Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

MẠC TRÀ VÀ TIẾN TRÌNH PHỤC HƯNG..

Vi Thuỳ Linh
Thứ ba ngày 20 tháng 9 năm 2011 9:28 PM

Kỳ 1: Hành trình bôn ba của Vua cá sấu
 
Mười năm qua, tên tuổi doanh nhân Cao Văn Tuấn (Hải Phòng) đ• bốn phương nức tiếng. Anh là người đầu tiên đưa cá sấu từ miền Nam ra Bắc gây nuôi, nghiên cứu và phát triển thành công, được gọi là “Vua cá sấu” trong sự trìu mến, khâm phục. Anh vừa tiếp tục một hành trình mới: Mạc Trà, với bí quyết từ 500 năm trước.
 Bắt đầu tại nơi phát tích
 Kỷ niệm 470 năm ngày mất Mạc Đăng Dung, UBND TP Hải Phòng (HP) tổ chức lễ kỷ niệm trong 3 ngày 16-18/9, ở khu tưởng niệm Vương Triều Mạc tại quận Dương Kinh. Sáng 17/9, Công ty Mạc Trà do ông Cao Văn Tuấn là chủ tịch HĐQT đ• làm lễ báo cáo, ra mắt Mạc Thái Tổ tại chính nơi nhà Mạc từng đóng đô. Phần tiêu điểm là Vũ khúc dâng trà của các thiếu nữ hoa khôi đất Cảng cung tiến Mạc Đăng Dung 5 mâm tháp trà với tất cả đầy đủ sản phẩm của Công ty, là lễ vật dâng lên người đ• để lại một sự nghiệp bất hủ và đa dạng, trong đó có nghệ thuật pha chế, thưởng trà.
Huyện Kiến An, khi nâng cấp lên quận, l•nh đạo TP Hải Phòng đ• lấy tên cũ Dương Kinh đặt trở lại cho vùng đất này. Khu di tích tưởng niệm rộng 10,5 ha xây dựng trên nền Dương Kinh 500 năm trước. Tại phần lõi công trình này rộng 2,5 ha là 2 gian nhà giải vũ nằm bên trái cổng vào, từ nay là nơi trưng bày và bán sản phẩm Mạc Trà, như cách tôn vinh, nhắc nhớ Mạc Đăng Dung với lớp hậu thế hôm nay.
 Sự kiện Mạc Trà xuất hiện trước ngày giỗ thứ 470 của Mạc Đăng Dung (22/8/1541) khiến không khí thiêng liêng càng ngưng tụ và lan toả.
 
Doanh nhân - Nhà sưu tập
Từ cá sấu đến Mạc Trà với bàn tay trắng khởi nghiệp, trải qua nhiều thất bại, gian khó, Cao Văn Tuấn vẫn quyết theo đuổi nghiệp kinh doanh với phương châm đề cao các giá trị văn hoá. Đổ tâm sức, vất vả, trả giá, không chờ thu lợi mau chóng mà hướng tới lợi ích lâu dài trên lộ trình luôn là người tiên phong khai phá mở đầu, từ một cơ sở nhỏ, anh đ• lập Công ty Cá sấu Việt Nam (website:casauvietnam.com) ngày 1/1/2010. Đang đà phát triển,  Hiện anh đang cấp cá sấu giống cho hơn 500 hộ trên miền Bắc nuôi 20 con cá sấu. Khi cá sấu đạt trọng lượng tiêu chuẩn, họ bán lại cho anh.
 Tại đại bản doanh Công ty Cá sấu Việt Nam rộng 10.000m2 tại 206 Quốc lộ 5 mới, đường Hùng Vương, quận Hồng Bàng, gần chuồng nuôi cá sấu góc trưng bày phương tiện khởi nghiệp. Xe đạp không chuông không phanh, xe cút kít và panô dán những tấm ảnh ghi lại từng chặng dấn thân của ông chủ. Phía sau khu Giám đốc là xưởng may sản phẩm. Công ty của Cao Văn Tuấn là doanh nghiệp duy nhất ở VN hoạt động toàn diện với cá sấu: từ nuôi, chế biến thịt, da dùng làm các sản phẩm thời trang: túi xách phụ nữ, giày nam, mũ, bao điện thoại, móc chìa khoá vừa hiện đại vừa có nhiều công đoạn chi chút khâu tay từng viền ví, thắt lưng Nhà hàng Nam Phương Queen 500 chỗ ngồi chế biến 54 món từ thịt cá sấu kề showroom trưng bày sản phẩm và các danh hiệu, giải thưởng mà Cao Văn Tuấn giành được nhiều đến mức kín gần hết mấy bức tường. Tầng 2 của nhà hàng là phòng triển l•m, tôn vinh Hoàng hậu Nam Phương, bà hoàng cuối cùng của triều đại phong kiến VN ưa dùng nước hoa Lacoste tinh chế từ tuyến xạ cá sấu. Cao Văn Tuấn sở hữu 2 bộ sưu tập đáng giá: Bộ đĩa, bát, thạp, bình cổ từ 2000 năm trước đến thời Nguyễn cùng các loại đèn dầu, đèn Hoa Kỳ như lưu giữ dấu ấn văn minh người Pháp đưa vào Việt Nam. Tuấn sở hữu bộ sưu tập 300 bức tranh của các danh hoạ Mỹ thuật Đông Dương và nhiều hoạ sĩ đương đại nổi tiếng VN. Bằng hai bộ sưu tập này, cùng niềm đam mê văn chương, nghệ thuật, chịu học và đọc không ngừng, hào hiệp phóng khoáng quảng giao với nhiều nghệ sĩ, nhà khoa học danh tiếng, đ• đưa Cao Văn Tuấn lên đẳng cấp doanh nhân văn hoá. Không chỉ luôn ủng hộ các nghệ sĩ, tác phẩm nghệ thuật bằng sự trân trọng liên tài, Cao Văn Tuấn còn phổ “nghệ thuật” ấy vào đạo đức, phong thái kinh doanh của các cộng sự và giáo dục nhân viên.
Thi ca và Mạc Trà
Tại khuôn viên Công ty Cá Sấu VN cũng là nơi Công ty Cổ phần Mạc Trà VN đặt trụ sở, có trên 100 cây sưa do ông chủ mua giống về trồng từ lúc nhỏ. Khu Trung tâm dành tôn vinh thi ca, Thạch Thi Viên hội tụ 108 hòn đá lấy từ khắp VN, khắc những câu thơ tuyệt tác của nhiều tác giả từ cổ chí kim của nền thơ Việt. Thi nhân từ dựng bằng phiến đá đen khổng lồ ngợi ca sự bất tử của các thi sĩ khi họ cống hiến những bài thơ truyền đời qua nhiều thế hệ tâm hồn. Bao tao nhân mặc khách, giáo sư, chính khách trong và ngoài nước về VN, xuống HP là tìm đến Thạch thi viên, thưởng thức kép nghệ thuật ẩm thực và nghệ thuật thi ca - hội hoạ, khiến chốn này thành điểm đến, nơi hội tụ của nhiều nhân vật lẫy lừng. Họ cũng là khách hàng thân thiết ưa sử dụng các sản phẩm da cá sấu. Bằng tinh thần cầu thị, cầu tiến chân thành, Cao Văn Tuấn đ• được nhiều bậc trí thức, nghệ sĩ kết bạn. Mối thâm giao với nhà sử học Dương Trung Quốc truyền thêm “lửa” cho niềm say mê tìm hiểu lịch sử qua văn hoá để biến thành tôn chỉ sống, lao động của Tuấn. Sự tín nhiệm của bè bạn cả nước khiến Cao Văn Tuấn không ngừng quyết tâm, tìm thêm con đường mới, dù đầy rẫy thách thức và sự liều lĩnh luôn đối diện với “được - mất”. Thương trường khắc nghiệt không chỉ là tầm khuynh loát của “chí làm trai”, mà là tích luỹ của tiến trình yêu chuộng lịch sử qua văn minh vật chất và nghệ thuật tổng hợp. Anh bền bỉ, âm thầm theo đuổi, tìm kiếm những gì đ• mất, Mạc Trà là một đỉnh cao mà anh phải lần lại dấu vết thời gian, mở tiếp con đường Trà.
 Con đường ấy, GS, AHLĐ Vũ Khiêu đ• thấy từ hành trình cá sấu Việt Nam mà sản phẩm và thương hiệu đ• cùng người sáng lập đến các nước: Pháp, úc, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Indonesia, Singapore, Thái Lan, Lào, Cămpuchia. Tại Công ty và nhà riêng trên đường Văn Cao, Cao Văn Tuấn lưu giữ được bút tích của nhiều tài danh viết tặng anh. Đặc biệt, có câu đối của GS Vũ Khiêu tặng anh đầy tin cậy: “Tổ quốc canh tân đánh thức tiềm năng thiên cổ dạy / Toàn cầu hội nhập  vươn cao trí tuệ vượt trùng xa” (12/7/2011).
 ít ai biết, mỗi lần công qua các tỉnh thành khắp VN hay “vượt trùng xa” xuất ngoại, nhiều năm qua Tuấn đ• dày công tìm hiểu, nghiên cứu về trà cho đến 2010 khi đ• đủ sự am tường về các loại trà và cách thưởng trà, anh chọn phục hưng Mạc Trà, khơi dậy những trầm tích bằng khao khát văn hoá, lịch sử qua loại hình ẩm thực ngàn năm.
ảnh: Toàn cảnh khu di tích Vương triều Mạc tại Dương Kinh, Hải Phòng.
 Các loại chữ trên bao bì Mạc Trà đều theo kiểu chữ Thảo

Kỳ 2: về ông tổ uy lẫm của họ mạc và mạc trà
Vi thuỳ linh
 Tại khu di tích Dương Kinh (Hải Dương) hiện trưng bày thanh long đao của Mạc Thái Tổ. Theo lịch sử, cây đao này nặng 32kg khi còn chủ. Tương truyền, mỗi lần trước khi múa đao, Mạc Đăng Dung lại uống trà.
Nâng thanh long đao vắng chủ hơn 400 năm, giờ đ• han gỉ, chỉ còn 25,6kg, “Vua cá sấu” Cao Văn Tuấn như thấy “hiện về”  điệp trùng xao động núi rừng, những đường mòn đèo cao hiểm trở, biển xa biên ải, những thế kỷ xếp chồng sự kiện, dồn về Trà Mạc như Đạo trấn an, tĩnh tâm, thư thái của dân tộc khát hoà bình.
 Trà trồng ở vùng núi phía Bắc Cao Bằng, Tuyên Quang, Thái Nguyên, được đưa về sao, ướp và pha theo công thức riêng mà Mạc Đăng Dung đúc rút sau nhiều năm chinh chiến ở các tỉnh sơn cước.
 Từ nơi phát tích Vương Triều Mạc, Cao Văn Tuấn đ• tìm hiểu về Mạc Đăng Dung để thấu thần khí, cốt cách ông gửi trong bí quyết Mạc Trà. Làng Đông Cao, huyện Bình Hà, tức Lũng Động, huyện Chí Linh, Hải Dương ngày nay là nguyên quán của Mạc Đĩnh Chi, cụ tổ 7 đời của Mạc Đăng Dung.  Đăng Dung sinh ra tại làng Cổ Trai kế bên làng tổ. Dân gian còn lưu lại câu ca “Cổ Trai sinh đế vương/ Trà Phương sinh công chúa”. Khác với cụ tổ Mạc Đĩnh Chi, đỗ Trạng nguyên khoa Giáp Thìn 1304 thời vua Trần Anh Tông; Mạc Đăng Dung có nhiều tương đồng với anh tài Đinh Bộ Lĩnh, Yết Kiêu, D• Tượng,  học không cao nhưng thể chất phi thường, chí khí hơn người. Mạc Đăng Dung sinh ngày 23/11/1483, chàng trai tuổi Quý M•o có sức mạnh của hổ, anh không được học nhiều, nhà nghèo làm nghề đánh cá. Thời vua Uy Mục tuyển dũng sĩ, Đăng Dung dự thi môn vật, thắng và được sung vào đội túc vệ. Một lính cầm ô lọng chạy theo xe vua đ• vươn lên thành Đô chỉ huy sứ vệ Thiên Vũ, tới năm 28 tuổi (1511) được phong tước Vũ Xuyên Bá và 5 năm sau là trấn thủ Sơn Nam, Phó tướng Tả đô đốc. Binh nghiệp của Mạc Đăng Dung khá hiển hách. Ông đi dẹp giặc Trần Thăng ở Bắc Giang rồi tiến quân lên Thái Nguyên, Lạng Sơn. Tư tưởng đế vương, Đặng Dung dám mạo chiếu vua Cung Đế, phế bỏ vắng mặt vua Lê Chiêu Tông (1523), tự phong mình là Bình Chương quân quốc trọng sự, Thái phó Nhân quốc công, làm đô tướng dẫn thuỷ quân, bộ binh vào Thanh Hoá. Lệnh giết vua Lê Chiêu Tông năm 1526, Mạc Đăng Dung tự thăng lên tước Thái Sư An, Hưng Vương ngay năm sau. Tiếp đó, ông tuyên chiếu xưng hoàng đế, lấy niên hiệu Minh Đức thứ nhất.
 Mạc Đăng Dung lấn biển bằng Dương Kinh, làm thành nhà Mạc ở Tuyên Quang, Lạng Sơn, Cao Bằng. Ban lệnh đại xá khi lên ngôi, ông tỏ ra là người dũng lược, biết điều nhân nghĩa, không tàn sát quần thần tôn thất triều đại nhà Lê, điều này khiến Lê Quý Đôn phải ghi nhận: “Mạc Đăng Dung đ• quy phục được lòng người”. Chiêu mộ hiền tài, trong đó có Nguyễn Dữ, tác giả thiên cổ kỳ bút Truyền kỳ mạn lục, Mạc Đăng Dung ưu ái đặt cho ông hiệu “Mạc Trí Hiền”.
 Loại trà vương giả mà Mạc Đăng Dung ưa dùng, xuất xứ từ các miền trà ông đ• qua khi chiến chinh, dựng nghiệp. Bí quyết tinh chế, cầu kỳ, bổ ích thấm sâu của trà, nâng lên hàng ngự thiện bằng danh Mạc Trà, đ• góp phần cho Mạc Đăng Dung có sự dũng mạnh bất ngờ cả khi luống tuổi. Múa long đao 32kg vun vút mà truyền ra cách trồng hái “Mạc đao kỳ trà”, quả là hiếm trong thiên hạ. Búp trà bật xanh lá nhỏ như hình cây đao, hái làm thức uống cho vua, hẳn qua bao công phu. Gần 5 thế kỷ sau, “Vua cá sấu” Cao Văn Tuấn đ• tìm được bí quyết ấy trong nỗ lực tôn vinh văn hoá Việt, bản sắc Việt, con người Việt, để có nghệ thuật Mạc Trà. Cộng sự - cổ đông của Công ty Cổ phần Mạc Trà Việt Nam là tiến sĩ kinh tế Hoàng Văn Kể (nguyên phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng), hiện là Chủ tịch Hội KHCN Hải Phòng) ông là hậu duệ họ Mạc, do hoàn cảnh binh biến mà chi họ ông phải đổi sang họ Hoàng. Ông gửi gắm tâm huyết cho con trai Lương Anh (SN 1980) thay mình cùng chú Tuấn gánh vác Mạc Trà. Cao Văn Tuấn luôn trân trọng tình bạn, tình yêu trên tinh thần cộng cảm, chia sẻ, thăng hoa văn hoá, nghệ thuật. Điều đó khiến anh được giới nghệ sĩ, trí thức biết đến nhiều nhất trong số các thương gia đất Cảng và số lượng bạn trong lĩnh vực văn hoá của anh nhiều hơn bạn kinh doanh. Anh tâm đắc câu nói của Hoàng đế Minh Trị : “Đất nước Nhật Bản đón văn minh thế giới, nhưng giữ văn hoá người Nhật”. Không quên tiền nhân, đau đớn, xót xa trước những tổn thất văn hoá, Tuấn đ• dồn tất cả trí lực, tâm hồn và chiến lực phát triển vào Mạc Trà .
Vị cố vấn quan trọng của Mạc Trà chính là nhà sử học Dương Trung Quốc và GS Vũ Khiêu. Họ đ• về HP nhiều lần và uống trà này từ lúc đang nghiên cứu góp ý cho tới lúc ưng, thành phẩm đạt chuẩn vương trà để đưa ra thị trường. Đ• có bằng “Giáo viên đ• hoàn thành khoá đào tạo phương pháp giảng dạy Elasning dành cho giáo viên khởi nghiệp” do GSTS Hà Tôn Vinh (Hoa Kỳ) về HP giảng dạy (TƯ Đoàn tổ chức cùng Cổng tri thức Thánh Gióng), Cao Văn Tuấn không chỉ giỏi chỉ đạo, cách thức cho từng khâu sản xuất mà còn khơi gợi nơi mỗi nhân viên niềm say mê, sự trân trọng với Mạc Trà. Anh cho sản xuất gói nhỏ 8g đủ pha 1 ấm trà, tới những hộp trà sang trọng đều được đóng góp đẹp, sự thanh tao, quý phái của Mạc Trà được hướng dẫn chi tiết từ cách pha trên bao bì sản phẩm.
Cao Văn Tuấn tin rằng Mạc Trà đủ tầm vươn ra quốc tế. Nguyễn Dữ có câu lưu dấu “Cao Tuyên thảo địa linh/ Mạc Trà cung đình ẩm”. Câu này được in trên các bao bì, hộp gói Mạc Trà.
ảnh: Thanh long đao của Mạc Đăng Dung tại khu di tích Dương Kinh.
Logo Mạc Trà.