Trang chủ » Tin văn và...

Thủ tướng: Làm hài hòa, đừng để thêm khiếu kiện đất đai

Chung Hoàng
Thứ tư ngày 2 tháng 5 năm 2012 8:43 PM
- Để phát triển kinh tế - xã hội, ta đã xác định củng cố cơ sở hạ tầng là khâu đột phá, tất nhiên phải thu hồi đất theo quy hoạch. Nhưng phải làm hài hòa để đừng nảy sinh thêm khiếu kiện đất đai - Thủ tướng lưu ý.
 
Đất đai là điểm nghẽn tái cơ cấu?
 
Đất đai chiếm 70% khiếu kiện
Báo cáo tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo 4 năm (2008-2011) hôm nay, Tổng Thanh tra Chính phủ (TTCP) Huỳnh Phong Tranh cho biết trong 4 năm đã có hơn 1,57 triệu lượt người đến các cơ quan hành chính nhà nước để khiếu nại tố cáo, với gần 673 nghìn đơn thư.
 
Trong đó, trên 70% là khiếu kiện liên quan đến đất đai.

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường Chu Phạm Ngọc Hiển cho biết thêm: đất đai chiếm tới 98% tổng số đơn thư khiếu nại tố cáo Bộ nhận được hàng năm.
vspace=12
 
 

<<<Ảnh: Cổng TTĐT Chính phủ
 
Các khiếu kiện này chủ yếu về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và khiếu kiện đòi đất cũ, đặc biệt ở những tranh chấp đất đai trong nhân dân kéo dài nhiều năm chưa được giải quyết dứt điểm…
 
Người dân cũng chủ yếu tố cáo cán bộ mất dân chủ, lợi dụng chức quyền để tham nhũng, trù dập người khiếu kiện, bao che cán bộ dưới quyền, cố ý làm sai lệch hồ sơ, áp dụng pháp luật không đúng trong hoạt động tố tụng, gây thiệt hại quyền và lợi ích hợp pháp của công dân về đất đai.
 
Theo Tổng TTCP, khiếu nại đúng chỉ chiếm gần 20%, có đúng có sai chiếm 28%, sai chiếm hơn 52%. Tố cáo cũng vậy, chỉ hơn 16% đúng, gần 30% có đúng có sai, hơn 54% sai.
 
Thứ trưởng Hiển thì chỉ ra khiếu kiện đất đai ở phía Nam nhiều hơn phía Bắc và miền Trung Tây Nguyên, chiếm đến gần 70% số đơn thư Bộ nhận được.
 
Ông Huỳnh Phong Tranh nhận định tình hình khiếu nại tố cáo trong 4 năm qua vẫn phức tạp và bức xúc, có lúc có nơi đặc biệt gay gắt, biểu hiện ở số lượng đoàn khiếu kiện đông người tăng mạnh, thái độ công dân đi khiếu kiện thiếu kiềm chế…
 
Tình trạng đơn thư gửi vượt cấp lên trung ương cũng gia tăng. Bên cạnh đó là tình trạng đơn thư gửi tràn lan ngày càng phổ biến, nhất là khi có sự kiện chính trị lớn. Ông Hiển cho biết có những lá đơn được đề kính gửi đến gần 70 cơ quan, tổ chức, đoàn thể, báo, đài…
 
Ngoài việc khiếu kiện kéo dài vẫn còn dai dẳng, theo Tổng TTCP, còn có không ít trường hợp người đi khiếu kiện bị các lực lượng thù địch xúi giục, kích động, dẫn đến hành vi quá khích, gây rối…
 
Giá bồi thường đất gây thiệt hại cho dân
 
Tổng TTCP chỉ ra nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng khiếu kiện đất đai nhiều là chính sách bồi thường cho người có đất bị thu hồi còn nhiều bất cập, đặc biệt là giá bồi thường thấp, thiếu nhất quán…
“Có sự chênh lệch quá lớn giữa giá bồi thường và giá thị trường hoặc giá bán của nhà đầu tư bán, chuyển nhượng lại cho người khác nên người dân không nhất trí với phương án bồi thường”, ông Tranh nói.
 
Thứ trưởng Hiển cũng chỉ ra chính sách về giá bồi thường đất hiện đang tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư nhưng lại gây không ít thiệt hại cho người dân mất đất, chưa kể có nhiều trường hợp lấy đất của nông dân rồi để hoang lãng phí không triển khai xây dựng, hoặc để chờ chuyển nhượng, kiếm chênh lệch giá
 
Các khiếu nại về nhà, đất với nguyên dân do lịch sử để lại không được giải quyết dứt điểm cũng ngày càng trở nên phức tạp.
 
Tình hình khiếu kiện vẫn phức tạp, bức xúc một phần cũng do ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận nhân dân còn hạn chế. Tuy nhiên, công tác quản lý đất đai của Nhà nước hiện còn sơ hở, lỏng lẻo, nhiều cán bộ lợi dụng tham nhũng, tiêu cực không được xử lý nghiêm minh.
 
Ông Huỳnh Phong Tranh dự báo tình hình khiếu kiện đất đai sẽ còn tiếp tục diễn biến phức tạp, tập trung vào những địa bàn thu hồi nhiều đất của dân.
 
“Khiếu kiện đông người, phức tạp sẽ phát sinh ở những nơi không làm tốt công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, không quan tâm đúng mức đến công tác vận động, thuyết phục và giải quyết khiếu kiện của công dân”, ông Tranh nói.
 
Bên cạnh kiến nghị đẩy nhanh sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về đất đai, ông Tranh cho rằng Quốc hội cần sớm ban hành luật về tiếp công dân và luật Biểu tình để làm cơ sở đấu tranh, xử lý các trường hợp lợi dụng quyền khiếu nại tố cáo để gây rối.
 
Thứ trưởng Chu Phạm Ngọc Hiển thì nhận định: “Việc giải quyết khiếu kiện đòi hỏi phải có một đội ngũ những người am hiểu pháp luật, có nghiệp vụ chuyên sâu và làm việc chuyên nghiệp, nhưng hiện nay cán bộ chủ yếu là kiêm nhiệm, trình độ hiểu biết pháp luật đất đai còn thấp”.
 vspace=12
<<<Tổng TTCP Huỳnh Phong Tranh trao đổi với với đại biểu bên lề hội nghị. Ảnh: Chung Hoàng
 
Hài hòa giữa phát triển và lợi ích của dân
 
Rất lưu tâm đến tình trạng nhiều vụ khiếu kiện còn tồn đọng, kéo dài nhiều năm chưa được giải quyết dứt điểm, dẫn đến khiếu kiện đông người và vượt cấp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng băn khoăn nếu không làm tới nơi tới chốn, tình hình sẽ thế nào. 
“Vẫn còn 528 vụ việc tồn tại, bức xúc kéo dài, chiếm 1/3 số vụ việc khiếu kiện, nếu không quyết liệt, đề cao trách nhiệm, làm tới nơi tới chốn để giải quyết dứt điểm, sẽ là mầm mống gây mất ổn định chính trị xã hội”, Thủ tướng nói.
 
Trong khi chúng ta rất cần sự ổn định để phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân, Thủ tướng nhấn mạnh.
 
Thủ tướng đề ra hai hướng giải pháp: Thứ nhất là tập trung giải quyết dứt điểm, đúng pháp luật các vụ việc khiếu kiện còn tồn đọng.
 
“Ta đã giải quyết được 2/3 số vụ việc, còn 1/3 này, đều là những khiếu kiện có địa chỉ, liệu có giải quyết được không?”, ông Dũng nhấn mạnh yêu cầu giải quyết đúng pháp luật để nhân dân đồng thuận, đất nước phát triển và không để các thế lực thù địch lợi dụng chống phá.
 
Thứ hai là bảo đảm tiếp tục thu hồi đất phục vụ phát triển hạ tầng nhưng không để nảy sinh khiếu kiện mới về đất đai.
 
“Để phát triển kinh tế xã hội, ta đã xác định củng cố cơ sở hạ tầng là khâu đột phá, tất nhiên phải thu hồi đất theo quy hoạch”, Thủ tướng nói, “Nhưng phải làm hài hòa để đừng nảy sinh thêm khiếu kiện đất đai, có mâu thuẫn phải giải quyết thỏa đáng, phù hợp”.
 
Chung Hoàng


Trích ý kiến của Phó CT tỉnh Hưng Yên báo cáo Thủ tướng:

Thứ nhất là, phát huy dân chủ phải đi liền với kỷ cương pháp luật, trong từng vụ việc cụ thể cần được xem xét thấu đáo, có lý có tình, nhất là phải đúng quy định của pháp luật. Những người lợi dụng dân chủ, móc nối với những phần tử tiêu cực, bất mãn, phản động trong nước và nước ngoài, cố tình chống phá chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đi ngược lại lợi ích của nhân dân, kìm hãm sự phát triển, thì nhất định phải có biện pháp xử lý kiên quyết.
 
Trong vụ việc ở Văn Giang, có sự móc nối chặt chẽ với những phần tử chống đối ở nước ngoài. Các thông tin thậm chí còn được tường thuật tại chỗ, từng giờ, để tuyên truyền xuyên tạc, dàn dựng những video clip giả để vu khống, bôi nhọ chính quyền.
Nguồn: VietNamNet
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Tấm ảnh này cóp từ Google về vụ cưỡng chế ở Văn Giang để bọn phản động nước ngoài liệu thần hồn nếu có ý can thiệp vào công việc của chúng ta. Lực lượng của ta rất mạnh nhất định cho bọn thù địch chết luôn. TNc