Trang chủ » Tin văn và...

Kỉ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn hóa, nhà văn, Gs Trương Tửu

Trần Nhương
Thứ tư ngày 11 tháng 12 năm 2013 2:36 PM

 

Sáng ngày 11-12 tại Thư viện Hà Nội, Hội Nhà văn Hà Nội đã tổ chức Lễ kỉ niệm  lần thứ 100 ngày sinh nhà văn hóa, nhà văn, GS Treương Tửu.

Trương Tửu sinh ngày 18 tháng 10 năm 1913, trong một gia đình trung lưu ở ngoại ô Gia Lâm (Hà Nội).
Thời trai trẻ, ông học hết năm thứ nhất bậc trung học, rồi học trường Kỹ nghệ thực hành ở Hải Phòng (nghề thợ tiện, cùng trường lớp với Lê Văn Siêu). Nhưng chỉ được một năm rưỡi thì bị đuổi học (Năm 1927), vì tham gia bãi khoá ở Hà Nội để đòi thực dân Pháp thả tác giả bài thơ Chiêu hồn nước Phạm Tất Đắc Bị buộc rời trường, ông tự học chương trình Tú tài Pháp-Việt.
Từ năm 1941 đến 1946, Trương Tửu làm Giám đốc Văn chương (tương tự Tổng biên tập) NXB Hàn Thuyên. Thời kháng chiến chống Pháp, ông là ủy viên Hội Văn hóa Việt Nam, chi hội phó Chi hội Văn hóa Thanh Hóa, tham gia bí thư đoàn liên đoàn Văn nghệ kháng chiến liên khu IV, dạy trường Thiếu sinh quân, trường Dự bị đại học…
Sau chiến thắng năm 1954, ông về Hà Nội, dạy Trường đại học Sư phạm, Đại học Văn khoa Hà Nội. Năm 1957, ông được phong chức danh Giáo sư, cùng đợt với Đào Duy Anh, Đặng Thai Mai, Trần Văn Giàu, Nguyễn Mạnh Tường…(theo tự điển mở )
Đầu năm 1958, bị buộc thôi việc vì dính líu đến vụ Nhân văn giai phẩm. Sau đó, ông chuyển sang nghiên cứu y học và sống bằng nghề Đông y., Mặc dù bị nhiều nỗi trầm luân nhưng ông vẫn giữ cốt cách một kẻ sĩ yêu nước mẫu mực,
Lớp lớp học trò tự hào có thầy với “Kinh thi Việt Nam”, ba công trình nghiên cứu về Truyện Kiều và rất nhiều những tác phẩm nổi tiếng khác.
Các tác phẩm tiêu biểu của ông là: Một cổ đôi ba tròng, Tráng sĩ Bồ Đề. Một kiếp đọa đầy, Kinh thi Việt Nam, Nguyễn Du và Truyện Kiều, Văn chương Truyện Kiều, Tương lai văn nghệ Việt Nam
Sự nghiệp giáo dục và nghiên cứu văn học của Trương Tửu sẽ còn được nghiên cứu kĩ lưỡng của nhiều thế hệ tiếp nối.


Ảnh: Ông Trương Tùng (con GS Trương Tửu) trao bộ sách Tuyển tập Trương Tửu tặng Hội Nhà văn Hà Nội cho Chủ tịch Phạm Xuân Nguyên.