Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

Tưởng nhớ Pablo Neruđa –nhà thơ chiến sĩ

PGSTS.Nguyễn Trường Lịch
Thứ hai ngày 18 tháng 2 năm 2013 5:40 AM

(40 năm Pablo Neruda từ trần 1973-2013)                          
                
     “Tôi là một nhà thơ, tôi sẵn sàng chiến đáu bằng tất cả những gì tôi có trong tay, kể cả ngòi bút của tôi”, P.Neruđa tự xác định cho mình sứ mệnh như thế.
         Đối với giới văn nghệ và đông đảo nhân dân Việt Nam 40 năm về trước, có lẽ ấn tượng nổi bật nhất về nhà thơ Chilê là biết rõ ông đồng cảm sâu sắc với vận mệnh của dân tộc chúng ta và lên án mạnh mẽ trước dư luân thế giới việc gã  tổng thống Nichxơn và đế quốc Mỹ đáng ném bom hủy diệt Việt Nam..
   40 mùa xuân đi qua, nhưng mỗi lần nghĩ lại,chúng ta vẫn cảm thấy tự hào về cuộc chiến đấu của dân tộc ta vang dội khắp năm châu được nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới nhiệt tình ủng hộ, trong đó ngời sáng lên tên tuổi của nhà thơ Pablo Neruda. Ngay sau khi Hiệp định Paris (27-1-1973) vừa được ký kết, ông đã viết bài thơ nhan đề: - Hòa bình không phải cái hòa bình của nó(1-1973):     
         … Đây là hòa bình của một đất đai chảy máu  
                         đã cho thế giới được phủ đầy cành nguyệt quế vinh quang,
                         do máu đổ tạo nên!
                         Đây là chiến thắng của Hồ Chí Minh đã khuất,
                         cái chiến thắng đã bắt Nichxơn tay bê bết máu
              phải ký nhận nền hòa bình của những người quý giá ấy tuyệt vời!.
                                                                                             (Xuân Diệu dịch)
        Vào cuối năm 1971, giải thưởng Nobel văn học được trao tặng nhà thơ nổi tiếng của nhân dân Chilê vào lúc đương nhiệm đại sứ Chilê tại Paris. Pablo Neruda (12-7-1904/24-9-1973) làm thơ từ tuổi 13, đến tuổi 17 nhận được giải nhất cuộc thi thơ của sinh viên. Sau khi tốt nghiệp đại học Tổng hợp Santiago, Neruđa bước vào ngành ngoại giao, từng công tác tại Miến Điện. Điều thú vị là năm 1928, Neruđa đã đến nước ta, mà ấn tượng sâu đậm trong chuyến đi ấy, sau bao nhiêu năm vẫn lắng đọng và được hồi tưởng lại qua bài thơ nhan đề:
                                             - Đó là ở Nam Việt năm 1928:
                   … ,Người yêu ơi, anh hát lại câu chuyện này với em,
                  bởi vì bàì học cho con người diễn ra không kể lạ lùng y phục:
Ở nơi xa ấy trong anh đã dựng lên những nguyên lý của bình minh sáng rực,
ở chốn xa kia, lương tri của anh đã mở ra cho tình hữu ái của những con người.
Đólàở ViệtNam,ViệtNam trong năm một ngàn chín trăm hai tám(XuânDiệudịch)
   Tình cảm tốt đẹp đó chỉ có thể được lưu giữ ở một tâm hồn trong sáng, luôn ôm ấp khát vọng đem lại niềm vui cho mọi người:
                                        …  Ta xin nguyện với mọi người chung thủy
                                              …Vì niềm vui dâu phải của riêng ta…
                                               … Có mọi người
                                                 Ta mới có niềm vui…
                                         …Trong đấu tranh ta đã hiểu thêm rằng,
                                            Ta phải sống để làm tròn sứ mệnh
                                          Đem niềm vui tỏa ánh khắp gần xa
                               Bằng lời ca ta thể hiện đời ta !   (Ca tụng niềm bui-1954)
    Sinh trưởng trong gia đình trí thức, bố là kỹ sư đường sắt, Neruđa lớn lên giữa đát nước Chilê nghèo khổ, từng chứng kiến và nếm trải biết bao cảnh bất công giàu nghèo, bởi phần lớn tài nguyên quốc gia đều nằm trong tay giới chủ tư bản và bọn tài phiệt nước ngoài. Chính quyền thống trị cũng bị lệ thuộc vào quyền lực của Hoa kỳ, Nhiều cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân và trí thức đều bị dập tắt trong tù đày, bắn giết gieo vào lòng Neruđa thời trẻ bao nỗi niềm suy tư day dứt. Vốn nhạy cảm, nhưng bất lực, nên một nỗi buồn cô đơn cứ len lỏi đè nặng nhà thơ trẻ.Từng chịu ảnh hưởng xu hướng bi quan của dòng thơ trữ tình lãng mạn Pháp và Tây Ban Nha, Neruđa đã viết những vần thơ ão não, chán chường, mất phương hướng:
                      …. Đêm nay đây, tôi có thể viết những câu thơ buồn tẻ nhất                    
                            Khi nghĩ rằng tôi đã mất nàng.
                            Khi cảm thấy tôi đã mất nàng.
                            Nghe đêm tối mênh mông quá đỗi
                         Càng mênh mông khi chẳng có nàng đây.  (Thân thể đàn bà)       
    Mãi đến thời kỳ Neruđa tới Madrid làm lãnh sự (1934-37),trực tiếp chứng kiến cuộc chiến tranh của Mặt trận bình dân chống bè lũ phat xit Francô(1936) để bảo vệ nền cộng hòa Tây Ban Nha, thì một cảm xúc khác lạ, mới mẻ chiếm lĩnh tâm hồn nhà thơ. Nơi đây, Neruđa gặp gỡ kết thân với các nhà báo quốc tế tiến bộ như Henri Barbusse (Pháp), Erenbua (Liên Xô), Hemingway (Nobel - Mỹ),Octavio Paz (Nobel-Mexico) v.v…Hiện thực chiến tranh tàn khốc cùng bao cảnh khủng bố tàn bạo nơi đây đã tạo nên bước ngoặt quyết định trong thế giới quan của nhà thơ: - “Ở Tây Ban Nha tôi đã hiểu ra rằng những người chiến sĩ chống phatxit chính trực nhất, có tổ chức nhất là những người cộng sản, và tôi đã quyết định gia nhập đảng Cộng sản”.
     Về sau, khi được tặng giải Nobel văn học, trả lời phỏng vấn, nhà thơ nói rõ hơn: “Tôi bắt đầu thành người cộng sản ở Tây Ban Nha (trong thời nội chiến…Phân  chủ yếu nhất trong cuộc đời chính trị (của tôi) đã trải qua trên đất nước này…Điều này cũng giống như nhiều nhà văn khác. Cuộc kháng chiến khổng lồ  chống chủ nghĩa phatxit như chiến tranh Tây Ban Nha đã  thu  hút
chúng tôi. Và sau đó kinh nghiệm này đối với tôi hóa ra lớn hơn nhiều…”(1)
    Một cách nhìn mới bừng sáng đến với nhà thơ:   -  Bạn sẽ hỏi sao thơ tôi      
                       :                                               Không nói đến mộng mơ hoa lá,
                                                           Không nói đến những hỏa diệm sơn hùng vĩ
                                                       của đất nước quê hương?
                                                       Hãy đến xem máu chảy trên đường.
                                                         Hãy đến xem máu chảy
                                                         trên đường.
                                                         Hãy đến xem
                                                       Máu chảy trên đường.     (Giải thích-1937) 
       Giữa lòng Tây Ban Nha, hòa nhập cùng phong trào cách mạng quốc tế nóng bỏng nhất châu Âu thời đó, nhà thơ cảm nhận sâu sắc sứ mệnh thiêng liêng của người chiến sĩ cầm bút. Từ nơi đây, hướng về quê mẹ Chilê, lòng ông càng quặn đau khi biết rõ những anh em, bà con, họ hàng đang sống trong đói khổ. Khát vọng tha thiết nhất của nhà thơ là “ muốn một Chilê không có đói rách, không có bóc lột, không sống vất vưởng và không có bất công”:
                                                       Khi Tổ quóc vẫn còn hoen ố,
                                                       vì bao nhiêu tội ác tràn đầy.
     Dù sống bất kỳ ở đâu, lòng yêu nước vẫn tràn trề, Neruđa tự coi mình là một chiến sĩ cùng nhân dân tranh đấu nhằm hướng tới cuộc sống hạnh phúc:
                                                                      - Tôi yêu đến tận cùng gốc rễ
                                                                    quê hương tôi nhỏ bé lạnh lùng,
                                                                    nếu như tôi phải chết nghìn lần
                                                                  tôi nguyện chết ở quê hương tôi đó.
                                                              (Hỡi bạn tiều phu, hãy tỉnh dậy-1950)
   Ý thức trách nhiệm của người công dân chân chính, nhà thơ cất lên tiếng lòng gắn bó mặn nồng với người dân lao động trên đất nước Chilê, và khắp cả châu Mỹ Latinh:                                     … Những đau khổ của nhân dân
                                                                    đã xuyên thẳng lòng tôi
                                                                        và bám chặt lấy tôi,
                                                               như dây thép gai của tâm hồn
                                                                    nó bóp chặt tim tôi:
                                  - tôi chạy ra để kêu khắp ngả đường...(Đất với người-1950)  
      Trở về quê hương, trung thành với Tổ quốc và sắt son với đồng bào, Neruđa trực tiếp tham gia tổ chức cách mạng bí mật, do đó ngày đêm bị mật thám truy lùng khắp mọi nơi; ông đành phải trốn ra nước ngoài sống lưu vong(1949-52) ở nhiều nước Âu- Á. Song điều đáng qúy là đâu đâu ông cũng được nhân dân che chở, đùm bọc.Từ đó nhà thơ  càng thấm thía tình cảm giai cấp ám áp giữa những
người bị áp bức cùng chung bản hùng ca tranh đấu cho tự do: 
                                                               …Tôi đã qua bao nhiêu cánh cửa       .                                  .                                                                của người này lại của người kia,
                                                                      tôi đã qua biết mấy bàn tay    
                                                              của người này chuyển sang người khác…
                                                        …           Và tôi nghĩ: “Mình ở đâu?
                                                                                  Họ là ai thế?
                                                 …Những kẻ xưa nay chưa gặp mặt bao giờ
                                          Sao họ đón chờ và bảo vệ thơ tôi? (Người đi trốn)
Từ đấy,Neruđa càng gắn bó với mọi người và càng ý thức rõ nét thơ ca nhất  thiết phải hát cùng mọi người:       …  Tôi cũng là dân như tất cả mọi người…           
                                                                  …tôi là của anh em tất cả,
                                           tôi nhận rõ rồi, tôi hát tôi ca.  (Người đi trốn-1950)
       Tuy tiếp nhận sâu sắc truyền thống thi ca bốn phương từ Hy Lạp, Lamã,Tây Ban Nha, Pháp,…nhưng ông luôn xác định cho mình sứ mệnh nhà thơ - người chiến sĩ của nhân dân:                           … Hãy gọi tôi khi bạn cần đến tôi,
                                                     Tôi là nhà thơ, con của những người nghèo
                                                              Là cha, là bác, là em họ. em ruột.
                                       Và em rể của những người nghèo sống bên bờ sông
                                          Và của những người nghèo sống trên đỉnh núi…      
                                                                                     (Bài ca không khí-1954)
     Qua bao tháng ngày chạy trốn bọn mật vụ, bọn cảnh binh của gã Tổng thống phản bội, dù chúng dụ dỗ, đe dọa, nhưng nhà thơ vẫn giữ vững tầm lòng son để đền đáp công ơn của nhân dân, của bao đồng chí đã ngã xuống vì lý tưởng cao đẹp:                                                                 Với tất cả, với các anh,
                                                           những con người thầm lặng ban đêm
                                                             đã cầm tay tôi trong mịt mù bóng tối
                                                                         với các anh
                                                                      những ngọn đèn
                                   tỏa ánh sáng muôn đời không tắt nổi…(Người đi trốn)
     Từ những vần thơ thép, Neruđa khẳng định chức năng của thi ca không phải như các xu hướng tiêu cực, theo kiểu các Nhà thi sĩ trên trời:
                                                     - “Các anh trốn chẳng làm chi tất cả
                                                     Các anh đi tìm những mái tóc thần tiên”…         
 Trái với họ, lời thơ của ông vang vang giục giã:   - Thơ ơi, chúng ta đã cùng đi
                                                            Vào trận chiến đấu, vào cuộc đình công.
                                                          Vào cuộc tuần hành, vào sâu hải cảng
                                                                      Vào hầm mỏ…    
                                         (Ca ngợi nàng thơ-Huy Cận và Lê Quốc Trungdịch)
    Thật không phải dễ dàng mà nhà thơ đạt tới con đường sáng tác mới mẻ.tràn
đầy sức sống, ông từng dấn thân vào các cuộc đấu tranh quyết liệt không chỉ trên đất nước Chilê, mà còn hăng hái tự nguyện tham gia các phong trào quốc tế tiến bộ,kể cả đấu tranh chống đế quốc Mỹ.Từ thực tiễn cuộc sống, nhà thơ khẳng định đầy đủ chức năng của thơ ca:“Thơ đã xuất hiện trên quả đất trước cả chữ viết và nhà in Chính do đó mà ta hiểu rằng thơ cũng như bánh mì, phải được chia đều cho tất cả mọi người, cho những kẻ thông thái cũng như cho những người nông dân, thơ phải được chia đều cho toàn thể nhân dân chúng ta…”(2)
     Ngày nay ở Việt Nam ta, qua các diễn đàn văn nghệ, vẫn còn không ít người tự huyễn hoặc mình rằng, thơ ca giờ đây “phải khó hiểu, phải bí hiểm mới hay!”, (…) không phải viết cho hôm nay, mà cho mai sau, chẳng phải thơ Nguyễn Du, ba trăm năm sau vẫn có người đọc đấy thôi?! Chẳng khác nào, một vài nhạc sĩ tự phong,viết nhiều lời ca nhố nhăng, rồi cứ lớn tiếng ngụy biện rằng, chỉ cần có nhiều fan cuồng nhiệt vỗ tay reo hò ầm ĩ lênh láng khắp nơi mới là hay là đẹp?! Ôi Neruđa, giá như Người sống lại, Người sẽ nói sao đây?
   Với phẩm chất kiên trung của một chiến sĩ và một nhà thơ thiên tài, Neruđa đã được Đảng Cộng sản Chilê giới thiệu ra tranh cử Tổng thống vào năm 1970, nhưng sau đấy ông đã tự nguyện nhường lại vị trí danh dự ấy để dồn phiếu cho Tổng thống Agienđê thuộc đảng Xã hội giành thắng lợi.
      Đạt tới danh hiệu cao quý - Nobel văn chương-, Neruđa từng trải nghiệm nhiều trường phái thơ, từ thơ hũ nút bí hiểm, thơ lãng mạn suy đồi, thơ ấn tượng siêu thực mới vươn tới được dòng thơ hiện thực lạc quan cách mạng.
 …“ Tôi đã phải cố gắng rất nhiều để từ bỏ cái tối tăm bí hiểm và tìm đến cái sáng sủa rõ ràng, bởi vì đối với chúng ta cái tối tăm bí hiểm trong tiếng nói đã trở thành một đặc quyền của tầng lớp văn nghệ sĩ…”(3)  
     Rồi ngảnh lại quá khứ, một thời sống ngổn ngang, thì dường như niềm sám hối lại ập đến:                                     -  Ta đã trót nghe những lời nông nổi            
                                                             đã phũ phàng dằn dỗi với niềm vui.
                                                             Ta đã để cho trăng mờ dẫn lối
                                                                mang đôi kính
                                                             của những người thơ cũ…
     Không còn lưu luyến, nhà thơ nhận rõ con đường phía trước thênh thang rộng mở sẽ dẫn tới thành công rực rỡ:                     … Bởi vì em, đã cùng anh
                                                                       Đi từ chốn cao siêu xa lạ nhất
                                                                              đến chiếc bàn giản dị
                                                                            của những người nghèo…
     Neruđa từng viết hàng vạn câu thơ, mà đồ sộ nhất là tập Tiếng hát cho mọi
 người (Canto general-1949) gồm15 chương. Đây là bộ bách khoa thư về đất
nước Chilê và châu Mỹ Latinh.Ở đây hiện ra bản anh hùng ca muôn hình nghìn
vẻ về nội dung và nghệ thuật; là những bức tranh sinh động về cuộc sống lầm than của tầng lớp công nhân mỏ tận hầm sâu,là cảnh lớp lớp nô lệ qua bao thế kỷ còng lưng trên các đồn điền mênh mông của các ông chủ tư bản độc quyền Bắc Mỹ,câu kết với bọn “đồ tể Chicago”(từ của P.N) gieo rắc chiến tranh,chết chóc.   Song cao đẹp hơn cả, chính là hình tượng các chiến sĩ đấu tranh cho tự do của nhân dân Chilê, của giai cấp vô sản Mỹ Latinh.Thơ Neruđa có sức cuốn hút mạnh mẽ, góp phần thức tỉnh bạn đọc đứng lên chiến đấu vì công bằng xã hội, vì phẩm giá con người.      
     Các tác phẩm đạt tới tầm cao nhân loại như thế, bởi lẽ nhà thơ tránh xa được mọi quyến rũ ích kỷ tầm thường, mà quyết tâm phát huy đầy đủ lời nguyện ước thiết tha:                                … Tôi đã ký một ân tình cùng cái Đẹp:
                    Tôi đã ký một giao kèo xương máu với nhân dân. (Xuân Diệu dịch)
      Đặc biệt với Việt Nam chúng ta, Neruđa giành nhiều tình cảm cao đẹp.Trong diễn văn chuẩn bị tranh cử Tổng thống (1970), ông đã viết: “…Ngày nay chủ nghĩa anh hùng mới Việt Nam và Cuba đang sáng ngời trong thơ tôi…”
      Tập thơ cuối cùng của Neruđa nhan đề Lời thúc giục tiêu diệt Nicxơn và khúc hát ngợi ca cách mạng Chilê.(1973) như một loạt đại bác bắn vào kẻ thù của Việt Nam và của loài người tiến bộ.   
       Khát vọng cháy bỏng của nhà nghệ sĩ là làm sao cho thơ thấm sâu vào lòng  người và góp phần vào cuộc đấu tranh vì cuộc sống của nhân dân.Ông từ trần vào ngày 23-9-1973 giữa lúc phong trào dân chủ tiến bộ Chilê bị đàn áp nặng nề và Tổng thống Agienđê bị bọn phản động khủng bố sát hại. Ngược lại gã đồ tể Pinôchê sau mấy năm cầm quyền đã bị dư luận nguyền rủa thậm tệ và bị lôi ra trước vành móng ngựa về tội ác giết người hàng loạt.
    Tại buổi tang lễ trang trọng,bất chấp lưỡi lê,mũi súng và lệnh giới nghiêm cản trở,đoàn người tiễn đưa sau linh cữu Neruđa-nhà thơ nhân dân- xếp dài hàng cây số,trong đó hơn một nửa là công nhân.Dù phải vĩnh biệt đồng bào, đồng chí, nhưng chắc chắn Neruđa vẫn mỉm cười hài lòng với những di sản quý giá đồ sộ của mình gửi lại cho hậu thế và tên tuổi nhà thơ vĩ đại vẫn mãi mãi sống trong lòng nhân loại:                                   … Mỗi một người sẽ nhìn lại thơ tôi
                                                              Và có lẽ, mỗi người rồi sẽ bảo:
                                                       “ Đây quả thật là một người đồng chí”.
                                                           Thế là đủ. 
                               Tôi chỉ thèm thứ vinh dự này thôi…(Niềm vui lớn-1950)./.
                                                                   -----                 Hànội, mùa Xuân 2013         
--------------------------                                             (báo Văn Nghệ thph HCM-số Têt)                                            
       ++Chú thich-1-Những đoạn thơ  trích dẫn đều do nhà thơ Đào Xuân Quý dịch từ tiếng Pháp.
                  + 2+3-dẫn từ cuốn Thơ Pablo Neruda-Nxb Văn học-Hànội-1974