Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

10 gương mặt nhà văn tuổi Ngựa

Vũ Quốc Túy (biên soạn)
Chủ nhật ngày 19 tháng 1 năm 2014 5:36 AM


1-     Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888) tuổi Nhâm Ngọ quê Tân Khánh, Bình Dương, tỉnh Gia Định nay thuộc thành phố Hồ Chí Minh. Ông là danh sĩ cận đại, nhà thơ với các tác phẩm văn chương nổi tiếng như “Lục Vân Tiên”, “Dương Từ Hà Mậu” “ Ngư tiều Y thuật vấn đáp”…Ông là nhà nho yêu nước. Mặc dù bị mù từ năm 25 tuổi, ông vẫn dạy học và sáng tác văn chương kích động lòng yêu nước của sĩ phu và nhân dân bằng các bài văn tế vong hồn nghĩa sĩ.
2-    Trần Tế Xương (1870-1907) tuổi Canh Ngọ còn gọi là Tú Xương, quê ở Vị Xuyên, Mỹ Lộc, Nam Định nay là thành phố Nam Định. Ông học giỏi thơ hay nhưng đi thi nhiều lần chỉ đỗ tú tài. Ông là nhà thơ trào phúng nổi tiếng giau lòng yêu nước cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20. Thơ ông được nhiều người nhớ, thuộc. Ông mất khi mới 37 tuổi.
3-    Nguyễn Bính (1918-1956) tuổi Mậu Ngọ là nhà thơ, tên thật là Nguyễn Bính Thuyết, quê ở xã Cộng Hòa, Vụ Bản Nam Định. Đầu năm 1947 ông tham gia kháng chiến ở Nam Bộ làm phó chủ tịch tỉnh bộ Việt Minh Rạch Giá. Sau năm 1954 ra Bắc công tác tại Hội nhà văn Việt Nam, Ty văn hóa Nam Định. Ông nổi tiếng với những tác phẩm thơ tình. Tác phẩm chính
4-    Nguyễn Minh Châu (1930-1989) tuổi Canh Ngọ người làng Thơi, Quỳnh Hải, Quỳnh Lưu, Nghệ An. Ông đại tá nhà văn quân đội được nhiều người đánh giá là xuất sắc nhất trong các nhà văn cùng thế hệ của ông. Tác phẩm của ông từng được giải của Hội nhà văn Việt Nam (1988-1999) Giải thưởng của Bộ quốc phòng (1984-1989) , giải thưởng Hồ Chí Minh (2000). Tác phẩm chính: Cửa sông (1966) Dấu chân người lính (1977) Mảnh đất tình yêu (1977) Lửa từ những ngôi nhà (1977) Những người đi từ rừng ra (1982)  Người đàn bà trên chiếc tàu tốc hành (1985) Trang giấy trước đèn (1994) Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Minh Châu (1994-1999)…
5-    Phan Tứ ( 1930-1995) tuổi Canh Ngọ, là nhà văn sinh tại thành phố Quy Nhơn. Quê gốc ông ở Quế Phong, Quế Sơn, Quảng Nam. Ông là nhà văn tiêu biểu viết về đề tài cách mạng và kháng chiến khá thành công. Tác phẩm chính : Bên kia biên giới (1958-1978) Trở về Hà Nội (1960) Trên đất Lào (1961) Gia đình má Bảy- 3 tập (1968-1971-1975) Trong mưa núi 2 tập (1984-1985) Trong đám nứa - 4 tập (1972-1975-1978-1985) Người vùng quê-3 tập (1985-1995-1997) Sông Hằng mẹ tôi (dịch tiểu thuyết Ấn Độ). Phan Tứ đã được giải thưởng văn học Nguyễn Đình Chiểu 1945-1975 của Quảng Nam - Đà Nẵng, giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt 2 (năm 2000)
6-    Tào Mạt (1930-1993) tuổi Canh Ngọ tên thật là Nguyễn Duy Thục quê ở xã Hữu Bằng huyện Thạch Thất, Hà Tây, nay là Hà Nôi. Ông là nhà viết kịch bản sân khấu chèo nổi tiếng với bộ ba vở chèo “Bài ca giữ nước”. Ông đã được nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân và được giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996. Tác phẩm chính: Cái ba lô (kịch 1958), Chị Tâm bến Cốc (chèo 1960), Trong phòng trực chiến (kịch 1965) , Đường về trận địa (Chèo1966) Đỉnh cao phía trước (kịch 1967) Bài ca giữ nước (bộ ba vở chèo 1986) Những lời tâm huyết (tiểu luận nghệ thuật 1993) Thơ chữ Hán Tào Mạt (1994) v.v
7-    Nguyên Hồng (1918-1982) tuổi Mậu Ngọ, nhà văn tên thật là Nguyễn Nguyên Hồng sinh tại thành phố Nam Định. Cha mất sớm, theo mẹ về Hải Phòng kiếm sống. Năm 1937 tham gia phong trào mặt trận dân chủ ở Hải Phòng, đã từng bị địch bắt kết án tù 6 tháng, đưa đi trại giam ở Hà Giang. Năm 1943 gia nhập đảng cộng sản Đông Dương ( ĐCS Việt Nam sau này), tham gia Hội văn hóa cứu quốc. Đã tham gia ban chấp hành HNV Việt Nam, chủ tịch HNV Hải Phòng…Tác phẩm chính: Bỉ vỏ, Bảy Hựu, Những ngày thơ ấu, Cuộc sống, qua những màn tối, Quán nải, Địa ngục và lò lửa, Đêm giải phóng, Sóng gầm, Sức sống của ngòi bút, Bước đường viết văn, Thời kì đen tối, Sông núi quê hương, Cửa biển, Núi rừng Yên Thế…
8-    Bão Vũ (sinh năm 1942) tuổi Nhâm Ngọ tên thật là Vũ Bá Bão, quê quán xã Đạo Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Hiện là kiến trúc sư, đảng viên ĐCS từ năm 1969, hội viên HNV Việt Nam, Hội kiến trúc sư VN, Hội Văn học-Nghệ thuật Hải Phòng. Tác phẩm chính: Áo xanh ướt đẫm (tập truyện in chung) Gió đất hoang (tập thơ in chung) Cánh đồng mơ mộng (tập truyện ngắn) Biển nổi giận (tập truyện ngắn), Mây núi Thái Hàng (tập truyện ngắn), Hoang đường (tập truyện ngắn). Từ năm 1995 đến 2000 đã đoạt 6 giải thưởng truyện ngắn hay của các báo và Hội nhà văn Việt Nam.
9-    Lâm Tấn Phát ( 1906- 1969) tuổi Bính Ngọ, nhà thơ cận đại Việt Nam có bút danh Đông Hồ, Thủy Cổ Nguyệt, Nhị Liễu Tiên Sinh. Quê quán Mỹ Đức, Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. Ông từng viết cho các báo Tạp chí Nam Phong, Tri tân (Hà Nội), Phụ nữ tân văn, Đồng Tháp thời báo, Việt Dân (Sài Gòn) và chuyên tâm nghiên cứu văn học miền Nam. Năm 1945 ông tham gia chống Pháp một thời gian, đến khi sức yếu lại chuyển về Sài Gòn. Năm 1950 lập nhà xuất bản Bốn Phương, 1953 xuất bản tập san Nhân Loại. Đến năm 1965 được mời làm giảng viên đại học văn khoa Sài Gòn. Tác phẩm chính : Đông Hồ (1932) Lời Hoa (1934) Linh Phượng (1934) Cô gái xuân (1935) Những lỗi thường lầm trong quốc văn (1936) Hà tiên tập cảnh (1960) Văn học miền Nam (1970), Trinh trắng (1961) Truyện song tinh (1962) Đào lý xuân phong v.v.
10-    Thanh Hải ( 1930- 1980) tuổi Canh Ngọ, nhà thơ hiện đại, quê Phong Bình, huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên. Năm 1947 tham gia cách mạng, làm chính trị viên đoàn văn công Thừa Thiên. Từ năm 1954 ở quê hoạt độngtrong lòng địch. Sau năm 1975 phụ trách Hội văn nghệ Bình Trị Thiên, từng là ủy viên Hội liên hiệp VHNT Việt Nam, ủy viên ban chấp hành Hội văn nghệ việt Nam. Tác phẩm chính: Huế mùa Xuân (tập I và II, 1970-1975) Dấu võng Trường Sơn (1977), Những đồng chí trung kiên . Ông đã được giải thưởng Nguyễn Đình Chiểu năm 1965.