Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

Vang động sóng “lê hoa”

Vi Thuỳ Linh
Chủ nhật ngày 6 tháng 5 năm 2012 5:19 AM

 Đủ một tháng trăng sau khi đọc Một thinh không (NXB Hội Nhà văn, 1/2012), tôi mới viết được những dòng này. Tập thơ thứ ba của NSƯT Lê Chức cho tôi cái nhìn kết nối về một chi họ Lê đất Hải Phòng (HP) 4 đời làm nghệ thuật, về người cha vĩ đại của ông – thi sĩ Lê Đại Thanh.
 1. Trên phố Cầu Đất, quận Ngô Quyền, HP có một địa chỉ mà những người dân HP, người yêu thơ đều nhớ. Ngôi nhà cuối ngõ 88, là nơi vợ chồng thi sĩ – kịch sĩ Lê Đại Thanh đ• sống, sinh ra và nuôi dạy đàn đứa con ưu tú, nơi hội ngộ nhiều tên tuổi thơ, hoạ bốn phương mỗi dịp xuống HP.
 Căn nhà mặt tiền lối vào ngõ 88 bày bán valise từ trên cao xuống vỉa hè. Những chiếc valise đủ cỡ đủ màu gợi cho tôi nhớ đến một câu cực độc đáo của “giáo chủ” chủ nghĩa xê dịch – nhà văn Nguyễn Tuân: “Nếu ta chết, đừng chôn ta. H•y lấy da ta làm … valise để ta ngao du tiếp”.
 Trong những chuyến “xê dịch” ấy, Nguyễn Tuân đ• gặp Lê Đại Thanh (1907-1996) ở TP Hoa phượng đỏ này cùng những tên tuổi lớn Nguyễn Huy Tưởng, Sỹ Tiến, Chế Lan Viên, Nguyên Hồng, Văn Cao, Nguyễn Đình Thi, Trần Hoàn. Và nhất là Thế Lữ - người cùng tuổi Đinh Mùi, cùng nghiệp thơ - kịch với Lê Đại Thanh. Bất chấp những biến cố khắc nghiệt, Lê Đại Thanh vẫn sống bằng nhân cách thi sĩ lớn. Ông từng đi kháng chiến, uỷ viên Uỷ ban khởi nghĩa HP bị Nhật và Quốc dân Đảng bắt tra tấn, là một trong những người sáng lập báo cứu quốc, văn nghệ, lập Hội Nhà văn VN. Dáng cao gày gần 1,8m đ• qua nhiều nẻo bôn ba, rồi về biển mẹ HP, dạy học, làm thơ, chơi võ. Lê Đại Thanh từng là một cuốn “Từ điển sống” của HP, luôn coi trọng Thơ là kết tinh ngôn ngữ, phải sáng tạo, khổ công  như trai, ốc xà cừ chịu muôn hạt cát cứa mà kết ngọc. Và đây, đoạn thơ ông viết từ 1975 “Thơ - là đốt cháy một mặt trời đại dương/ Để giữ lại một hạt muối/ Là bóp nát mùa hoa/ Để giữ lại một sắc hương”.
 Tôi đ• đến ngôi nhà ấy, một “di sản” không của riêng dòng họ có nhiều cống hiến cho nền văn nghệ Việt Nam. Một căn phòng nhỏ làm phòng thơ. Một phòng vẽ của HS Lê Đại Chúc (1944), và trở về sống tại đây năm 2002 tới nay. Bộ bàn ghế đá và cây khế nhú quả, là “đồ mới”. Chỉ còn lại một căn phòng kê chiếc phản mà thi sĩ và vợ – nghệ sĩ kịch Đinh Ngọc Anh (1913 - 2005) đ• nằm, chiếc tủ cũ. Vốn ngôi nhà này là cái kho chứa thuốc Tây. Ông bà Lê Đại Thanh cùng 10 người con đ• sống như thế. Tủ, bàn gỗ sồi, sập gụ đ• bán hết hồi cơ cực. Chật chội, khổ sở mà vẫn thanh cao và thấy may mắn vì vẫn có tổ ấm của mình. Hè 2006, tập thi hoạ Lê Hoa (196 trang) gây chú ý ngay lúc vừa phát hành. Sách in thơ của Lê Đại Thanh, Lê Chức và tranh Lê Đại Chúc. ở đó, Lê Chức công bố “Trường ca Hải Phòng”. Còn với Một thinh không, tác giả dành chương đầu Hải Phòng máu thịt: Quê biển, Hoa phượng, Xuân biển, Hồn biển. Viết về HP là mảng thành công nhất của Lê Chức, những dòng chữ hiện lên con người ông đa cảm, suy tư mà đời thường, ông Phó Chủ tịch thường trực Hội Nghệ sĩ sân khấu VN đ• giấu át bằng sự tận tuỵ, cẩn trọng vì việc chung, chăm lo cho anh em.
 “Chiếc neo tôi buông trọn hồn mình/ Xăm vào da thịt tình quê”. Căn Đinh giống cha, người con út cũng là người con duy nhất làm thơ, cũng là kẻ ưa l•ng du và hay quên. Cái gì cần nhớ thì ghi lại thành thơ và thơ thành cái để nhớ, đáng nhớ của đời Lê Chức. Đọc thơ HP, thành phố trần lưng ra biển đ• ngấm mồ hôi tuổi trẻ. Cha gặp nạn văn chương, những người con không được vào đại học. “Dấu ấn khảm trong hồi ức/ Cùng những tên phố phố tên đường chát chúa nghĩa cần lao/ Khen khét mồ hôi/ Phố nhỏ đọng những nếp nhăn hằn trán”.
 2. “Tôi đ• ngâm mình bốc đất lòng sông/ Săn gân xe bò kéo gỗ”, tuổi 17 Lê Chức không khác anh trai Lê Đại Chúc, con ít vào đời  bỏ chữ “Đại” theo lời cha khuyên, mong bớt chút gian nan. Nhờ tập tạ từ niên thiếu, Lê Đại Chức (1m74) mới có sức đủ gồng làm bốc vác 12h/ngày ngoài cảng. Giữa trưa nắng, 6 g• trai ở xà lan “cầu người ” vận chuyển xi măng cho 6 người trên tàu biển, bốc thủ công 200 tấn xi măng. Rồi Lê Đại Chúc cũng được vào ĐH Hàng hải, học giỏi tiếng Anh, làm phiên dịch ở Cảng trong khi máu hội hoạ thôi thúc, vì nhiều danh hoạ ghé qua nhà, trú ngụ. Đất thợ không giữ được nhân tài. Năm 1978, Lê Đại Chức vào Sài Gòn hai bàn tay trắng. Lê Chức, người con út, 17 tuổi làm “lao động đen”, ai thuê gì làm nấy, xin đẩy xe cải tiến gỗ, công nhân cuốc đường, thợ xẻ. Tới 1965, ông vào Đoàn kịch HP. Dòng máu nghệ sĩ, khí chất HP vẫn nổi trội ngạo nghễ vượt trên những nhọc nhằn, hoàn cảnh, không hề bị lam lũ vùi dập lẫn lộn đánh đồng. Nghệ sĩ Lê Mai thành DV Đoàn kịch HN, kết hôn với nghệ sĩ kịch nói Trần Tiến, sinh ra 3 người con gái đẹp, tài năng, là ngôi sao sân khấu lĩnh vực múa, kịch và đều toả sáng trên màn bạc: Lê Vân, Lê Khanh, Lê Vi. Chàng diễn viên Lê Chức thi đại học tại chức đạo diễn sân khấu, lớp do GSTS Đình Quang chủ nhiệm, đỗ thủ khoa 29,5/30 điểm, được chọn du học nước ngoài. Ông học ĐH sân khấu tại Kiev từ 1981 – 1987 rồi về HN định cư. 25 năm sống tại Thủ đô, Lê Chức đ• dành cho Hà Nội tình yêu “Tôi / Trong cốt hồn Hà Nội”. Tình yêu ấy không chỉ là một chương về HN trong tập thơ mới nhất, viết về cửa ô, sông Mẹ Hồng Hà, Rùa thiêng, Đất Hoa bằng hiểu biết lịch sử và tình cảm với Thăng Long trong câu chữ, mà Hà Nội đ• thấm toả vào ông át giọng gốc, chỉ còn sang chuẩn Hà thành. Chất biển “ăn sóng nơi gió” vốn của người đất Cảng, lạ thay không thấy ở con người lịch l•m, chu đáo này. Ông sống nghiêm ngắn, trong sáng, tình nghĩa và nhất là sở hữu tiếng nói chuẩn Hà thành, lại đầy hào hùng, tha thiết khi thể hiện những áng văn cổ, các diễn văn lịch sử. Tại nhiều sự kiện, lễ hội, chất giọng biểu cảm ấy thật thiết tha, tinh tế, ấn tượng trong hàng trăm phim tài liệu, chương trình Tiếng thơ và đọc truyện cho trẻ em. Chất giọng Hà Nội gốc.
 3. “Hai bàn tay mở ra/ Mười tia nắng bình minh” – Lê Đại Thanh kịch sĩ, viết dựng cho đoàn kịch Gió biển từ trước 1960, có người vợ xin đẹp giỏi giang Đinh Ngọc Anh tham gia diễn xuất. Bà là người đầu tiên đóng vai Võ Thị Sáu trên sân khấu VN, tại nhà hát HP 1957. Ông bà  đ• sinh được 10 người con, nay chỉ còn lại 4. Lớn tuổi nhất trong số này là bà Lê Kim Tuyến, định cư tại Bungaria 5 năm nay, mới về HN để sang Canada thăm con. Là con gái lớn, bà Tuyến phải giúp bố mẹ cáng đáng gia đình làm cấp dưỡng của Nhà máy xi măng, nên không có cơ hội “dính líu” đến nghệ thuật, song duyên mệnh một đại gia đình nghệ thuật vẫn cho bà lấy nhà văn Nguyễn Kế Truyền.
 Người con cả thi sĩ Lê Đại Thanh – nhạc sĩ Lê Đại Chương (nguyên chỉ huy dàn nhạc Đoàn chèo Cổ Phong) cũng từng phải lao đao lên Cao Bằng làm công nhân mỏ thiếc Tĩnh Túc, sau về sống và mất sớm ở thị x• Sơn Tây. Con trai ông – Lê Đại Thăng đ• tốt nghiệp Nhạc viện Hà Nội, hiện là trưởng ban Tuyên giáo thị x• này. Kế tiếp ông Chương là ông Lê Đại Châu, viết văn, kịch và làm liên lạc cho cách mạng từ nhỏ, cháu ngoại ông Châu là ca sĩ Pha Lê.
 4. Sinh thời, thi sĩ Lê Đại Thanh chỉ in được một tập thơ Những ngôi sao biển (NXB Hải Phòng, 1987), mà tác tạo cho đời nhiều ngôi sao sáng. Dòng máu tài hoa truyền đời ấy di truyền tình yêu và niềm tin về cái đẹp thành sức mạnh và động lực sống “Tình yêu là Mặt trời của người thi sĩ / Niềm tin là ngọn lửa bảo vệ chân lý”.
 Sự giao cảm cha – con trên dòng huyết thi là “Em” - Thi ca, là tin yêu cho kết nối, ngưng đọng. Chưa có giải thưởng lớn nào tôn vinh Lê Đại Thanh, HP thiếu con đường mang tên Lê Đại Thanh những ông và thơ ông vẫn trong trí nhớ những nhân dân. Lê Đại Thanh đ• viết trên lề báo, vỏ bao thuốc lá, mặt hộp diêm, những trang giấy … thất lạc, nhưng bạn bè, con cháu, độc giả khắp nơi đ• nhớ hộ thơ ông. Mạch thi sĩ truyền vào người con út niềm kiêu h•nh.
 Vợ chồng thi sĩ Lê Đại Thanh đang yên nghỉ tại nghĩa trang Ninh Hải bên mộ, như ông muốn: “Hạnh phúc sao được sống m•i với thơ/ H•y trồng cho tôi bốn cây đại quanh mồ” (Di chúc, 1965).
 Lê Hoa, từ cây cổ thụ Lê Đại Thanh, trổ nhánh cành xanh miết. Từ “biển Đại Thanh” toả ra những vòng tròn đồng tâm tưởng không ngừng không ngừng xao động. Ông đ• viết, đóng nhiều vai trong cuộc đời sóng gió nhiều thua thiệt của mình, nhưng thực ra Lê Đại Thanh đ• sống nhiều bàng tầm vóc lớn không trong bi kịch, khi đ• đạt độ xuất sắc hiếm biệt của vai đời: thi nhân. Viết Di chúc trước khi lìa đời 31 năm, ông đ• biết sống, dám là mình và dạy con cháu điều cốt tử: Sống là phải tin, yêu, hy vọng, dâng hiến. “Khi tôi chết, những người thân đừng nhỏ lệ/ Mà ngâm với tôi một đoạn ngắn thơ tôi/ Chết là trở về tinh thể sao trời/ Trả Trái đất những gì vay mượn trước/ Chào những bộ hành tuổi xanh xuôi ngược/ Tôi xuống ga đời, gửi lại vé quê hương”.
 Vé của Lê Đại Thanh, là những dòng thơ, chất thơ lại truyền tới con cháu, trong đó Lê Chức vẫn tiếp tục hành trình. Cuốn sách khổ 21 x 29cm bìa HS Đỗ Thuý Hằng (vợ HS Đặng Xuân Hoà) vẽ màu biển tím, mặt trời hay mặt trăng vàng toả sáng nối những ngón tay thơ và quả chuông ngân rung thật đúng phần hồn Lê thi sĩ.
 Lê Chức nén mạch thơ khoẻ trong những câu ngắn mà chất chứa tình dạt dào ông dành cho mẹ, cha, cho quê hương, cho con gái, cháu ngoại. Tiếp nối là tác phẩm có tư duy lạ: “Con gái bật ra từ tôi/ Như cái hạt văng ra từ chiều căng vỏ vỡ/ Mong manh cuốn theo làn gió/ Bay vào cánh đồng đời/ Hạt lại bật ra/ Một chiều gió/ Liti giọng trẻ/ Phía sau – vỏ quả khô lận đận/ Ròn chuỗi cười”.
 Lê Chức bệ vệ, tóc quăn bạc trắng, tuổi Đinh Hợi, chưa phải “vỏ quả khô” như tự trào. Ông đ• cười rưng lệ khi nhắc, nghĩ về cha và sống đẹp bằng niềm yêu kính ấy, để thơ, để không tan lo•ng vào “thinh không”. Lê Chức in không nhiều. Từng ngày của mặt trời (tập thơ đầu, 1995). Những trang đời sân khấu (kịch và tiểu luận, 2009). Ông viết trong lời tựa “Một  thinh không” đây là tập thơ áp chót. Song tôi tin Lê Chức không định ra thi tập cuối cùng, bởi bẩm chất thi sĩ nơi ông, không cần bàn tới sự chuyên và không chuyên, so ví. Trong nghiệp sân khấu của Lê Chức, đều có thơ. Như ông đ• thuận mệnh thân phụ mà sống riêng trong “sự cô độc toàn tòng”, vẫn một lòng thành tín với Thơ. Miên man những câu diệp lục của Lê Đại Thanh vọng tới “Có những bí mật nằm trong mặt lá/ Hợp quang thành chất sống/ Nuôi lớn loài người”.
 Những ngày cuối tháng 4, ông đang  hối hả ở Nhà hát Nhạc vũ kịch VN, dàn dựng vở Opera – ballet Định mệnh bất chợt theo kịch bản văn học của chính mình, kịch bản âm nhạc Nguyễn Thiện Đạo, biên đạo NSND Phạm Anh Phương, sẽ ra mắt tại Nhà hát Lớn tối 3/5/2012.  
Với Lê Chức, sân khấu và thơ không phải định mệnh bất chợt.

Tranh sơn dầu thi sỹ Lê Đại Thanh 100 x 80cm của HS Lê Đại Chúc và NSƯT Lê Chức
ảnh: Nguyễn Đình Toán