Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

Thâm thúy văn chương

Nguyễn Chính Viễn (St)
Chủ nhật ngày 10 tháng 6 năm 2012 5:27 PM

* Đầu thế kỷ XX ở xứ Bắc Hà có hai người nổi tiếng hay chữ, tài thơ. Đó là cụ Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến và cụ Chu Mạnh Trinh. Năm Ất Tỵ (1905) Tỉnh Hưng Yên có  tổ chức một cuộc thi thơ vịnh Kiều. Cụ Tam Nguyên Yên Đổ được mời ra làm chủ khảo. Kết quả cụ Chu Mạnh Trinh chiếm giải nhất với cả tập Thơ Đường vịnh các nhân vật trong Truyện Kiều. Nhưng khi đọc bài vịnh nhân vật Sở Khanh của cụ Chu Manh Trinh, quan Chủ khảo thấy hai câu không được vừa ý. Đó là hai câu :
“Làng nho ngưòi cũng coi ra vẻ
“Bợm xỏ ai ngờ mắc đến bay.
“Làng nho” đối với “Bợm xỏ” có vẻ khinh miệt người học chữ Thánh hiền. Cụ Tam Nguyên Yên Đổ đã hạ bút phê :
“Rằng hay thì thật là hay
““Nho” đối với “xỏ”, lão này không ưa”. Sự việc đến tai cụ Chu, cụ Chu tỏ không hài lòng có trách: Bạn bè với nhau mà nỡ hạ bút phê nhau thế.
Năm cụ Chu Mạnh Trinh được bổ làm Án sát tỉnh Hà Nam, tỉnh cụ Tam nguyên Yên Đổ. Cụ Chu mua một chậu Hoa Trà rất đẹp đem tặng quan chủ khảo cũ để tỏ lòng mến mộ và biết ơn. Thâm ý của cụ Chu là : Hoa Trà đẹp thì đẹp thật nhưng hữu sắc vô hương. Cụ Tam Nguyên Yên Đổ mắt loà làm gì nhìn được sắc đẹp của hoa, muốn thưởng thức chỉ còn cách ngửi hương vị của hoa, nhưng ác thay hoa Trà làm gì có hương!
Biết cụ Chu chơi khăm mình, cụ Nguyễn bèn làm một bài thơ chữ Hán để đáp lại tấm thịnh tình của quan Án. Bài thơ chữ Hán được dich ra như sau :
“Tết đến người cho một chậu Trà
“Đương say, ta chẳng biết là hoa
“Da mồi tóc bạc ta già nhỉ
“Áo tía, đai vàng, bác đó a?
“Mưa nhỏ cũng kinh phường xỏ lá
“Gió to luôn sợ lúc rơi già
“Xem hoa ta chỉ xem bằng mũi
“Đếch thấy hơi hương, một tiếng khà”

Bài thơ cảm ơn quan mà xỏ lại  quan qua các từ ngữ có nhiều ý nghĩa thầm kin. Đặc biệt hai câu luận ( 5-6 ) dich từ hai câu chữ Hán:
“Tầm thường tế vũ kinh xuyên diệp
“Tiêu sắc thời phong khủng lạc già
Dịch nghĩa là : Vẫn kinh sợ mưa gió nhỏ tầm thường vì nó có thể đâm xuyên qua lá. Lai lo gió bấc thổi mạnh làm rụng lá già” Hai chữ “xuyên lá” dịch thành “xỏ lá” qua hay! Vì “xuyên” cũng như “xỏ” nhưng ghép với “lá” thành hai chữ “xỏ lá”, ám chỉ cụ Chu là kẻ tiểu nhân...
Thơ Đường vốn “ý tại ngôn ngoại”, nhất là Thơ Đường bằng chữ Hán, vốn quá nhiều đồng âm, dị nghĩa, xúc tích. Người ta bảo khi cụ Chu nhận được bài thơ đã phải nhiều đêm khó ngủ.
* Cụ Tam Nguyên Yên Đổ là một người cha mẫu mực, một vị quan thanh liêm,liêm khiết, rất gần gũi chan hoà với mọi người dân và rất ghét thói hách dịch, tham lam cửa quyền. Khi người con trai của ông là Nguyễn Hoan làm qua Tri Phủ, ông đã làm thơ dặn dò :
“Thuyền chèo bể hoạn lòng nên nhẹ
“Lợi bén hơi đồng mắt chớ tham...”
Một lần Nguyễn Hoan về thăm bố vợ ở làng Vĩnh Trụ huyên Thanh Liêm, không thấy Hương lý làng ra nghênh tiếp. Nguyễn Hoan liền sai lính gọi lý trưởng đến để cảnh cáo và đánh cho mấy hèo. Cách một tháng sau, Nguyễn Hoan về quê thăm gia đình. Hương lý dân làng tề tựu để nghênh tiếp. Cụ cũng khăn áo chỉnh tề ra chào.Cụ bước đến gần “võng”, Nguyễn Hoan vội vàng xuống : “Thưa cha, sao cha lại làm vậy, con...”Cụ đã ngắt lời : “ Tôi tuy già nhưng vẫn là dân của làng, nếu không ra chào, sợ bị đòn như lý trưởng làng Vĩnh Trụ...” Nguyễn Hoan sụp lạy: “Con đã biết sai rồi, đã không làm theo lời cha dạy là phải biết thương dân, không được hách dịch với dân...từ nay con xin chừa, không thế nữa...”
* Xuân Diệu và Xuân Quỳnh là hai nhà thơ vừa đẹp vừa có tài, bút danh cùng mở đầu bằng chữ Xuân lại đều là tác giả của những vần thơ viết về tình yêu.Nhưng lạ thay sinh thời hai nhà thơ này lại khá “xung khắc” với nhau. Xuân Quỳnh đã gửi cho nhà thơ Xuân Diệu một lá thư với những lời lẽ khiên chị sau này phải nhiều lần ân hận. Sự khởi nguồn là việc làm cuốn tuyển tập “ Thơ Việt Nam 1945-1958 ( NXB Văn Học năm 1985), Xuân Diệu thấy Xuân Quỳnh được chọn in 4 bài, Xuân Diệu đã tỏ ra bực dọc, cho là “Xuân Quỳnh không đáng như thế, chẳng qua đây là một nhà thơ nữ xinh đẹp nên chài được mọi ngươi, khiến cho tuyền thơ chẳng còn thể thống gì nữa”. Xuân Quỳnh đã tỏ ra rất bực bõ nên trong thư Xuân Quỳnh đã nói tới tình trạng đơn độc của Xuân Diệu và cho rằng chỉ người thất đức mới bị trời đầy như vậy.” (Cây bút đời người- NXB Trẻ 2002). Xuân Quỳnh là một con người nhạy cảm. Khi nghe tin người bạn qua đời , chị đã than thở : “Kẻ tưởng chết lại không chết cho. Còn người tốt cần sống thì cứ lần lượt ra đi”. Nhiều người không đến biên giới bao giờ vẫn đề dưới bài thơ của mình mấy chữ “Biên giới Tây Nam ngày...” cốt để được đăng báo.Xuân Quỳnh đã gọi việc làm đó là “gian manh”. Một dạo chiêng trống khá ồn ào về “một ấn tượng văn học mới” Hiên tượng đó được mời đến đọc thơ rồi khóc ở cuộc họp những người viết văn trẻ..Xuân Quỳnh đã phàn nạn với đồng nghiệp : “Cứ dựng lên những cái quái thai như vậy, sau này rút lui bằng cách nào?”.
* Trong nhật ký viết ngay 8-11-1964, Lưu Quang Vũ viết : “Rất có thể một điều vô lý nào nào đó cắt đứt cuộc đời ta. Cái chết- ta không sợ nó nhưng nếu chết bây giờ thì uổng quá. Chưa làm được gì cả, ăn hại 17 năm ( khi viết những dòng này, tính theo tuổi mụ thì Lưu Quang Vũ vừa 17 tuổi),thế rồi chết ư? Thần chết ơi, ta chẳng cần nhiều đâu. Độ 20 năm nữa, khi ta đã trả nợ xong, khi có thể coi là đã làm được chút gì đó cho đời, ta sẽ chẳng ân hận gì khi nhắm mắt. Đấy là chỉ tiêu của ta, có ngắn ngủi không? Chỉ 20 năm thôi mà...”. Cái mà Lưu Quang Vũ gọi là :” đã làm được chút gì đó cho đời” chỉ xây đến vào những năm thập kỷ 80 của thế kỷ XX, với hàng loạt kịch bản sân khấu của anh được công diễn và gây tiếng vang lớn trong công luận suốt từ Bắc chí Nam. Điều mà anh khẩn cầu : “Thần chết ơi, ta chẳng cần nhiều đâu. Độ 20 năm nữa...ta sẽ chẳng ân hận gì khi nhắm mắt” đã ứng vào đời anh với độ chính xác đến...phát sợ.
Ở bài thơ “Bài hát ấy vẫn còn dang dở- một trong những bài thơ cuối cùng của Lưu Quang Vũ viết tăng vợ :
“Phút cuối cùng tay vẫn trong tay
“Ta đã có những ngày vui sướng nhất
“Đã uống cả men nồng và rượu chát
“Đã đi qua cùng tận của con đường
“Sau vô biên dẫu chỉ có vô biên
“Buồm đã tới và lúa đồng đã gặt”
Trong bức thư Lưu Quang Vũ gửi cho Xuân Quỳnh( ngày 7-11-1987), Anh đã viết : “ Bây giờ làm được việc tốt gì cho bạn cho mọi người thì phải cố mà làm em nhỉ. Từ tuổi 40 trở lên là bạn bè, người thân sẽ cứ rơi rụng dần và rồi đến lượt mình. Anh nghĩ vậy nên cố sống thật hiền hoà, thanh thản và cố sức viết...” Nghe cứ như đinh mệnh đến gõ cửa nhà thơ vậy.. Vở kich đầu tiên, của Lưu Quang Vũ có tựa đề : “Sống mãi tuổi 17”. Vở cuối cùng có tựa đề  là : “Chim Sâm cầm đã chết”. Mở đầu bằng “sống”, kết thúc bằng “chết”, phải chăng là “điềm” báo trước vận mệnh của Nhà thơ.
* Hàn Mặc Tử là bút danh của nhà thơ Nguyễn Trọng Trí. Hàn MặcTử được ghép gữa các nghĩa của từ Hán Việt : “Hàn” là cây bút lông; “Mặc” tức là dùng mực để viết. “Hàn Mặc Tử” có nghĩa là người viết văn, làm thơ hoặc cũng có thể nói người có duyên nợ với văn chương. Nhà thơ Hà Đức Trọng ở xứ Quảng Nam, nơi có con sông đẹp thơ mộng- con sông Thu Bồn, bút danh nhà thơ là Thu Bồn. Nhà thơ Phan Ngọc Hoan đã có những vần thơ khóc than cho số phận của đất nước Chiêm Thành, ông đã lấy bút danh Chế Lan Viên để tưởng nhớ  vị vua Chế Bồng Nga. Xuân Diệu là bút danh rút gọn của tên Ngô Xuân Diệu. Huy Cận là rút gọn của tên Cù Huy Cận. Nguyên Hồng là Nguyễn Nguyên Hông. Tế Hanh là Trần Tế Hanh. Nhà thơ Thanh Tịnh tên thật là Trần Văn Ninh. Nhà thơ Nguyễn Tuấn Trình có bút danh là Thâm Tâm. Nhà thơ Tản Đà, tên thật là Nguyễn Khắc Hiếu. Ông lý giải về  Bút danh  là sự phối hợp giữa sông Đà và núi Tản. Tô Hoài Là sự lắp ghép tên con sông Tô Lịch và phủ Hoài Đức quê ông. Học giả Trần Bạch Đằng có tên thật là Trương Gia Thiều. Trần Bạch Đằng còn có bút danh “Hiểu Trường”, “Nguyễn Hiểu Trường” “ Nguyễn Trường Thiên Lý” Tác giả kịch bản phim “Ván bài lật ngửa”. Tú Xương” có tên thật là Trần Kế Xương.. Tú Mỡ có tên thật là Hồ Trọng Hiếu . Tố Hữu có tên thật Nguyễn  Kim Thành. Ông đã giải thích  bút danh Tố Hữu của ông như sau : Tố Hữu có nghĩa là “sẵn có”. Ngoài ý “sẵn có” còn có nghĩa khác nữa, đó là “người bạn trong trắng”( Tố là trong trắng, Hữu là người bạn)...
 
* Lúc ban đầu tôi định đặt  tên cho bài viết : “Sự mầu nhiệm của Văn chương . Nhưng sau tôi thấy to tát quá nên đổi thành “Thâm thúy” Văn chương,  cho mộc mạc nôm na phù hợp với bài viết hơn...
NCV