Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

CHỮ “HỒNG NHAN” TRONG TRUYÊN KIỀU?:

Nguyễn Chính Viễn
Chủ nhật ngày 14 tháng 8 năm 2011 8:51 PM
 
Trong Truyện Kiều có 3254 câu. Cụ Nguyễn Du đã sử dụng tới 12 lần chữ “hông nhan” để nói về cuộc đời người phụ nữ nói chung và cuộc đời Kiều nói riêng. Mỗi chữ “hồng nhan” đều găn với một duyên phận một tâm trạng một tâm sự riêng có của người đàn bà . Để hiểu rõ hơn của từng chữ “hồng nhan” ta cần lượt đến với từng chữ “hồng nhan” ở từng góc độ từng tâm trạng, từng tâm sự khác nhau :

1 –  Ngày xuân “lễ là tảo mộ , hội là đạp thanh…” trong cái náo nức, cái vui vẻ của mùa xuân, 3 chi em Nàng Kiều rủ nhau đi ru xuân, Kiều nhìn thấy mộ Đạm Tiên quạnh hiu cô liêu, không có ai hương khói Kiều đã chạnh lòng nghĩ đến thân phận mình, thân phận người phụ nữ chỉ như những bông hoa rực rỡ trong ánh chiều tà :
“Kiếp hồng nhan có mỏng manh
“Nửa chừng xuân thoắt gẫy cành thiên hương

2- Cuộc đời người phụ nữ là vậy, sinh ra lớn lên, bao điều mong muốn ước mơ đẹp đã đến với lứa tuổi thiếu nữ, nhưng họ có biết đâu cái điều “bạc mệnh” đã  đến rình rập cám dỗ họ, để rồi khi mắc phải điều không hay chỉ biết tự an ủi  mình bằng cách an phận :
“Rằng : Hồng nhan tự ngàn xưa
“Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu?

3- Những đứa con  sinh ra lớn lên cái điều cảm nhận đầu tiên là : “ Công Cha như núi Thái Sơn- Công Mẹ như nước trong nguồn chảy ra”. Mong sao  lớn khôn để đền ơn công sinh thành. Nhưng trên đường đời đã gặp bao điều bất bình không có lối thoát, nhưng cũng chỉ biết than thân trách phận, trong nỗi niềm day rứt khôn nguôi  :
“Vẻ chi một mảnh hồng nhan
“Tóc tơ chưa chút đền ơn sinh thành

4- Khi người con gái lớn lên, nhận ra số kiếp của người đàn bà là lận đận, đã dám lên tiếng “ kiếp người là gì, tại sao lại như thế ?”. Cũng muốn vùng lên để vứt đi cái hồng nhan bạc mệnh…Nhưng vứt đi đâu? Một sự bế tắc là thờ dài chấp nhận để cho nhẹ đi nỗi niềm của số kiếp, hy vọng vào số kiếp có sự đổi thay chăng?
“Tẻ vui cũng một kiếp người
“Hồng nhan phải giống ở đời mãi ru ?

5- Sự phũ  phàng, sự cay nghiệt, sự  bất công luôn đeo bám người phụ nữ, người phụ nữ phải gánh chịu tất cả những buồn phiền, những  rủi ro, những lo toan... cũng chỉ vì hai chữ “hồng nhan” :
“Đã cho lấy chữ hồng nhan
“Làm cho cho hại cho tàn mới cân

6- Người phụ nữ luôn muốn vượt qua số mệnh bạc bẽo của mình, hay chí ít ra cũng không phải chịu đựng sự dằn vặt, sự bất công quá nặng nề như vậy , nhưng nào có được :
“Phận sao bạc chẳng vừa thôi
“Khăng khăng buộc mãi lấy người hồng nhan.

7- Tâm trạng người phụ nữ là cũng muốn vùng lên, muốn đấu tranh, để phá đi,  muốn vứt đi cái định kiến cái xiềng xích “hồng nhan” cay nghiệt để vươn lên làm người phụ nữ hoàn thiện hoàn mỹ, nhưng nào có được, chỉ biết tự an ủi mình bằng sự chấp nhận :
“Hồng nhan bạc mệnh một người nào vay
“Nghin xưa âu cũng thế nay...

8- Tưởng rằng sẽ có thời cơ để trả thù cho sự cay nghiệt để đòi lại sự công bằng minh bạch, bằng hành động cưc đoan của mình,  nhưng tấm lòng người phụ nữ thời nào cũng vậy đa cảm, đa sầu, vị tha, thương người nên đã sẵn sàng bỏ qua sự thù hận mà tự bảo mình:
“Dễ dàng là thói hồng nhan
“Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều...

9- Đã mang hai chữ “hồng nhan” thì phải bạc mệnh, phải chịu nhiều cay cực, rủi ro! Là phận gái, là liếu yếu đào tơ  cũng cần có sự thương hại? sự thông cảm xót xa ?...nhưng xem ra cũng chỉ là những cơn gió “nhỏ nhoi” thoảng qua không tồn tai được lâu :
“ Rằng : Nàng chút phận hồng nhan
“ Gặp cơn binh cách nhiều nàn cũng thương

10- Cái kiếp hồng nhan là bể khổ, là bị vùi dập...nhất là lại buộc thêm vào mình cái sự đa tình thì sự oan trái càng nặng nề, cơ cưc hơn :
“ Vô duyên là phận hồng nhan đã đành
“ Lại mang lấy một chữ tình...

11- Xã hội xưa, nhắc dến hai chữ “hồng nhan” là “hồng nhan bạc mệnh” nên phải chịu cái cảnh “ba chìm, bẩy nổi, chín lênh đênh”, có lẽ lối thoát duy nhất là phải chịu cảnh “buồn”, cảnh “thảm” như Đạm Tiên đã phải chịu khi xưa :
“ Nàng đã gieo ngọc trầm châu
“ Sông Tiền Đường đó, là mồ Hồng Nhan...

12- Nhưng không! Hồng nhan của Kiều là hồng nhan riêng có của một người con gái có tài, có sắc, có hiếu... đều rồi rào  cả 3, nên cuối cùng đã được bù đắp, tuy vẫn trong tâm trạng thảng thốt, ngỡ ngàng...Kiều muốn được bù đắp một cách đầy đủ hơn, hưởng thụ một cách công bằng hơn chư không phải trong sự dè dặt khiêm nhường. Cụ Nguyễn Du hình như cũng muốn cảnh báo với mọi người cần có sự  công bằng thay đổi định kiến với hai chữ “hồng nhan” :
“ Còn chi là cái hồng nhan
“Đã xong thân thế còn toan nỗi nào...
Cuối cùng chỉ biết “tâm phục, khẩu phục” cái tài của cụ Nguyễn Du, đúng là “một lời mười ý”!

Nguyễn Chính Viễn