Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

Họa sỹ và bày sóc

Nguyễn Đạo
Chủ nhật ngày 13 tháng 5 năm 2012 8:51 PM
 
Thân tặng họa sỹ Trần Nhương

   A Du là một họa sỹ chuyên vẽ tranh sơn dầu. Tranh của ông tạo hình rất đẹp, sử dụng mầu sắc lại mười phần tinh tế nên bức nào cũng có thể bán được với giá rất cao.
   Một năm, vào mùa thu, A Du đi sâu vào trong núi. Họa sỹ muốn sáng tác một bức tranh thật tâm huyết. Ông vẽ, vẽ, vẽ trọn một năm trời, rồi bức tranh ấy cũng đã vẽ xong. A Du cảm thấy vô cùng mệt mỏi, đứng bên cửa sổ ngáp dài.
   Bức tranh vẽ cảnh núi phía xa, cây cối um tùm, trong hang núi có một gian nhà gỗ nhỏ rất đẹp, một đàn cáo lửa sống trong ngôi nhà gỗ, cáo lửa có cái đuôi lớn xù ra giống như ngọn lửa, thật ấn tượng.
   Một buổi tối yên tĩnh, bày cáo lửa kia bỗng nhiên từ trong bức tranh bước ra, ngồi xuống bên cạnh họa sỹ, đòi ông kể chuyện cổ tích.
   A Du lúc đầu  cho đấy chỉ là một ảo giác, động vật trên tranh làm sao có thể đi ra từ bức họa? Họa sỹ dụi dụi mắt nhìn kỹ hơn, bày cáo lửa ngồi xung quanh ông lại hoàn toàn là sự thật, như ông đang ngồi trong nhà mình vậy, hơn nữa trên bức tranh thì chẳng còn con cáo nào.
   Đôi mắt mở to kinh ngạc
   Họa sỹ kể câu chuyện A Li Ba Ba và 40 tên cướp, bày cáo nghe xong thì mê quá, chúng vòi vĩnh đòi nghe tiếp…
   Họa sỹ lại kể chuyện A Phan Ti *, lũ cáo nghe xong mới giải tán.
   Cứ như vậy, ngày ngày lũ cáo nghe họa sỹ kể chuyện, vui sướng quá , chúng ca hát nhảy múa xung quanh ông. Những cái đuôi của cáo lửa vểnh cao lên y như những bó đuốc trong đêm lửa trại mùa hè.
   Dần dần họa sỹ cũng vui vì lũ cáo này.
   Rồi, có một hôm, họa sỹ vác bức tranh sơn dầu lớn ấy, lập cập xuống núi. Ông đem bức tranh tham dự triển lãm tranh với quy mô lớn nhất lần đầu được tổ chức ở Thành phố.
   Ngay ngày đầu mở cửa, không ít người đứng trước bức tranh sơn dầu ấy mà chẳng muốn dời xa
   “Bức tranh sơn dầu này từ cấu tứ, bố cục đến mầu sắc đều thật xứng đáng là tinh hoa trong hội họa”. Một người xem tấm tắc khen ngợi.
   “Đây là bức tranh sống động như thật! Thật quả là Thần bút!”.Một người khách  tham quan khác càng sùng bái hơn.
   “Bao nhiêu tiền? ra giá đi!”một thương nhân tìm đến A Du đòi họa sỹ cho biết giá cả.
   “Bức tranh này tôi không muốn bán” A Du nói
   “Tôi sẽ trả ông giá rất cao, rất cao vì tôi rất thích bức tranh này”Thương nhân yêu cầu
   “Ông có thể trả được bao nhiêu nào?”
   Thương nhân dùng ngón tay viết viết trong không trung. A Du biết ngay đấy là 80 triệu Mỹ kim. 80 triệu Đô la! Bức tranh của A Du…
  “Đồng ý! Bán cho ông bức tranh này”
   Họa sỹ và thương nhân nói xong, họ hẹn sáng ngày mai sẽ giao tranh ,giao tiền.
   Sáng hôm sau, họa sỹ và thương nhân cùng đi đến trước bức tranh, bỗng họ giật mình thất kinh. Chuyện gì đã xảy ra thế này?! Ngôi nhà gỗ nhỏ và bầy cáo lửa không còn thấy trên bức tranh nữa.
   “Nhất định là do ông làm rồi, đêm qua ông đã đánh đổi bức tranh kia” Thương nhân tức giận nói
   “Không phải như thế đâu, chúng nó tự đi đấy…” Họa sỹ lắp ba lắp bắp nói.
   “Chúng nó tự đi ư? Thật là lời nói dối của con người giả dối!” Thương nhân ngày càng giận dữ.
   Là một thương nhân già dặn ông cho rằng sự việc đã được thỏa thuận rồi thì nhất định phải được thi hành nghiêm chỉnh.
     Họa sỹ A Du vội vã xin lỗi thương nhân và cam đoan với ông  rằng sẽ bổ sung ngay những chỗ còn khiếm khuyết trên bức tranh giống y như trước. Cơn giận của ông ta mới dịu xuống.
Họa sỹ mấy ngày, mấy đêm không ngủ mới khắc phục được sự cố thật bất ngờ ấy. Thương nhân nhìn bức tranh thật mãn nguyện, hẹn sáng mai sẽ giao tiền.
   Sớm ngày hôm sau, lúc họa sỹ và thương nhân đến xem bức tranh thì căn nhà gỗ nhỏ và bày cáo lửa mới bổ sung ngày hôm qua lại không nhìn thấy.
   Thương nhân cho rằng đấy là mưu đồ của họa sỹ, nét mặt hầm hầm tức giận bỏ đi.
   Họa sỹ A Du cũng cảm thấy rất kì quái. Tối hôm ấy ông chăm chú ngắm nhìn dãy núi xa xa trên bức tranh, nhớ lại việc kể chuyện cho đàn cáo lửa nghe, hay là chúng…
   “Cộc…Côc…Côc…” Có người gõ cửa.
   Tối thế này còn ai gõ cửa nhỉ? Họa sỹ trong lòng đầy nghi hoặc.
   Ông ra mở cửa và nhìn thấy…Trời ơi! Là bầy cáo lửa! Đằng sau lại còn mấy con đang khiêng gian nhà gỗ bé nhỏ
   “Chào bác họa sỹ, chào bác họa sỹ…” Lũ cáo đến quấn quanh, tranh nhau nói với ông.
   “Chúng cháu nghe tin bác muốn bán bức tranh này, trong lòng rất buồn. Bác ạ, chúng cháu thật không muốn xa bác” Lũ cáo lửa vừa nói vừa khóc.
   “Bác họa sỹ, chúng cháu đến để xin lỗi bác” Mấy con cáo cùng nói
   “Bác cũng không phải, bác không nên bán các cháu” Họa sỹ A Du cảm động nói
   Lũ cáo bước vào và vây quanh ông thành một vòng tròn. Chúng nó hát và nhảy múa cho họa sỹ xem. Tiếng hát vang động trời đêm, âm vang sâu lắng, vũ điệu mềm mại như nước chảy càng làm cho A Du chìm đắm trong miềm vui vô hạn…
   Hát xong, nhảy múa xong đàn cáo lửa và ngôi nhà gỗ nhỏ lại trở về vị trí cũ trên bức tranh của họa sỹ.
   Về sau, có rất nhiều thương nhân đến, bức tranh sơn dầu này còn được trả giá cao hơn trước mấy mươi lần. Nhưng họa sỹ đều lắc đầu và nói: “Không bán được, bao nhiêu tiền cũng không bán”
   Có người nói họa sỹ thật là ngốc, bức tranh cao giá như thế thật là chuyện đốt đèn cũng khó tìm được. Chỉ có họa sỹ A Du mới hiểu được hết.Từ đấy, bày cáo lửa không muốn dời xa họa sỹ, chúng tạo được tình nghĩa sâu nặng. Họa sỹ cũng không muốn xa bày cáo. Một ngày không thấy lũ cáo hoạt bát, đáng yêu là họa sỹ lại như người ốm nặng, ăn không ngon ngủ không yên.
   Ông thường nói với mọi người: “Tình bạn này không thể mang bán, cũng không thể dùng tiền để mua được.”

       * A phan ti, nhân vật nổi tiếng trong truyện cười vùng Nam Á, giống như Trạng Quỳnh của Việt nam (người dịch)