Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

ĐI TÌM NGƯỜI ANH NUÔI

Truyện ký Nguyễn Tùng Bách
Thứ sáu ngày 22 tháng 7 năm 2011 9:40 PM
 
   Máy bay vừa hạ cánh xuống sân bay Đà nẵng , Diệu vội vàng thu xếp hành lý ra cửa thật nhanh, thời gian của công việc lần này đi đã được Diệu xếp sắp như một công thức toán học trong đầu,mọi việc cứ phải tuân theo những dữ kiện y chang mới được.  Diệu hít thở sâu không khí mát dịu buổi sáng nhờ gió biển thổi lên,nắng đã bắt đầu vắt bóng trên những tòa nhà cao tầng trước mặt,lần đầu tiên đến sân bay này,hoành tráng hơn Diệu tưởng, khí hậu Đà Nẵng mùa này dễ chịu chứ không nóng nắng như Sài gòn. Từ xa Diệu đã phát hiện ra mục tiêu của mình, cái anh chàng Nguyện to cao đẹp trai có nước da ngăm đen, người bạn thân cùng thời hiện đang sống  ở Đà nẵng hẹn ra sân bay đón. .
-  Xem nào, có gì khác không nào?
 Cả hai ôm choàng lấy nhau thân thiện
-  Thời gian chắc chẳng có ý nghĩa gì với Diệu nhỉ ? Mấy năm chưa gặp mà bạn cứ như đi ngược lại thời gian ấy, vẫn xinh xắn, tươi tắn như ngày nào…
Diệu nghĩ là vài câu anh bạn đang xã giao, đáp lại bằng nụ cười hóm.
Câu chuyện thăm hỏi như cuốn đi thời gian, biết bao chuyện để nói vì đã lâu, có đến bốn, năm năm chưa gặp mặt, chỉ điện thoại.  Xịch, chiếc xe Toyota Camry màu đen dừng lại trước cổng Công ty Thông tin Đường sắt Đà nẵng ở đường Hải Phòng, cả hai xuống xe tay bắt mặt mừng khi gặp lại ở đây thật nhiều người bạn thân quen, nghe Diệu từ Sài Gòn ra thế là mọi người ở các phòng Tài Chính – kế hoạch..lần lượt chạy đến, câu chuyện thăm hỏi nhau pha lẫn những giai thoại khôi hài nổ như pháo mỗi khi gặp nhau bởi Công ty này cũng là Công ty cùng ngành với Công ty của Diệu,nên thường xuyên liên hệ công việc và trao đổi nghiệp vụ chuyên môn với nhau. Họ coi nhau như những người thân.
Cơ ngơi của Công ty thay đổi nhanh quá,cứ như một bà già lột xác hiện ra là một thiếu nữ xanh non, Diệu phải nhíu mày cố hình dung ra cái “ bà già” ngày xưa ,năm ấy ra Đà Nẵng dự lễ đón Huân Chương Lao động Hạng nhất,đoàn Công ty của Diệu ra chúc mừng Công ty bạn bốn người, hồi ấy hội trường Công ty còn ở cái nhà trệt ngay cổng vào, gần 200 đại biểu ngồi  chật ních vẫn không đủ chỗ, mồ hôi ai nấy túa ra như tắm....trang bị văn phòng làm việc rất khiêm tốn,chật trội ngay cả phòng Giám Đốc cũng rất giản đơn.  Vậy mà hôm nay không gian ấy đã đi vào dĩ vãng, thay vào đó là một tòa nhà, vừa là lầu Thông Tin điều khiển hệ thống chạy tàu Thống Nhất lớn tầm cỡ của Ngành thật bề thế, hội trường ở trên tầng 2 tòa nhà với trang thiết bị hiện đại, Giám đốc công ty Bùi Minh Chương và Nguyện đưa Diệu đi thăm quan cơ ngơi Công ty,vừa đi họ vừa kể về những gì đã trải qua… rồi đây,hai sân Tennis kế nhau vừa kinh doanh, vừa để anh chị em Công ty tập luyện giữ sức khỏe do Công đoàn tự quản…nữa,xưởng may kế hoạch C vừa cung cấp bảo hộ lao động phục vụ sản xuất chính,vừa gia công bên ngoài và các hoạt động kinh doanh dịch vụ bổ trợ cho sản xuất chính, thu nhập bình quân của công nhân viên công ty đã tăng lên đáng kể, đời sống cải thiện, mọi người gắn bó hơn với công việc của mình, cái sự gắn bó ấy được thể hiện trên gương mặt mọi người mà đại diện là những người Diệu được tiếp xúc hôm nay, tất cả những gì được chứng kiến Diệu không thể không thán phục sự bứt phá của Giám đôc Chương, một kỹ sư Thông Tin vốn là người tâm huyết với Ngành,đã từng vật lộn trên mảnh đất miền Trung đầy khắc nghiệt này ngay từ sau ngày miền Nam giải phóng,cộng thêm bản tính quyết đoán nhưng không thiếu tình cảm trong giải quyêt công việc của anh, tất nhiên có sự tham mưu và đồng lòng của cả hệ thống . ..
Tuy Diệu chỉ là một trong những cán bộ chủ chốt của một Công ty bạn, lại đang đi giải quyết việc riêng của gia đình, nhưng đã được anh chị em ở  đây  đón tiếp nồng hậu như một cán bộ thượng cấp đến kiểm tra,đánh giá khảo sát dự án vậy, ..nào cho mượn xe ô tô, ra sân bay đón rồi đưa đến Phòng chính sách Quân khu V để Diệu liên hệ giúp đỡ việc đi tìm mộ người anh, lo chu đáo cho Diệu ngay từ khi đặt chân lên đất này,cảm giác lạ lẫm biến mất, thật xúc động,họ rất tình cảm,rất ân tình, Diệu linh cảm thấy như là khởi đầu của sự may mắn trong hành trình quan trọng này của mình,đó là việc đi tìm mộ liệt sĩ Nguyễn Đức Nhuận, người anh trai của Diệu. Anh Nhuận hy sinh từ năm Mâu Thân( 1968) tại chiến trường thuộc Quân khu V, 36 năm sau vẫn chưa tìm được mộ anh, gia đình Diệu đã lần tìm biết bao nhiêu lần mỗi khi có thông tin gì đó liên quan nhưng đều vô hiệu, Cha của Diệu đến khi ốm nặng vẫn còn nhắc đến việc chưa tìm được mộ để đưa anh Nhuận về. Mấy năm bặt tin anh,đến năm 1972 Bộ quốc phòng làm lễ báo tử, gia đình được nhận lại chiếc ba lô,cuốn nhật ký và vài kỷ niệm của anh, Diệu mới tin là anh đã mất, nước mắt ràn rụa,lòng thắt lại vì một thực tế đau buồn ấy,anh Nhuận mất thật rồi ! anh Nhuận ơi, sao anh lại ra đi quá sớm vậy? anh đang ở đâu? hãy báo cho em,em sẽ đi tìm anh,nhất định. Lời hứa như chém đá ấy đeo đẳng Diệu mãi mấy chục năm sau…
   Từ hồi Diệu học cấp 1,Cha đã đưa anh Nhuận ra nhà Diệu ở hẳn và đi học trường Chu Văn An cùng với người anh cả của Diệu, còn bé nên chỉ thấy có thêm một người anh trai trong nhà, cảm giác được che chở nhiều hơn, đông vui hơn thế là thích, nhất là anh Nhuận rất ra dáng anh cả,vì anh lớn tuổi nhất, (sinh năm Giáp Thân), lúc đó trong nhà tính từ Diệu trở lên có bốn anh em, hai trai, hai gái, mấy nhỏ em của Diệu còn bé quá chưa giúp được gì,việc nhà hàng ngày bốn đứa được cha mẹ phân công chia làm hai ca, hai đứa học buổi sáng làm công việc nhà buổi chiều, và ngược lại. Diệu và anh Nhuận cùng học buổi sáng nên cùng một ca, việc nhà bao gồm gánh nước, hồi đó ở Hà Nội dùng nước ở máy công cộng đặt ở ngoài đường phố, phải đi xếp hàng lấy nước gánh về nhà chứa vào mấy cái thùng phi to để dùng hàng ngày,nhà đông người lắm, công việc này cũng chiếm khá nhiều thời gian và khá nặng so với Diệu,anh Nhuận gánh vác hết,Diệu chỉ làm những việc nhẹ nhàng như nhặt rau, phụ giúp nấu ăn ,còn bao nhiêu anh làm hết, 16,17đang tuổi lớn anh khỏe mạnh, cao lớn,cái răng khểnh tôn thêm vẻ tươi tắn lúc nào cũng như cười trên khuôn mặt bảnh trai, nước lấy từ máy công cộng về nhà anh đâu có gánh trên vai bằng đòn gánh và móc xích như mọi người,mà hai tay hai thùng tôn 25 lít, nắm vào cây gỗ ngang miệng thùng mà xách và chạy băng băng,trước sự ngưỡng mộ của các cô gái ngõ phố,anh còn truy bài,giảng bài cho chị Trinh và Diệu mỗi tối,rất nghiêm khắc với các em….đầy ắp những kỷ niệm vui buồn tuổi thơ giữa anh chị em Diệu trong căn nhà nhỏ hẹp ấy, căn nhà ở Phố Hàng Bột mà cha mẹ sau ngày giải phóng Thủ Đô trở về đã bị mất hết cả dãy nhà của ông bà Nội để lại, chỉ lấy lại được một căn nhà số 5 và một căn bên số 1,nhỏ lắm so với nhu cầu sống nhưng cũng phải thu xếp cho gọn để đủ sinh hoạt cho 8 người thảy, nhưng có khi như vậy lại thấy vui, lúc nào cả nhà cũng bên cạnh, quây quần lấy nhau, rồi cũng nảy sinh nhiều chiến sự trẻ con, cha mẹ luôn phải phân xử. Ôi !  những kỷ niệm tuổi thơ ấy khắc trong trái tim Diệu không thể nào quên, như những thước phim quay chậm được cất hờ trong ngăn nào đó của con tim, hễ động đến một noron thần kinh ký ức là những hình ảnh ngày ấy lại tự động quay, tự động hiện ra,rõ nét, Sau này lớn rồi phải xa nhau,mỗi khi có dịp tụ lại cứ như mấy đứa trẻ,như sống lại thời ấy,cười ra nước mắt..
   Chuyện buồn xảy ra trong gia đình anh Nhuận từ ngày Diệu mới hai,ba tuổi, sau này lớn lên một chút thắc mắc muốn hỏi nhưng chẳng ai chịu nói, chẳng ai chịu giải thích, im bặt như đá,như thể sợ rằng vết thương chưa lành đụng vào sẽ rớm máu nên ai nấy câm nín chịu đựng, thôi thì chuyện đã rồi,làm sao khác được nữa? Diệu chỉ loáng thoáng biết về cha của anh Nhuận là người có chức sắc trong làng nên gọi là ông Hương,sau cuộc kháng chiến chống Pháp,hòa bình lập lại cũng là lúc cuộc đấu tố địa chủ xảy ra ở nông thôn miền Bắc rất dữ dội, gia đình anh Nhuận có lò kẹo ở Thị trấn Phùng, giỏi làm ăn nên kinh tế khá giả hơn người, bị quy là địa chủ,bị đưa ra đấu tố,biết mình chẳng làm gì nên tội, sự giàu có cũng chẳng đáng gì,uất hận vì cảm thấy bị xúc phạm,ông đã tự vẫn. Anh Nhuận mất cha từ ngày ấy lúc mới lên mười, đau đớn thay với đứa trẻ đã phải chịu tang. Nhưng hận hơn nữa là tiếp sau đó cuộc Cải cách ruộng đất đã được Nhà Nước sửa sai,trường hợp nhà anh Nhuận đã được xem xét lại, đã bị quy sai địa chủ,xét lại chỉ xếp ở thành phần trung nông, nhưng người cha đã không còn đủ sức chờ đợi được minh oan, ông đã ra đi.Trời ơi ! chỉ còn  biết ngửa mặt kêu trời có thấu? Lí lịch anh mang theo mối hận đó biết bao giờ rửa được? Đành là bỏ quê hương mà đi may ra còn có đường? Diệu hiểu rằng có lẽ vì vậy mà anh Nhuận có mặt ở nhà mình,khi anh học hết cấp II ở quê nhà, tuy chưa thể biết điều gì sẽ xảy ra sau đó nhưng anh là người có ý chí, học hành chăm chỉ , ngoan ngoãn tu thân,và luôn phấn đấu để cố gắng xóa đi cái vết đen trong lý lịch dự báo có thể kìm hãm cả cuộc đời mình….Tốt nghiệp cấp 3 phổ thông, anh đã tình nguyện xung phong đi bộ đội,gia đình chỉ có một con trai,nhưng không ai ngăn được ý chí ấy.

    Như đã liên hệ qua điện thoại trước khi đi,Diêu đến Quân Khu V,người cán bộ phòng chính sách nhã nhặn, nhiệt tình chuyện trò với Diệu, bố trí cho mượn một xe U-oát đời mới,bởi đường đi sẽ rất hiểm trở, phải là xe nhà binh mới có thể leo dốc và đi vào những đoạn đường xấu được do cầu xe U-oát cao hơn các xe du lịch,anh cho biết số điện thoại của người lái xe tên Phương là người sẽ đưa Diệu và gia đình đi trong suốt hành trình để Diệu liên hệ,dù đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, nhưng anh Thắng vẫn muốn biết  thêm :
- Tại sao chị lại nghĩ đến việc đi tìm mộ anh Nhuận sau nhiều lần gia đình
đã đi tìm không được?
-  Đúng vậy, gia đình tôi đã từng nhiều lần vào Khu V tìm anh tôi,đã đến nhiều nghĩa trang liệt sĩ có thể đến được như ở huyện Trà Mi,Quế Sơn …nhưng đều vô vọng, gần đây trong giấc mơ tôi gặp anh, tôi liên tưởng lời hứa sẽ đi tìm anh từ năm 1972 trong lễ báo tử. Linh cảm mách bảo hình như anh nhắc tôi về lời hứa ấy. Chưa lần nào quyết tâm đi tìm anh mạnh như lần này.
 
-  Các thông tin chị có ?
-  Vẫn như cũ, ngoài tờ giấy báo tử ghi : Đ/c Nguyễn đức Nhuận, tham mưu trưởng Tiểu Đoàn…hy sinh trong một trận pháo kích của địch tại chiến trường phía Tây tỉnh Quảng Nam….gia đình tôi có thêm thông tin từ những người đồng đội còn sống trở về mà cũng chỉ là thông tin truyền miệng qua nhiều người, là anh và hai người chiến sĩ cùng hy sinh khi đi kiểm tra trận địa,cả ba người được đồng đội chôn cất liền nhau tại dốc Lung,thuộc Huyện Tiên Phước,chỉ thế thôi.
-  Và  khác những lần trước, lần này, tôi có mời một thầy ngoại cảm, ông có kinh nghiệm trong việc tìm mộ liệt sĩ, hy vọng ông giúp được, và vì vậy quyết tâm tìm anh tôi được nhân lên.
Anh rót thêm tách nước trà,cả hai cùng mời nhau,nhìn Diệu đầy cảm thông
- Vâng, chúc chị và gia đình may mắn tìm được người thân,cũng là đồng đội của chúng tôi.
-  Thay mặt gia đình,cảm ơn anh Thắng, các anh giúp chúng tôi thế này là quý
 hóa lắm rồi.
 
    Cùng với Hương, vợ giám đốc Chương, Diệu vào chợ mua sắm một số lương thực hậu cần cho hành trình sáu người,Chị Oanh chị ruột của anh Nhuận cùng con trai chị và một người cháu, con người chị cả từ Hà Nội sẽ đi tàu vào Đà Nẵng, Ông thầy Thích Phước Ấn đi tầu hỏa từ Sài gòn ra cũng chiều hôm ấy, mọi người sẽ gặp nhau nhập đoàn tại Đà Nẵng, thời gian dự kiến chỉ có hai ngày vì nếu nhiều hơn Diệu không thể vắng mặt vào cùng thời điểm này, lịch công tác đã được xếp kín, tháng này nào là Kiểm Toán Báo cáo tài chính năm, nào Kiểm tra Thuế, nào Hội thảo đánh giá Chất lượng ISO 9001/2000…. dầy đặc, chỉ có thể chen vào ít ngày trống để giải quyết việc riêng, không làm được như lời hứa Diệu cứ thấy canh cánh món nợ với những người đã quá vãng. Gạo, mắm, rau bắp cải, giò chả, đồ hộp, mì gói, café hòa tan,rồi đồ cúng,vàng mã, giấy tiền..….rồi vải thiều, lúc đó đang mùa vải, những chùm vải đỏ ối trông thật bắt mắt, từ ngoài Bắc chuyển vào vẫn còn tươi nguyên ở chợ Đà Nẵng, Diệu mua hàng chục ký để làm quà cho những người chưa quen,sẽ gặp trên chặng đường sắp tới, tất cả được tâp kết tại phòng nghỉ tạm tại nhà Ga Đà Nẵng.
    Tiếng cô phát thanh viên nhà ga,một chất giọng, một cách diễn đạt bất cứ ở ga nào trên tuyến đường sắt cũng y như nhau khi thông báo tàu đến,tàu đi, giọng cô đang vang lên trong loa phóng thanh :” Chuyến tàu S1 từ Hà Nội đang vào Ga Đà Nẵng”…. khách nhốn nháo người ra ga, kẻ vào ga, người buôn bán đủ loại mặt hàng gọi là đặc sản vùng miền, đường phổi, đường phèn, kẹo gương, mè xửng. . .người bán rao ra rả, giọng miền Trung nghe cứ như chim hót, bỏ dấu không chuẩn, đôi câu Diệu chẳng hiểu họ nói gì, bán gì? Chỉ biết là họ đang chen vào gần toa tàu để mời mọc khách đi tàu mua những thứ họ bán về làm quà, ai đi xa về chẳng muốn có tí quà cho người thân bè bạn, có vậy mấy người bán rong nghèo ở ga mới có đường sống chứ? thế mới là xã hội, thôi thì đủ loại, có người chẳng có ước mơ gì lớn lao,chỉ bán được hết số bánh kẹo trên tay cầm đã làm họ sung sướng hạnh phúc lắm rồi, nhìn khung cảnh sinh hoạt của một xã hội nho nhỏ tại nhà ga, dòng suy nghĩ của Diệu đang trượt dài miên man nghĩ đến những số phận, bỗng bóng dáng của những người thân đã gần giáp mặt, Diệu bước nhanh tới.
-  Ôi chị Oanh !  Lâu quá chị em mới được gặp nhau, đi tàu mệt không chị ?
-  Không, chị chẳng thấy mệt gì hết, từ lúc Dì bảo chị chuẩn bị đi Đà Nẵng tìm cậu Nhuận chị vui lắm, thấy khỏe hơn, cứ háo hức chờ ngày lên đường,tuy trước đó vài tháng chị có bị tai biến nhẹ đấy !
-  Vâng em biết, chị khỏe thì em yên tâm lắm, thú thật em lo nhất là chị vì sức chị kém rồi, nhưng không có mặt chị lại không thể được, đó là yêu cầu của ông Thầy, cầu Trời…
-  Còn hai cháu trai Dương và Hải ? (ôm vai hai đứa cháu) , thanh niên chắc ổn thôi nhỉ ? Nhưng mà nhiệm vụ nặng đấy, cứ chuẩn bị tinh thần mà gánh vác,thế nhé !
-  Dạ, chúng cháu được giao nhiệm vụ đi là để gánh vác mà Dì !
-  Vậy tốt rồi, chúng ta sẽ theo kế hoạch Dì đã vạch ra cùng Thầy Ấn.
-  Ô kìa, Tàu S3 từ Sài Gòn cũng ra đến nơi,nhà ga vừa thông báo, ta sẽ đón Thầy luôn.
    Đó,Thầy Ấn đó chị ! người đàn ông gầy cao lênh khênh có đến mét tám, mặc bộ áo thầy tu nâu gụ nên từ xa đã nhận ra, ông vừa trên toa tàu số 6 bước xuống đằng xa, ông người gốc Huyện Điện Bàn – Quảng Nam,nghe đâu Thầy là cháu của Liệt sĩ Nguyễn văn Trỗi, nhưng cách đây hơn hai chục năm thầy đã vào Sài gòn học,hiện đang là Trụ Trì một chùa ở Tỉnh Đồng Nai, thầy đã được nhiều gia đình và tổ chức nhờ giúp tìm mộ thân nhân hy sinh trong chiến tranh,nhờ một người bạn vừa mời Thầy đi tìm ở Quảng Ngãi có kết quả nên Diệu nhờ bạn liên hệ. Thầy hỏi một số thông tin gia đình có, vài hôm sau Thầy điện thoại cho biết trường hợp anh Nhuận nhiều khả năng tìm được vì thầy đã gọi hồn và”gặp” anh rồi, Diệu mừng khôn tả vì nuôi nguyện vọng tìm anh Nhuận mấy chục năm rồi, cánh cửa thế giới tâm linh hình như đang mở ra thuận lợi, may mắn đang đến, Diệu thấy mọi việc cứ dẫn dắt mình, thế là lòng thành tâm, tối tối Diệu ra bàn thờ Thiên thắp hương kêu vong linh Ông bà Cha mẹ và anh Nhuận, xin những người thân hãy chỉ đường đưa lối cho Diệu đến được chỗ anh đang yên nghỉ nhưng vẫn vô danh, để lấy lại tên anh, để đưa anh về quê nhà như nguyện vọng của gia đình anh cũng như gia đình Diệu. Cầm cuốn lịch năm Giáp Thân ( 2004 ), lại nghĩ, nếu anh Nhuận còn năm nay vừa tròn một Hoa Giáp,trở lại đúng năm sinh của anh.Nhưng trong lòng Diệu, anh còn trẻ mãi chứ đâu có phải là ông già 60 tuổi,trẻ như ngày Diệu tiễn anh đi nhập ngũ, Diệu còn nhớ cả ngày, hôm ấy ngày 15 tháng 10 năm 1964, cũng là ngày Liệt sĩ Nguyễn văn Trỗi bị giặc bắn, trường cấp 2 Lý Thường Kiệt nơi Diệu học chiều ấy mít tinh .…cứ miên man dòng nghĩ về những kỷ niệm thời thơ ấu… Diệu sực nhớ việc đang cần làm là chọn ngày nào để xuất hành, ngày phù hợp với công việc của mình, với mọi người,mà là ngày tốt theo linh cảm của mình ? Kiến thức Kinh dịch,Ngũ hành, đã được luyện mấy năm mà ít hành quá, phải được vận dụng ngay vào việc của chính mình, dừng lại trang có ngày 6 tháng 5 năm Giáp Thân, ngày Giáp Tí, ngày Thủy,ngàyTrực khai,nhẩm tính rồi được khoanh lại để xem đến các phù hợp khác nữa…
- Chào Thầy ! Thầy ngồi tầu hỏa 15 giờ liền có mệt không ạ ?
-  Không có gì,có tàu mà đi là quý rồi,nhiều khi tôi còn phải đi bộ ấy chứ.
-  Thầy hài lòng vậy là tôi bớt lo, bây giờ việc quan trọng và đáng lo nhất là hành trình đi tìm đến dốc Lung .
 Mấy địa danh ấy Diệu chưa từng đến, cũng chưa bao giờ nghe,thế mà gần đây Diệu đã thuộc lòng bởi cứ được nhắc đi nhắc lại không biết bao nhiêu lần và đã trở nên thân thiện,khi thì điện thoại liên hệ với chị Oanh, chị ruột của anh Nhuận để biết thêm những chi tiết gia đình có, khi thì liên lạc với Quân Khu V để tìm hiểu thêm những tin tức đã có trong giấy báo tử xem hồ sơ gốc còn thông tin gì khác không? và nhờ  họ trợ giúp cho chuyến đi nhưng dù gì thì chắc chắn nơi đó máu thịt, hồn cốt của người anh nuôi của mình hòa đã vào cỏ vào cây,vào hoa vào lá, vào sông vào núi, vào gió vào mây, 36 năm qua anh vẫn ở đâu đây ….
Lái xe Quân Khu V tên Phương đã tới đúng giờ hẹn, mọi người nhanh nhẹn xếp đồ lên xe, theo kế hoạch phải đi ngay từ chiều đến xẩm tối dừng lại ngủ nhờ một gia đình người quen của Thầy, sớm hôm sau bắt đầu cuộc hành trình quan trọng, nhiều phương án được vạch ra có thể, Diệu bắt đầu thấy hồi hộp chờ đón những diễn biến, mong sao tốt đẹp. Xe chạy thật nhanh, đường tốt nên sau hơn 2 giờ trời xâm xẩm tối đã tới nơi nghỉ lại, đó là một gia đình người quen Thầy đã từng xin ngủ nhờ những lần đi trước.
Chủ nhà là một cán sự làm việc ở huyện Đại Lộc,vợ con ông làm ruộng, ba gian nhà với đồ đạc đơn sơ, sau nhà là cây rơm,giếng nước, nhà tắm đóng bốn cây tre bốn góc bao quanh bằng những tấm nilon cũ… Diệu thấy tái hiện cảnh tượng  40 năm trước,hồi chiến tranh chống Mỹ, Diệu phải đi sơ tán theo cơ quan của bố về Bắc Giang đi học,nhờ những người nông dân dùm bọc, mỗi nhà gửi một gia đình ở nhờ,họ thu hẹp chỗ ở nhường cho người Thành phố về chạy giặc, tránh bom đạn, nhà nào cũng có giếng nước, cây rơm và nhà tắm đơn sơ như vậy. Ôi ! chừng ấy năm rồi mà những người nông dân ở đây vẫn còn sống trong cảnh Diệu nghĩ là chỉ có trong Cổ tích, và nữa, đây đúng là đất cách mạng, những năm kháng chiến luôn phải chịu kham khổ hy sinh, quyết tâm dồn hết sức cho đánh giặc Mỹ, trước cổng nhà nào cũng có một tấm bảng ghi dòng chữ trân trọng bằng chữ in hoa “ KHÔNG CÓ GÌ QUÝ HƠN ĐỘC LẬP TỰ DO “ hoặc “ CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VĨ ĐẠI MUÔN NĂM “….không biết dân tự giác ghi hay có chỉ đạo ? Dù gì thì cũng thấy kính nể tinh thần cách mạng cao cả xuyên suốt ấy , vì vào thời điểm đó ( 2004) giải phóng miền Nam thiếu một năm nữa là tròn ba mươi năm,hơn một thế hệ mới đã lớn lên, được sống trong thời bình, những ngày tháng gian khổ của chiến tranh đã dần vào quá khứ,cho phép con người ta sống yên bình trong hưởng thụ hơn. Nhưng tại mảnh đất này chiến tranh tàn phá,chiến tranh khốc liệt đã hằn sâu trong mỗi gia đình, sự mất mát đau thương dài đằng đẵng ấy vẫn chưa thể quên…
Diệu đã chuẩn bị đầy đủ hậu cần không chỉ cho sáu người trong đoàn gồm bốn trong gia đình, Thầy Ấn và Phương lái xe. Tính hay lo nên lúc nào cũng có tình huống dự phòng, xin phép chủ nhà vào bếp nấu cơm ,canh….Là cô gái Hà Nội gốc nhưng được trui rèn những ngày đi sơ tán sống chung với nhà nông, Diệu đã thích nghi được ngay,biết tát nước bằng gầu sòng,gầu dai,gánh lúa mùa gặt bằng đòn xóc, trở vai đàng hoàng… nên nấu bếp bằng rơm chẳng lạ lẫm gì, vài cời là quen tay ngay. Nhờ chu đáo nên bữa cơm cũng thịnh soạn, đủ món, mời gia đình chủ nhà cùng khách dùng bữa cơm thân mật, tình cảm người dân ở đây chân thật ấm áp, họ chia xẻ nỗi đau đáu tìm người thân với gia đình Diệu đã mấy chục năm sau giải phóng.
    Cả đêm trằn trọc vì lẽ lạ nhà chẳng ai ngủ được hay vì nôn nóng ? mọi người đều dậy từ rất sớm để lên đường,đồng hồ chỉ 5g30 AM…  Đường xá thay đổi nhiều quá, chỉ còn gần trăm cây số, qua vài huyện nữa của Tỉnh là đến Huyện Tiên Phước ,dốc Lung lịch sử trước kia thuộc huyện Tiên phước nhưng sau lần tách nhập các Huyện nghe đâu dốc Lung bây giờ lại thuộc về Huyện Quế Sơn, tuy là người Quảng Nam nhưng thầy Ấn đâu có cập nhật kịp sự thay đổi chia tách này thậm chí hồi còn nhỏ thầy chỉ ở huyện Điện Bàn cách khá xa những huyện này vì đường đi hiểm trở đèo dốc, đường rừng, hồi kháng chiến vùng rừng núi này thuận lợi cho bộ đội ta đóng quân đánh giặc,đường chín Nam Lào, đường Trường Sơn trước kia đi qua những vùng núi của tỉnh Quảng Nam, nay đã có đường Hồ Chí Minh thay thế, nhờ vậy xe hơi có thể đến được, thông tin do thăm hỏi bà con tối qua dẫn chúng tôi yên tâm lên đường, xe chạy qua những dải đường mòn Hồ chi Minh mới làm còn tươi màu đất nâu vàng, đường vắng quá,không có bóng người để hỏi thăm, chúng tôi chỉ cảm nhận theo hướng Tây Nam,quả thật là chiếc xe U-oát đã đóng góp một phần không nhỏ cho hành trình  tình nghĩa này, đường xa, dốc nhiều quá, đây là các huyện thuộc miền núi,phải đi qua nhiều đoạn khó khăn, cua gấp tay áo,đường mới làm nên chưa có bảng chỉ dẫn giao thông,sắp đến một cái dốc lái xe chạy chậm để quan sát, từ trên cao nhìn xuống cái đoạn sắp phải lao xe xuống,vừa dốc cao vừa cua trái khiếp quá,chẳng khác gì những đoạn nguy hiểm trên đèo Hải vân !  Diệu chỉ còn biết nhắm mắt lại phó thác cho Trời, thật sự không dám nhìn,lòng cầu nguyện người anh linh thiêng phù hộ cho cả đoàn đi tìm anh, những ý nghĩ thoáng qua dại dột, nếu có tai họa xảy ra sẽ biết bao phức tạp, mình lại là người khởi xướng việc đi này. Cả xe im lặng ngột ngạt không ai nói với ai trong cái khoảng khắc ấy…  Rồi một hơi thở phào thật dài như đẩy hết, trút hết những tích tắc tưởng đến tai nạn có thể, khi xe đã lao xuống hết dốc an toàn. Người trên xe đáng lo ngại nhất là chị Oanh,chị vừa qua cơn tai biến nhẹ,châm cứu mấy tháng mới phục hồi đi lại được,biết vậy thuốc cảm,dầu xoa…Diệu đều chuẩn bị đủ cả ,ngồi cạnh chị, Diệu luôn nắm bàn tay chị để truyền thêm tự tin cho nhau, vừa để theo rõi sức khỏe mạch đập của chị, mỗi lần đi qua những đoạn đường hiểm nguy, bàn tay hai chị em xiết chặt lấy nhau, im lặng không nói,chắc chị Oanh cũng đang nghĩ như Diệu, các cháu Dương, Hải cũng nghĩ như Diệu, và cả Thầy Ấn hay chính lái xe Phương nữa,mọi người đều hướng về phía trước không được phép lùi,dù chưa biết còn trải qua những vất vả khó khăn thế nào, với niềm tin sẽ tìm được đến dốc Lung, sẽ gặp được anh Nhuận. Phương được đơn vị Phòng hậu cần Quân Khu V giao cho nhiêm vụ đưa gia đình chính sách đi tìm mộ thân nhân, đi tìm đồng đội của mình nên coi như một trách nhiệm nghĩa tình, Phương đã làm tốt với cả lương tâm mình, coi như đang đi tìm chính người thân của anh. Cảm ơn Phương!
  Qua an toàn khúc cua đầy nguy hiểm, nỗi sợ hãi vừa làm mọi người gồng lên như trái bóng căng hơi đang được xì bớt,phá tan không khí căng thẳng Hải cất giọng bài hát “ Năm anh em trên một chiếc xe tăng , như năm bông hoa nở cùng một cội”. …,Dương cũng nối tiếp vài câu “ Như năm ngón tay trên một bàn tay, đã ra trận cả năm người như một “…vui quá,Diệu hòa nối tiếp đoạn điệp khúc với hai cháu …mọi người cười nói bàn tán về giọng hát của Hải hay thế ? sao không đi thi tiếng hát Truyền hình, té ra cậu ấy cũng đã từng đi thi nhưng bị loại ngay từ vòng đầu,Hải kể vài giai thoại đi thi hát cười ra nước mắt …
     Trước mặt chúng tôi lại là một cái ghềnh,lần đầu tiên trong đời tôi biết  ghềnh là thế nào ?ngày xưa đi sơ tán chống Mỹ, về quê cũng chỉ ở vùng trung du nên không có địa hình khủng như thế này, ghềnh khá là sâu,đi vào mùa mưa là thua rồi nhưng may lúc đó mới đầu tháng 5 ta, ngoài Trung chưa có mưa nên ghềnh không có nước, xe chạy xuống để qua phía bên kia được, nhưng ghềnh này khá sâu, cả đoàn ngần ngại chờ quyết định của Phương, hai bên bờ ghềnh là sỏi đá, khi nước rút đá sỏi trơ lại hai bên sườn nên xe chạy xuống dốc gặp sỏi đá rất khó an toàn, có thể trôi xe luôn.  Phương quyết định cho xe chạy chầm chậm xuống qua ghềnh,mọi người xuống xe lội bộ, bờ ghềnh dốc, đi xuống muốn giữ trọng tâm,người phải ngả về sau,bước từng bước ngắn như dò dẫm kẻo đạp vào sỏi dễ trượt dài, lòng Diệu lại nóng ran vì lo lắng nhưng cố ghìm nén, Diệu động viên mọi người chắc chỉ còn chút thôi cố lên.  Phương lái xe lên dốc trước an toàn rồi!  ai nấy mừng rỡ,vì vừa qua khúc đường khá cam go,với người dân địa phương đi quen thì chẳng vấn đề gì,nhưng người Thành phố thì quả hóc búa.  Lên xe, dựa lưng vào nệm xe,ngửa cổ ra sau ,gác đầu lên lưng ghế, duỗi chân khoan khoái, mỗi người đều tự tìm lấy một tư thế cho mình thoải mái trong cái chật hẹp của lòng xe chẳng khác cái hộp….  Chiếc xe U-oát lại len lỏi theo những đường mòn ngoằn ngoèo đủ cho xe chạy, nhà cửa hai bên thưa thớt, nơi đây trước kia là rừng nên người dân chỉ làm những chòi nhỏ để nghỉ tạm khi đi làm nghỉ mệt,  lâu lâu mới gặp người hoặc xe chạy qua, không gian gần trưa giữa mùa khô của miền Trung  trời nắng gay nảy đom đóm mắt,may mà xe U-Oát đời mới có máy lạnh cửa đóng kín,nhiệt độ trong xe chênh lệch nhiều bên ngoài, mọi người trên xe không bị say nắng, đỡ cảm thấy mệt, lại thêm một cái may. Khi tất cả đã yên vị,thoải mái với cách riêng của mỗi người, giờ thì đến Thầy Ấn kể những câu chuyện xung quanh các lần đi tìm mộ liệt sĩ ông đã từng trải ở Quảng Trị, Quảng Ngãi… rồi thầy nói chuyện tu hành, cuộc đời của thầy … lâu nay Diệu chưa hiểu lắm về phái tu hành, giờ được vỡ hoang thì ra giới tu hành cũng giống như đời thường,kể cả về hệ thống quản lý … những gì ngoài đời thường có thì họ cũng có đủ, tiêu cực cũng như tích cực…đúng rồi, hôm rồi báo chả nói đến thầy tu ở Chùa Đà lạt đội tóc giả mặc quần Jin ra ngoài “ phá giới” là gì ? không phải như Diệu hiểu và luôn kính nể những người đã chọn con đường tu hành khắc khổ cho mình, ăn chay là thanh tịnh, là  chay 100% , bởi ngẫm cho cùng giới tu hành cũng là con người,mà đã là con người thì nhu cầu phàm cũng giống nhau, chỉ có điều lý trí trong mỗi con người điều khiển họ theo mục đích sống mà họ hướng tới như thế nào thôi….thú vị đọc khẽ bài thơ “ Vào Chùa “đã thuộc từ lâu,của một Nhà thơ lớn nào đó: “Dẫu không dài đời cũng trăm năm/ Sao chẳng trăm năm nương cửa Phật/ Bể đời khổ sao bể đời vẫn chật/ Nào mấy người vào bể Như lai “, thích bài này…
    Đang chuyển hướng nói về đề tài tu hành sôi nổi ,bỗng im bặt khi nghe thông báo của lái xe Phương,  anh tập trung lái xe và quan sát đường còn mọi người đang thả lỏng tinh thần …
-   Trời ! đâu đã hết nguy hiểm, trước mặt lại có một cái ghềnh nữa, ghềnh này có vẻ lớn hơn ghềnh hồi nãy ,nhìn xa thấy hai bờ của nó xa quá .
Xe chạy đến bờ ghềnh,mọi người lại xuống xe .
- Nước thấp xe có thể qua được,nhưng dốc cao quá !
-  Xe chạy xuống có thể là rất khó an toàn, mọi người bàn bạc…
   Đứng trên ghềnh nhìn xuống một chút hoang mang,tự lục vấn, kế hoạch đi tìm anh Nhuận mà mình vẽ ra có thiếu thực tế, có chủ quan quá không? Biết là khi vào việc chắc chắn sẽ có nhiều phát sinh, nhưng về địa hình hiểm trở thế này đúng là Diệu chưa nghĩ tới,Thầy Ấn là người Quảng Nam cũng chưa nghe ông  nói để mình lường ? đoạn đường vừa qua đã là thử thách lớn với cô gái Hà Thành yểu điệu thục nữ quá rồi, giờ lại đứng trước khó khăn gấp bội, chẳng lẽ đầu hàng? Nếu tiếp tục thì cách nào ? Diệu sẽ phải là người quyết đoán trong việc này,sợ khó , bỏ cuộc thì biết bao giờ có cơ hội tìm anh Nhuận nữa, mà tiếp thì liệu có an toàn không?Mông lung những dấu hỏi, Diệu lại lầm thầm khấn anh : “Nam mô vong linh anh Nhuận sống khôn thác thiêng giúp em, em đã đến gần anh rồi đó, cho em sự sáng suốt và may mắn anh ơi! “.
   Lái xe Phương nãy giờ im lặng quan sát , rồi khẳng định:
-  Xe không thể xuống ghềnh được, mọi người phải ráng leo xuống đi bộ thôi.
-  Rồi sao nhỉ ? Diệu đang phân vân..
-  Xe sẽ nằm đây chờ, không còn đường đi nữa !  Phương nói.
    Lần qua ghềnh này không những dốc hơn, lội sâu hơn mà còn phải gồng gánh thêm biết bao đồ đạc mang theo bởi biết đâu khoảng cách còn lại ? không còn lựa chọn, thế là ba dì cháu chia nhau khuân vác, chị Oanh đi bộ được cũng là may rồi, lủng củng nào đồ cúng bông hoa quả,nào đồ hậu cần … đường lên xuống ghềnh dốc cao đá sỏi nhiều lại vác nặng, ì ạch lội qua được bên kia ghềnh mất khá nhiều thời gian và sức lực, vừa đi khuân vác đồ, mọi người phải đi sát nắm tay chị Oanh lấy tạm cây dù làm gậy chống cho thêm chân đỡ vì chị phải dò từng tấc bước, tã cả người,mồm mũi thi nhau thở… từ từ rồi cũng qua được,chị Oanh cũng qua được rồi mừng quá, Diệu đỡ chị ngồi xuống hòn đá bên đường .
-  Mệt lắm không chị ? uống đỡ lon bò húc lấy sức đi chị .
-  Không sao, chị nghỉ chút khỏe ngay, Dì đừng lo cho chị, có cậu Nhuận phù hô cho chị đấy, yên tâm.
 
Có lẽ vậy ! Diệu nghĩ.
Vài nông dân chăn dắt trâu đi ngang, thấy người lạ họ đoán hỏi :
-  Có phải các bác đi tìm mộ liệt sĩ không ? Nơi này hồi đánh Mỹ ác liệt bộ đội hy sinh nhiều lắm, mấy năm sau giải phóng nhiều thân nhân họ vào đây tìm mộ…
    Có vài ngôi nhà thưa thớt gần đó, ông thầy có kinh nghiệm vào nhà dân tìm người già hỏi thăm đến dốc Lung,biết chúng tôi đi tim mộ liệt sĩ người dân vùng đất kháng chiến rất sẵn lòng giúp đỡ,họ cho biết đến dốc Lung còn khá xa,đi từ đây đến được nhưng đường rất xấu, xe hơi không chạy được mà chỉ có thể đi bộ,tất cả nhìn nhau ái ngại. Diệu nhìn xuống chân mình,đôi giày da thấp 3 phân  đã bị sờn da coi bộ không ổn nếu lội bộ tiếp đoạn đường như mọi người dự báo, xe thì lại bên kia ghềnh,đồ ăn uống mang theo vẫn còn trên xe nữa? làm sao có thể tải hết để lội bộ ? khoảng đường đi sẽ con bao xa ? bao câu hỏi không có lời đáp.
Trong lúc mọi người đang hỏi thăm bà con thì ông Thầy nhanh nhẹn vào các nhà trong xóm tìm gặp người cao tuổi đã sống từ những ngày bão đạn ở đây may ra có tia hy vọng .
 
 Diệu đang lo không biết đôi giầy mà toác ra thì đi rừng sao đây? Định tìm mua đôi dép đi tạm, mua mới hoặc mua cũ, dép gì cũng được miễn là có để cứu nguy cho cuộc đi rừng ngay bây giờ. Nhìn mấy người chăn dắt trâu nghé đứng trước mặt mình Diệu thất vọng vì họ toàn chân trần ( đi đất ), nhưng chắc ở nhà họ phải có dép chứ? thử hỏi :
-  Các chị em ơi,tôi cần một đôi dép nhựa để đi bộ tiếp mấy cây số nữa vì giầy tôi sắp hỏng, bà con ai có để lại cho tôi một đôi với ?giúp tôi với !.
Một người đàn bà trông khắc khổ nhưng chưa già, khoảng gần bốn chục, phân trần :
-  Nhà em cả nhà có hai đôi, đi đâu mới đi,thường thì đi đất, quen rồi.
-  Vậy chị để lại cho tôi một đôi,tôi gửi tiền rồi hôm nào đi chợ mua lại hai, ba đôi khác nhé !
 Người đàn bà hiền lành trông tội tội :
- Nhưng nhà em không ở đây, những xóm trên cơ, em phải về nhà mới có, mà đi cũng lâu.
Đang tưởng được cứu nguy, lại ngay lập tức thất vọng hiện trên gương mặt Diệu. Nhưng họ thật đáng thương, có đi về nông thôn mới thấy hết những mảnh đời khốn khó, sự chênh lệch quá xa giữa đời sông của thành thị và nông thôn, nếu muốn tránh dùng đến hai từ “phân hóa”, ở cái vùng núi xa xôi này, người nông dân chỉ trông vào mảnh ruộng mà cầy cấy, nuôi trồng, kinh tế tự cấp tự túc là chính chứ có buôn bán gì đâu..nghĩ đến những tiêu cực ở chốn Đô thành, những nam thanh nữ tú con nhà giàu chẳng học hành chữ nghĩa nào,tối tối đến quán ba xập xình,thuốc lắc thâu đêm,tiêu tiền không tiếc tay,thật tương phản …càng trò chuyện với bà con, Diệu càng mở to mắt , như một chuyến đi thực tế ngắn ngày, nhiều chuyện bây giờ mới tận mắt thấy . .buồn thay.
 Trong lúc chờ thầy Ấn qua con suối nhỏ vào làng để hỏi thăm, chỗ này đang là ngã ba, đồ đạc mang theo lủng củng không thể đi cùng thầy, mọi người tạm ngồi nghỉ, hơn nửa giờ sau trở ra, từ xa nét mặt Thầy tươi tắn như muốn nói với… rằng mọi người hãy xóa tan cái không khí âu lo đi ! Thầy bước thật nhanh gần như chạy, cái dáng cao lênh khênh bước dài, nhưng bóng nắng đổ xuống lại ngắn chỉ báo rằng đã trưa rồi ,cách chừng vài chục thước thầy nói lớn:  rồi… rồi… tay thầy cầm tờ giấy trắng quơ quơ như một tín hiệu vui, Diệu bật dậy đi tới phía Thầy, Diệu cũng bước nhanh như thể không muốn chờ thêm tích tắc nào nữa, biết sẽ có tin vui đây nên muốn ngay lập tức được chia xẻ .
Thầy kể :
-  Vào làng hỏi thăm để tìm mộ Liệt sĩ ở dốc Lung, bà con chỉ đến nhà ông Du là biết, vì trước ông hoạt động du kích vùng này,sau giải phóng ông vẫn làm công tác quy tập mộ liệt sĩ, thật may tôi đã gặp ông Du, ông đã già , ngoài 70 tuổi ,không còn khỏe mạnh để hoạt đông công tác xã hội như xưa nữa tuy vậy ông vẫn minh mẫn, nói chuyện hoạt bát. Ông xác nhận những thông tin mà gia đình tôi có gần như đúng vì thời đó ông hoạt động du kích, chính ông đã từng tham gia chôn cất bộ đội ở vùng này. Trường hợp hy sinh của anh Nhuận ông có biết và vẫn nhớ chuyện xảy ra từ mấy chục năm trước : Hôm đó,có ba anh bộ đội trong đơn vị Bộ binh đóng quân ở Tiên Phước cách đây 4 cây số,trong lúc đi kiểm tra trận địa đến dốc Lung ngồi nghỉ mệt dưới gốc cây trà thì bị trúng pháo kích của địch từ quả núi phía trước nã qua, cả ba người hy sinh, đơn vị đã cử người cùng du kích chôn cất ngay tại dốc Lung, ba ngôi mộ liền nhau,kháng chiên ác liệt đâu có thời gian nên chôn cất sơ sài,chôn cất đồng đội xong đơn vị ấy lại tiếp tục hành quân . Sau này đã được quy tập mộ về nghĩa trang Liệt sĩ của Huyện, nhiều tổ thanh niên tham gia cùng Ban Thương Binh Xã Hội, lúc đó ông phụ trách công tác này, không làm cụ thể nhưng ông còn nhớ rõ, ông ghi vào giấy tên từng người và cách tìm những người liên quan đến việc quy tập mộ Liệt sĩ ở khu vực dốc Lung này, ông còn nhớ anh Tuấn lúc đó là người trực tiếp tham gia ở khu vực dốc Lung, vì vậy không còn phải đến dốc Lung mà đến UBND huyện Thăng Bình liên hệ… đó là những thông tin trong mảnh giấy, người tên Tuấn được ông khoanh tròn.
 Trời ơi ! sung sướng hơn cả bắt được vàng, đang như một mớ bòng bong đầy những gút thắt chưa biết cách gỡ thế nào? Có thể gỡ được không? Mơ hồ quá. Ông Du ơi! ông như vì Cứu tinh, trời xui đất khiến hay cả vong linh anh Nhuận phù hộ mà chúng tôi gặp được ông? Mênh mông trời đất thế này mà gặp được đúng địa chỉ, đúng người chúng tôi muốn tìm, Diệu, chị oanh và hai đứa cháu nhảy lên ôm chầm lấy nhau,nước mắt Diệu lăn trên gò má bởi nãy giờ bao nhiêu là bao nhiêu lo âu cứ tăng dần, đang tưởng không đường thoát bỗng trút sạch, chưa biết có phải sạch không nhưng có được thông tin như vậy là qúa hạnh phúc rồi. Lếch thếch vác đồ lên vai quay trở lại để lội qua ghềnh,bụng thì đói, từ sáng đến giờ mới lót dạ nhẹ một tô mì gói mỗi người, nhưng hình như cả nhà ai cũng thấy khỏe hơn,nên chẳng ai kêu leo dốc mệt kể cả chị Oanh, tất cả lại lên xe hỏi đường quay về  UBND huyện Thăng Bình.  Đây là khu dân cư nên dễ tìm, đi qua mấy cái Nghĩa trang Liệt sĩ một lúc đã thấy bảng tên nơi cần tìm, thì ra không biết đường nên đã đi vào những đường núi non ghềnh thác, giờ trở lại vừa đi vừa hỏi tránh được quãng đường hiểm nguy hồi sáng .
Cầm tờ giấy ông Du viết trên tay thay cho một tờ giấy giới thiệu, kèm theo giấy giới thiệu của Ban Chính sách Quân khu V, giấy giới thiệu của UBND huyện Hoài Đức đã được chuẩn bị trước khi đi,  Diệu trình bày tại phòng TBXH huyện Thăng Bình, hai người cán bộ địa phương nhiệt tình, đầy thông cảm với gia đình đã lặn lội xa xôi đến đây vì người thân,họ đã đưa chúng tôi ra ngay Nghĩa trang Liệt sĩ của Huyện theo lời dẫn của ông Du, nhưng nghiệt một nỗi, người trực tiếp quy tập mộ Liệt sĩ ở dốc Lung về nghĩa trang này, anh Tuấn, mấu chốt quan trọng nhất lại không còn làm ở TBXH nữa, hai anh Trí và Dũng mới tiếp nhận,không tham gia quy tập, nên dù nhiệt tình cũng chưa giúp gì được gia đình trước hàng ngàn ngôi mộ Liệt sĩ vô danh, cách giải quyết duy nhất có thể là phải tìm được anh Tuấn, vậy anh ấy đang ở đâu ? lại được biết vì kinh tế khó khăn phải nuôi con đi học ở Thành phố nên anh phải nghỉ để làm kinh tế gia đình, đang gây dựng trại nuôi dê trên núi nên anh thường ở trên đó. Nỗi lo trong lòng Diệu từ khi bắt đầu cho hành trinh tìm mộ anh luôn biến thiên theo hình sin, lúc thì trở về mo, rồi lúc lại lên đỉnh, đang ở đỉnh của lo lắng lại tuột xuống vì đã tìm ra cách giải, giờ đường của đồ thị ấy đang bắt đầu đi lên khi việc tìm anh Tuấn không dễ, khác gì tìm chim,phương nào đâu biết ? mà không tìm được anh Tuấn thì mênh mông quá.
 
    Nhưng cái khó thường ló ra cái khôn, bắt con người phải vắt óc nghĩ kế để sinh tồn. Mọi người loay hoay bàn bạc, anh Trí và Dũng đưa ra cách giải khá là thông minh, núi cao thế này,xe là không chạy lên được rồi, còn người đi cũng lâu lắm mà không biết anh Tuấn có ở trển không, điện thoại lúc đó chưa phủ sóng cho vùng núi này nên  điện thoại di động vô hiệu, để cho nhanh, bồi dưỡng cho một cháu nhỏ khỏe mạnh nhanh nhẹn đủ sức chạy bộ lên đỉnh núi kiếm anh Tuấn đưa cho anh tờ giấy để biết có việc quan trọng anh ấy xuống núi luôn. Phương án được thực hiên ngay, nhờ hai anh là người địa phương biết người biết việc giúp, mọi người có bổn phận ngồi chờ ở nghĩa trang....
Giữa giờ Ngọ, nắng gay gắt như muồn bỏng da thịt, khoác thêm cái áo chống nắng thì mồ hôi chảy như mưa rào bên trong lần áo, không uống nước thì khát khô, uống thì  người ướt đẫm mồ hôi,mỗi người tự tìm bóng mát dưới mấy cái cây mới trồng bóng chỉ đủ che cho một người, Thầy Ấn yên vị rồi quan sát toàn nghĩa trang nói với Diệu :
-  Cô hãy theo cảm giác của mình để tìm xem đâu là mộ anh Nhuận !
-  Sao tôi làm được việc đó Thầy ?
-  Nếu cảm giác được, cô lấy ba que đũa tre cắm lên lỗ âm dương của mộ rồi đặt từng quả trứng vịt  đã mua sẵn rồi đấy !
 Có cảm giác?  Diệu nghĩ phải là ông Thầy, vì nghe người bạn nói ông thường đi tìm mộ, sao ổng lại bảo là Diệu? mình là người trần mắt thịt,có quyền năng gì đâu mà cảm được ? thế nên Diệu mới phải mời ông đi cùng. Hơn nữa khi gặp ông trao đổi để xác định những người đi trong chuyến này, ông nói phải có người ruột thịt để thử bằng quả trứng như ông nói hồi nãy, nếu đúng là thân nhân của mình trong mộ thì người nhà cúng và đặt 3 quả trứng lên 3 cây đũa tre cắm trên lỗ âm dương, trứng sẽ nằm thăng bằng trên chiếc đũa như dính vào mà không rơi.  Trước kia nghe nhiều người nói như vậy, Diệu chưa tin, làm sao trứng dính được trên chiếc đũa tre, phép lạ? nhưng vẫn còn ngờ vực sao người đi tìm mộ toàn làm như vậy ? cha của cô Hoa mới bốc cốt về quê cũng làm vậy đó, cứ tin đi, nhưng phải là người ruột thịt, Diệu không phải là em ruột, hỏi thầy :
- Thầy à, tôi chẳng cảm giác gì cả,ngôi mộ nào cũng thấy giống nhau thôi, mà tôi không là ruột thịt với anh Nhuận chẳng là  vậy mà tôi phải đưa chị Oanh đi đó sao ?
- Việc cảm giác thì tùy duyên, cứ tập trung vào nghĩ và làm, còn việc thử bằng trứng, tôi nói vậy vì nhận thấy trong việc đi tìm anh Nhuận, người có quyết tâm, có ý chí và tình cảm cao nhất là cô, chứ không phải là người nhà anh ấy, họ chỉ đi sau cô thôi, vì vậy nếu đúng là anh Nhuận cô có thể thử trứng vẫn dính.
    Ông giải thích và khẳng định vậy, nghe có lý, mà cũng chẳng thấy ông làm phép thuật gì, chỉ là ông có kinh nghiệm nên phán đoán thường đúng. Diệu nghĩ vậy nên bắt đầu làm theo ông hướng dẫn,nhìn bao quát hết một vòng, mấy ngôi mộ kia cây mọc um tùm làm cho Diệu chú ý, đến nhổ sạch cỏ rồi thắp hương khấn người đang yên nghỉ ở đây, cắm cây đũa tre, hai tay giữ quả trứng nằm ngang trên đầu chiếc đũa, từ từ thả tay xem trứng có thăng bằng trên chiếc đũa được không? Một quả rơi, nứt, hai quả rơi, nứt, làm tiếp một hai mộ nữa gần đó đều không được, hơi thất vọng, Diệu hiểu là không có căn cứ nào thì chơi vơi lắm, mênh mông thế này biết tìm sao? Đấy là các thông tin đã khá khớp,biết chắc anh Nhuận sẽ ở đây cũng khó có thể xác định được đâu là mộ anh, huống hồ, có những giấy báo tử chỉ ghi chung chung :” Hy sinh tại chiến trường phía đông Trung bộ …” thì việc không thể tim được là chắc.  Chị Oanh cũng làm theo Diệu ở một vài ngôi mộ nhưng không có kết quả,chán, hai chị em đều nghỉ ,chờ thông tin về anh Tuấn.
     Mấy người đàn ông đang đi vào Nghĩa trang kìa chị Oanh! Có một người lạ, chắc là anh Tuấn đây, nếu vậy thì quả là một ngày đẹp với Diệu,nhưng thử thách tinh thần quá, đồ thị hình Sin lại đang ở trạng thái đi xuống gần trục hoành,có thể đúng .
-  Anh Tuấn phải không ạ ? Diệu vừa tiến gần họ vừa hỏi.
-  Anh Tuấn đây chị Diệu ! Trí nói.
-  Vâng chào chị ! Tuấn đáp.
-  Chúng tôi đang hồi hộp chờ tin anh đây, thật là may mắn,cảm ơn trời đất!
-  Đúng là may đấy, số là hôm qua tôi đi Đà nẵng tiếp tế cho con trai học nghề ở trển, nhưng một bầy dê bị cảm phải lo chữa khỏe rồi mai mốt đi.
-  Ông Trời bảo anh phải gặp chúng tôi rồi mới được đi mà ! ( mọi người đều cười trong vui  )
 Trong cái xui của người này lại là cái may của người khác, luật  đời luôn bù trừ.
    Chúng ta vào việc nhé, anh Dũng người của Huyện giới thiệu mọi người, nói lại những việc đã diễn ra, về thông tin của bác Du ghi trong tờ giấy, anh Tuấn ngạc nhiên vì đúng chữ bác Du viết rồi, xác nhận thông tin là đúng, mắt nhắm hờ Tuấn nhớ lại chuyện hồi ấy…
-  Hồi ấy , tôi có bốc ở dốc Lung 4 hài cốt bộ đội mình, có 3 mộ liền nhau và cách chừng 20 mét phía dưới dốc có một ngôi nữa, sau đó 4 hài cốt ấy đã đưa về quy tập ở nghĩa trang này, vừa nói anh vừa quay sang trái, qua phải , ra trước,sau, bốn hướng như để tìm lại hình ảnh tham gia đợt  Huyện phát động cùng Đoàn Thanh niên tìm mộ liệt sĩ đưa về quy tập, anh quay đi hướng nào chúng tôi hướng theo đó,chợt Tuấn la lớn:
-  À, tôi nhớ ra rồi, ở dãy này, anh chỉ vào hàng ngay trước mặt, mọi người đang dõi theo. Xong lại bóp trán định thần, việc của gần 10 năm trước từ từ hiện ra rõ nét hơn, Tuấn kể :
-  Trong 3 ngôi mộ liền nhau ở dốc Lung, khi bốc lên chỉ có một ngôi có di vật là cái thắt lưng bộ đội, trên  khắc chữ Hùng chắc là tên người đó, nên tôi lấy mộ đó làm chuẩn ghi tên ở bia là Hùng nhưng không có quê quán. Đây rồi !  đây là mộ anh Hùng,  Tuấn chỉ vào ngôi mộ có tên,nói tiếp:
-  Trở sang bên phải mộ anh Hùng là hai mộ còn lại trong một dây ba ngôi mộ, trở sang bên trái là mộ của người cũng ở dốc Lung mà nằm cách xa vài chục mét, bốn mộ được xếp liền nhau từ đầu dãy vào, anh khẳng định chắc chắn là vậy.   Diệu phục nể trí nhớ của anh Tuấn, không hề ghi vào sổ sách,giấy tờ gì, việc đã xảy ra gần 10 năm trước,đã “bỏ nghề” lâu rồi,đang ở trên núi kêu xuống hỏi,vậy mà chỉ một lúc định thần anh đã nhớ chính xác những việc mình làm, quả là một người có tâm với công việc mới có thể in sâu trong đầu mình những việc không vì quyền lợi gì cả. Nghe xong anh Tuấn kể, Diệu xiết chặt tay anh cảm ơn, cảm ơn nhiều lắm, chẳng còn lời nào hơn nữa để diễn đạt hết sự biết ơn lúc này, lòng trùng xuống nhẹ nhàng lâng lâng, không còn căng thẳng như lúc đợi chờ bao nhiêu là bao nhiêu khả năng có thể.  Như vậy có nghĩa là anh Nhuận sẽ là một  trong hai ngôi bên phải ngôi mộ có tên Hùng ?ngôi mang số 46 hoặc 47?  Diệu quay sang anh Tuấn như muốn xác nhận vị trí chắc chắn một lần nữa.
    Đã quá trưa rồi, bấy giờ mọi người mới biết là đang đói, đang khát,hồi nãy có dọn đồ ăn trước mặt cũng không ăn được,giờ cồn cào bao tử, Diệu mời tất cả mọi người đến quán căng tin của văn phòng Huyện cách đấy hai cây số ăn trưa và bàn tiếp việc, đồ ăn sẵn mang theo,sáng dậy sớm hai chị em nắm thêm vài nắm cơm,thế là cơm nắm muối vừng, đồ hộp …được mang ra xử hết,căng tin chỉ có món bia, ,làm cánh đàn ông khoái vì đang khát,cả đoàn cụng ly dô..dô 100% như tiệc mừng,mừng quá đi chứ ?  những gì diễn ra từ sáng đến giờ tuy vất vả chút nhưng quá may mắn,như có người dẫn lối đưa đường, nhưng từng khoảnh khắc đều thử thách lòng dũng cảm của cả đoàn, biết có gia đình đi tìm mộ người thân phải ở lại cả nửa tháng mà vẫn không có kết quả, vui quá Diệu cũng làm một hơi 100% mời cánh đàn ông, thấy lòng mình thanh thản quá, quẳng được đến quá nửa nỗi lo, nỗi sợ đã liên tục làm mình lên ruột từ sáng giờ, chắc chắn là tìm được anh Nhuận lần này rồi,còn chút nữa thôi thưa ông bà, cha mẹ thân yêu của con ạ ! Diệu tự nói với mình .
   Trở lại nghĩa trang, đến ngay hàng mộ đã được anh Tuấn chỉ, dễ nhớ vì một ngôi có tên Hùng, theo lời thầy Ấn, gia đình Diệu xắp đồ cúng hương hoa,bông trái, vàng mã đầy đủ,một ly nước trong veo đặt trên đầu mộ, thắp hương vái tất cả các mộ xung quanh, Diệu và chị Oanh bắt đầu khấn từ ngôi mộ ngoài cùng tính từ mộ có tên Hùng, Diệu vốn ít khi cúng bái, chỉ thắp hương mỗi ngày nơi mình ở để xin Thổ công Thổ địa phù hộ cho gia đình an lành,nên chẳng có bài bản nào, ông Thầy lại nói Diệu có thể làm như người ruột thịt anh Nhuận, vâng ! thế thì tôi sẽ làm như thầy chỉ bảo, lòng nghĩ thế nào khấn thế ấy.  Xếp xong đồ cúng, hóa một nửa vàng mã vái toàn thể liệt sĩ trong nghĩa trang,âm âm lời cầu xin của Diệu như nói chuyện với anh mình, mắt nhắm hờ,ngồi sát như ôm lấy ngôi mộ, hai tay giữ hai đầu quả trứng đang nằm ngang trên cây đũa tre cắm giữa lỗ âm dương,” con bái xin Trời Đất linh thiêng, xin Ông Bà Cha Mẹ linh thiêng, anh Nhuận linh thiêng,hôm nay ngày 7 tháng 5 năm Giáp Thân… với lòng thành em và gia đình đã qua bao đường đất đến đây để tìm anh, nếu đúng là anh, xin anh hãy vươn tay ôm lấy qua trứng em đang để sẵn đây, giữ lấy nó như để báo tin cho em biết, em sẽ đưa anh về quê nhà, gặp ông bà cha mẹ  anh nhé!”. Hồi lâu vẫn không thấy trứng dính đầu đũa, thả tay nhanh thì trứng rơi luôn, nứt thêm mấy quả. Thực tình chỉ nghe, chưa bao giờ Diệu chứng kiến việc trứng nắm dính chiếc đũa tre, giờ lại không được,chẳng biết thế nào? Lại tự nhủ : Không, phải tin là sẽ tìm được anh,xua đi những thoáng nản, tất cả những gì diễn ra từ sáng đến giờ chẳng như được vong anh phù hộ, dẫn dắt đó sao ? Cả chị Oanh cũng không làm dính quả trứng nào, quyết định cúng tiếp ngôi mộ giữa, ngôi cuối cùng trong dự đoán, hồi hộp quá ! Lại lời khấn linh, cầu xin may mắn… hai cháu Dương, Hải cũng chắp tay ngồi xung quanh mộ,sau vài phút im lặng như mặc niệm, Diệu thấy mình nổi da gà,lạnh dọc sống lưng,hé mắt nhìn tay mình đã rời xa quả trứng, quả đầu tiên đã dính trên đầu chiếc đũa tre, Diệu không tin ở mắt mình nữa,kêu lên, mọi người chạy cả đến, đúng rồi, đúng anh Nhuận rồi ! Diệu khóc to vì sung sướng,ôm lấy chị Oanh và hai cháu, cả nhà đều khóc, những giọt nước mắt của mong chờ mấy chục năm qua,nay đã có quyền hy vọng là tìm được người thân, nhưng phải làm dính ba quả trứng ? tiếp tục khấn, lần này nhanh hơn, chị Oanh lại kêu lên được rồi, 2/3 có thể cho sác xuất cao rồi, nhưng không Diệu vẫn kiên trì chờ đợi và như được đền đáp tấm lòng, vong hồn anh Nhuận đã vươn tay giữ nốt quả trứng thứ 3, không còn gì sung sướng hơn lúc này, không còn khóc được nữa, cả nhà nắm tay nhau lặng đi vì đang “gặp lại anh Nhuận”, phải nói với anh biết bao điều nhưng không  lời, chỉ có trái tim hiểu được diễn đạt của tình yêu thương.… Ba quả trứng sừng sững đứng trên ba chiếc đũa tre mong manh mà vẫn bám dính không rơi, không thể tin dù mắt đang nhìn thấy ngay trước mặt,” khi trứng  đã hút  vong linh của người trong mộ vào thì không thể rơi”! Thầy Ấn bảo thế, đó là phương pháp của các thầy ngoại cảm thường dùng khi xác nhận mộ người thân. Còn Diệu,nghe thì nhiều nhưng thực sự chưa tin có cơ sở nào?  nhưng hôm nay, kể từ hôm nay dù chưa có sách vở nào lý giải về việc này,nhưng việc của chính mình, mình chứng kiến,đích là mình thực hiện, Diệu đã tin .
    Trong các trường hợp tìm mộ khác, có kết quả trứng dính đũa như vậy là người nhà bốc cốt về, với trường hợp anh Nhuận, vì không là người ruột thịt nên Diệu không dám quyết định đưa ngay anh về trong lần này, bởi quyết định này còn là của dòng họ nhà anh, nhưng yên tâm vì ít nhất anh đã có tên, có tuổi, có quê quán, không còn mang cái bia vô danh nữa. Nhưng nếu để đi đến tận cùng của niếm tin đó chính là anh Nhuận thì phải nhờ can thiệp của khoa học, đó là xác định ADN (Gene), gia đình Diệu có thể làm được. Ông Thầy Ấn không được vui vì ý kiến gia đình bởi ông thoáng tự ái cho rằng gia đình không tin phương pháp xác định ông đã hướng dẫn, Diệu phải giải thích để ông thông cảm.
Thực ra theo quy định của Thương Binh Xã Hội, tìm mộ thì được nhưng mang cốt về thì không khuyến khích vì ở đây họ cũng nằm cùng đồng đội rồi, được địa phương chăm sóc mộ chí đầy đủ hương khói những ngày lễ tết, bây giờ gia đình sẽ xin khai quật mộ anh Nhuận  để lấy mẫu về xác định ADN,rồi tính tiếp khi có kết quả. Dù sao công của Thầy với gia đình tôi rất lớn,đáng trân trọng ghi nhận, cuối cùng ông hiểu và cũng vui.
   Xe U-Oát khẩn trương chuyển hướng rẽ vào con đường đưa Diệu trở lại UBND Huyện lúc sẫm chiều,mặt trời đổ ánh nắng rực rỡ đang phô bày chút huy hoàng  cuối ngày trước khi lụi tàn,xa xa là rặng núi ngược sáng thẫm màu như phông nền của một bức tranh tuyệt đẹp, hay lòng Diệu đang vui? Có lẽ cả hai. Còn nhiều viêc phải làm! nhủ vậy, chân rảo bước vào xin gặp Phó chủ Tịch UBND . Vì chưa mang cốt về mà chỉ lấy mẫu nên thủ tục nhanh chóng,suôn sẻ.  Phó Chủ Tịch UBND vui vẻ ký chấp thuận yêu cầu của gia đình. Diệu trở lại nghĩa trang với mấy người thợ giúp khai mộ  lấy  mẫu. Anh Nhuận hy sinh từ năm 1968 Mậu Thân,ngã xuống ở vùng đất này từ ấy, xương thịt anh đã tan hòa vào đất nơi đây cùng với đồng đội của mình cho cây cối xanh tươi,hoa trái đầy cành, giờ chỉ còn lại là nắm đất màu nâu đen. Diệu nghẹn ngào thương cảm khi nhìn cả con người anh chỉ được gói trong một lớp vải,nhiều năm anh nằm trong lòng đất nay vải đã sơ hết,đụng vào là mủn ra,mắt Diệu nhòa đi, dù cố ghìm nén không muốn gây xúc động lan ra những người khác trong gia đình,phải ngồi xuống cho thân thể mình vững chãi hơn. Chưa biết sẽ lấy mẫu phần nào để mang về,người thanh niên khai mộ kêu lên mấy cái răng còn nguyên !  hồi hy sinh anh còn trẻ ( 24 tuổi )nên răng còn tốt, xương cốt đã mủn hết mà xương răng lại còn nguyên? Lạ thật,Thầy Ấn bảo lấy răng thử ADN được,hãy chọn một cái răng hàm làm mẫu thử Gene . Trời đã  tắt hẳn nắng, nhập nhoạng chuyển dần sang  xâm xẩm, đốt nguyên bó nhang lớn bái những người hùng vô danh an nghỉ mãi nơi đây, thu dọn nhanh để kịp trở về Đà Nẵng. Chia tay các anh Tuấn, Trí , Dũng  với sự biết ơn của gia đình Diệu,hẹn ngày trở lại khi có kết quả ADN.
    Chiếc xe U-oát dã chiến dần trôi vào bóng đêm,rừng núi đen thẫm, trăng đầu tháng chênh chếch ngọn tre ,ánh trắng mờ ảo cũng đủ tỏa sáng mặt đường đất đỏ, thật may chuyến ra được mấy người bạn mới quen trong Huyện chỉ từng ngã rẽ nên không gặp những khúc hiểm như sớm nay,giờ đã ra đến đường lộ ngang thị trấn Hà Lam hướng trở về Đà Nẵng,xe gọn bưng,số hành lý mang theo đã về đúng địa chỉ của nó,khác với lúc đi,lần trở về có thêm vong linh anh Nhuận vì một phần nhỏ cơ thể anh đã theo gia đình về quê tuy chưa đưa toàn bộ hài cốt về được. Hai ngày qua Diệu quá mệt mỏi với hành trình đi tìm người anh,nhưng thật vui vì lời nguyền tìm anh đã trả được,từng khắc hiểm nguy chỉ qua nhanh như những thử thách của Càn Khôn, mưa qua trời tạnh,nắng lại hửng. Điểm lại tất thảy diễn ra đúng như đã định,kỳ diệu thay ! Chiếc xe vẫn bon bon trên đường lớn chạy ngươc về Đà Nẵng,qua huyện Điện bàn, nơi đây sự hoang tàn của chiến tranh ác liệt đã không còn dấu vết, điện đèn, phố Thị đã hồi sinh tấp nập xe cộ, còi tuyn tuyn của đoàn xe trên quốc lộ như bản hòa ca về cuộc sống hòa bình hôm nay,chẳng hiểu lớp trẻ 7x , 8x, 9x có được cha ông truyền lại cho biết những ngày gian lao ấy để chúng hiểu cái giá trị của cuộc sống mà chúng đang được hưởng?   Rồi, tất cả chỉ còn mong một kết quả cuối cùng nữa thôi, kết quả giám định Gene( ADN).  Lúc này, cả xe mọi người đều lim dim như để giãn ra từng sự việc đã qua liên tục suốt một ngày ,tuy vậy sức khỏe chị Oanh khá là ổn may mắn thay. Diệu nhắm mắt ngả đầu nhưng miên man dòng nghĩ,về quá khứ…,về hiện tại…,và lúc này…. Chính Diệu cũng chưa hiểu hết vì sao một đứa trẻ 10 tuổi,chính là mình,khi anh Nhuận ra nhà nhập vào cuộc sống gia đình mình vài năm rồi anh đi bộ đội, tiễn anh đi trong nước mắt,vài năm đầu anh còn viết thư về cho gia đình,rồi bặt tín,thời gian anh em cùng sống một nhà cũng chưa nhiều lắm, không phải là anh ruột, sao có thể để lại đậm nét trong lòng Diệu như vậy để đến năm tuổi 20 là năm báo tử anh,đau xót cất lên lời thề tìm anh. Thế rồi cuộc sống đưa đẩy Diệu vào Sài Gòn định cư,lòng đầy hào hứng nghĩ có thể đây là cơ hội để tìm anh. Nhiều chuyện xảy ra sau ngày Giải phóng miền Nam, có người báo tử rồi lại trở về,Diệu mơ hồ nghĩ đến điều mong manh có thể,biết đâu? vì lý do nào đó,anh Nhuận mình vẫn còn ở nơi nào trong miền Nam? Mình vào lại gặp được, thế là mỗi khi đi công tác dọc tuyến Thống Nhất, thời gian rảnh Diệu hay len lỏi vào những khu dân cư,hàng quán xem có thông tin gì cho cuộc tìm kiếm anh? Chẳng có,10 năm,20 năm trôi qua bất lực.  Hồi ở Đà Nẵng có ông Chiến là bộ đội phục viên,tự nhiên Trời cho ông quyền năng tìm được mộ Liệt sĩ, Diệu đã ra xếp hàng xin được gặp ông,nhưng không thể có thời gian nhiều để chờ đợi vì quá đông,đành bỏ cuộc,tương tự nhiều lần như vậy,cả gia đình anh Nhuận cũng đi tìm nhưng vẫn bặt vô âm tín.  Lần này đi tìm anh như có gì đó huyền thoại, đã đến lúc ông Trời trả công cho tấm lòng nhân hậu,cho tình yêu gia đình mạnh mẽ tuy không huyết thống,cho lòng thủy chung với lời hứa linh thiêng !
    Xe đã chạy vào địa phận Thành Phố Đà nẵng trong màn đêm, thành phố như một biển sao sáng rực, trời đã về khuya gió se lạnh nhưng lòng mỗi người đều ấm áp chia tay, ai trở về với công việc của người ấy, cảm ơn Phương đã giúp chúng tôi một chuyến đi an toàn trọn vẹn, không quên gửi lời cảm ơn chân thành tới phòng Chính sách Quân khu V qua Phương. Thầy Ấn kịp lên chuyến tàu  chót xuôi  Nam, chỉ còn gia đình Diệu nghỉ lại Đà Nẵng sáng sau chia tay hai ngả Bắc Nam, anh Nhuận theo chị Oanh về trình quê cha đất tổ .
*  *  *
   Phần nhỏ thi thể anh Nhuận còn lại bằng xương dùng làm mẫu thử ADN đã được Viện Khoa học Quân sự - Bộ Quốc Phòng chấp thuận sau những thủ tục gia đình Diệu đề xuất , các chị gái, cháu gái của anh,một vài người đến Viện lập hồ sơ theo quy trính. Diệu không còn tham gia những bước thuộc huyết thống ,nhưng luôn dõi theo từng bước, một bước nữa qua đi thuận lợi, hãy đón kết quả cuối cùng ! Tiếp sau là những ngày tháng đợi chờ đầy hồi hộp,nhiều phương án có thể xảy ra lắm chứ,tâm linh khả năng chỉ có % đúng chứ chưa thể tuyệt đối. Đúng như vậy,không ai dám khẳng định đúng, sai ? ngay trong hai gia đình giữa nhà Diệu và nhà anh Nhuận cũng chưa phải đã đồng lòng tin tưởng,nên nhiều ý kiến đưa ra có khi trái chiều nhau, có khi còn làm tổn thương nhau, người ở nhà đâu có hiểu người đi đã trải những gì? Để chờ thông tin của Viện .
*   *   *
    Tám tháng sau,
Hôm ấy, buổi sáng, đầu giờ làm việc, Diệu vừa bước qua phòng nhân viên vào phòng làm việc riêng của mình,nghe chuông điện thoại reo, máy bưu điện chỉ để sử dụng gọi đường dài,liên hệ với bên ngoài. Đúng rồi ! tiếng chuông máy bưu điện ( chứ không phải nội bộ ) gọi . Bước rảo chân kịp bắt máy trước hồi chuông thứ 3.
-   A lô, Xin nghe .
-   Ồ ! anh Hùng ạ ! Có chuyện gì gọi em sớm thế ?
-   Ừ anh, Cô đã nghe tin gì chưa ? ( anh Hùng anh cả của Diệu ở HN )
-   Dạ chưa , tin gì ạ ? Lành hay dữ, anh nói đi !
-   Về anh Nhuận !
-   Anh nói ngay đi !  có kết quả rồi ? thế nào ? anh đừng nói dài nữa !
-  Đúng , Chiều qua Viện Khoa học Quân sự gọi điện thoại báo tin cho chị Oanh, kết qua giám định Gene đúng là anh Nhuận !
Không nói tiếp với anh Hùng được nữa, bên kia đầu dây, anh Hùng chỉ còn nghe tiếng khóc của Diệu , khóc to, tay Diệu vẫn cầm ống nghe.
Nhân viên phòng Tài chính kế toán nghe tiếng khóc, sợ có chuyện chẳng lành đến với chị , mọi người chạy vào,đứng xung quanh có người hỏi, có người không dám hỏi vì thấy chị chưa hạ giọng khóc xuống thấp hơn, vẫn đầy thổn thức, Diệu nói trong tiếng còn nấc với mọi người,ra hiệu không có gì để mọi người khỏi hoảng cho Diệu. Lắng xuống một chút,hỏi trách anh Hùng:
-  Sao mọi người biết từ chiều qua mà không báo tin cho em ngay, em trông biết chừng nào?
-   Lỗi thì phải là chị Oanh, chị ấy thông báo cho anh mà chưa thông báo ngay cho em. Nhưng kết quả là vậy,quá sung sướng rồi ! bõ cái công cô vất vả lo lắng bao lâu nay.
-   Thế rồi bây giờ sao? Mình còn phải làm gì ?
-   Họ hẹn ngày 27 / 7 tới sẽ mời gia đình đến Viện làm lễ trao Giấy chứng nhận kết quả giám định ADN …
Không còn nói thêm được gì nữa, gục trên mặt bàn,Diệu nhắm mắt lấy lại bình tĩnh vì thông tin kết quả AND chính là anh Nhuận làm máu trong tim Diệu chảy dồn nhanh hơn, mạch mạnh hơn, không tốt cho sức khỏe của người tim yếu vì sự qúa xúc động mà từ nãy giờ,bất ngờ nên chưa kịp kiềm chế…
*  *  *
Theo giấy báo tử, tra lịch Thế kỷ,ngày giỗ anh vào cuối tháng 7 âm lịch. Trước ngày đó, gia đình đã tổ chức vào lại Huyện Thăng Bình xin được đón anh về an nghỉ tại quê nhà.
Ùy ban Nhân dân Thị trấn Phùng đã tổ chức đón anh và làm Lễ truy điệu liệt sĩ Nguyễn Đức Nhuận rất long trọng, (có ghi VCD). từ đấy anh đã an nghỉ tại Nghĩa trang Liệt sĩ của Huyện, thật ấm áp bên cạnh anh là những đồng đội, đồng hương, có gia đình con cháu thăm nom hương khói …mát lòng cả dòng họ.
Riêng Diệu, vui lắm vì đã có lời đáp với Cha mẹ mình, Cha mẹ anh Nhuận, Ở nơi chín suối chắc các cụ đang mỉm cười mãn nguyện . /.
Nguyễn Tùng bách
30 / 4 / 2011