh nghiệp đóng thuế.
Tỉnh Hải Dương cũng không chịu thua kém khi đồng ý về nguyên tắc áp dụng hình thức BT để thực hiện dự án khu hành chính tập trung. Chính phủ đã yêu cầu UBND Hải Dương tiếp thu ý kiến các bộ, chịu trách nhiệm toàn diện làm rõ, quản lý chặt chẽ tài sản Nhà nước sử dụng để hoàn vốn cho hợp đồng BT. Chưa rõ dự án hết bao nhiêu nghìn tỉ đồng, những con số chắc chắn không nhỏ. Cái lý do họ đưa ra để xây trụ sở mới thì chắc chắn là rất nhiều và nơi nào cũng thấy “cần thiết”, cho “xứng với tầm vóc, vị thế của tỉnh”.
Tỉnh nghèo Hà Tĩnh thì cũng đang sôi sục với kế hoạch xây dựng trung tâm hành chính mà dự toán tổng số vốn đầu tư lê đên 1.500 tỉ đồng.
Tuy nhiên, so với các tỉnh nói trên,
dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu trung tâm hành chính, chính trị thành phố rộng 324 ha, nằm trên các xã Tân Dương, Dương Quan, Hoa Động (huyện Thủy Nguyên) và phường Minh Khai (quận Hồng Bàng), bao gồm các hạng mục chính: hệ thống hạ tầng kỹ thuật (khu văn phòng và công trình phụ trợ), cầu Hoàng Văn Thụ, hệ thống giao thông chính và đê tả sông Cấm. mới thực là hoành tráng.
Dự kiến tổng mức đầu tư dự án là 9.894 tỷ đồng, trong đó ngân sách trung ương gần 6.855 tỷ, còn lại là ngân sách TP Hải Phòng và các nguồn vốn hợp pháp khác. Thời gian thực hiện dự án từ 2015 đến 2020, được chia thành 3 giai đoạn: chuẩn bị dự án (hoàn thành trong năm 2015); thực hiện dự án (từ năm 2016 đến 2019) và giai đoạn kết thúc xây dựng, đưa công trình vào sử dụng năm 2020.
Thì ra, trước đó tại Quyết định 144 các h nay 6 năm Thủ tướng đồng ý về chủ trương để TP Hải Phòng phát triển mở rộng về phía Bắc, từng bước hoàn thiện hệ thống trung tâm thành phố mới theo định hướng phát triển không gian đô thị và theo điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố đến năm 2025, tầm nhìn đến 2050.
Không hiêu rằng với yêu cầu “thát lưng buộc bụng” tạm hoãn, dãn tiến độ các dư án chưa thật sự cấp bách, ban lãnh đạo mới cuta Hải Phòng sẽ có động thái ra sao. Bà con thành phố Cảng hayc bình tinhc chờ đợi.
Thật khó mà liệt kê các dự án, công trình lãng phí các cấp ở địa phương. Có thể nói, lãng phí nơi nào cũng có. Và nơi nào cang có lãnh đạo hăng hái phát biêu về tiết kiệm nhất cũng là nới lãng phí nhiều nhất.
Trả lời câu hỏi vì sao người ta thích đại dự án thế không khó. Tâm lý thích bằng anh bằng em, thậm chí hơn bè hơn bạn phổ biên trong lãnh đạo. Nếu có cuộc điều tra xã hội học, đaon chắc là đại bộ phận dân chúng sẽ nói khôpng với ccasc hoàng tráng ngao ngán lòng người này! Và còn điều này nữa, ngoài việc có tí chút lại quả ngon lành, cấm có ai bị huyền chức vì thích hoành tráng lãng phí cả!
Bảo Dân