Trang chủ » Truyện

Những người bị lãng quên

Đắc Trung
Chủ nhật ngày 18 tháng 3 năm 2012 11:07 AM

Xin cúi đầu tạ tội với những người đă hy sinh lặng lẽ để chúng tôi có cuộc sống hôm nay.
       
Truyện ngắn
     Chuyến công tác Sài Gòn lần này tôi đưa cả vợ đi cùng. Vào đó để viết cho xong cuốn tiểu thuyết đã ký hợp đồng với Nhà xuất bản Đồng Nai.
     Nhà xuất bản không chỉ tạm ứng tiền mà còn thuê cho vợ chồng tôi một căn phòng loaị sang của khách san Oscar trên đường Nguyễn Huệ. Oscar vốn xưa là cư  xá của sĩ quan cố vấn Hoa Kỳ nên trang bị rất hiện đại.
     Điều hành khách sạn hầu hết mới tuyển nhưng cũng không ít những nhân viên lưu dụng thời Mỹ nguỵ làm việc ở cư xá này. Trưởng phòng Quản lý đã đứng tuổi, đầu hói, dễ tính vốn là chủ một tiệm nhậu lớn, nhờ người thõn làm cán bộ to mà được chọn vào đây. Cái tiệm nhậu của ông cậu con trai thế chân, hốt bạc không biết bao nhiêu. Nhờ thế ông càng có điều kiện giao du với các nhân vật quan trọng của cái ngành phục vụ béo bở này.
     Trong số những nhân viên lưu dụng, tôi rất ác cảm với một ông già phục vụ phòng. Một người  khó đoán tuổi, đã gầy lại luôn bó mình trong bộ đồ rộng nên gương mặt càng khắc khổ. Bộ tóc muối tiêu rụng nhiều, cái trán hơi dô hằn rõ mấy dường gân xanh, gương mặt chưa bao giờ ánh lên một nét vui. Ông ít nói, lặng lẽ vật vờ như một bóng ma và đãng trí như kẻ mất hồn. Trước mặt tôi ông chỉ đứng im, cố gắng dùng những động tác gật, hoặc lắc để thay cho ngôn ngữ. Nếu chỉ thế thì chẳng có lý gì làm tôi khó chịu, mà  tụi ác cảm với ông già kỳ quặc này vì nguyên cớ khác.
     Quy định của khách sạn, người phục vụ chỉ được phép vào làm việc khi khách thuê phòng đi vắng. Bởi thế cửa luôn có hai chốt. Chốt lớn dùng để khoá, còn chốt nhỏ cho khách khi ở trong mà không muốn ai vào thì dùng hãm chốt lớn. Lúc đó dù người ở ngoài có tra chìa vào ổ khoá cũng không thể mở được. Nhưng thật rủi. Căn phòng số 702 của tôi bị hư chốt nhỏ.
     Một lần, tôi đang ngồi say mê viết bỗng cảm thấy có người bước vào. Tưởng vợ ra phố mua trái cây về, tôi hỏi, giọng âu yếm:
      -   Mua gì cho anh vậy, em?
      Không có tiếng đáp. Lát sau buông bút ngẩng lên, đinh ninh sẽ bắt gặp đôi mắt đen láy đầy tình tứ của vợ. Nhưng than ôi, trước mặt tôi là lão già kỳ quặc ấy. Lão đứng im, đôi mắt xám lạnh lơ đãng nhìn xuống sàn, tay xách chiếc sô nhựa.
      -   Bác cần gì ? - Tôi hỏi, cố dấu vẻ khó chịu.
      Ông già không nói, chỉ khẽ lắc đầu đưa mắt nhìn về phía buồng tắm, ngần ngừ rồi lặng lẽ mở cửa bước ra.
      Lần khác, sau khi ăn điểm tâm vợ chồng tôi nằm trên giường. Những lúc thế này người ta không muốn, dù chỉ một con kiến có mặt trong phòng. Vậy mà, cửa bỗng mở, và cái lão già kỳ quái đó bước vào. Vợ tôi hốt hoảng vơ vội tấm vải đơ-ra che bộ ngực trần. Còn tôi, gần như chồm dậy, hai mắt nảy lửa nhìn về phía lão, giọng rít lên:
      -   Thật là vô văn hóa. Tại sao không gõ cửa?
      Mặt ông già sắt lại, đôi mắt mờ đục sầm tối, cái đầu gầy trơ xương rũ xuống rồi ngơ ngẩn như kẻ loạn trí bước ra.
      Một buổi chiều, tôi đang ngồi viết. Vợ tôi vừa tắm xong, chưa mặc áo, đang đứng trước gương. Bỗng cô ấy thét lên chạy vội vào buồng tắm. Tôi giật mình quay lại. Thì ra vẫn lão già kỳ quặc ấy  bước vào. Máu nóng bốc lên. Tôi bật khỏi ghế. Nếu ông ta không kịp quay ra thì cái chặn giấy bằng đá cẩm thạch đã bay về phía đó.
      Gần tối, như thường lệ, chúng tôi xuống phòng khách lầu một tṛ chuyện với  nhân viên khách sạn. Trưởng phòng Quản lý hôm nay chẳng biết trúng "chồi", "thắng quả" chi mà vui dữ và hào phóng hết mức, thả bạc chi cả két "Bia 333" và mồi nhậu toàn loại sang. Thấy tôi có vẻ đăm chiêu không hồ hởi như mọi bữa, ông hỏi liền :
      -   Anh Hai bữa nay trong người khó ở hay kẹt chuyện chi mà ngó bộ rầu rầu như cây chiều tắt gió vậy, anh Hai ?
      Tôi im lặng. Đắn đo xem có nên nói không. Cũng cần phản ánh việc này cho trưởng phòng Quản lý biết, tôi nghĩ thế và thong thả kể lại tất cả những việc về ông già kỳ quặc. Nghe xong mọi người nhao nhao:
      -   Ký giả ơi chấp chi với lão già đó. Ổng ngây mà.
      -  Ổng loạn trí đó. Tụi tui đây nè cũng hết chịu nổi với ổng nữa là...Thôi cho qua nghe. Hơi sức mấy mà kẹt về chuyện đó cho mệt.
      -   Nào cụng ly. Xin mời anh Hai, chị Hai - Trưởng phòng Quản lý mặt tỉnh bơ - Anh Hai bận tâm chi cái việc tầm bậy, tầm bạ đó cho kẹt. Lão già bị loạn trí, ngây ngây hoài...Mà, nghĩ cảnh ổng cũng tội quá. Vợ chết. Bốn thằng con trai cũng chết ráo trọi. Còn trơ lại mình ổng... Dạ, bả trước có làm nghề buôn trái cây ròng ròng miệt chợ Tân Bình. Một bữa đáp xe đò xuống Lái Thiêu vô phước đụng lính ông Thiệu ruồng bố, đạn pháo làm bể giò, đem được tới nhà thương Chợ Quán thì chết. Ổng có bốn thằng nhỏ thì ba thằng bị bắt đi quân dịch làm lính ông Thiệu. Thằng út may theo người dượng ra Tuy Phước làm ét xe đò rồi vô quõn giải phóng. Lần lần cả bốn đứa đều tử trận hết trơn. Ổng buồn quá cứ đau bệnh hoài, rồi sinh đãng trí, chớ ổng làm việc vẫn tốt. Ổng có căn nhà nhỏ chút xíu mãi hẻm trong Tân Định nhưng ít khi ổng về đó lắm. Làm ở đây, ăn ở đây và buổi tối ổng cũng ở lại đây liền. Năm nay cơ quan cũng tính cho ổng nghỉ hưu, nhưng phần ở đây chỉ có mình ổng là người am hiểu tường tận hệ thống điện, nước ngầm, hư đâu kêu, là ổng sửa được liền, chớ những người khác chịu hết trọi...Bởi ổng làm việc trong cái cư xá này từ hồi mấy cha Mỹ mới qua Nam phần. Mặt khác nữa, nghe đâu thằng con thứ ba của ổng tuy đeo lốt lính ông Thiệu, nhưng hắn lại làm cho phía Cách mạng. Cái việc thằng nhỏ chết sẽ được coi như liệt sĩ. Việc này mấy ông cấp trên còn đang tra xét, xác minh để từ đó mà quyết định quyền lợi hưu trí cho ông già. Đợi chút đỉnh khi tụi tui kiếm được người thay thế công việc của ổng và cũng đợi cấp trên tra xét minh xác cái công lao của thằng nhỏ đối với Cách mạng thì sẽ cho ổng về. Thôi bỏ qua việc lão già ngây đó đi, nghe anh Hai. Khỏi bận tâm chuyện đó...Xin mời anh Hai cụng ly, làm một hơi liền nghe anh Hai...Ngửa cổ cạn hết, đăm chiêu chút xíu, ông trưởng phòng thong thả nói, mà anh Hai nè, từ bữa có anh Hai, chị Hai về đây, tính tình ông già kỳ cục hết nổi. Mấy lần ổng tò mò hỏi tui về anh Hai. Rằng anh Hai là ký giả, nhưng trước đó anh Hai có là lính giải phóng không? Có vô đánh Sài Gòn hồi cuộc chiến Mậu Thân không? Tôi làm bộ dữ: "Việc đó đâu có thuộc chức trách tìm hiểu của ông". Ổng im lặng. Mà cũng từ bữa đó ổng sinh đãng trí nhiều hơn, tính tình cũng kỳ quặc hơn.
      Lát sau ông trưởng phòng e hèm mấy lần như mắc cỡ rồi mới dè dặt:
      -  Anh Hai nè, tui có công chuyện mấy bữa định thưa với anh Hai mà cứ mắc cỡ vì ngại anh Hai say viết sách. Nay tui nói thiệt tình, mong nhờ anh Hai giúp nghe. Anh Hai ở đây với tụi tui đã hơn tuần lễ. Công việc của tụi tui làm anh Hai đều có biết. Thôi những việc chi dở thì trong lúc nhậu lai rai vui vẻ thế này anh Hai cứ phê bình liền, tụi tui xin tiếp thu ráo trọi và cũng xin sửa liền. Còn những việc gì hay thì xin anh Hai viết cho mấy bài đưa lên mặt báo, nếu đăng kèm cho vài tấm hình nữa thì nhứt. Mấy bố trên Công ty muốn cưng nâng cấp cái Oscar của tụi tui, nhưng còn e mấy tay chủ nhiệm khách sạn khác không chịu. Bởi thế cần phải có mấy bài báo trương lên làm cái bùi nhùi tống vô họng mấy cha đó. Việc này tụi tui chỉ trông nhờ ở anh Hai thôi. Anh Hai ưng lìên nghe. Nào xin mời anh Hai cụng ly...
      A, thì ra mấy bữa nay ông trưởng phòng tỏ ra hào phóng với tôi là nhằm cái đích đó. Tôi cười nâng ly mà không cạn.
      Sáng hôm sau vợ chồng tôi đi Vũng Tầu chơi.
      Qua ba ngày trở lại chính căn phòng cũ mà tôi thấy lạ hẳn. Cái gì cũng thay đổi, mới hơn, đẹp hơn, sạch hơn, thơm ngát hơn. Tự nhiên mình bỗng trở nên thượng khách vì lý do gì? Đứng ngây giữa phòng, bỗng mắt tôi dừng lại, một tấm hình ai để ngay ngắn trên bàn. Tôi cầm lên và bàng hoàng xúc động. Tôi vẫy vợ lại gần. Cả hai chúng tôi đều ngơ ngác nhìn nhau. Đó là tấm hình vợ tôi lúc mười tám tuổi. Mái tóc uốn rất khéo, chiếc áo dài thướt tha mềm mại bó lấy thân hình tròn lẳn duyên dáng. Đôi mắt đen láy mơ màng hơi đượm vẻ ưu tư. Tấm hình này em tặng tôi khi hai đứa mới yêu nhau. Tôi trân trọng lồng nó trong một lớp vỏ bằng nhựa trắng trong suốt cỡ như tấm giấy chứng minh. Suốt những năm chiến đấu gian khổ hết chiến trường này tới chiến trường khác lúc nào tôi cũng giữ trong túi áo ngực bên trái.
      Thế rồi bỗng dưng tấm ảnh bị thất lạc.
      Đó là dạo Tổng tấn công Mậu Thân (1968). Tiểu đội tôi lãnh nhiệm vụ đánh thọc sâu. Chừng hơn chín giờ tối chúng tôi đã áp sát cảng Bạch Đằng, thốc về đường Võ Di Nguy, Huỳnh Thúc Kháng, rồi quẹo hướng đại lộ Nguyễn Huệ. Khắp mọi phía mịt mù lửa khói, tiếng nổ điên loạn, tiếng reo hò, la lối, gào thét...Chớp loe loé từ những hoả điểm. Đạn rít nghe rợn người. Giây lưng đeo đầy thủ pháo, dao găm, nách kẹp AK, tay đặt sẵn vòng cò súng, tôi lật chiếc mũ tai bèo bị cháy sém một mảng lớn về phía sau và cứ thế lao vút lên. Vượt qua đại lộ, tôi xông vào một khu cư xá cao ngất. Từ những tầng lầu, đạn đại liên, M.16 quạt xuống như mưa. Thủ pháo liệng tơi bời nổ chát chúa trên mặt đường nhựa. B.40 nổ. Vầng lửa mầu da cam trùm lên. Cả mảng tường đổ rụi. Từng loạt AK quét. Những bóng người loang loáng vút qua. Tôi nghiến răng xiết gần hết băng AK vào một góc lầu. Nơi đó lố nhố bốn năm chiếc mũ sắt. Tiếng rú. Tiếng giầy đinh đạp đất chạy. Bỗng một trái M.76 nổ ngay bên trái. Lửa bùng lên táp vào mặt bỏng rát, toàn thân hẫng chơi vơi và rồi từ đó tụi không còn biết gì nưã...Chẳng hiểu những gì đã xảy ra xung quanh, khi tỉnh tôi cảm thấy mình nằm trên sàn nhà lạnh. Dơ tay, đụng vật chi rất cứng. Sờ tới, sờ lui biết mình nằm dưới gầm chiếc giường lớn khung sắt mạ kền, trên trải đệm. Huơ tay ra hai bên thấy có vải buông che, hẳn là tấm đơ-ra chùm xuống chấm sàn. Tôi co chân, lần lượt sờ từ đầu qua ngực, qua bụng. Không có máu. Không đau. Có nghĩa không bị thương. Nhưng đôi mắt thì nhức nhối kinh khủng và không nhìn thấy gì hết mặc dầu không sưng, thậm chí một vết sước nhỏ cũng không. Vậy thì tại sao lại không nhìn thấy? Do chấn động ảnh hưởng dây thần kinh chăng? Do khói đạn làm hư đồng tử chăng? Và, đây là đâu? Hôm  nay là ngày thứ mấy của cuộc chiến? Các đồng chí cùng tiểu đội đâu? Hy sinh cả rồi sao? Im ắng quá. Tôi vừa lật sấp mình toan bò ra khỏi gầm giường thì bỗng một bàn tay thô, cứng, giữ tôi lại, cùng giọng đàn ông rất khẽ:
      -  Chú bị thương kẹt lại...Đây là cư xá Mỹ. Hiện có một sĩ quan Mỹ vẫn ở. Hắn thường nằm trên giường mà chú nằm dưới đó. Phải cẩn thận, nghe. Không được thở mạnh, không được ho, ngủ không được ngáy, không được nói sảng...Chừng nào hắn ở nhà chú phải tỉnh, lộ hắn cho tiêu liền đó nghe...Ban ngày hắn đi khỏi luôn, chừng đó tui sẽ liệu cho chú ăn, uống, làm vệ sinh. Cứ yên tâm, đợi có dịp tui sẽ đưa ra khỏi đây mà dề cứ, nghen. Thôi, dô đi! Dô lẹ đi! Giờ này thằng chả sắp dề rồi đó...
      Người đàn ông vừa nói vừa đẩy tôi vào. Tôi lúng túng vì xúc động, không biết nói gì, chỉ nắm chặt bàn tay người đàn ông đó. Bàn tay bên phải cụt một ngón út và có chiếc sẹo bằng đầu đũa nổi hằn nhẵn thín nơi gần sát mắt cá. Tôi úp bàn tay ông lên mặt mình để tỏ lòng biết ơn, tin cậy.
      Thế là từ bữa ấy tôi sống gần như trọn tuần lễ trong nơm nớp, thần kinh vô cùng căng thẳng giữa cư xá có hàng trăm tên Mỹ và sĩ quan nguỵ ở. Ban ngày thường thằng Mỹ đi khỏi, tôi tranh thủ chợp mắt chút xíu mà cứ chập chờn không dám ngủ say. Người hầu phòng tốt bụng mang thức ăn tới, thường là ổ bánh mì kẹp bơ, hoặc mấy chiếc bánh quy mềm xốp, một chai nhựa đựng nước lạnh. Tôi không dám ăn nhiều, uống nhiều để khỏi đi tiểu, đi vệ sinh. Hôm đầu người hầu phòng mạo hiểm kéo tôi vào to-lét mở rô-bi-nê xối nước ào ào cho tôi tắm đại, đổi cho bộ đồ ngủ rộng thùng thình thơm nức mùi nước hoa. Không hiểu bộ quân phục giải phóng của tôi ông dấu đâu. Tôi biết ông buộc phải làm thế để xoá đi cái mùi mồ hôi chua loét trong người tôi toả ra và mùi thuốc đạn khét lẹt. Còn từ ngày hôm sau thì khỏi lo. Phòng có máy điều hoà lúc nào cũng mát, rất dễ chịu. Người hầu phòng hôm đầu vì cần phải báo cho tôi những điều tối cần thiết, chứ còn từ bữa sau chỉ im lặng. Ông im lặng luồn thức ăn vào cho tôi, kiểm tra xem có bị thương, có nhìn thấy gì không...Khi vừa cất tiếng nói, mặc dù rất khẽ, ông vội vàng lấy tay bịt miệng tôi lại ngay. Tôi phỏng đoán có thể trong phòng bọn địch gắn máy ghi âm, máy ghi hình hay bất kỳ lọai máy nào đó chăng? Bởi mỗi khi vào phòng ông đều mở rô-bi-nê cho nước sối ào ào át mọi tiếng động khác, hoặc làm việc che chắn gì đó vẻ bí mật.
     Một buổi tối, không khí bỗng nhộn nhạo ầm ỹ khắp cư xá. Bọn Mỹ qua lại tấp nập, giầy đinh nện ngoài hành lang. Tiếng Anh xen tiếng Việt tùm lum. Hình như bọn chúng đang tiến hành cuộc điều quân chi đó. Tôi thấy trong người bồn chồn rạo rực. Tên sĩ quan Mỹ vẫn chưa về. Tôi nằm nép mình lắng tai nghe ngóng, phỏng đoán ...
      Lát sau có tiếng chìa tra ổ khoá. Người hầu phòng kéo tôi ra. Ông ấn vào tay tôi bộ đồ nặng  chịch. Chỉ sờ qua cũng biết đó là bộ quân phục rằn ri của quân nguỵ và ném cạnh chân tôi đôi giầy da nhà binh, khẽ nói:
      -  Thay bộ đồ này dô. Mau mau chú. Chút xíu sẽ có người đưa chú khỏi đây.
      Tôi hồi hộp vội vã thay đồ, đi giầy, tay chân cứ cuống lên. Người hầu phòng vừa ngoắc vô mắt tôi kẹp kính to bự, chắc kiếng màu đen, thì cửa mở. Có người vào:
      -   Lẹ lên! - Một giọng thanh niên thúc hối. Rồi vẫn giọng đó ghé tai tôi thì thào - anh Hai đóng vai sĩ quan bạn tui. Đi đứng cho đàng hoàng. Nếu lính gác hỏi mật khẩu thì kêu:"Phượng Hoàng bay, nghen". Nói rồi anh khoác tay tôi kéo đi.
      Người hầu phòng tốt bụng nói khẽ :
      -   Đi mạnh giỏi, nghe chú Hai .
      Tôi vội nắm bàn tay ông. Bàn tay phải cụt ngón út và có cái sẹo bằng đầu đũa nổi hằn nhẵn thín nơi gần mắt cá, xiết chặt thay lời từ biệt. Người bạn trẻ khoác tay tôi cũng bận binh phục sĩ quan. Anh đưa tôi vào cầu thang máy. Tôi cảm thấy thang đi xuống. Chỉ có tôi và anh. Anh nói :
      -  Cứ bình tĩnh, nghe anh Hai. Tôi sẽ chở anh bằng Honda tới một cơ sở, rồi từ đó ra cứ êm re thôi.
      Thang máy dừng. Anh khoác tay tôi bước đại ra cửa cư xá. Tôi nghe anh nói gì đó với tụi lính gác, chỉ nghe tụi nó kêu :
      -   Ô-kê, anh Hai. Ô-kê!
      Anh nổ máy Honda, tôi ngồi sau. Xe rú ga phóng liền. Đại lộ ầm ã náo nhiệt.
      Ba ngày sau, bằng đường dây bí mật, tôi ra được ngoài cứ, nằm điều trị tại quân y tiền phuơng.
      Mãi khi ra tới đây tôi mới biết rằng, vì vội vã lúc thay bộ quân phục, tôi quên không lấy lại tấm hình người yêu. Nó vẫn nằm trong túi áo bộ đồ ngủ trút ra. Lạc mất tấm hình đó, tôi buồn vô cùng. Sau này, khi còn sống trở về, rồi những ngày bên nhau, mỗi khi nhắc lại việc để lạc tấm hình đó vợ tôi cũng buồn không kém.
      Hơn hai mươi năm qua đi, bỗng dưng hôm nay tình cờ chúng tôi lại lượm được vật kỷ niệm vô cùng quý giá đó.
    Cầm tấm hình vẫn nguyên vẹn như xưa, tôi ngồi lặng, lòng bồn chồn thổn thức. Biết bao nhiêu câu hỏi đặt ra trong óc về điều kỳ lạ này mà không sao kiếm được lời giải đáp. Phải hỏi xem những ai đã vào căn phòng này trong mấy ngày vợ chồng tôi đi vắng. Từ đó may ra ...
      Buổi chiều, khi vợ tôi ra chợ mua trái cây, mình tôi ngồi bên bàn chăm chú đọc lại những trang bản thảo mới viết, thì cửa mở và ông già bước vào. Vẫn vẻ buồn bã u tối, vẫn lờ đờ ngơ ngẩn như kẻ mất trí, ông lặng lẽ đi về phía tôi. Bằng cả hai tay ông thận trọng đặt lên bàn, trước mặt tôi một hộp sô-cô-la hảo hạng kèm theo một mảnh giấy - thư và quà của ông trưởng phòng Quản lý. Tôi bỗng giật mình khi nhìn bàn tay ông già. Bàn tay phải cụt ngón út, cái sẹo nhỏ bằng đầu đũa nổi hằn nhẵn thín nơi gần mắt cá...Trời! Phải chăng?...Tôi từ từ đứng dậy qua ngồi sang ghế sa-lon chăm chú ngắm ông từ đầu đến chân, tim tôi rộn lên niềm xúc động khó tả. Tôi mời ông ngồi. Ông lặng lẽ lắc đầu. Tôi mời ông dùng trái cây. Ông lắc đầu  mắt nhìn về phía cửa ý muốn ra khỏi phòng. Tôi vội đứng dậy cầm tấm hình trên bàn đưa ông, hỏi nhỏ :
      -   Thưa bác, có phải cái này của bác?
      Ông lặng lẽ gật đầu.
      -   Người trong hình là con gái bác?
      Ông khẽ lắc đầu, đôi mắt lờ đờ buồn bã.
      -   Thế chắc là người có họ hàng với bác?
      Ông lắc đầu.
      -   Vậy bác giữ nó làm chi?
    Ông nheo nheo mắt nhìn tôi chăm chú. Lát sau mới khẽ nói, giọng ngắt quãng :
      -   Của một chú giải phóng làm rớt trong cư xá Mỹ hồi cuộc chiến Mậu Thân sáu tám.
      Tim như thắt lại vì cảm động, vì hồi hộp, tôi bước đến nắm lấy bàn tay phải ông già, hỏi dồn :
      -   Có phải chú giải phóng đó bị hư hai mắt?
      Ông lặng lẽ gật đầu, vẻ mặt không hề xúc động.
     -    Anh ta được bác dấu trong gầm giường tên sĩ quan Mỹ ở một phòng trong cư xá?
      Ông lặng lẽ gật đầu.
      -    Rồi được một sĩ quan nguỵ đưa ra khỏi bằng xe Honda?
      Ông lặng lẽ gật đầu.
      Tim tôi thắt lại, đau nhói, cổ nghẹn tắc đến ngẹt thở. Không thể kìm được thêm nữa, tôi vội vàng quỳ xuống, ấp bàn tay - bàn tay bên phải cụt ngón út và có cái sẹo nhỏ của bác vào mặt mình. Rồi ngước nhìn lên, tôi nói với ông giọng run run đầy nước mắt:
      -   Thưa bác! Chú giải phóng đó là con đây. Vâng, chính là kẻ đang quỳ dưới chân bác đây. Bác là ân nhân...Bác đã nhận ra con...?
      -   Dạ, đúng vậy. Tui gặp ông và bà, ngay buổi đầu đã ngờ. Tui hỏi và... Cũng cốt chỉ để hoàn lại ông tấm hình, vậy thôi. Mong ông thứ lỗi .
      Ông cúi đầu im lặng.
      Tôi nói, giọng đầy đau khổ, hối hận :
      -   Tha tội cho con, bác ơi. Con...Thưa bác...Còn người sĩ quan đã đưa con ra bữa đó là ai?
      Gương mặt vẫn khô lạnh, ông lão thong thả đáp:
      -   Nó là thằng nhỏ, con tui.
      -   Là con trai bác?
      Ông lặng lẽ gật đầu.
      -   Vậy bây giờ anh ấy đang ở đâu, thưa bác?
      Từ hốc mắt sâu tối của ông, hai giọt lệ ứa ra, ăn dài trên gò má nhăn nheo, ông nói, giọng  vì đau khổ :
      -   Nó tử trận rồi.
     Trời ơi, lại thế nữa kia. Tôi áp chặt hai bàn tay ông già khôn khổ, vị ân nhân của tôi vào hai má đầm đìa nước mắt của mình. Ông lão vẫn lặng lẽ đứng im như một pho tượng, đầu hơi cúi, mắt đăm chiêu. Lát sau ông khẽ rút tay về rồi vẫn như một cái bóng không hồn, lặng lẽ hướng phía cửa bước ra.
     Tôi nhìn theo bóng ông rất lâu rồi gieo mình xuống ghế, bàng hoàng như trong cơn mộng, lòng nhói lên nỗi đau khôn tả vì hối hận. Chao ôi, thế mà trước đây, vâng, chỉ mấy giờ trước đây thôi, tôi vẫn còn mang ác cảm với ông. Tôi coi ông là một lão già ngây dại, loạn trí, kỳ quặc, ngu xuẩn, vô văn hoá. Tôi hằn học nhìn ông, quát lên với ông và thậm chí còn toan liệng cả miếng đá chặn giấy bằng cẩm thạch về phía ông - người đã cứu mạng tôi, đă trân trọng giữ gìn tấm hình này, một báu vật thiêng liêng của đời tôi đến tận bây giờ. Và, nếu không tình cờ gặp tôi ở đây thì chắc ông sẽ giữ mãi. Không chỉ mình ông, mà cả con trai ông nữa đã cứu sống tôi. Vậy mà tôi đã nghĩ xấu về ông, tôi xử sự một cách vô đạo với ông. Tôi đã trở thành một kẻ đê tiện, một thằng khốn nạn, một đứa vong ơn bội nghĩa từ lúc nào? Vậy mà trong văn chương của tôi, trong thuyết giáo của tôi luụn đầy những lời rao giảng về đạo lư. Thật giả dối và bỉ ổi. Sự hy sinh của ông cao cả quá bởi lặng lẽ quá. Phải chăng vì thế mà sớm bị lãng quên? Hỡi ôi, trên đời này liệu còn bao nhiêu người đã hy sinh lặng lẽ như ông và đang bị lãng quên như ông? Hỡi ôi, trên đời này c̣n biết bao nhiêu kẻ vong ơn bội nghĩa, giả dối và khốn nạn như tôi? Làm gì bây giờ? Trong lòng tôi như cuồn cuộn mưa gào thác đổ, ngổn ngang bao nỗi ưu tư, ứ đầy cảm xúc và dồn dập ý tứ tràn đến trong đầu. Tôi ngồi vào bàn. Viết. Tôi viết như chưa bao giờ được viết. Tôi mê say. Tôi khóc. Tôi đau khổ xót xa, hối hận...Ngực nén ép lại, lòng bồi hồi thổn thức, nước mắt tràn qua mi. Tôi viết. Ngòi bút phóng tràn trên giấy, hết trang này đến trang khác. Chỉ có cách này mới mong chuộc lại lỗi lầm với ông lão.
      Không biết mấy giờ đã qua. Tôi ngồi liền như thế mà viết cho tới chữ cuối cùng. Khi buông bút ngẩng lên thấy vợ tôi đứng bên, hai mắt đỏ hoe âng ấng nước vẻ vô cùng xúc động. Thì ra em về và đứng phía sau tôi từ lâu lắm, đã đọc hết câu chuyện tôi viết. Đó chính là chuyện này, chuyện của tôi, chuyện về những con người bị lãng quên. Câu chuyện phải viết chứ không thể không viết .