Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

CHIẾN ĐẤU

Abs literatures
Thứ sáu ngày 27 tháng 1 năm 2017 3:13 PM






--kính gửi B--

Chiến đấu cả đời để đến giờ muốn chút nghỉ ngơi. Nhà văn kháng chiến còn viết nhưng chỉ hàn thuyên về quá khứ. Hiện tại giờ đây không khốc liệt mùi bom đạn, họ không thích. Họ muốn nó phải cháy, phải nổ như thế nào đó. Muốn cháy thì phải có cái gì đó cháy chứ, phải có ai đó châm đốt nó chứ. Họ không hiểu hiện tại này vì thế cũng không biết tìm nơi nào để khơi nguồn chiến đấu, để khởi cháy. càng nhìn ra hiện tại càng nản, đêm nản, ngày nản và tất yếu họ chỉ còn mơ về quá khứ để an ủi tinh thần, nhưng rồi quá khứ cứ mệt mỏi dần trong hiện tại, nó rồi cũng nản, cũng cạn kiệt theo họ. chiến tranh làm chúng ta chai sạn trước bao xác chết, hòa bình và đổi mới nhìn bao lòng người xuống cấp cũng chai sạn tức là nhìn nhiều rồi cũng chẳng còn gai mắt nữa. ngày xưa ta chiến đấu để sống, bây giờ ta sống không chiến đấu và đang chết đi. hiện tại này đang ru ngủ họ một cách có “toan tính” (xin đặt trọng tâm vào từ này). không thể giữ quá khứ theo kiểu đó được, cũng không dùng quá khứ để đè lên hiện tại. hiện tại là nó – là dị tật đau đớn. chúng ta không từ bỏ quá khứ, không dùng quá khứ để đo đạc. vì thế hãy chiến đấu cho hiện tại và để làm được điều này thì ít nhiều những gương mặt đắm đuối quá khứ hãy rời những trang sử ra, sộc thẳng vào dị tật này, khởi dậy những đề tài từ lâu đã mòn mỏi, khơi dậy phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa. Chia chiến trường hiện tại này ra làm hai nửa đen-trắng. bằng cách kiên quyết từ chối cách giải thích mông lung trung tính. Gạt bỏ tật gốc những khái niệm mơ hồ trong lý thuyết, gạt bỏ những đề tài dẫn tới những kết luận không thể đo đạc đúng sai. Ngày tiếp tục đi, quá khứ cũng không yên ổn cố định trong lịch sử và nó lại càng không phải nơi ta gửi gắm xương hồn mình. Quá khứ bị hiện tại này đánh giá, đúng hơn lúc này nó đang bị đày đọa, ý nghĩa của nó bị quy chiếu vào hệ thước đo của hiện tại, thế thì để giữ quá khứ thì ta phải giữ hiện tại và cụ thể là giữ cái thước đo và hệ quy chiếu xã hội chủ nghĩa mà ta vẫn chiến đấu. các nhà văn kháng chiến đang bị các giải thưởng ru ngủ một cách có “phương pháp”. Đề tài bị ru ngủ, hệ giá trị bị ru ngủ, phương pháp hiện thực bị ru ngủ, lý thuyết bị ru ngủ. trong tác phẩm họ cứ mơ mơ chỉ ra vài điểm đáng nhìn nhưng thỉnh thoảng quên không phê phán, và càng không đưa sự phê phán đó thành lý luận. vì thế xin hãy tỉnh giấc. chiến đấu cho quá khứ là chiến đấu cho hiện tại, đừng khước từ hiện tại bằng quá khứ vì ta không thể làm điều đó được, hiện tại này không nghe theo phương pháp đó. Không cần mông lung nhiều nhiệm vụ bây giờ là xé toang cái áo giả dối của hiện tại dị tật này ra để nó hiện hình những tật sẹo ngang dọc, để đo đạc, chỉ có như thế ta mới có cái để phê phán và sau đó là có phương pháp đưa nó về với tính người để xoa dịu và chữa trị cho nó. Công việc này sẽ làm chúng ta đau đớn, nhưng hãy cảm nhận sự đau đớn đó lan trong cơ thể một cách có phương pháp, sau đó là có đam mê ,có niềm tin, có bản lĩnh và có cả sự chân thành.

Một năm vài đầu sách, in cũng được không in cũng chẳng sao. Ai đọc? gửi cho bạn bè à?. Và văn học tức là tác động vào hiện thực. Viết văn đâu để kiếm tiền, những thứ văn hướng vào thị trường là thứ văn vất đi. Vì sao? Về mặt kinh tế thì có thể thấy đó là toan tính của những kẻ kinh doanh văn hóa, tức là chúng dùng thị trường để đo đạc giá trị của một tác phẩm, tức là tiền là thước đo (Vớ vẩn). bây giờ Cách thức tương tác giữa tác giả và người đọc đã khác xưa. chúng mở rộng hơn nhiều. thế tại sao các nhà văn lại chúi đầu vào quá khứ, chúi đầu vào sách giấy. Để hiểu và viết về hiện tại này hãy lên mạng để tương tác với cộng đồng bạn đọc và quốc tế. hãy để hiện tại đánh giá một cách trực tiếp, đa chiều. hãy chiến đấu cho hiện tại. hãy cầm bút để chống lại sự xâm thực những giá trị vô nhân tính đang đe dọa hệ giá trị cốt lõi của con người của chế độ XHCN.

Vậy phương pháp hiện thực xhcn là như thế nào? Trong chủ nghĩa tự nhiên nhà văn chỉ mài dũa khả năng miêu tả để làm sao cho nó giống thật nhất tức là nếu anh miêu tả một con ngựa thì đó chính là con ngựa đó chứ không lẫn với con ngựa nào khác. trong chủ nghĩa hiện thực phê phán thì không chỉ miêu tả chân thực hành động của nhân vật mà còn phê phán rằng hành động của nhân vật đó là tốt hay không. nhưng có một hiện tượng là các nhà văn hiện thực phê phán thì phê phán mỗi người một ý không thống nhất, thậm chí ngược lại với nhau (mà bằng logic của phương pháp họ không hiểu tại sao lại đi đến kết luận đó). Trong thời gian thịnh hành của phương pháp hiện thực phê phán vấn đề này đã được đưa ra phân tích. Và có một cách để dung hòa bất ổn đó là nâng những kết quả phân tích thành “điển hình” tức là khi tg miêu tả môt nhân vật mà những câu văn tg đưa ra theo logic của phương pháp thì đó chính là nhân vật A nào đó xác định ở ngoài đời. nhưng trong xã hội lại có rất nhiều nhân vật rất giống anh ấy. thế thì phương pháp tiến thêm một bước nữa là “gộp” những con người ấy lại với nhau và điển hình hóa thành những tính chất chung. Và cứ thế nhà văn mở rộng không gian tìm kiếm của mình, họ sẽ dần dần đi tới những kết luận là có rất nhiều điển hình và để hiểu được hiện tượng này cũng như phải phân loại họ (phương pháp đòi hỏi phải như thế để hiểu được hiện tượng). họ dần dần đi tới khái niệm: “giai cấp”. và từ đó đột nhiên cái xã hội giả tạo u ám ngoài kia có thể chia ra được thành hai nửa “tương đối” rõ ràng: giai cấp bị trị và giai cấp thống trị. và họ tự hỏi tại sao lại có hiện tượng khốn cùng đó? Trong lịch sử nhân loại có thế không? Thế còn cái gì có thể chia ra làm hai không tức là nó có tính giai cấp hay không? Làm sao để thoát khỏi điều này? Chủ nghĩa marxit ra đời trả lời tất cả những câu hỏi đó một cách chặt chẽ về mặt lý thuyết và trong giai đoạn hình thành của mình nó đã xé toang cái mặt giả tạo của xã hội đương thời và chia nó thành hai nửa đen trắng rõ ràng để ai ai cũng thấy rằng đó chính là nguyên nhân tất cả đau khổ của hiện tại. quá trình phân biệt này còn lục lọi vào sâu trong lịch sử (chia nó thành lịch sử đấu tranh giai cấp dai dẳng), lục lọi sâu trong cấu trúc kinh tế (với bóc lột thặng dư, sau này ta biết rằng công thức tính của marx còn rất thô, ngày nay công thức này tinh vi hơn nhiều và có hẳn một dòng toán học kinh tế liên quan tạo ra để tối ưu sự bóc lột trong môi trường toàn cầu hóa phức tạp mà giai cấp “tinh hoa” cùng với con bài chính trị đang cố gắng theo đuổi triết lý: “đục nước béo cò”, tuy nhiên toán kinh tế không có lỗi mà nó bị lợi dụng nhiều hơn), quá trình lục lọi còn đi sâu vào cấu trúc văn hóa ( văn hóa của những kẻ lợi dụng chỉ biết sống bằng logic và cảm xúc của người khác và những con người chân chính có cảm xúc là trí tuệ), trong đạo đức (nhân văn và phi nhân văn), mỹ học (truyền thống và suy đồi)… họ đi tói một hiện tượng số ít bóc lột số nhiều và đó là điều không thể chấp nhận được, chủ nghĩa marxit nâng tất cả mối bận tâm đó thành nguyên tắc và nguyên tắc này được đồng thuận khắp nơi đó ta gọi đó là ý thức hệ. giờ đây phương pháp hiện thực phê phán được trang bị thêm nên tảng lý thuyết và để tối ưu hóa mọi phân tích và tác động vào xã hội ta gọi đó là sự vũ trang về mặt phương pháp. Đó cũng là cơ sở của phương pháp xhcn. Tức là khi đã giành được xã hội, chúng ta phải gạt bỏ mọi suy tư ngược dòng làm ảnh hưởng tới con đường đã chọn, và đó là con đường của xã hội văn minh loài người. thế mới có các cuộc cách mạng văn hóa để gạt bỏ những điểm đen trong lương tri xã hội. quá khứ đã cho thấy nó còn nhiều cái không ổn về mặt phương pháp thực thi, nhưng mục đính tốt đẹp của nó không thể phủ nhận. để hiểu rõ hơn thì có thể nói ngắn gọn thế này: ngày xưa nếu ai đó nói “ngược” là chính quyền không cần nghe, mà gán luôn cho nó là xấu và dùng pháp luật “cứng” để tiêu diệt. cứ ở đâu mà “bóng gió” tới sự vô đạo đức là không được. tuy nhiên phương pháp để đưa tới những nhận định mà dựa vào đó đưa ra quyết định và phương pháp thực thi quyết định còn nhiều điểm không ổn. có những cái không thể cứng rắn được. sự cứng rắn gây ra bao hoang mang và nó lây lan thậm chí đã gây tổn hại nhiều hơn. Vậy ta học được gì từ quá khứ? Thật ra những người xấu lúc đó còn dư tồn trong xã hội phần nhiều đã bị tầng lớp lợi dụng bên trên bỏ rơi. Pháp luật thực sự chính là sự giáo dục nhân cánh, tức là hãy tốt nên. Triết lý thì cũng đơn giản thôi. Bọn tởm thì coi người là vật nhiều hơn, còn người thì coi người là người nhiều hơn. Chúng ta phải đi theo phương pháp thứ hai và kiên trì giáo dục con người, giáo dục tính người cho những con người ít nhiều bị môi trường làm vật hóa, đó mới là cội nguồn của tính nhân văn, tính người. chứ không phải cứng là tiêu diệt.

Trong giai đoạn hiện thời, với các tập đoàn công nghệ, tài chính, quân sự, các tập đoàn kinh doanh sự khoái cảm, kinh doanh tội phạm, tập đoàn ăn cắp văn hóa, ăn cắp giáo dục… đang dùng con bài toàn cầu hóa để phá bỏ mọi hàng rào bảo hộ các quốc gia dân tộc hút máu nguồn dinh dưỡng của mỗi quốc gia và làm giàu 1% số người nào đó mà không rõ tại sao pháp luật quốc tế lại cho phép điều đó diễn ra. Toàn cầu hóa không có lỗi nhưng những kẻ lợi dụng nó để xâm thực và lợi dụng nhân loại là không thể chấp nhận được. chúng lợi dụng tổ chức hòa bình để phá hủy hòa bình, tổ chức chống tội phạm chiến tranh nhưng chính chúng là tội phạm chiến tranh, nhân quyền nhưng lại là bất nhân quyền. toàn cầu hóa tức là quốc tế hóa sự lợi dụng, và giả tạo, tức là toàn cầu hóa quyền phá hủy con người bằng luật pháp quốc tế vì con người. đề cao tự do nhưng thật ra chúng đang thít chặt cổ họng họ bằng việc thao túng thông tin và luật pháp. Thật ngạc nhiên là sự điên khùng này được làm ra từ 1% tầng lớp “tinh hoa” nào đó. Chúng lợi dụng người khác và lợi dụng sâu hơn bằng cách biến kẻ đó thành kẻ lợi dụng những kẻ khác. Sự phá hủy đang diễn ra khắp nơi từ trong lòng người tới ngoài môi trường và cố gắng hợp pháp hóa tất cả nó, rồi sau đó là quân sự hóa nó… chúng chẳng quan tâm tới cái gì hết, chúng bị điên và trong miệng chúng cứ lẩm bẩm một câu thần chú: “phá hủy” và “phá hủy” khoái cảm là sự “phá hủy”, “phá hủy” chính bản thân để tìm khoái cảm.

Để đối mặt với thế giới này. Phương pháp hiện thực cũng phải quốc tế hóa. Vậy phải làm thế nào? Câu trả lời thuộc về lịch sử của hiện tại. nó chưa có nhưng nó đang hình thành bằng mục đính là phá hủy luật pháp giả tạo đang bảo hộ những tập đoàn hút máu, ngăn chặn đà suy thoái tính người, xây dựng sự tôn trọng lẫn nhau cùng hướng tới một nhân loại vì trí tuệ khoa học và lương tri. phương pháp ấy vẫn cần phải xé toang cái giả tạo của hiện thực, phát lộ những dị tật của nó và chia thế giới ra làm hai rõ rệt. sau đó bằng sự giáo dục, đưa con người tiến hóa theo nhân tính. dạy dỗ những con quỷ nói tiếng người. mọi khái niệm và phương pháp đang dồn tới một khái niệm của thời đại đó là: “kết nối”. từ này phải trở thành trí tuệ và hồn hướng của mọi hành động. hãy kết nối và chiến đấu.