Trang chủ » Tin văn và...

Chợ Sò thị trấn Diễn Châu, tỉnh Nghệ An: Ai làm nên máu đổ?

Hoàng Linh
Thứ ba ngày 24 tháng 12 năm 2013 7:23 PM

Báo Người cao tuổi http://nguoicaotuoi.org.vn/phap-luat/cho-so-thi-tran-dien-chau-tinh-nghe-an-ai-lam-nen-mau-do.html

24/12/2013

Báo Người cao tuổi nhận được bản kiến nghị khẩn cấp của 5 chi bộ, thư kêu cứu của hội viên Hội NCT, đơn thỉnh cầu của các khối và nhiều đơn thư của người dân thị trấn Diễn Châu, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An về việc Chợ Sò bị tàn phá. Máu của nhiều người dân vô tội đã đổ. Nhưng chính quyền địa phương làm ngơ, gây tình hình bất ổn ở địa bàn…


UBND huyện Diễn Châu lừa dân


Chợ Sò ở thị trấn Diễn Châu, tỉnh Nghệ An có hàng trăm năm nay, gắn liền với lịch sử phủ Diễn Châu, trở thành một ngôi chợ truyền thống của nhân dân trong vùng. Năm 1996 chợ di chuyển về Ngã ba Diễn Châu với diện tích 16.000m2. Năm 2009, UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt khu đất này cho một Công ty tư nhân xây dựng Khu Trung tâm Thương mại, khách sạn. Theo quy hoạch, khu đất này để lại cho Thị trấn Diễn Châu 2.195,3m2 đất để làm “Chợ Xanh”. Huyện uỷ, UBND huyện Diễn Châu thông báo trước  Hội nghị Đảng bộ thị trấn: “Động viên bà con tiểu thương chuyển về Sân vận động thuộc khối 5 họp chợ tạm trong vòng 18 tháng, Trung tâm Thương mại, khách sạn xây dựng xong thì bà con trở lại chợ họp”. Nhưng khi Trung tâm Thương mại, khách sạn xây dựng xong đất bị lấn chiếm chỉ còn 500m2, sai với quy hoạch đã phê duyệt, diện tích không đủ làm chợ. Do đó chợ phải họp tạm ở Sân vận động từ bấy đến nay.

Từ năm 2010 đến nay, thị trấn Diễn Châu nhiều lần xin UBND huyện nâng cấp xây dựng Chợ Sò tại chỗ, hoặc xin xây dựng ở một chỗ khác trên đất thịTiểu thương bị đánh đập dã man.


trấn, nhưng huyện kiên quyết không cho. Cuối tháng 10/2013, chợ xã Diễn Thành xây dựng xong chuẩn bị khánh thành, UBND huyện Diễn Châu chủ trương xoá bỏ Chợ Sò. Ngày 27/10/2013, UBND huyện Diễn Châu quyết định đóng cửa Chợ Sò  bằng thông báo số 81/TB-UBND chấm dứt hoạt động, cắt điện, đóng cửa chợ, giải tán Ban Quản lí chợ. Cán bộ, đảng viên, nhân dân thị trấn Diễn Châu thấy đây là thông báo vi phạm quy chế dân chủ, chủ quan, vội vàng, duy ý chí, chưa thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của quần chúng nhân dân. Đảng bộ thị trấn họp mở rộng bàn về vấn đề chợ, mời Huyện uỷ, UBND và các ban, ngành nhưng không có cán bộ nào về dự.

Vì đời sống của 600 hộ tiểu thương, cuộc sống của hơn 2.400 người hằng ngày nhờ vào chợ để ổn định kinh tế gia đình, vì quyền lợi của nhiều người dân, bởi Chợ Sò là nơi giao dịch mua bán quen thuộc của dân trên địa bàn nên toàn thể đảng viên và nhân dân các khối trong thị trấn họp đề nghị UBND huyện chưa thực hiện thông báo 81 giải tán Chợ Sò. Để chợ hoạt động đến sau tết Nguyên đán Giáp Ngọ.

Trong khi ý kiến của cán bộ, đảng viên, nhân dân thị trấn Diễn Châu huyện chưa giải quyết, vào lúc 6 giờ 30 phút ngày 22/11/2013 xã Diễn Thành theo chỉ đạo của huyện huy động 300 người dùng gậy gộc, xà beng, cuốc, xẻng, dao, búa, kìm xông vào phá Chợ Sò, xảy ra xô xát làm 6 người bị thương.

Trước tình hình vô cùng phức tạp, để tránh xảy ra án mạng, ngày 23/11/2013 Đảng bộ thị trấn tổ chức họp mở rộng, mời Huyện uỷ, UBND và các ban, ngành của huyện về đối thoại. Đảng bộ thị trấn đề nghị:

- Để chợ vẫn hoạt động bình thường.

- Không giải tán Ban Quản lí chợ.

- Không cắt điện khu vực chợ.

- Tăng cường công tác an ninh, trật tự tại chợ.

Sau một buổi đối thoại căng thẳng, ông Lê Văn Cầm, Bí thư Huyện uỷ; ông Nguyễn Ngọc Võ, Chủ tịch UBND huyện xin lỗi Đảng bộ về việc làm sai vừa rồi, hứa tạo điều kiện thuận lợi cho dân làm ăn, về chúng tôi bàn bạc suy nghĩ lại. Nhưng phát biểu của cán bộ huyện chỉ để đánh lừa nhân dân thị trấn mà thôi. Sau đó huyện huy động lực lượng mạnh cho phá Chợ Sò.


Chợ Sò bị cưỡng chế san phẳng chỉ còn là một bãi rác.

Ảnh : 1-Tiểu thương bị đánh đập dã man