Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

LOẠN GAME SHOW LÀM HỎNG THỊ HIẾU NGƯỜI XEM

Nhà văn Nguyễn Hiếu
Chủ nhật ngày 7 tháng 1 năm 2018 11:16 AM







 

Sự gia tăng đến mức lo ngại

Có lẽ chưa bao giờ geam show (GS) trên truyền hình lại bùng nổ theo chiều hướng đáng ngại như hiện nay. Từ các kênh của Đài Tuyền hình VN đến các Đài địa phương các chương trình DS đều chật cứng trong tư thế cưỡng chế người xem.

Công bằng mà nói thì việc có mặt các GS trên truyền hình nếu như có những GS tốt và được xử dụng đúng theo liều lượng thích hợp cũng ít nhiều mang lại sự giải trí cũng như kiến thức cho khán giả. Giai đoạn đầu khi mới xuất hiện hai GS được người xem mong đợi là gặp nhau cuối tuần- Đài THTW- sau biến tầu thành gặp nhau cuối năm với sự biên tập kĩ càng kịch bản cùng dàn diễn viên xuất sắc hay đuổi hình bắt chữ- Đài PT-TH Hà Nội- dưới sự dẫn dắt thông mình của NSƯT Xuân Bắc đã mang lại nhiều điều bổ ích...Thật đáng tiếc hệ thống Đài Truyền hình nước ta lại đang trên đà lạm phát GS một cách đáng báo động. Hai tiêu chí giải trí và kiến thức trong GS đã không còn được tôn trọng. Mà gần hết các GS hiện nay chỉ thuần túy kinh doanh thông qua quảng cáo cùng phương tiện gây cười với thẩm mỹ quá thấp.

Ngoài các kênh Đài THTƯ đã có hàng chục GS thì các Đài TH địa phương cũng ngày càng ráo riết lao vào mở ra các GS. Có đài TH địa phương như Đài THVL theo tôi biết chỉ có hai kênh chính, nhưng riêng THVL1 đã kín mít giờ phát sóng với 27 GS. Hầu hết các đài TH đều thi nhau đưa GS lên sóng như một biểu hiện của thương hiệu bản đài.

Nhưng điều đáng nói ở đây là GS nội địa do các Đài tự sáng tạo ra hầu như không có mà có đến 99% GS là nhập khẩu từ nước ngoài với giá nhập khẩu bản quyền lên đến hàng triệu đô. Trang báo mạng c21media.net khẳng định trong khu vực châu Á, Việt Nam là quốc gia nhập nhiều, nhập nhanh nhất các loại GS. Ngay cả những GS của nước sản xuất đang hình thành mới ở dạng foma chưa áp dụng ở nước họ cũng được một đài TH nào đó của Việt Nam mua.

Đứng về mặt nội dung các GS trên TH hiện nay thì thấy rõ một hiện tượng bao phủ toàn bộ các GSphát trên truyền hình là những trò chơi và gây cườinhạt nhẽo ,thậm chí nhảm nhí. Không ít GS các đều rập khuôn, biến đổi tựa tựa nhau. Trong lĩnh vực ca nhạc thì sao mai điểm hẹntương đối có giá trịlà giọng hát việt, gương mặt thân quen,rồi gương mặt thân quen nhí, thần tượng âm nhạc nhí...Khi dòng nhạc bolero do nhiều nguyên nhân trở lại thì cũng làm bung ra đến lạm phát các GS về thể tài này như ,So lo cùng Bo le ro, hát vui vui hát,...Các lĩnh vực khác thì hết căn hộ trong mơ, giải mã cơ thể , hết cặp đôi hoàn hảo lại đến Biến hóa hoàn hảo...Hình thức của CS đều có kết cầu hao hao nhau. Các thì sinh thi thố trước một ban giám khảo được chọn lực một cách tùy tiện không theo một tiêu chí nào về chuyên môn về các lĩnh vực của GS.

Nguyên nhân sự lạm phát Game Show?

Theo tôi nguyên nhân chính là nhà nước ta hay nói cụ thể hơn là Bộ Thông tin- truyền thông chưa quy hoạch hệ thống đài TH nước ta. Toàn quốc hiện này có 63 tỉnh thành thì theo cơ cấu mỗi tỉnh có một Đài PT-TH cộng thêm một sổ kênh khác của một vài tờ báo lớn như của TTX, VOV, báo Nhân dân, TH Cáp...so đi đếm lại lên đến gần 100 đài TH ,với bình quân hơn bù kém mỗi đài 2 kênh thì hệ thống TH nước ta đã có cỡ 200 kênh phát sóng một ngày.

Nhìn qua vào chương trình phát sóng của Đài PT-TH tỉnh có lẽ chỉ trừ một số đài PT-TH các tỉnh lớn đếm trên đầu ngón tay như Đài PT-TH Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng ..có thể tạo dựng được chương trình độc lập để phủ hết sóng một ngày.Còn hầu hết các đài với thời lượng cho là bình quân 6 giờ phát sóng thì có ít nhất 45 phút tiếp sóng đài THVN , tin địa phương mỗi ngày do chính Đài địa phương sản xuất nhiều nhất là 30 phút. Vậy là với một đài phát sống ít giờ nhất còn lại 4 tiếng rưỡi, đài phát nhiều còn lại trên 10 giờ có thể trống sóng. Để lấp kín thời lượng lớn như vậy thì hầu hết các đài TH địa phương nhất là các địa phương xa xôi chỉ biết phát phim Trung Quốc, Hàn Quốc...Và lao vào khai thác các chương trình GS để ngoài sự lấp chỗ trống còn khai thác tiền quảng cáo. Trong khi đó để nuôi sống, phát triển các Đài vẫn trông vào ngân sách tạo ra sự lãng phí lớn.

Nên chăng đã đến lúc Bộ Thông tin- Truyền thông cần nghiên cứu cơ cấu lại hệ thống đài TH để thay vì để đài TH cấp tỉnhnhư hiện nay thành các Đài TH khu vực bao gồm các tỉnh cận kề. Đây cũng chính là biện pháp cơ bản để các GS không phát triển bừa bãi như iện nay.

Hệ lụy của sự gia tăng chóng mặt các Game Show hiện nay

Đứng về mặt kinh tế sự gia tăng của các GS trên truyền hinh hiện nay là tình trạng ném tiền qua cửa sổ. Vì nhiều lý do chúng ta chưa sản xuất được GS trên truyền hình nên phải bỏ tiền mua với giá không hề rẻ chút nào. Mua về thì phải tính chuyện hoàn vốn và lãi từ GS đó.Vì vậy tình trạng gia tăng quảng cáo bằng bất kì giá nào đã xuất hiện kể cả các quảng cáo thổi phồng,phóng đại,hay quảng cáo chỉ để quảng cáo.

Nhưng hệ lụy về sự thiệt hại về kinh tế cũng đáng lo nhưng không đáng lo bằng tác động của các GS vào tâm lý, thị hiếu các tầng lớp khán giả nhất là khán giả trẻ. Hầu hết các GS đều do nước ngoài sản xuất. Ở nước họ có thể phù hợp nhưng vào nước ta có thể không ổn. Tôi chỉ đơn cử GS “ơn trời cậu đây rồi”. Với mấy buổi đầu khán giả còn tạm chấp nhậnsự ứng khẩu nhanh nhẹn hợp lý và có văn hóa của những diễn viên. Càng về sau thì do thể lệ của cuộc chơi không có kịch bản soạn trước, lại thêm những người chơi ít năng lực ứng khẩu mà lại thừa sự biến báo trí trá, coi thường khán giả kiểu như diễn viên Trần Thành...đã để lọt lên sóng nhiều câu thoại thô thiển gây ra tiếng cười cơ giới theo tâm lý đám đông một cách vô bổ.

Điều nữa: Do phải chạy theo thể thức GS nào cũng cần ban giám khảo. Nên thật đáng buồn ngoài một Xuân Bắc tài hoa, kiến thức tốt, một Mỹ Linh mực thước biết điều tiết ..thì khá đông thành viên được các đài TH mời tham gia giám khảo theo kiểu bòn gio đãi sạn chọn ra những ban giám khảo mà khá nhiều vị có trình độ chuyên môn giời ơi kiểu như mấy ca sĩ thương mại đã hết thời, tay ngang như Phương Dung, Đàm Vĩnh Hưng, Phương Thanh...với những lời nhận xét chẳng những sáo mòn , rập khuôn, vô trách nhiệm, tác động xấu đến tri thức,thị hiếu của thí sinh nhỏ tuổi mà còn tạo ra ảnh hưởng xấu về thẩm mỹ cho khán giả kiểu như ” Giọng hát em thật có hồn”,”giọng hát của con thật dầy”.’Giọng quá hay,quá triển vọng”,”chạm đến trái tim” vv và vv

Ngoài những hệ lụy trên không ít GS bằng những phần thưởng bằng tiền, vật chất nhất là các GS dành cho trẻ em đã khiến cho không ít khán giả trẻ nhỏ bị lệch lạc suy nghĩ vốn ngây thơ của trẻ. Bên cạnh đó sự ưu ái giờ phát sóng GS cũng ít nhiều tạo ra sự cạnh tranh thiếu lành mạnh đối với các buổi biểu diễn nghệ thuật chân chính như kịch,phim tại các rạp ....

Nhà văn Nguyễn Hiếu