Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

Ai lo những chuyện lùm xùm ?

Nguyễn Chính Viễn
Chủ nhật ngày 25 tháng 3 năm 2012 8:35 AM
 
Nhìn từ việc chi tiêu “đồng tiền bát gạo” hiện nay của các VIP, Đại Gia, các Nhà hàng, Công sở ...người ta có quyền nghĩ : Dân mình giầu thật, giầu quá, nơi làm việc vẫn còn tốt, người ta bảo nhau phá đi để xây lên tòa nhà với  cái tên mới : “Nhà điều hành sản xuất” cao 5,7 tầng. Trước cửa khuôn viên văn phòng  trồng nhưng cấy xanh cổ thụ có giá hàng tỷ đồng. Các Doanh Nhân, các Công chức đều có nhà cao cửa rộng, từ cấp  phòng, quản đốc trở lên là đã đi làm bằng ô tô sang trọng, ăn mặc loại vải quý hiếm đắt tiền, và thường xuyên đi tham quan, du lịch! Đình Chùa miếu mạo đều xây dụng cải tạo cầu kỳ hoành tráng khang trang. Nhiều nhà sư đi xe xịn để đi chu du thiên hạ, ăn mặc tuy trông là màu nâu sồng giản dị đời thường nhưng đều thuộc lụa là tơ tằm quý hiếm. Các Đại gia, nhà giầu khi làm ma chay cưới xin hiếu hỷ thường là chi tiền bạc tỷ, giấy mời thiệp báo tin, quá cầu kỳ mầu mè không cần thiết, Việc tổ chức kỷ niệm ngày thành lập công ty, doanh nghiệp cũng trở thành “mốt”, cơ quan, doanh nghiệp nào cũng tổ chức, hình như mọi người đều có chung một ý nghĩ không tổ chức không được, tổ chức để thể hiện vị thế của Công ty , Doanh nghiệp mình đã ăn nên làm ra như thế nào không thể lúi xùi được. Mời ca sĩ, MC, với dàn âm thanh hiện đại. Nếu đó là ngày vui thì khách được mời đến dự thì vị khách mời nào cũng phải lẵng hoa có giá ít thì 5-700 ngàn, nhiều thì 1 triệu hay trên một triệu, nhiều khi làm cho người tổ chức, gia chủ cảm thấy lúng túng về chỗ để hoa, và bây giờ người ta thường tặng nhau cả lẵng hoa chứ không ôm bó hoa như trước đây.Là đám cưới bao giờ cũng thuê khách sạn, đặt ít cũng phải trên 100 mâm trở lên, mỗi định xuất phải là 1 triêu đên triệu hai, rượu bia thừa mứa. Đấy là sự suy nghĩ còn khiêm tốn, còn trong thực tế, báo chí đã đưa tin có những đám cưới “khủng” (có thể tiếng to hơn miếng chăng?), xin xem bài viết trên báo Tuổi Trẻ: “Trong hai ngày 29-2 và 1-3,( năm 2012) đám cưới con của một đại gia phố núi đã thu hút sự quan tâm của hàng nghìn người dân thị trấn Sơn Tây, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) khi có sự tham gia của các ca sĩ hải ngoại và trong nước. Sáng 29-2, đường về thị trấn Sơn Tây đã tắc nghẽn giao thông khi người dân đổ ra hai bên quốc lộ 8A xem dàn siêu xe rước dâu như Audi A5 Sportback, Mercedes GLK, Mercedes C250 CGI, Porsche Cayenne, BMW...Đây là đám cưới của H. (25 tuổi, con một đại gia ở huyện Hương Sơn) với L. (20 tuổi, con một đại gia ở Hà Nội). Cả cô dâu và chú rể đang du học tại Singapore. Ở đám cưới này, gia chủ đã bỏ tiền tỉ thuê cả một dàn sao gồm các nghệ sĩ hải ngoại như Phi Nhung, Mạnh Quỳnh, Quang Lê cùng ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng và dàn âm thanh, ánh sáng từ Hà Nội về biểu diễn” Trên một số báo mạng khác thì đưa tin : Ca sĩ Phi Nhung đã nói : “Cát xê hát đám cưới 5.000USD”. Quang Lê thì nói: “Đám cưới Hà Tĩnh trả tôi gấp 5 lần hát bên Mỹ” . Sự việc này nếu không lầm đã trở thành đám cưới lớn nhất “Việt Nam”, các báo chí , các báo mạng, trên các Web... đều ồn ào đưa tin...Có một thực tế phải thừa nhận bây giờ người ta đều thích làm cỗ to để phô trương, là cỗ to đấy đủ các loại hải sản, đặc sản nhưng quan sát một cách kỹ lưỡng nghiêm túc thì có mâm nào ăn hết đâu còn thừa mứa ê hề.Nhân chuyện ăn uống quá lãng phí này, nhiều vị đã được đi nước ngoài về, cùng chung một nhận xét, và bình luận ở Việt Nam ta lãng phí quá, tiệc tùng của người ta không bao giờ thừa mứa như vậy.Nếu là đám tang của gia đình nhà quyền quý giầu có đương chức đương quyền nơi công sở thì bao giờ cũng được tổ chức điếu phúng một cách linh đình, các tổ chức, các ông nọ bà kia đến viếng ai cũng một vòng hoa, hoa để chật nhà chật vườn, phải bày ra cả ngoài đường làng ngõ xóm, khi tiễn đưa người quá đến cố nơi an nghỉ cuối cùng đều ô tô xe máy dài hàng cây với tốc độ “rùa bò” để thể hiện tình người “nghĩa tử là nghĩa tận” , thấy đám tang hoành tráng, đông người nhiều xe như vậy người dân đã tâm sự với nhau “ long trọng thật, đông người thật nhưng những người đi này không phải cho người chết đâu mà cho người sống đấy!”. Ôi một triết lý rất thực dụng đời thường. Trong cuộc sống đời thường hiện nay còn nhiều điều bất cập, nói đến người đang sống được giao những trọng trách ngành này sở kia, nhân dân tin tưởng lắm.Nhưng xem ra nơi này nơi kia vẫn còn nhiều cán bộ không làm tròn cương vị mình, vai trò lãnh đạo, đầu tàu gương mẫu cũng bị mai một. Người ta đã nói đến những ván cờ bạc tỷ của 2 kỳ thủ tai tiếng nhất Việt Nam. Đó là Sáu Lèo và Tân “Ròm” . Thiết tưởng cũng nên biết qua lý lịch trích ngang của 2 kỳ thủ này. Tại sao lại gọi là Sáu Lèo ? Ông Lèo (con thứ 6 nên gọi là Sáu Lèo) là cán bộ của Phòng Giao thông vận tải (GTVT) huyện Thạnh Trị (tỉnh Sóc Trăng), ông được điều về làm Trưởng một ban của Công ty GTVT thị xã Sóc Trăng, rồi được bổ nhiệm giữ chức vụ Trưởng ban Quản lý các dự án thị xã Sóc Trăng. Sau đó, ông được cơ cấu giữ chức Bí thư Đảng ủy phường 6, thị xã Sóc Trăng. Sau kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh vừa qua, dư luận ngành GTVT Sóc Trăng lại sôi lên với tin đồn ông Lèo sẽ giữ chức vụ Giám đốc Sở bởi vị Giám đốc đương nhiệm không trúng cử vào BCH Đảng bộ tỉnh, cũng không còn là đại biểu HĐND tỉnh. Nhưng khi tin đồn chưa kịp trở thành hiện thực thì công danh của ông Lèo đã “đi một lèo” bởi ông dính vào những ván cờ tướng bạc tỷ.Ngoài quan trường, ông là một “doanh nhân” có hạng. Ông có trong tay vài công ty kinh doanh vật liệu xây dựng. Ông là chủ đầu tư dự án cụm dân cư Sương Nguyệt Anh (phường 7, TP.Sóc Trăng). Hiện nay, một công ty của ông đang thi công một công trình cao ốc lớn nằm trên đường Trần Hưng Đạo, cạnh trụ sở Sở GTVT tỉnh Sóc Trăng. Ông đã làm ăn sa sút từ năm ngoái, nhờ giỏi xoay vần nên ông mới chưa vỡ nợ. Ngoài việc nợ ông Tân, ông Lèo còn nợ nhiều người của Sở GTVT tỉnh Sóc Trăng, có người cho ông vay 100 triệu, có người cho vay 300-400 triệu đồng, đó là chưa tính tới số nợ ông Lèo vay từ những người thân trong gia đình...Đọc những tin này những người có lương tâm, biết suy nghĩ phải tự hỏi là cán bộ tại sao lại sa sút thaisquas như thế nhỉ?
Thế còn Tân “Ròm” là ai? Ông Tân tốt nghiệp lớp 9 hệ bổ túc. Sau khi tách tỉnh Sóc Trăng (1992), ông Tân là tài xế của Sở Thương mại Du lịch Sóc Trăng. Xấu mã nhưng ông Tân tốt số khi lấy được vợ là con của một đại gia rất nổi tiếng ở Sóc Trăng. Rời ghế lái xe, ông Tân về giữ chức Quản đốc Nhà máy bia Sài Gòn - Sóc Trăng.Sau một xì-căng-đan tài chính, ông nghỉ việc nhưng nhờ thân quen mà ông chạy được vào biên chế, giữ chức Phó Hiệu trưởng Trường Kỹ thuật nghiệp vụ GTVT Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tại Cần Thơ! Về đây, ông được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Trung tâm Đào tạo lái xe loại 3 của tỉnh Sóc Trăng.Ông Tân cũng thuộc hàng đại gia mới nổi của Sóc Trăng. Hàng ngày, người dân địa phương luôn thấy ông cưỡi xe SH chạy tà tà, ghé quán cà phê tâm tình với nhiều cán bộ lãnh đạo tỉnh. Còn nếu không thì ông cũng chạy xe hơi Audi-Q7 giá mấy tỉ bạc, đậu chễm chệ trên vỉa hè góc ngã tư đường Hai Bà Trưng - Lý Thường Kiệt, phường 1, TP.Sóc Trăng rồi lang thang đâu đó. Ông là chủ sở hữu nhiều nhà hàng, quán nhậu như Nhà hàng hải sản Cánh Buồm (trước có tên Ra Khơi) ở đường Lê Duẩn, phường 3; quán cà phê Cánh Buồm Xanh trên đường Nguyễn Văn Linh, phường 2 vừa sang lại từ một chủ khác với giá khoảng 7 tỉ đồng Ông Tân còn là chủ một cơ sở giết mổ gia súc tập trung mang tên Lộc Thành ở phường 5, TP.Sóc Trăng. Xe chở gia súc của ông Tân không bao giờ bị lực lượng giao thông bắt bớ. Đó là chưa kể ngày khai trương lò mổ của ông Tân, đông đảo quan chức của tỉnh, thành phố đã đến cắt băng khánh thành trong sự giận dữ của người dân địa phương bởi lò mổ này không có hệ thống xử lý chất thải đạt chuẩn.Năm 2005, ông Tân làm hợp đồng mướn 15 năm với mục đích làm trang trại chăn nuôi. Thế nhưng ông Tân lại đầu tư một lò giết mổ gia súc. Bằng quan hệ con nuôi của lãnh đạo địa phương lúc bấy giờ, ông Tân nhanh chóng thanh lý hợp đồng nhưng đất thì không trả và chiếm luôn.Nhiều cuộc họp bàn để giải quyết, nhưng  sau đó, mọi chuyện “vũ như cẫn”, ông Tân vẫn chiếm đất và thu lợi bằng cách cho người khác mướn lại lò mổ.Có vị đại tá quân đội đã phát biểu ý kiến: “Tôi sẽ kiên trì đấu tranh cho quyền lợi của anh em chiến sĩ. Tại địa phương không giải quyết được thì tôi sẽ khiếu nại lên Trung ương. Ai bao che cho ông Tân, tiếp tay cho ông Tân thu lợi bất chính trên đất Quân đội quản lý sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật khi sự việc được các cấp lãnh đạo Trung ương xem xét đến”. Nhưng rồi việc đất cát lại chìm vào im lặng, ông Tân vẫn là ông Tân. Cũng cùng một ruộc thuộc loại cán bộ thoái hóa biến chất!Trước khi đổ vỡ quan hệ vì những ván cờ bạc tỷ, hai kỳ thủ Sáu Lèo và Tân “Ròm” chơi rất thân với nhau và đều là những nhân vật khiến người dân Sóc Trăng vừa tức vừa sợ. Thế nên khi hay tin “cặp đôi hoàn hảo” này đã bị bắt, người dân Sóc Trăng rất hả hê. Đi đâu chúng tôi cũng nghe bà con bàn tán xôn xao, không khí rộn rã làm dư luận nhớ lại thời Sài thành triệt phá băng nhóm Năm Cam...
Nhà thơ Tố Hữu  có câu thơ : “Chợ giời thật giả đâu chân lý”. Người viết bài này cho rằng “Chợ Giời” mà Tố Hữu nói ở đây có thể là Chợ Giời Hà Nội. Nhưng theo thiển nghĩ, ngoài cái “Chợ Giời” thật, Tố Hữu còn muốn đề cập đến cái chợ bao trùm rộng rãi hơn : “ một xã hội”!  Sở dĩ gọi nó là chợ Giời vì nó còn lộ thiên không mái che và  nó cũng có thể họp ỡ bất cứ chỗ nào người ta muốn, có thể ở một cái bãi bằng phẳng , cũng có thể một ở một đoạn đường rợp bóng mát ? Không phải ! Gọi nó là chợ giời vì nó bán những thứ táp nham trời ơi. Chợ bày bán ngoài hàng thật còn tràn lan hàng giả từ cái rẻ nhất như cám – người ta nghiền trấu mùn cưa để trộn với cám để đem bán cho người dân chăn nuôi lợn gà. Có cám giả, phân giả, rượu giả...Cái đắt nhất như Vàng cũng có đồ trang sức bằng vàng giả như Tòng teng, như dây truyền....người ta mạ thành vàng để bán cho ai đó thích trưng diện để lấy “mẽ”...Cái khăn mặt, rõ ràng nhãn mác ghi 100% cotton nhưng mua về chỉ dùng ít ngày thì sự thấm nước và sự mềm mại đặc trưng của bông đã hoàn toàn biến mất, khăn trơ ra toàn sợi nhựa, hóa đơn GTGT giả, tiền giả, thuốc chữa bệnh giả... Con cua chỉ vài lạng, người ta lấy dây chuối phơi khô, bện to như sợi dây chão để “chói” con cua rồi ngâm nước thật lâu cho tăng trọng cho cua, để người mua phải trả tiền oan 2-3 lạng cua giả. Diều con gà thì cũng được nhồi nhét bột nhào căng mọng để tăng cân... Đó là việc giả ở thị trường chợ búa,  còn ở chính trường thi cũng có nhiều cái giả xuất hiện : Sĩ quan Quân Đội Giả, Cán bộ Trung Ương giả, Nhà báo giả. Bộ Giáo Dục Đào tạo vừa kiểm tra đã phát hiện ra sáu nghìn tám trăm bẩy mươi người sử dụng bằng giả : Kỹ sư giả, Thạc sĩ giả,Tiến sĩ giả. Trong lĩnh vực kinh tế cũng có nhiều cái giả : Số liệu giả, lỗ giả, dự án trồng rừng giả (ma) ,Công ty giả (ma )... Ông bạn tôi mua một cái quạt cây cũng có cái tên là  “Điện cơ Hà Nội” nhưng mua về mới biết không phải của “Công Ty cổ phần SX và thương mại Hà Nội chính gốc” nên ông cũng bảo nó là “Đồ điện cơ... giả”.
Trên các phương tiện thông tin đại chúng, xem trên truyền hình người dân bây giờ biết nhiều chuyên hay có giở có, truyền hình đưa tin các thiết bị đường tàu như bu lông, thanh giằng, lắc lít thường xuyện bị đánh cắp. Bọn trộm cắp thường là thanh thiếu niên vì ham chơi thiếu tiền chơi Geam mà trở thành trộm cắp . Nơi này nơi kia có bọn đinh tặc hoạt động, bọn này cũng một đồng một cốt với loại người vá xăm lốp xe đạp, xe máy vì thiếu lương tâm mà nghĩ ra chuyện làm vô đạo đức để tăng thu nhập như vậy. Những thanh niên chưa đủ độ tuổi vị thành niên gây ra những vụ giết người cướp vàng một cách kinh hoàng không thể tưởng tượng được! Giả danh là khách đi Taxi để giết người cướp của một cách dã man....
Đã đành rằng tốt xấu, hay dở, hiền ác, giết người cướp của thời nào cũng có nhưng người dân vẫn cảm thấy những hành động bây giờ nó tàn bạo và khủng khiếp ghê sợ quá. Người lương thiện, người sống phúc đức trước đây hình như có nhiều hơn. Các ông già bà cả “thương người như thể thương thân” trước đây cũng lắm hơn đã thực sự làm gương cho lớp trẻ noi theo! Người dân đã phải trăn trở tự hỏi : Bây giờ được học hành nhiều hơn, nhiều người giầu hơn, đời sống vật chất của người dân khá lên rất nhiều, thế mà tại sao cái tâm, cái đức lại xuống cấp như vậy? Cả những người được gọi là thầy như thày dạy chữ, thầy thuốc chữa bệnh... cũng có những xa sút đáng chê trách : thầy dạy chữ lại đi gạ gẫm học sinh làm cái trò đồi bại mới được điểm cao, hoặc cho lên lớp. Thầy thuốc khám chữa bệnh không có quà cáp biếu xén chút đỉnh  thì tỏ ra không vui...Kể cả bọn quan tham bây cũng vậy, nếu đem so sánh một cách máy móc bọn tham nhũng bây giờ với loại quan tham trước đây thì nó tinh vi hơn nhiều, sảo quyệt hơn nhiều, mánh mung lừa lọc đủ kiểu đủ thứ .Quan to ăn cái to, quan bé ăn cái bé, nhưng họ đều có tổ chức, có lãnh đạo biết chùi mép, biết của đồng chia ba của nhà chia đôi nên chức tước họ vẫn cứ mỗi năm mỗi chức, vẫn được các danh hiệu này kia, mọi sai phạm thiếu sót đều được bỏ qua...
Ngồi nghĩ suy, những chuyên bất cập lùm xùm như vậy, ai cũng thấy bức bối bực bội . Đã đành “Phú quý sinh lễ nghĩa”...nhưng người muốn nó phải có chừng mực, một vừa hai phải, phải liệu cơm gắp mắm, ăn phải để giành, để tái sản xuất ...một điều cần được phê phán là  hiện nay xã hội ta chi tiêu quá lãng phí, việc chi tiêu chưa nghĩ đến cộng đồng, toàn cục, còn chạy theothij hiếu thích phô trương, hình thức, bóc ngắn căn dài...Tất cả những chuyên lùm xùm trên nên chăng cũng phải được quy định, có định mức, có chuẩn mực... để tạo ra một sự công băng bình đẳng không nên có sự quá chênh lệch như hiện nay trong xã hội...!?
NCV