Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

Lý giải cột đá tâm linh trên đỉnh núi Dạm

Nhạc sĩ Dương Đình Minh Sơn
Thứ ba ngày 1 tháng 4 năm 2014 4:23 PM

Nhạc sĩ Dương Đình Minh Sơn

Nhà nghiên cứu Dân tộc học Âm nhạc.

Bản chính.


Nhạc sĩ Dương Đình Minh Sơn. Cột Đá trên núi Dạm

Trên đỉnh núi Dạm xã Nam Sơn T.P Bắc Ninh có Cột đá rồng phượng nặng trên 50 tấn, Báo Khoa học& Đời sống số 19 (3003) ngày 12/ 2/ 2014, tr 12 tác giả Trần Hòa có bài Cột đá khổng lồ “bảo vật duy nhất” đã thu hút nhiều nhà khoa học. Những giả thuyết khác nhau được đưa ra, nhưng đến nay Cột đá kì lạ này vẫn là một bí ẩn khó lý giải nhất.

Ônng Lê Văn Nga Giám đốc Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh bật mi vê một bảo vật quý hiếm mà ông và các nhà khoa học trên khắp cả nước đang đau đầu nghiên cứu, tìm hiểu để đưa ra một lời giải hợp lí nhất. Đó chính là Cột đá khổng lồ ngự trị trên đỉnh núi Dạm, bên cạnh ngôi chùa Dạm cổ kính đất Kinh Bắc .Theo tư liệu, chùa Dạm được xây dựng vào đầu triều Lý 1097, vua LÝ đã đặt tên chùa là Cảnh Long Đồng Khánh.

Vậy, theo chúng tôi, Cột đá chùa Dạm sở dĩ bí ẩn đến nỗi các nhà khoa học khắp cả nước “đau đầu nghiên cứu, mà chưa đưa ra được một lời giải hợp lí nhất”, đó là do các nhà khoa học của ta tự tạo ra sự bí ẩn ấy. Vì họ không đi vào tìm hiểu nền văn hóa của dân tộc, lại viện dẫn lời đồn đại nào là “Cột đá ấy do Cao Biền dựng để trù yểm trên núi Dạm” hoặc là “hoa văn ở cột đá là do người thợ dân tộc Chăm khăc”.v.v.

Để tìm hiểu bản chất của Cột đá trên núi chùa Dạm, trước tiên phải loại trừ hai cứ liệu gây rắc rối này, nó như đám mây che phủ sự thật. Thứ nhất: về nhân vật Cao Biền. Theo “Truyện dân gian Hà Nội” Cao Biền trong thời kì làm Thái thú ở nước ta đóng ở thành Long Biên, y có phép phong thủy, nhìn thấy đường Rồng chạy ra Hồ Tây. Cho nên y cho đóng trụ đồng để yểm ở vị trí chùa Một Cột(1). Ngoài ra sách cũ còn ghi rằng từ châu Hoan (Thanh Hóa) trở ra trên đất ta, Cao Biền đã phát hiện 632 huyệt chính (huyệt phát đế) và 1.517 huyệt bàng (huyệt phát quan), rồi vâng lệnh vua Đường, Cao Biền đã cố công yểm những huyệt đó, hòng triệt tận gốc hiền tài của nước ta. Việc làm đó của Cao Biền hẳn đã khiến cho không ít “nho sĩ” của ta lưu tâm để ý và quyết tâm lần tìm theo dấu để triệt phá (2). Như vậy, Cao Biền cho đóng trụ đồng chìm dưới đất và không cho ai biết, chứ đâu phải tạo một cột đá sừng sững mang tính tâm linh và nghệ thuật điêu luện, nặng 50 trên tấn, để cho dân tộc ta vọng bái, chiêm ngưỡng.

Thứ hai.việc các thợ thủ công người Chăm đã chạm khắc hình Rồng phượng ở Cột đá cùa Dạm! Trong khi đó, thợ đá của người Việt Tổ tiên chúng ta từng có tay nghề điêu luyện đã ghi lại ở các di vật của nền văn hóa sông Hồng mà đỉnh cao là nền văn minh Đông Sơn. Đó là những motip hoa văn hình tròn có tiếp tuyến, đường hồi văn, hoa văn Tơ hồng (cuộn thừng), cụ thể là hoa văn trên “Thần Đồng”- Ngọc Lũ (chúng tôi đề xuất gọi là Thần Đồng chứ không gọi trống đồng theo Mã Viện) và thợ tạc hoa văn trên đá của ta cho đến nay vẫn nhìn thấy ở các vùng miềm.

Sau khi loại trừ hai cứ liệu rắc rối ấy rồi, chúng ta lần tìm vào nền văn hóa cổ truyền của dân tộc. Đó là việc tìm hiểu các cột đá: mặc dù trong nghìn năm Bác thuộc, để đồng hóa, kẻ thù đã triệt phá nền văn hóa rực rỡ của chúng ta, trong đó có các cột đá nghệ thuật biểu tượng tâm linh. Nhưng, từ khi dân tộc ta giành lại được quyền tự chủ ở thế kỉ thứ X thì ở cố đô Hoa Lư đã có những cột đá nghệ thuật khắc kinh Phật -cột kinh Lăng nghiêm cao 4m, đến cột Đá Thề trên núi Nghĩa Lĩnh và chùa Một Cột ở Hà Nội. Và, mặc dù chùa Dạm đã bị giặc Pháp đốt phá, nhưng tại nền chùa Dạm còn một Cột đá, hiện đưa về đặt tại sân Viện Bảo tàng Mỹ thuật số 64 đường Nguyễn Thái Học Hà Nội (ảnh 2).

Vì thế, với chúng tôi, khi nhìn thấy Cột đá trên núi chùa Dạm (ở Bản báo ) thì không có gì là bí ẩn, khó giải thích cả. Bởi trong tay chúng tôi đã có ảnh Cột đá dựng ở nền nhà chùa Dạm, hình dáng của hai Cột đá này gần giống nhau, trừ cái bệ hình tròn ở ảnh 2.

Tuy nhiên, để làm sáng rõ, ý nghĩa của Cột đá trên núi chùa Dạm thì không thể nói tóm tắt, ngắn gọ được, mà phải tìm hiểu vào nguồn gốc –bản chất của “Cột đá” trong nền văn hóa cổ truyền của dân tộc. Đó là nền văn hóa Nõ Nường (sinh thực khí). Chúng tôi trong đề tài nghiên cứu văn hóa cổ truyền của dân tộc đã có sách “Văn hóa Nõ Nường” Nxb Khoa học xã hội 2008 và, hoàn thiện trong sách Giải mã thế giới biểu tượng 2014-ở đây Nõ Nường là thuật ngữ của dòng lễ hội tục hèm tâm linh của dân tộc .

. .


Ảnh 2: Cột đá ở nền chùa Dạm.

Makatin cho rằng, nghệ thuật là ở chỗ lấy một nét đặc trưng tiêu biểu để phản ánh cái toàn thể (3). Vậy, với con người nét đặc trưng tiêu biểu là vật sinh thực khí còn cái toàn thể là thân hình. Do đó, vật linh biểu tượng Nõ Nường thờ cúng ở chốn tâm linh của người Việt là hinh ảnh của bậc Tổ phụ và Tổ mẫu.

Không riêng gì người Việt chúng ta mà, hầu như cả nhân loại đều tôn thờ vật linh- nơi sinh ra mòi giống. Nhưng ở phương Tây, khi đao Thiên chúa ra đời thì bỏ việc tôn thờ vật linh “sinh thực”, chuyển sang tôn thờ cây Thánh giá. Nhưng, thực chất cây Thánh giá cũng là biểu tượng của âm dương, có nguồn gốc từ linh vật “sinh thực”. Với người phương Đông thì việc tôn thờ linh vật nơi sinh thành dân tộc được đề cao.

Ở Ấn Độ đó là biểu tượng của Linga Yoni, bằng trụ đá hoa sen: khi tạc trụ đá Linga, người ta cho hoa sen leo quanh trụ. Lấy đó làm cảnh mơn man, vuốt ve thỏa thê tình dục, là cội nguồn của sáng tạo và thi ca, là đỉnh cao của vinh quang và chiến thắng (4). Phải chăng, vòng Nguyệt quế vinh quang và chiến thắng cũng từ đó mà ra, hoặc Linga Yoni hóa thân thành thần Siva ngồi tự tại, tay trái cầm Linga đặt trên đầu gối và mặt sau của thần Siva là cả trụ Linga (ảnh 3).

Ở Trung Quốc, trong Hán tự có chữ "tổ" trong tổ tiên, tổ tông, ông bà. Trong chữ tổ ( ) có chữ thả ( ). Chữ "thả" nguyên ý là chỉ bộ phận sinh thực của nam giới (tư­ợng hình). Nó tư­ợng trư­ng cho "sinh sinh bất tức" là muốn nói tử tôn con cháu bao đời cũng ở đó mà ra, liên miên bất tuyệt. Người cổ xư­a Trung Quốc sùng bái bộ phận này và đời đời kiếp kiếp cúng tế nó, cho nên đã đem chữ "thị" ( ) có nghĩa là mô phỏng đàn tế trời ( thờ cúng) ghép vào chữ "thả" biến thành chữ "tổ" ( ). Vì thế, văn hoá huyết thống và bản chất của việc sùng bái tổ tông cũng là một loại tinh thần của "sinh" (5). Nhưng hai nền văn hóa Ấn Độ và Trung Quốc không lấy đó làm bản chất của nền văn hóa, còn Việt Nam

Ảnh 3: Thần Siva.

thì lấy đó làm bản chất của nền văn hóa tư tưởng. Sách Lịch sử tư tưởng Việt Nam Tập I. tr 22 khi luận về người Việt đã ghi: “Nó nặng về các vấn đề xã hội và nhân sinh mà nhẹ về các vấn đề tự nhiên” (6). Có nghĩa nền văn hóa tư tưởng của người Việt lấy con người làm đối tượng, đặt ra thuyết Sinh học lấy nguyên khí Nõ Nường làm điểm xuất phát, biểu tượng bằng quả trứng người mẹ. Qủa trứng thụ tinh có hai đường máu, phát triển theo hai hướng, tạo thành các hình thái hoa văn về khởi nguyên vòng đời của con người. Do đó, nền văn hóa của người Việt tuân theo hằng số chẵn: 2,4,8. Nó khác nền văn hóa của phương Bắc-dân tộc Hoa Hạ, lấy vũ trụ làm đối tượng, đặt ra thuyết Ngũ hành, lấy thiên, địa, nhân làm điểm xuất phát Nên văn hóa của người Hán tuân theo hằng số lẻ: 1,3,5. (7).

Vậy nên, đặc điểm về nền văn hóa cổ truyền của người Việt là nền Văn hóa Nõ Nường- “cò”- “hĩm”. Người mới sinh ra: bé trai gọi là thằng “Cò”, bé gái gọi là cái “Hĩm”, gọi tên theo đặc điểm của sinh vật. Tên cha, mẹ của đứa bé ấy cũng gọi theo tên con là anh chị “Cò”, hoặc anh chị “Hĩm”, với cụ già 80 tuổi mà có đứa chắt con trai thì cụ được gọi là cụ chắt “Cò”. Từ quan niệm về bản chất của một nền văn hóa tư tưởng thực chất là CON NGƯỜI, cho nên vật linh biểu tượng Nõ Nường, được tôn vinh thờ cúng, đã xuất hiện từ khi dân tộc ta mới có nhận thức. Đó là đôi thỏi đá hóa thạch ở hang Động Ki Bắc Sơn Thái Nguyên (ảnh 3) và đôi “bàn nghiền” bằng đá hình ba góc ở hang Xóm Trại Hòa Bình và Quỳnh Văn Nghệ An (ảnh 4). Những hiện vật này được trưng bày tại Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam- Hà Nội. Tư tưởng của chúng biến thái thành hiện vật chiếc cuốc chim, lưỡi cày bướm được truyền nối trong sinh hoạt đời thường đương đại (ảnh 5 -6)

Ảnh 3: Đôi thỏi đá hóa thạch. Ảnh 4 : Đôi Bàn nghiền bằng đá hình ba góc.

Nguồn Bảo tàng lịch sử T.W Ảnh của cchúng tôi


Ảnh 5: Cuốc chim Ảnh 6: Lưỡi cày bướm

Ảnh của chúng tôi Nuồn của Hà Văn Tấn.

Sở dĩ trong công cụ có chiếc "cuốc chim" và lưỡi "cày bướm" là bắt nguồn từ ngôn ngữ có từ "chim" "bướm". Khi gọi bé trai: thằng "Cò" (chim) và bé gái cái "Hĩm" (bướm) vừa kể ở trên.

Đến đây, qua phần lý giải và hiện vật minh chứng, hẳn độc giả đã phần nào nhận ra ý nghĩa văn hóa tâm linh của Cột đá trên núi chùa Dạm.

Dân tộc ta, người Giao Chỉ có hai bộ tộc Việt Mường đều có chung vật tổ (totem) là chim. Đôi chim vật tổ của người Mường tên là Ây Ứa sinh ra dân tộc Mường(8), đôi chim vật tổ của người Việt tên là Uy Oa (Nữ Oa). Trong ý niệm của người Việt “oa” là cái “lỗ” của con chim cái nơi sinh ra dân tộc, do đó, người Việt đã lập biểu tượng hình Oa để tôn thờ. Ở các ngôi đình (những làng có truyền thống văn hóa), trong gian hậu cung, dưới bàn thờ có một cái giếng hình tròn có nắp đậy gọi là giếng “Oa”, như đình Tây Đằng (Sơn Tây), đình Hồng Lô (Phú Thọ), chùa Xã Đàn, đền Cây Si, đình Phú Gia (Từ Liêm Hà Nội) (9), hoặc đền Giếng trên khu di tích Đền Hùng (Phú Thọ) và đỉnh cao của việc chiêm bái tôn thờ hình “Oa”, đó là viêc tạo dáng hình hiện vật Thần Đồng -Ngọc Lũ. Những vật biểu tượng này là vật “hèm”- húy kỵ, dấu kín nội dung không cho ai biết, kể cả việc nhìn thấy cái giếng hình Oa ấy. Ý nghĩa lớn lao của hình Oa như thế, nhưng người Việt kiêng tên tục, biệt danh gọi là vật hèm. Hèm là từ khóa, kiêng dè, cấm kị húy, tiếng Thái ở Tây Bắc gọi là Căm dam: linh thiêng, huyền bí, bí hiểm. Điều không được nói động đến thánh thần. Không phải ai cũng biết. Muốn biết phải thông qua thần chú của thầy mo, tiếng quốc tế gọi là Tapu. Do sự kiêng kị tên “húy”, cho nên từ “Oa” của người Việt chỉ nằm ở chốn tâm linh, còn ngoài đời thường cũng chỉ được ấp ủ trong tâm thức, ý niệm không được nhắc đến từ Oa. Nhưng nền văn hóa của Trung Quốc không kiêng kị tên húy cho nên đã lấy nội dung hình Oa của dân tộc ta để tạo ra Sự tích Nữ Oa gánh đá vá trời, hoặc Nữ Oa lấy Phục Hy sinh ra các dân tộc trung Hoa (10).

Như vậy, vật linh nơi sinh ra loài người, ở Ấn Độ đã tạo nên biểu tượng trụ đá- hoa sen mà thành vòng Nguyệt quế vinh quang- chiến thắng và thần Siva bất tử, ở Trung Quốc đã tạo nên chữ “tổ” trong Hán tự với ý nghĩa Tổ tiên nguồn cội, còn ở Việt Nam thì tạo nên hiện vật Thần Đồng- Ngọc Lũ, trụ Đá thề trên núi Nghĩa Lĩnh, chùa Một Cột và Cột đá trên núi chùa Dạm v.v.

. Chùa Một Cột lấy biểu tượng Nõ Nường với 2 phần đối lập nhau để tạo nên biểu tượng : “vuông” trên –“tròn” dưới. Đó là một kiệt tác độc đáo, mang bản sắc của nền văn hóa Việt Nam, đặt ở kinh đô Thăng Long. Đây là một trong những ngôi chùa nổi tiếng và được nhắc đến nhiều nhất trong lịch sử Việt Nam cũng như trong giới nghiên cứu trong và ngoài nước. Do đó, năm 1962 chùa Một Cột được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng Di tích lịch sử kiến trúc cấp Quốc gia. Năm 2006 được Tổ chức Kỉ lục Việt Nam xác lập kỉ lục Việt Nam.. Đặc biệt, ngày 10 tháng 10 năm 2012, tại Faridabad- Ấn Độ, Tổ chức Kỉ lục châu Á đã xác lập cho chùa Một Cột là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất châu Á. Sự công nhận đó đã khẳng định những giá trị quý báu của ngôi chùa gần 1000 năm tuổi ở đất Thăng Long Hà Nội. Vì thế, Cột đá trên núi chùa Dạm là một kiệt tác có một không hai ở nước ta cần được công nhận là bảo vật quốc gia.

Cũng cần nói thêm, tư tưởng tôn thờ vật linh Nõ Nường được truyền nối trong tâm thức văn hóa tâm linh của dân tộc như, tạo dòng lễ hội “múa mo” để trừ đuổi tà ma, ngăn ngưa dich bnh các làng quê (11) – múa mo -tức là dùng dùi đục “phộc” vào mo nang trong phút lễ mật tắt đèn diễn trò “Linh tinh tình phộcnhư ở xã Tứ xã, Lâm Thao, Phú Thọ (ảnh 7), hoặc Làng Sơn Đồng, huyện Hoài Đức tỉnh Hà Đông cũ được miêu tả thành ca dao:

Sơn Đồng có hội múa mo

Bánh dầy bánh cuốn đem cho các làng.

Biểu tượng Nõ Nường còn tạo các vật phẩm: bánh dầy, bánh cuốn, chả nem:ông ăn chả bà ăm nem, cái dò, be rượu: ông đưa cái dò, bà thò be rượu .v.v; đồng thời, động thái múa mo còn được diễn ra trong Cung đình.Theo các sử liệu, Vua Lê Hoàn sau yến tiệc nhà vua còn xuống sân Rồng múa mo cùng với quần thần, hoặc nó diễn ra tại sân Rồng trong cung điện của triều Trần ở Thăng Long, là trong yến tiệc có người đội “mo nang” cầm “dùi đục” chỉ huy uống rượu. Hiện tượng


Ảnh 7: Lễ mật tắt đèn – múa mo..

ấy, Sử thần Ngô Sĩ Liên trong Đại Việt sử ký toàn thư đã phê rằng, đó là việc làm “thô bỉ lắm”(12). Bởi Sử thần là nhà Nho theo sách vở của Tàu, mà cụ Khổng thì ghét nhất cái “của” ấy, nhưng khốn nỗi tổ tiên cụ lại tạo ra chữ “tổ” đã nói ở trên, còn ở Ấn Độ nền văn hoá Linga Yoni đã hoá thành thần Siva (ảnh3), hoặc kinh Rig­–Vêđa lấy lá sen biểu tượng cho tử cung của người mẹ và ở Việt Nam lấy hình “Oa” tạo ra Thần Đồng-Ngọc Lũ.... Ôi! Việc nhận thức được tâm ý của bậc tiền nhân siêu phàm, thật là khó cho hậu thế. Do đó, ở Việt Nam người ta đưa Thần Đồng- Ngọc Lũ ra đánh- giã thì không nên trách, hoặc đặc biệt hơn còn cho vẽ mặt Thần Đồng- Ngọc Lũ lên mặt cồng chiêng và vẽ lên mặt trống da, để lãnh đạo đánh trống đồng “giả” khai hội, nhằm gieo vào tâm thức mọi người rằng, trống đồng là nhạc khí chứ không phải vật linh (Ấn tín (13) của thời đại Hùng Vương. Đó là việc làm của người đã từng phát hiện: trống đồng là nhạc khí- tiếng “sấm” nhà trời, sự mong mỏi của cư dân cấy lúa nước trong câu ca, Lúa xuân ngấp nghé đầu hễ lắng nghe tiếng sấm phất cờ mà lên. Nhưng một nhạc khí bằng đồng thì hợp kim phải có 17% kim loại thiếc(14), song Thần Đồng của ta kim loại chiếc chỉ có 0.5% nhưng kim loại cao đến 25% (15), kim loại chì mềm mới chảy vào điền đầy hoa văn, nhưng kim loại chì làm câm tiếng lại. Vậy, Thần Đồng không phaair là nhạc khí. Còn vùng Lưỡng Quảng họ đem Thần Đồng của người Giao Chỉ ra đánh, chứ không đến nỗi “giã” như giã gạo. Đó là họ muốn phá vật linh Ấn tín của dân tộc ta là chuyện thường tình của kẽ đối địch. Ta cũng không cần để ý!

N.S.D.Đ.M.S.

D Đ: 01628357046.

Eail: duongdinhminhson 2012@ gmail.com

Ghi chú Pgõ vào Google duongdinhminhson đẻ đọc các bài có liên về Văn hóa Nõ Nường.

Chú thích.

1. Chuyện dân gian Hà Nội Nxb Hà Nội 1975, tr 43.

2. Lê Trần Minh, Phải chăng bí ẩn về hai chữ Thăng Long bị dấu kín đến cả ngàn năm qua, Tuần báo Người Hà Nội, số 19 ngày 12/ 5/ 2006 tr2.

3.M. Makhtin, Lý luận và Thi pháp tiểu thuyết, Phạm Vĩnh Cư tuyển chọn và dịch –Trường Viết văn Nguyễn Du, 1992, tr 35.

4.Kiều Ngọc, Tập tục dân gian và ý nghĩa tượng trưng của hoa sen, Tạp chí Văn hoá Nghệ thuật số 1, 1994, tr 23-27.

5.Trần Chí Lư­ơng, Đối thoại với tiên triết về văn hoá phương Đông thế kỉ XXI, người dịch Trần Trọng Sâm, Nguyễn Thanh Diên, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 1996 tr 49.

6., Lịch sử tư tưởng Việt Nan tập I, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Triết học Nxb Khoa học xã hội Hà Nội 1993, tr 22. .

7. Dương Đình Minh Sơn, Giải mã thế giới biểu tượng đang in.

.8.Pierre Grosin, Tỉnh Mường Hòa Bình- Lê Hội dịch, Nxb Lao Động-Sở Văn hóa T.T. tỉnh Hòa Bình Hà Nội 1994 tr 15-18.

9. Nguyễn Ngọc Chương, Trầu cau Việt điện thư, Nxb Sài Gòn 1997, tr 242.

10.Dương Đình Minh Sơn, Giải mã thế giới biểu tượng đang in.

11.Dương Đình Minh Sơn, Văn hóa Nõ Nường, Nxb Khoa học xã hội Hà Nội, 2008 tr 104.

12. Đại Việt sử kí toàn thư, Nxb Văn hóa T.T 2003, t 2, tr 32.

13. H.H.E Looc—Wiosowa. The distribution of DongSon drums :somes thoughts in Peter Snoy (cd.) Ethnologie und Geshiete (Sự phân bố của trống Đông Sơn : vài suy nghĩ) Trong Perter ( chủ biên) “ Dân tộc học và lịch sử ” Wicsbaden 1983 tr 410-417..

14. Đái Chấn. Khảo công kí đồ, Nxb Thựng Hải 1956 (chữ Hán) tr 39.

15. Diệp Đình Hoa, Qua thành phần hóa học của những chiếc tronngs đồng Việt Nam, Trong Những phát hiện mới về khảo cổ học, năm 1981 tr 167