(Bài trênTrần Nhương com 15/2/2011).
“Lò sinh quan,nôi sinh sĩ tử” là thương hiệu của làng “Bích La Đông” (nay thuộc xã Triệu Đông,huyện Triệu Phong,tỉnh Quảng Trị) đã hình thành và lưu truyền qua nhiều thế kỷ.Sách “Ô châu cận luc” của Dương Văn An,(thế kỷ 16) đã có nhận xét “Hoa La (tên cũ của làng Bích La) nổi tiếng văn chương”.Bích La Đông có khu miếu thờ xây dựng từ những năm đầu triều Nguyễn vẫn đươc gìn giữ nguyên vẹn cho đến nay.Trên cổng vào khu miếu có dòng chữ:”Sơn thủy Bích La tân”(non nước Bích La) và 2 câu đối :”Địa chung linh khí truyền thiên cổ;Thế xuất anh tài diễn ức niên”(Đất anh linh có từ nghìn xưa;Đời sinh hào kiệt thời nào cũng có).Thương hiệu “nôi sinh sĩ tử” của Bích La Đông không phải ngẫu nhiên,ngày một ngày hai mà có1Ấy thế mà gần đây trên Trânnhuong com ngày 15/2/2011 có đăng bài “Có làng tiến sĩ Bích La Đông không hay người đời mặc áo gấm cho lịch sử!”của tác giả Khải Mông đưa ra nhiều “bằng chứng” để kết luận truyền thống hiếu học,có nhiều người thành đạt của Bích La Đông chỉ là chuyện huyền hoăc không có thật,”người đời mắc áo gấm cho lịch sử”!Trong phạm vi bài viết xin nêu một số ý kiến về một số cái gọi là “bằng chứng” của Khải Mông viết về Bích La Đông.
1- Trước hết nói về 2 tiến sĩ đầu tiên của Bích La Đông là Lê Cảnh Diệu và Lê Cảnh Phiến đã được dân làng lập miếu thờ Khải Mông hoài nghi vì không tìm thấy trong danh sách “các nhà khoa bảng Việt nam”!Được biết năm 1484 vua Lê Thánh Tông cho dựng bia khắc tên số người đổ tiến sĩ từ khoa thi 1442 trở về sau.Làng Bích La Đông được thành lập năm 1527 do quan Chánh chưởng trung tể họ Lê quê gốc ở làng Mỹ Đức,huyện Cẩm Xuyên,tỉnh Hà tỉnh thuôc đời vua Lê Chiêu Tông (1522-1527) từ Bắc vào Nam khai phá đất đai thành lập làng.Đầu triều Nguyễn dân làng Bích La Đông lập khu có 11 ngôi miếu thờ 11 vị thần thuốc ba lĩnh vực THIÊN-ĐỊA-NHÂN như Thần Hoàng,Thần Sấm(Thiên),Thần Nông,Thần Dân An Vật Lợi(Địa) riêng Nhân có ba miếu thờ:-ngài Doãn Lộc hầu(tức quan Chánh chưởng Trung Tể họ Lê vị “khai khẩn tôn thần”.-Tiến sĩ Cảnh Phiến bá Linh hựu tôn thần-Tiến sĩ Cảnh Diệu bá Diệu ứng tôn thần.Đẫ là “thần” tất nhiên phải có thần phả,không ai tự tôn là “thần”,hai tiến sĩ Lê Cảnh Phiến và Lê Cảnh Diệu từ đời nhà Lê đã được dân làng lập miếu thờ thần..Đây cũng là chuyện hiếm có trong truyền thống hiếu học của dân tộc Việt nam.Phản bác 2 vị tôn thần Lê Cảnh Phiến,Lê Cảnh Diệu,Khải Mông đã không những xâm phạm nơi tôn nghiêm của một làng cổ,hơn nữa chỉ với các vị khoa bảng triều Nguyễn chưa xa xôi gì như trường hợp với tiến sĩ Lê Bá Thoại dưới đây Khải Mông còn “có nói không” thì người đọc hoàn toàn có lý do để nghi ngờ tính chính xác của tác giả khi đề cập đến các tiến sĩ từ thê kỷ 15!.
2- Trong danh sách các tiến sĩ quê Bích La Đông có tên tiến sĩ Lê Bá Thoại từng giữ chức tham tri Bộ Hình(cuối đời được thăng Thượng thư).Khải Mông nêu ý kiến nhận xét:”tham tri là chức quan to,tương đương Thứ trưởng thường trực hiện nay,lại đổ Tiến sĩ-tuy có không rõ ràng vào năm nào triều Nguyễn,nhưng trong “các nhà khoa bảng Việt nam” cũng không có tên? Sao trước khi hạ bút nhận xét như trên,Khải Mông không gặp một vài người quê Bích La Đông để cho rõ?Bất cứ người Bích La Đông nào cũng biết Lê Bá Thoại từng ứng thí với tên Lê Thụy.Theo”Quốc triều khoa bảng lục” của Cao Xuân Dục trong bảng thi Hội khoa Ất Hợi Tự Đức 28,danh sách đổ Đệ tam giáp Đồng tiến sĩ xuất thân,hàng thứ 6 có tên Lê Thụy tức Lê Bà Thoại.
3- Trường hợp thứ ba là về Lê Đăng Doanh,một đại thần có “công dạy bốn đời vua”quê Bích La Đông.Về nhân vật này Khải Mông viết:”Xin bàn tiếp đến “ông Lê Đăng Doanh,tự là Lê Văn Doanh,ngừoi Bích La làm quan dưới thời Gia Long là người văn võ song toàn,đã từng được thăng Hiệp biện đại học sĩ dưới triều Thiệu Trị(1841).Ông Lê Đăng Doanh lại có công “dạy bốn đời vua”…một quan đại thần sống từ đời vua Gia Long dạy bốn đời vua sau đó là chuyện không thể xảy ra(tôi gạch dưới-TDT).Vì nếu tính 4 đời vua từ Gia Long,Minh Mạng Thiệu Trị đến đời Tự Đức là trên 80 năm?”Việc Lê Đăng Doanh phục vụ 4 đời vua là việc có thật.Các sách Đại nam thực lục chính biên,Đại nam thực lục chính biên liệt truyện có nhiều trang nói về công trạng của đại thần Lê Đăng Doanh phục vụ dưới các triều vua Gia Long,Minh Mạng,Thiệu Trị,Tự Đức.Dẫn chứng:Đại nam chính biên liệt truyện,quyển thứ 16 “Truyện các quan” có đoạn viết về Lê Đăng Doanh:”Thiệu Trị năm thứ nhất(1841)thự hiệp biên đại học sĩ lĩnh Thượng thư bộ Lại kiêm sung chức sư bảo của hoàng tử,hoàng đệ.Vua dụ rằng:Người này kiêm lĩnh chức sư bảo,nên dạy dỗ rèn đúc thế nào khiến cho đều nên tài đức để xứng ý sủa Trẫm bắt buộc cho thành hiệu”.Ông mất năm 1848 Tự Đức năm thư nhất.Khi ông mất vua Tự Đức đã ban Dụ:”Chuẩn cho truy tặng chức Thái sư,hàm Văn Minh điện đại học sĩ,cho tên thụy là Văn Nhã,chiếu phẩm cấp tiền tuất…sai quan đến tế,ban cho rượu.Lê Đăng Doanh làm quan trãi 4 triều,tuổi cao đức thịnh,từng sung chức dạy vua học,giúp ích rất nhiều,cho nên vua ưu đãi”(Đại nam thực lục Nxb Khoa học Hà Nội 1973 tập 27 trang 291).Sự thật lịch sử là như thế.Khải Mông lại cho là chuyện “không có thể”(?) dựa theo cách tính toán là từ đầu triều Gia Long(1802) đến cuối triều Tự Đức(1883) là 80 năm!Viết về nhân vật lịch sử như Khải Mông là theo kiểu “bới lông tìm vết”.Khải Mông tự nhận là chưa biết Lê Đăng Doanh mất vào năm nào sao có thể khẳng định ông phục vụ từ đầu triều Gia Long đến cuối triều Tự Đức là 80 năm để rồi đưa ra nhận xét là “không có thể”nói cách khác là chuyện huyền hoặc,nhảm nhí! Sự thât Lê Đăng Doanh mất vào năm 1848 Tự Đức 1.Nếu tính từ năm phục vụ đầu triều Gia Long(1802) đến lúc mất vào năm 1848,Lê Đăng Doanh có 46 năm phục vụ 4 triều vua đầu nhà Nguyễn.Chẳng lẽ đây là con số nhảm nhí,”không có thể”?Một đại thần phục vụ 4 triều vua cũng chưa phải là con số hiếm có.Ngay tiếp theo Lê Đăng Doanh,cũng ở Bích La Đông còn có phó bảng Lê Trinh ra làm quan dưới triều Tự Đức,mất lúc còn đương chức Phụ chinh đại thần,Thượng thư bộ Lễ dưới triều Duy Tân,được vua Duy Tân ca ngợi “ngũ triều danh túc,nhất đại biểu nghi”(năm triều nức tiếng,khuôn mẩu cho đời).
4- Trong danh sách khoa bảng quê Bích La Đông có tên phó bảng Lê Trinh.Khải Mông lục tìm trong “các nhà khoa bảng Việt nam”(Ngô Đức Thọ chủ biên-Nxb Văn học 2006) thấy không có tên Lê Trinh ở Bích La Đông mà chỉ có Lê Cảnh Trinh quê Cẩm Giàng,Hải Dương đổ tiến sĩ năm Tông Đức thứ 15(1484) để nói có sự nhầm lẫn cả về địa phương lẫn thời gian giữa thế kỳ 15 thuộc triều Lê và thế kỷ 19 thuộc triều Nguyễn,giữa Bích La Đông(Quảng Trị)và Cẩm Giàng(Hải Dương)?Sự thật không như Khải Mông nhận định.Ỏ Bích La Đông có Lê Cảnh Trinh sinh năm 1850,con ông Lê Cảnh Chính,một đại thần dưới triều Minh Mạng,học giỏi từ nhỏ,năm 20 tuổi dự thi Hương khoa thi năm Canh Ngọ,Tự Đức 23(1780) với danh số Lê Đăng Lĩnh đổ cử nhân giải nguyên.Đến năm 25 tuổi dổi tên Lê Đăng Trinh dự thi Hội đổ phó bảng khoa Ất Hợi.Tự Đức 28(1875).Theo “Quốc triều khoa bảng lục”của Cao Xuân Dục khoa thi Hội năm Ất Hợi có tên Lê Thụy(tức Lê Bá Thoại) đổ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân (hàng thứ 6),Lê Đăng Trinh đổ phó bảng(tên đứng đầu hàng).Cùng năm đổ phó bảng,Lê Đăng Trinh bắt đầu bước vào quan trường dưới triều vua Tự Đức với tên Lê Trinh.Đến triều Thành Thái-Duy Tân,Lê Trinh đã là Phụ chính đại thần,Thượng thư bộ Lễ.Ông mất năm 1909.Từ đó cho đến cuối thế kỷ 20 không còn mấy ai nhắc nhở đến thân thế sự nghiệp Lê Trinh.Cho đến những năm đầu thế kỷ 21 nhờ có sự phát hiện nhiều tư liệu lịch sử bằng chữ Hán có niên đại Thành Thái-Duy Tân trong tàng thư lưu trữ thuộc Lê gia ngót 100 năm sau ngày phó bảng Lê Trinh qua đời chưa từng được khai thác.Đây là bằng chứng lịch sử cho thấy Phụ chính đại thần Lê Trinh là người có tiếng nói quyết định tôn hoàng tử Vĩnh San lên ngôi với niên hiệu Duy Tân trong trường hợp cả người Pháp và Nam triều bế tắc trong việc chọn người kế vị vua Thành Thái bị Pháp phế truất năm 1907và Lê Trinh cũng là đại thần được vua Duy Tân đặc biệt sủng ái.Cũng đầu năm 2000 bà Lê Thị Kinh(Phan Thị Minh)cháu ngoại cụ Phan Chu Trinh phát hiện một bằng chứng lịch sử gây chấn động về việc hai Phụ chính đại thần Lê Trinh,Cao Xuân Dục đã giải cứu cho Phan Chu Trinh thoát tội “trảm quyết”(chém ngay) lúc Phan tiên sinh bị Pháp bắt năm 1908 và bị buôc tội “kích động dân nổi loạn chống Chính phủ Bảo hộ”.Cũng từ đầu những năm 2000 thân thế sự nghiệp của Lê Trinh được nhiều nhà nghiên cứu giới thiệu trên các diến đàn công luận có uy tín:Tạp chí Huế Xưa và Nay,T/c Xưa và Nay,T/c Nghiên cứu Lịch sử,báo Quảng Trị…Năm 2006 Nxb Thuận Hóa ấn hành cuốn “Bích Phong di thảo” giới thiệu tiểu sử Lê Trinh và toàn bộ di cảo thơ,câu đối của Bích Phong(bút hiệu của Lê Trinh).Năm 2009 nhân kỷ niệm 100 năm ngày mất của Lê Trinh,Hội Di sản văn hóa tỉnh Quảng Trị cùng gia tôc Lê Trinh đồng tổ chức cuộc Hội thảo về thân thế sụ nghiệp phó bảng,Thượng thư Lê Trinh thu hút nhiều nhà sủ học,nhà nghiên cứu có tên tuổi ở Hà Nội,Huế,Quảng Trị dự và đọc tham luận nhất trí nhận định với tài,đức và những cống hiến cho lịch sử quê hương đất nước,phó bảng,Thượng thư Lê Trinh xứng đáng được tôn vinh là danh nhân lich sử .Tiểu sử của Lê Trinh cũng đã được giới thiệu trên những từ điển điện tử danh nhân thế giới:Wikipédia,Vinhanonline…Việc phát hiện danh nhân lịch sử Lê Trinh càng làm chói sáng thương hiêu “nôi sinh sĩ tử” của làng cổ Bích La Đông.Người xưa có câu”biết thì nói biết,không biết thì nói không biết,như thế là biết vậy”.Khải Mông nhiều chuyện chưa biết mà nói biết,lại lên giọng dạy đời quả là một người cầm bút “coi trời bằng vung”./.
Hà Nội tháng 6/2011
Trúc Diệp Thanh