Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

THƠ RAXUN GAMZATỐP

Triệu Lam Châu dịch
Chủ nhật ngày 1 tháng 11 năm 2015 8:18 PM



 (Phần 4) -

Nét nổi bật nhất trong phong cách thơ Raxun Gamzatov là sự giản dị giàu chất dân gian, nhưng thấm đượm một trí tuệ thâm trầm, sâu sắc, đôi lúc có pha chút hóm hỉnh rất giàu chất dân dã của miền Đaghextan xứ núi. Nó thể hiện thành công tâm hồn mộc mạc, đôn hậu, giàu nghĩa khí của người miền núi quê ông, cùng những giá trị thăm thẳm của lịch sử và chiều sâu văn hoá của miền Đaghextan xa xôi mà gần gũi với chúng ta (Lời giới thiệu của dịch giả Triệu Lam Châu)

Nhà thơ Raxun Gamzatov (1923 – 2003), người dân tộc thiểu số Avar, nước Cộng hoà tự trị Đaghextan, thuộc Liên bang Nga. Ông được tặng danh hiệu nhà thơ nhân dân Liên Xô (1959), Nhà hoạt động xã hội, Anh hùng Lao động xã hội chủ nghĩa Liên Xô (1974). Năm 1963 Raxun Gamzatov đoạt Giải thưởng Lênin về văn học, với tập thơ Những ngôi sao trên cao. Bạn đọc Nga say mê phong cách thơ độc đáo của Raxun Gamzatov, phản ánh mảng hiện thực miền núi Đaghextan với một loạt tập thơ và trường ca đặc sắc: Mảnh đất của tôi, Tổ quốc của người sơn cước, Trái tim tôi trên núi, Bên bếp lửa, Và trò truyện cùng sao, Chuỗi hạt tháng năm, Cô sơn nữ, Cái giá cuối cùng, Trò truyện với người cha, Hãy phán xét tôi theo đạo luật của tình yêu, Hãy bảo vệ các bà mẹ, Hòn đảo của phụ nữ… Đặc biệt là hai tập văn xuôi trữ tình Đaghextan của tôi (đã được dịch sang tiếng Việt) càng thể hiện rực rỡ phong cách sáng tác độc đáo của ông.

Nét nổi bật nhất trong phong cách thơ Raxun Gamzatov là sự giản dị giàu chất dân gian, nhưng thấm đượm một trí tuệ thâm trầm, sâu sắc, đôi lúc có pha chút hóm hỉnh rất giàu chất dân dã của miền Đaghextan xứ núi. Nó thể hiện thành công tâm hồn mộc mạc, đôn hậu, giàu nghĩa khí của người miền núi quê ông, cùng những giá trị thăm thẳm của lịch sử và chiều sâu văn hoá của miền Đaghextan xa xôi mà gần gũi với chúng ta.

Thơ Raxun Gamzatov là sự giao thoa đẹp đẽ giữa hai nền văn hoá Nga và Đaghextan.

Trước kia, thơ Raxun Gamzatov là tiếng ca lạc quan, là sự suy ngẫm và trải nghiệm sâu xa về tình yêu, cuộc đời, về dân tộc, thời đại, về Tổ quốc, lịch sử, về tình đoàn kết các dân tộc xây dựng cuộc sống mới trong Liên bang Xô Viết.

Sau khi Liên bang Xô Viết sụp đổ năm 1991, một nhà thơ giàu ý thức công dân như Raxun Gamzatov, hẳn ông cảm thấy đau đớn vô cùng. Chính vì vậy thơ của ông sáng tác thời kỳ sau này nhuốm một nỗi buồn thế sự rất sâu xa. Mỗi vần thơ của ông chính là máu thịt của ông giữa cuộc đời này.

Thơ Raxun Gamzatov đã được dịch sang nhiều ngôn ngữ trên thế giới.

Đồng cảm với tâm hồn Raxun Gamzatov, tôi chọn dịch những vần thơ tứ tuyệt của ông từ tiếng Nga ra tiếng Việt và tiếng Tày - Rồi tập hợp thành tập “Cây tiêu huyền nghe mưa”.

Nhân kỷ niệm tròn mười hai năm ngày mất 3/11/2003 – 3/11/2015) của nhà thơ Raxun Gamzatov, chúng tôi xin gửi tới bạn đọc yêu quý, phần bốn của bản thảo tập thơ dịch “Cây tiêu huyền nghe mưa”.

Nhà thơ Raxun Gamzatov

Triệu Lam Châu viết lời giới thiệu và dịch thơ từ tiếng Nga ra tiếng Việt và tiếng Tày.

81. Кто струны на пандуре рвет?
Глупцы.
Кто ссорится с женой и с горя пьет?
Глупцы.

81. Ai giật đứt dây đàn Panđur?

Những tên ngu.

Ai cãi nhau với vợ và uống rượu?

Những tên ngu.

81. Hâư t’ổc khát slai mảc châư Panđur?

Bại ò tăn.

Hâư mầu lẩu, mà gải oạ mjề

Bại ò tăn.

82. С соседями кто мирно не живет?
Глупцы.
Тогда, спрошу я,
— где же мудрецы?

82. Ai không sống thuận hòa với xóm giềng.

Những tên ngu.

Vậy thì tôi hỏi:

- Những nhà thông thái ở đâu?

82. Hâư slổng nắm ngám gần xẩư xảng.

Bại ò tăn.

P’ận lẻ hây xam nỏ:

- Bại gần slỉnh rủng d’ú hâư nò?

83. На всех, на всех в бинокль смотрели мы,
Все видели в большом увеличенье.
Теперь бинокль перевернули мы…
А где же вещи в истинном значенье?

83. Chúng ta mãi nhìn qua ống nhòm

Nên mọi thứ to lên gấp bội

Bây giờ ống nhòm quay ngược lại

Gía trị ròng, đích thực nơi đâu?

83. Boong rà lầng mủng quá chú ngòi

Nhoòng p’ận vè lăng củng luông cải khửn

Cứ này pjẳn thất chú ngòi mủng

Ăn dỉnh chăn đích mỉnh d’ú hâư lo?

84. Уходит вождь, приходит новый вождь,
Законы, заседанья, словопренья…
Земле нужны крестьяне, солнце, дождь,
А не нужны бумажные решенья.

84. Lãnh tụ cũ ra đi, sẽ có lãnh tụ mới

Những sắc lệnh, họp bàn, tranh cãi…

Đất cần có nông dân và nắng mưa

Chứ đâu cần quyết định trên giấy tờ.

84. Tải cốc cáu mừa, d’ỏ mì tải cốc mấư

Bại khoót toóc, p’joọm àn, t’ồng gải…

Tôm cấn mì gần nà oạ đét phân

Bấu tươn thâng toóc àn nưa chỉa mả.

85. Я в жизни столько выслушал речей,
Зевоту подавляя для приличья,
А в это время где-то пел ручей,
И где-то раздавалось пенье птичье.

85. Nghe lời nói nhảm biết bao lần

Tôi cố nén ngáp dài, để tỏ ra lịch sự

Trong khi ấy, một nơi nào bên suối

Nước rì rào hòa tiếng chim vui.

85. T’ỉnh gằm phuối luổn kỷ lai p’ày

Hây chẳn dải rì, sle dửc ăn t’ảo lị

Chang slăm hăn t’ỷ hâư gằn khuổi

Nặm rì roà hênh nổc nim khăn.

86. Аулам горным не нужны шоссе,
По ним ползут лишь сплетни да раздоры.
Хочу, чтобы в нетронутой красе
Стояли и молчали наши горы.

86. Bản làng không cần đâu đường nhựa

Bò trên đường – là đơm đặt, bất hòa

Tôi muốn bản làng trong vẻ đẹp nguyên sơ

Núi đứng vút, lặng im hùng vĩ.

86. Bản dẻ bấu cấn ngoòng t’àng nhựa

Dàn nưa t’àng – lẻ phuối luổn, sính căn

Hây ái bản mường chang ăn đây cốc dỉnh

Phja d’ặng d’àu, bấu cảng, slung luông.

87. Лишь экспонат — Китайская стена,
Стены Берлинской больше нет в помине.
Но ложь прочнее этих стен — она,
Всех разделяя, властвует поныне.

87. Vạn Lý trường thành - hiện vật bảo tàng

Bức tường Béclin- tuyệt nhiên không phải…

Lời nói dối mạnh hơn hai tường ấy

Nó phá tan tất cả tanh bành.

87. Pha kích xiên mường – cúa tang pao d’om

Pha khen Béclin – rọ chăn nắm dử…

Gằm phuối p’jàng rèng quá slong pha t’ỉ

Te phả pây phó phé mọi vè nò.

88. По всей земле на век, на год, на миг
Вожди из бронзы, кони, шлемы, сабли…
А я бы медный памятник воздвиг
Тому, кто крови не пролил и капли.

88. Khắp thế gian mỗi thế kỷ, mỗi năm, mỗi giờ

Tạc lãnh tụ, đội mũ giáp, cầm gươm, cưỡi ngựa chiến

Tôi cũng muốn dựng một tượng đồng

Lưu danh một kẻ không hề rơi giọt máu.

88. Khoóp tu thẻ mọi pác pi, mọi pi, mọi slì

Slíu tải cốc, thư mủ lếch, d’áng căm, khuý mạ tức

Hây tó ái tẳng nghé đeo d’ưởng t’oòng

D’om chứ ò bấu slì tốc lưởt đeng slắc đốc.

89. Река струится малым ручейком,
Она уже для сплава не годится.
В лесу деревья молятся о том,
Чтоб уцелеть и снова расплодиться.

89. Sông chảy ròng ròng như suối nhỏ

Sông này, không thả gỗ được nữa

Bao loài cây trong rừng nguyện cầu:

Để gữi trọn mình, phải sinh sôi nảy nở.

89. T’ả tẻ d’òi d’òi t’ồng khuổi sláy

Mạy, vìn sljêu nắm lây rjèo nặm đảy nò

Lai thình mạy chang đông xày mo:

Ái dửc rà, mẻn tứn nghè, buốt, p’jẻ…

90. Все речи смолкли б, споры прекратились,
Все лица бы к тебе оборотились,
Когда б, красивая, ты в этот зал вошла,
Где мы вершить пытаемся дела.

90. Cuộc tranh luận bỗng dừng, bao ngữ ngôn lặng im

Tất cả đều quay nhìn

Khi em xinh đẹp vừa xuất hiện

Nơi đàn ông đang bàn việc công.

90. Pan an lị rựt t’ừ, kỷ lai gằm rựt wặm

Thuổn thảy ngoảy mà chiêm

Slì noọng slao p’jòi rựt oóc nả

T’ỷ p’ỏ dài an việc ruổm đin hây.

91. Был нужен жест один, одно лишь слово, взгляд,
Чтоб миллионы рук брались за дело.
Теперь все машут кулаками, все кричат,
Но я не вижу никакого дела.

91. Trước đây, chỉ cần một lời gọi, một ánh nhìn

Là triệu cánh tay lao vào công việc

Giờ đây tất cả giơ nắm đấm và la hét

Thế nhưng chẳng có việc nào xong.

91. P’ửa quây, tán nhoòng gằm roọng đeo, thjeo leéc tha đeo

Lẻ tjẹo pích mừng bân thâng vjểc d’á

Cứ này thuổn thảy wổt rèng, mừng căm t’ệnh mớ

T’ọ chăn p’uồn bấu vjểc hâư p’ần công.

92. Чабан-старик и тощая отара
Под вечер возвращаются в кошару.
И я подобно чабану бреду,
Отару тощую стихов своих веду.

92. Ông gìa lùa đàn cừu còi cọc

Buổi chiều hôm lũ lượt về chuồng

Tôi như người chăn cừu lang bạt

Chăn đàn cừu thơ còi cọc của mình chăng?

92. Lạo ké tuối phấu mần d’àng héo ngánh

P’ửa p’ài đăm lượp lượp mà rườn

Hây t’ồng gần đếnh mần d’àng túng toáng

Đếnh phấu sli ki coót cúa hây chăn.

93. Ослы бывают — мимо не пропустят.
И человек бывает в свой черед:
Коль спереди зайти к нему
— укусит,
Коль сзади подойти к нему
— лягнет.

93. Người ta không cho lừa đi qua cạnh mình

Thế rồi con người ta cũng vậy:

Từ đằng trước đến với anh ta

- Anh ta cắn.

Từ đằng sau đến với anh ta

- Anh đá hậu.

93. P’ậu bấu hẩư tu lừ gàm quá xảng

Nẳm mà gần hây tó p’ận nò:

Tứ p’ạng nả thâng te

- Te khốp.

Tứ bưởng lăng thâng te

- Te tản thất.

94. Проходят годы, медленно старею,
И песни все печальней у меня.
Мои заботы выросли, как дети,
Они переросли уже меня.

94. Tôi chầm chậm già đi, tháng năm trôi

Bài ca tôi thêm nỗi buồn đời

Nhưng nỗi lo lại như đứa trẻ

Theo tháng ngày cứ lớn lên trong tôi.

94. Hây đỏi ké pây, pi bươn lây

Tèo sli hây them puồn nội t’ởi

T’ọ ăn d’au t’jẻo t’ồng lủc eng

Nhẩt wằn nhẩt cải chang slim slẩy.

95. Поэты из Сахары побывали
В моих горах. Я принял их, как мог.
Они качали скорбно головами:
«А где у вас барханы? Где песок?»

95. Đoàn nhà thơ từ Xahara tới thăm

Tôi tiếp họ tại Đaghextan quê núi.

Rồi họ lắc đầu buồn rầu hỏi:

-Cồn cát lưỡi liềm quê anh nằm đâu?

95. Tàn slấy sli tứ Xahara mà d’ương

Hây phảng kheéc d’ú Đaghextan mường bản.

Boong te ngoẳc ngoải thua p’uồn xam

- Đon rài lịn liềm đin chài d’ú hâư nỏ?

96. Вот умер человек, и не страшны болезни,
Вот умер человек, и старость не страшна.
Не важно, что вреднее, что полезней.
И даже смерть ему уж не страшна.

96. Người chết rồi, bệnh tật không còn khủng khiếp

Người chết rồi, không sợ nữa tuổi gìa

Điều nào lợi hơn, hại hơn - nào có nghĩa gì

Khi cái chết còn không đáng sợ.

96. Gần thai d’á, bấu nhằng lao khẩy mầu

Gần thai d’á, bấu nhằng lao pi ké

Vè hâư lỷ lai, rại lai – nhằng mì lị lăng them

Slì bấu nhằng lao ăn thai nỏ.

97. Ты молод? Не печалься, постареешь.
Не любишь? Полюбить еще успеешь.
Ты глуп? Еще, быть может, помудреешь.
Ты стар? Увы! Уж не помолодеешь.

97. Bạn còn trẻ ư? Đừng buồn nhé, sẽ già

Chưa yêu ư ? Rồi sẽ kịp yêu thôi

Dại dột ư? Có thể thành thông thái

Già rồi ư ? Không trở về trẻ nữa, than ôi.

97. Pằng d’ạu nhằng ón lỏ? D’á p’uồn nơ, d’ỏ ké

Dằng đjếp hâư? D’ỏ lẩp đjếp thâng slì

Bẩư bả lỏ? Mì bảt p’ần lạo rủng

Ké d’á lơ? Bấu ón t’jẻo, rối nò.

98. Приходит смерть, сулит мне райский сад,
Нашептывает в уши, точно сводня.
Я говорю: пусть лучше будет ад,
Но только чтобы завтра, не сегодня.

98. Cái chết đến, Thiên đường bèn hẹn gặp

Như bà mai, rót lời vào tai tôi.

Nhưng tôi nói: Tôi muốn đi địa ngục

Chỉ có điều: Không phải nay, mà là mai.

98. Ăn thai thâng, Mường Va d’ản rổp

T’ồng mẻ tâu, phuối wan d’ít xu hây.

T’ọ hây phuối: Rà pây chắp đin chăn lẩc

P’ửa p’jủc lừ, nắm dử cứ này.

99. Под деревом близ моря я сижу,
Под шелест волн и листьев я пишу.
Кто ж автор песни, как решить не споря —
Иль я, поэт, иль дерево, иль море?

99. Tôi ngồi dưới bóng cây bên biển

Rồi viết trong tiếng lá sóng rì rào

Ai là tác giả bài ca ? Xin nghĩ thử

Nhà thơ hay bóng lá, biển xao ?

99. Hây nẳng cốc mạy khăm xảng pế

Slể chang tiểng voòng bâư rì roà

Hâư d’ảo oóc tèo sli? Xo ngậy slứ

Slấy sli rụ bâư khẳm, voòng wây?

100. Чем хочешь ты засеять это поле?
Вот прорастет, тогда увидишь сам.
Какую песню ты напишешь вскоре?
Вот напишу, тогда узнаешь сам.

100. Bạn trồng gì trên cánh đồng này?

Khi nào cây mọc lên, sẽ biết.

Bạn viết bài ca gì hôm nay?

Khi nào tôi làm xong, sẽ biết.

100. Pằng d’ạu chay vè lăng nưa t’ổng nẩy?

P’ửa hâư co tứn khửn, chắc ne.

Pằng d’ạu slể tèo sli lăng wằn nẩy?

Slì hâư hây hất thuổn d’á, chắc ne.

Triệu Lam Châu

(Nhà thơ, dịch giả, nhạc sĩ) – Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam)

Đường trời: trieulamchau@tgmail.com

Số nối: 0983 825502