Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

400 tác giả trường ca Việt Nam

Đỗ Quyên
Thứ hai ngày 12 tháng 3 năm 2012 3:18 PM

Đỗ Quyên
 
 
“Từ thời niên thiếu, tôi đã có một ham muốn mãnh liệt hơn hết thảy: Hiểu và giải thích được bất cứ những gì tôi quan sát thấy; Nghĩa là sắp xếp được tất cả những dữ kiện vào các định luật phố quát nào đó.”
Charles Darwin
 
*

Cùng tác giả và độc giả gần xa,
Qua nhiều năm quan tâm và với gần 2 năm nay, sau khi đưa ra luận điểm “trào lưu trường ca Việt Nam như là một trường phái sáng tác”, chúng tôi đã cập nhật trên nhiều trang mạng trong và ngoài nước, danh sách tác giả và tác phẩm trường ca Việt Nam.
Bài giới thiệu các danh sách này gồm 4 phần:
Phần I : Lời dẫn của Trần Thiện Khanh
Phần II: Quan niệm về tính trường ca và việc lập danh sách tác giả, tác phẩm trường ca Việt Nam
Phần III: Các danh sách tác giả, tác phẩm trường ca Việt Nam
Phần IV: Lời tạm kết - “Thức dậy, (con khủng long) trường ca vẫn còn đó!”

*
I. LỜI DẪN CỦA TRẦN THIỆN KHANH
“Trường ca là một thể loại có đóng góp đáng kể vào sự phát triển của tư duy thơ Việt Nam hiện đại. Thế nhưng, sự quan tâm đến nó, cả ở phương diện văn học sử lẫn lí luận thể loại lại có phần muộn mằn, lẻ tẻ. Cho đến nay mới chỉ có “Tuyển tập trường ca” (Nxb. Quân đội nhân dân, 1997) là cung cấp được cho độc giả một cái nhìn tập trung về văn bản thể loại này. Trong Lời nói đầu của tuyển tập đó các tác giả biên soạn nhận định: “Trường ca là thể loại chiếm tỉ lệ nhỏ (…) mười trường ca được tuyển chọn trong cuốn này (…) là những trường ca tiêu biểu cả về nội dung lẫn hình thức cũng như bối cảnh lịch sử tác phẩm ra đời”. Như vậy số lượng trường ca được chú ý ở đây còn ít, lại chủ yếu là các trường ca sáng tác trong khoảng 30 năm, tính từ Bài thơ Hắc Hải (1955) của Nguyễn Đình Thi đến Gọi nhau qua vách vúi (1987) của Thi Hoàng. “Vùng trường ca” đến nay vẫn còn nhiều chỗ trống, cần có người tâm huyết lục khảo lại, chọn tuyển công phu hơn, nhất là thể hiện được cái nhìn khái quát, công bằng hơn nữa về diễn tiến của thể loại này.
Nhìn từ những yêu cầu, đòi hỏi như thế, chúng tôi xin giới thiệu những nỗ lực tìm hiểu khái quát các “hiện tượng trường ca” từng xuất hiện trong lịch sử văn học Việt Nam của tác giả Đỗ Quyên. Ở một góc độ nào đó, có thể nói, chính anh cũng là một tác giả tiêu biểu trong việc tìm tòi thể nghiệm cách tân trường ca ở nước ngoài (đã sáng tác 14 trường ca, 7 bài thơ dài). Cuộc lục khảo và hệ thống hóa có quy mô lớn lần đầu tiên về các hiện tượng trường ca này có thể xem là cuộc đi khai vỡ thêm những miền đất mới đầy hào hứng của anh, đồng thời cũng là sự trở về vùng đất quen thuộc của người trong cuộc giàu tâm huyết. Hy vọng, sau dịp này, tác giả Đỗ Quyên sẽ nhận được sự ủng hộ nhiệt thành hơn nữa của nhiều tác giả, độc giả.”
II. QUAN NIỆM VỀ TÍNH TRƯỜNG CA VÀ VIỆC LẬP DANH SÁCH TÁC GIẢ, TÁC PHẨM TRƯỜNG CA VIỆT NAM

Đây đang là cơ sở cho một đề tài không dễ dàng - bởi có lẽ là lần đầu tiên - đề cập khái niệm “tác gia trường ca Việt Nam” và việc phân loại, nhận định có hệ thống và toàn diện loại hình này trong văn học Việt Nam hiện đại.
Hơn hai năm qua, chúng tôi thấy có một số bài liên quan như sau:
-“Đến trường phái thơ Việt từ cảm thức hậu hiện đại Việt”; Đỗ Quyên, Tạp chí Sông Hương số 257 tháng 7/2010, và tapchisonghuong.com.vn 30/7/2010
- “Đối thoại về trường ca và trường ca Việt Nam hiện đại”; Phỏng vấn của Trần Thiện Khanh, Tạp chí Thơ (Hội Nhà văn Việt Nam) số 11/2009, và vanhocquenha.vn 17/9/2010
- “Những thể loại văn vần có dung lượng lớn như là tiền đề của tư duy về hình thức” (Trích luận án “Thể loại trường ca trong văn học hiện đại Việt Nam”); Diêu Thị Lan Phương, Đại học Quốc gia Hà Nội 15/6/2011
- “Tản mạn về trường ca”; Trần Đình Sử, Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 700 đầu tháng 7/2009, và vannghequandoi.com.vn 24/7/2009
- “Những đặc điểm của trường ca”; Nguyễn Trọng Tạo, nguyentrongtao.org 8/6/2011
- “Trường ca về thời chống Mỹ trong văn học hiện đại Việt Nam” (Tóm tắt luận án); Nguyễn Thị Liên Tâm, phongdiep.net 3/9/2010
- “Trường ca với tư cách là một thể loại mới”; Nguyễn Văn Dân, Tạp chí Sông Hương số 230 tháng 4/2008, và tapchisonghuong.com.vn 16/4/2008
¬- “Yếu tố tự sự trong trường ca trữ tình hiện đại”; Diêu Thị Lan Phương, Tạp chí Nghiên cứu văn học số 4/2009, và vienvanhoc.org
- “Đôi nét về trường ca những năm gần đây từ góc nhìn thể loại”; Lưu Khánh Thơ, vannghequandoi.com.vn 22/5/2010
- “Trường ca hôm nay viết về thời đánh Mỹ”; Nguyễn Thanh Tú, Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 705 đầu tháng 27 cuối tháng 12/2009, vannghequandoi.com.vn  4/1/2010
¬- “Trường ca Việt, một cách nhìn...”; Yến Nhi, vanchuongviet.org 27/1/2010
- “Hệ thống các trường ca, sử thi Tây Nguyên”; Linh Nga Niê Kdăm, dotchuoinon.com 4/7/2011
- “Đặc điểm giọng điệu trong trường ca sử thi hiện đại”; Nguyễn Thị Liên Tâm, Tạp chí Khoa học Xã hội Nhân văn (Đại học Sư phạm TP HCM) số 23 (57) 10/2010, và phongdiep.net 4/7/2011
- “Hai đặc điểm cơ bản của trường ca Việt Nam hiện đại”, Mai Bá Ấn, phongdiep.net 4/7/2011
- “Sự phức hợp và đa dạng về thể thơ trong trường ca sử thi hiện đại”; Nguyễn Thị Liên Tâm, phongdiep.net 23/06/2011
- “Về các khuynh hướng phát triển trường ca Việt”; Hà Quảng, vanvn.net 6/9/2011
- “Nghĩ về một số “phản trường ca”; Diêu Lan Phương, Tạp chí Văn nghệ Quân đội số cuối tháng 12/2010, và vannghequandoi.com.vn 4/1/2011
- “Trường ca Thu Bồn - Thể loại và cấu trúc”; Mai Bá Ấn, vanchuongviet.org 13/2/2012
- “Thanh Thảo với trường ca”; Chu Văn Sơn, vietvan.vn và phongdiep.net 12/1/2010
- “Thanh Thảo - Ông hoàng của trường ca”; Mai Bá Ấn, vanchuongviet.org 2/2/2012
- “Tọa đàm về trường ca của Trần Anh Thái”; Nguyễn Minh, viet-studies.info 15/6/2009
- “Ba bài viết về tập trường ca Lòng hải lý”; Hà Li, Lưu Nguyễn, Phi Hà, trieuxuan.info 21/7/2011
Nếu nói về số lượng, kể từ thời Thơ Mới tới nay, con số chúng tôi đang có được là khoảng 400 tác giả Việt Nam đã viết ít nhất một trường ca hoặc một bài thơ dài mang ý nghĩa tương đương trường ca, với tổng số khoảng 950 tác phẩm.¬
Một cách tương đối, có thể xem Huy Thông là trường ca gia Việt Nam đầu tiên với tác phẩm nổi tiếng Tiếng địch Sông Ô ra đời năm 1935, và mới nhất là tác giả Lê Hưng Tiến với trường ca Ễn lên đêm (NXB Hội Nhà văn, 12/2011).
Các yếu tính nghệ thuật của thể loại để khu biệt “trường ca” giữa các tác phẩm thơ khác luôn là nan đề trong cả sáng tác lẫn lí luận văn học đương đại, ở Việt Nam và trên thế giới. Có lẽ, nhờ tự mang trong mình sự bất định thể loại, trường ca đã là một trong những Đứa Con kỳ khôi - già xưa nhất, tươi lạ nhất và hoành tráng nhất - của Người Mẹ Văn Chương.
Bằng quan niệm mới về thể tài, và trong sự cẩn trọng thông lệ cho một công việc phân định không thể tránh được độ bấp bênh nào đó, chúng tôi thử đề nghị một số tiêu chí, khi thành lập danh sách, cũng như phân loại tác giả, phê bình tác phẩm.
Với trường ca, và các loại hình tương tự (anh hùng ca, sử thi, ngâm khúc, diễn ca, trường thi…) thường không khó lắm để nhận dạng qua cấu trúc và dung lượng, dù được viết theo khuynh hướng nào: cổ điển, hiện đại hay hậu hiện đại. Riêng với thơ dài có tính trường ca – điểm mới của khảo cứu này – quả là không dễ định vị! Đến nay, trong tổng số 400 tác giả, có 290 tác giả trường ca và 110 tác giả thơ dài có tính trường ca: trung bình mỗi tác giả đã viết hơn 2 tác phẩm có tính trường ca. Đây là những “con số biết nói”, bởi chúng vừa có hàm ý tượng trưng vừa mang giá trị cụ thể! (Mời xem dưới đây các Danh sách số 1, 1a, 1b, 1c, 1d)
Trong khi khảo sát, chúng tôi coi “trường ca” và “thơ dài có ý nghĩa tương đương” bao gồm các loại hình văn vần - trừ truyện thơ và tất nhiên cả kịch thơ - mang dung lượng lớn với phương thức tự sự hay trữ tình, cấu trúc có hay không có cốt truyện, câu chuyện. Ở các sáng tác đó, tính trường ca được thể hiện hài hòa qua: a) Thể tài: mang tinh thần và nội dung không như của từng cá thể, hay giữa các cá thể, mà thuộc về giá trị chung - đất nước, quê hương, nhân loại, dân tộc, cộng đồng…- trong một chủ đề nhân văn nhất định có ý nghĩa xã hội rộng lớn. (Đây nên được xem như kim chỉ nam về tư duy thể loại trên bản đồ nghệ thuật thơ có tính trường ca!); b) Cảm hứng:¬ ấn tượng chấn động, cảm xúc cao sâu; c) Giọng điệu và tư duy: mạnh hoặc nhanh, hùng ca hoặc bi ai hoặc hài hước, với chủ đích lôi cuốn với thái độ chủ quan; d) Cấu trúc và thủ pháp: sử dụng một số hình thức, kỹ thuật của “trường ca chuẩn tắc” (chương/khúc/đoạn, pha trộn thể loại, đa ngữ điệu, cân bằng các giá trị đối lập, v.v…); e) Dung lượng: Khoảng 750 chữ trở lên (có thể ít hơn, tùy ý nghĩa từng bài).
Và chúng tôi mạnh dạn dùng một tên gọi mới, không thuộc về thể tài mà với ý biểu tượng, như một sự “vinh danh”: Tiểu trường ca. Đó là các thi phẩm có: Dung lượng hơn một bài thơ bình thường (tùy ý nghĩa từng bài); Thi pháp mang tính trường ca; Tác giả đã quen thuộc; Và nhất là, từng tạo tiếng vang trong dư luận xã hội và môi trường văn học, mang dấu ấn thời đại, lịch sử… (Xem dưới đây Danh sách số 2 – Phác thảo)
Do lấy tính trường ca làm đích, ở đây cũng phân biệt 2 loại: thơ dài có tính trường ca và thơ dài không có tính trường ca. Sắp tới, sẽ hoàn thiện Danh sách số 2 (Những bài thơ như là “tiểu trường ca” Việt Nam), và hy vọng sớm công bố Danh sách số 3 (Tác giả thơ dài tiêu biểu Việt Nam).
Dường như vẫn còn một dấu hỏi luôn neo trong đầu mỗi người ham thích tìm hiểu sinh hoạt sáng tác văn học: Tổng số các nhà thơ Việt, từ thời Thơ Mới đến nay, khoảng chừng bao nhiêu? (Xin nêu một xác định riêng về “nhà thơ” ở đây: Đó là tác giả của những sáng tác thơ được đánh giá, lưu giữ trong một cộng đồng nhất định).
Ở tầm tay hạn hẹp, bằng phương pháp thống kê, chúng tôi tạm ước tính: Tất cả có lẽ là khoảng 2000 nhà thơ Việt Nam hiện đại? Tóm tắt 2 cách định lượng: Một, ngoại suy từ một số danh sách chuẩn, hoặc tương đối chuẩn, như: khoảng 460 nhà thơ hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (trong tổng số 1245 hội viên); 785 nhà thơ tiêu biểu thế kỷ 20 (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam cinet.gov.vn); danh sách tác giả thơ của những trang mạng văn học quan trọng ở trong và ngoài nước như vanvn.net, thivien.net, vanchuongviet.org, phongdiep.net, nhavanhanoi.vn, thica.net, tienve.org, damau.org, gio-o.com, talachu.org, newvietart.com, vi.wikipedia.org, và của một số tạp chí quan trọng ở hải ngoại như Hợp Lưu, Văn Học, Tạp Chí Thơ, Văn, Việt... Hai, suy diễn theo số lượng tác giả trường ca và thơ dài mà chúng tôi “có trong tay” (với các chọn lựa khác nhau có thể vuông tròn thừa thiếu trên thực tế là 400) và theo 5 danh sách quen thuộc (45 tác giả trong Thi nhân Việt Nam / Hoài Thanh – Hoài Chân, 200 tác giả trong Thơ Việt Nam thế kỷ 20 / Hội Nhà văn Việt Nam, 317 tác giả thơ tình 1954-1975 miền Nam Việt Nam / gio-o.com, 100 bài thơ Việt Nam hay nhất thế kỷ 20 / Trung tâm Văn hóa Doanh nhân, và 100 bài thơ chọn lọc thế kỷ 20 / Gia Dũng), chúng tôi đã rút ra được “tỷ lệ vàng 1/5” cho số các thi sĩ sáng tác theo phong cách trường ca trên tổng số các nhà thơ nói chung. Thật cân xứng: bàn tay có 5 ngón tay thơ thì người Việt dành 1 ngón cho thơ trường ca!
Chúng ta có thể tự hỏi: Hiện tại trên thế giới liệu có nền thơ ở một quốc gia nào khác, của một dân tộc nào khác, có tỷ lệ các “nhà trường ca” cao như ở Việt Nam không? Đã từng có nền văn học nào trên thế giới mà thể loại trường ca đạt tầm vóc về nghệ thuật, tư tưởng, số lượng tác giả và nhất là tác dụng xã hội, như dòng trường ca chiến tranh Việt Nam 1963-1975 và hậu chiến tranh 1975-1986 không?
Ngoài một số ít tác giả là thi hữu đã cung cấp trực tiếp tác phẩm, nguồn tham chiếu chính của chúng tôi là các trang mạng; một phần vì hiếm có cơ hội cập nhật sách báo in ấn ở Việt Nam. Thành thật xin lỗi về thiếu sót, nhầm lẫn chắc sẽ có ở nhiều mặt (tiêu chí tuyển chọn, vấn đề văn bản và xuất bản…), nhất là với các tác giả, tác phẩm trường ca đã xuất bản mà danh sách chưa có được!
Cũng bởi thế, chúng tôi mong nhận được ý kiến đóng góp cũng như thông tin về tác phẩm, tác giả thơ có tính trường ca Việt Nam. Các ý tưởng và bài vở thích hợp – khi được người gửi đồng thuận - có thể tham gia vào bản thảo cuốn sách dự tính mang tên “Một cách tìm hiểu trường ca Việt Nam”.
Chân thành cám ơn những cộng tác, giúp đỡ vô giá của các tác giả và độc giả, các thi sĩ và nghiên cứu gia, độc lập hay trong các cơ quan, tổ chức văn học, ở trong và ngoài nước; cũng như những báo chí, trang mạng đã và sẽ giới thiệu các danh sách này. Xin ghi nhận tấm thịnh tình từ: Các bạn văn đầu tiên đã đọc và cổ vũ, như nhà lí luận-phê bình Trần Thiện Khanh và các nhà thơ Khế Iêm, Mai Văn Phấn, Trần Anh Thái, Nguyễn Đức Tùng; Các nhà thơ, nhà văn, nhà nghiên cứu như Nguyễn Anh Nông, Diêu Lan Phương, Đặng Tiến Huy, Duy Phi, Hoàng Thư Ngân, Nguyễn Hữu Quý, Trần Nhuận Minh, Nguyễn Anh Tuấn, Từ Nguyên Tĩnh, Hàn Thủy, Đỗ Minh Tuấn, Nhật Tuấn, cùng nhiều tác giả, độc giả khác đã có những thông tin, trao đổi quý báu kể từ sau danh sách đầu tiên (7/7/2010), mà đáng kể nhất là có được 30 tác giả cùng khoảng 50 tác phẩm nhờ tham khảo thống kê của nhà nghiên cứu-phê bình Mai Bá Ấn. Đặc biệt, nhà thơ Trần Quốc Minh đã nhiệt thành giới thiệu một số tác giả, công phu sao chép trích lược tác phẩm cần thiết, khi đại diện cho chúng tôi liên lạc với các tác giả ở Hải Phòng - một vùng đất sản sinh “trường phái thơ Hải Phòng”, trong đó có dòng trường ca đặc sắc với khoảng 27 tác giả mà cuốn sách sẽ dành sự quan tâm cần thiết. Cũng vậy, với thông tin và trích dẫn bài vở chọn lọc, nhà văn Nguyễn Tiến Hải, từ nguồn tư liệu phong phú của quân đội, đã tận tình bổ sung nhiều tác giả, tác phẩm, cùng các sáng tác đang hoàn thành từ các trại sáng tác…
“Thói quen cứ muốn lập danh sách cho mọi thứ nghe có vẻ tùy tiện hoặc vô lí: Những người lập danh sách đã để ngỏ cả khoảng trống vô tận cho những người bình luận khi mọi sự sáng tỏ, mặc dầu lí do hợp lí nhất của việc lập danh sách là để khích lệ những nhà bình luận ấy. Văn chương hay tự nó nói lên tất cả, và còn nói mãi; những nhà văn hay nhất hôm nay còn đang viết là những người mà cháu chắt của chúng ta sẽ đọc. Thế nhưng, sự quyến rũ của ‘danh sách’ đã ăn sâu vào não trạng chúng ta (“20 tác giả dưới 40 tuổi của văn học Mỹ”; Ban biên tập The New Yorker; Theo bản dịch của Hiếu Tân)
Chúng tôi tán đồng! Và đấy là một trong vài lí do để chia sẻ nơi đây các danh sách tác giả, tác phẩm trường ca Việt Nam.
Thư từ, bài vở xin gửi về: Đỗ Quyên; email: truongcaviet@yahoo.com
Trân trọng

III. CÁC DANH SÁCH TÁC GIẢ, TÁC PHẨM TRƯỜNG CA VIỆT NAM
Trong phần PHỤ LỤC là 6 danh sách cập nhật 7/3/2012.
Số 1, 1a, 1b, 1c, 1d  - Tác giả và tác phẩm trường ca và thơ dài Việt Nam
và Số 2 - Những bài thơ như là “tiểu trường ca” Việt Nam
- Danh sách số 1: 400 Tác giả và 950 tác phẩm trường ca và thơ dài Việt Nam
- Danh sách số 1a: 400 Tác giả trường ca và thơ dài Việt Nam
- Danh sách số 1b: 290 Tác giả trường ca Việt Nam
- Danh sách số 1c: 110 Tác giả thơ dài có tính trường ca Việt Nam
- Danh sách số 1d: 950 Tác phẩm trường ca và thơ dài Việt Nam
- Danh sách số 2: Những bài thơ như là “tiểu trường ca” Việt Nam (Phác thảo: 104 Tiểu trường ca Việt Nam với 74 tác giả)

IV. LỜI TẠM KẾT:
Một nhà văn người Guatemala mang tên Augusto Monterroso đã đứng trong danh sách cùng các tác giả kinh điển và lừng danh M. V. Llosa, G. G. Márquez, C. Fuentes, J. Cortázar, để dựng nên cộng đồng văn chương tiếng Tây Ban Nha ở châu Mỹ Latin trong thế kỷ qua. Nét độc sáng từ Monterroso là các truyện cực ngắn. Cho đến nay, trong thể loại văn học lạ lẫm và hút hồn đó, ông được xem là chủ nhân của truyện ngắn nhất và nổi danh nhất thế giới, mang tựa đề Con khủng long (El dinosaurio).
Nội dung truyện ngắn ấy như sau:“Thức dậy, con khủng long vẫn còn đó.” (Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn)
Nếu được dùng cách nói tương tự, chúng ta – những tác giả và độc giả của trường ca Việt Nam – dường như thường ở tâm trạng:
“Thức dậy, (con khủng long) trường ca vẫn còn đó!”
[Trích bản thảo sách “Một cách tìm hiểu trường ca Việt Nam”]
Vancouver - Cập nhật 7/3/2012
Đỗ Quyên
 
 
CHÚ THÍCH
Toàn bộ PHỤ LỤC (cập nhật 28/2/2012) đã đăng trên trang mạng Hội Nhà văn VN tại đường dẫn
http://vanvn.net/news/31/1645-400-tac-gia-truong-ca-viet-nam.html
Sau đây là Danh sách số 1a
400 Tác giả trường ca và thơ dài Việt Nam
(Tên in nghiêng: Tác giả chỉ viết thơ dài có tính trường ca)

1. Thụy An
2. Trần Xuân An
3. Duyên Anh
4. Đặng Nguyệt Anh
5. Hoài Anh
6. Vương Anh
7. Nguyễn Đình Ảnh
8. Việt Ánh
9. Nguyễn Lương Ba 
10. Nguyễn Bá
11. Ngọc Bái
12. Lê Ngọc Bảo
13. Phan Thị Bảo
14. Hải Bằng
15. Lâm Bằng
16. Nguyễn Nguyên Bẩy
17. Nguyễn Thị Bích
18. Nguyễn Thị Thanh Bình
19. Nguyễn Trung Bình
20. Lê Bính
21. Nguyễn Bính
22. Nguyễn Đức Bính
23. Nguyễn Trọng Bính
24. Thu Bồn
25. Nhã Ca
26. Thái Can
27. Hoàng Cát
28. Đỗ Nam Cao  
29. Văn Cao
30. Đào Cảng
31. Hoàng Cầm
32. Huy Cận
33. Nguyễn Quốc Chánh
34. Trúc Chi
35. Nguyễn Đình Chiến
36. Nguyễn Việt Chiến
37. Phan Đức Chính
38. Vũ Trung Chính
39. Vũ Thành Chung
40. Kim Chuông
41. Nguyễn Văn Chương
42. Vũ Hoàng Chương
43. Nguyễn Viết Chữ
44. Hoàng Trần Cương
45. Trúc Cương
46. Võ Bá Cường
47. Võ Tấn Cường
48. Đoàn Văn Cừ
49. Võ Chân Cửu
50. Trần Dần
51. Miên Di
52. Nguyễn Đình Di
53. Xuân Diệu
54. Nguyễn Văn Dinh  
55. Phạm Tiến Duật
56. Nguyễn Thị Dung
57. Trương Thị Kim Dung
58. Lê Anh Dũng
59. Thế Dũng 
60. Trần Tiến Dũng
61. Khương Hữu Dụng
62. Hồ Đắc Duy
63. Nguyễn Duy
64. Lưu Trùng Dương
65. Vân Đài
66. Trần Trung Đạo        
67. Lê Đạt
68. Văn Đắc
69. Hà Thanh Đẩu
70. Khuất Đẩu 
71. Nguyễn Khoa Điềm
72. Trung Trung Đỉnh
73. Vũ Xuân Độ
74. Trinh Đường
75. Nguyễn Hoàng Đức
76. Nguyễn Quí Đức
77. Nguyễn Thiện Đức
78. Kiên Giang
79. Lam Giang
80. Phan Trường Giang
81. Thái Giang
82. Đoàn Huy Giao
83. Hà Giao
84. Tế Hanh
85. Nguyễn Xuân Hanh
86. Thúc Hà
87. Nguyễn Hưng Hải
88. Phan Tấn Hải
89. Thái Hải
90. Thanh Hải
91. Nguyễn Thị Lâm Hảo
92. Trần Mạnh Hảo
93. Phan Nhiên Hạo
94. Lê Ngân Hằng
95. Nguyễn Trung Hậu
96. Đặng Hiển
97. Trần Quang Hiển
98. Vũ Hiển 
99. Ngọc Hiền
100. Nguyễn Tôn Hiệt
101. Nguyễn Hiếu 
102. Ngọc Thiên Hoa
103. Nguyễn Hoa
104. Đông Hoài
105. Trịnh Bửu Hoài
106. Nguyễn Chí Hoan
107. Lưu Quốc Hòa
108. Đông Hồ
109. Nguyên Hồ
110. Trần Ninh Hồ
111. Nghiêm Xuân Hồng
112. Nguyên Hồng
113. Nguyễn Thị Hồng
114. Luân Hoán
115. Phan Hoàng 
116. Thi Hoàng
117. Trần Nghi Hoàng
118. Xuân Hoàng
119. Đặng Tiến Huy
120. Nguyễn Thành Huy  
121. Đinh Nho Huề
122. Cầm Hùng (Thái)
123. Đinh Hùng
124. Văn Công Hùng
125. Lưu Đình Hùng
126. Vũ Hùng
127. Vũ Trọng Hùng
128. Đặng Đình Hưng
129. Hoàng Hưng
130. Nguyễn Thanh Hương
131. Vũ Xuân Hương
132. Nông Thị Tô Hường
133. Tố Hữu        
134. Trần Công Hữu
135. Inrasara
136. Đỗ Kh.
137. Dương Tam Kha
138. Đào Anh Kha
139. Ngô Kha
140. Nguyễn Thụy Kha
141. Phùng Văn Khai
142. Trần Tuấn Khải
143. Nguyễn Minh Khang
144. Lê Đăng Kháng
145. Cao Vị Khanh
146. Vũ Anh Khanh
147. Cao Đông Khánh
148. Tạ Kim Khánh
149. Bích Khê 
150. Nguyễn Minh Khiêm
151. Nguyễn Linh Khiếu
152. Trần Đăng Khoa
153. Trần Khoái
154. Dương Kiền
155. Huyền Kiêu
156. Trần Tuấn Kiệt
157. Đỗ Trung Lai
158. Nguyễn Thị Ngọc Lan 
159. Yến Lan
160. Bàng Bá Lân
161. Huyền Lam
162. Nguyễn Viết Lãm
163. Mã Giang Lân
164. Mạnh Lê
165. Du Tử Lê
166. Văn Lê
167. Vĩnh Quang Lê
168. Tam Lệ
169. Lý Phương Liên 
170. Nguyễn Gia Linh
171. Nguyễn Thế Hoàng Linh
172. Vi Thuỳ Linh
173. Viên Linh
174. Hữu Loan
175. Thái Thăng Long
176. Vân Long
177. Lê Xuân Lợi
178. Lưu Trọng Lư
179. Trần Lưu
180. Trần Vũ Mai
181. Vĩnh Mai  
182. Thế Mạc
183. Nguyễn Đức Mậu
184. Lê Huy Mậu
185. Lê Thị Mây
186. Lưu Mêlan
187. Dương Kiều Minh  
188. Hồng Minh
189. Nguyễn Hữu Hồng Minh
190. Nguyễn Nhật Minh
191. Trần Quốc Minh  
192. Trần Hồng Minh
193. Trần Nhuận Minh
194. Vũ Đình Minh
195. Từ Thế Mộng 
196. Nguyễn Thanh Mừng
197. Giang Nam
198. Liên Nam
199. Ngô Quang Nam
200. Nguyễn Hoàng Nam
201. Đặng Ngọc Nga
202. Phạm Ngà
203. Nh. Tay Ngàn
204. Thuận Nghĩa
205. Anh Ngọc
206. Lữ Huy Nguyên
207. Ma Trường Nguyên
208. Thạch Trung Tuệ Nguyên   
209. Vĩnh Nguyên
210. Uyên Nguyên
211. Đào Nguyễn
212. Dung Nham
213. Nguyễn Quang Nhật
214. Nguyễn Hữu Nhật
215. Tô Nhuần
216. Trần Nhương
217. Nguyễn Anh Nông
218. Đỗ Xuân Oanh
219. Nguyễn Trọng Oánh
220. Điền Ngọc Phách
221. Chu Ngọc Phan
222. Nguyễn Nhược Pháp
223. Trương Trung Phát
224. Mai Văn Phấn 
225. Duy Phi
226. Thế Phong
227. Truy Phong
228. Ngô Văn Phú
229. Nguyễn Ngọc Phú
230. Nguyễn Khắc Phục
231. Hoài Quang Phương
232. Lê Duy Phương
233. Nguyễn Bình Phương
234. Nguyễn Hoài Phương      
235. Nguyễn Nhuận Hồng Phương
236. Trúc Phương
237. Trung Phương
238. Thái Viễn Phương
239. Viễn Phương
240. Việt Phương
241. Y Phương
242. Hoàng Đình Quang
243. Lê Huy Quang (a)
244. Lê Huy Quang (b)
245. Đỗ Trung Quân
246. Phùng Quán
247. Thường Quán
248. Phan Quế  
249. Thanh Quế
250. Bùi Minh Quốc
251. Lê Anh Quốc
252. Lê Minh Quốc
253. Nguyễn Ái Quốc
254. Bùi Kim Quy
255. Đỗ Quyên
256. Hoàng Quý
257. Nguyễn Hữu Quý
258. Phạm Thái Quỳnh
259. Xuân Quỳnh
260. Nguyên Sa
261. Thi Sảnh
262. Trần Vàng Sao
263. Trần Hải Sâm
264. Huyền Sâm
265. Phạm Sỹ Sáu
266. Lê Ái Siêm
267. Lê Quang Sinh
268. Băng Sơn
269. Chu Sơn
270. Lê Đăng Sơn
271. Nguyễn Đức Sơn 
272. Nguyễn Minh Sơn
273. Nguyễn Thái Sơn
274. Nguyễn Trung Sơn
275. Trịnh Sơn
276. Lê Vĩnh Tài 
277. Ngô Văn Tao
278. Nguyễn Văn Tao 
279. Nguyễn Trọng Tạo
280. Huỳnh Minh Tâm
281. Phạm Minh Tâm
282. Vương Tâm
283. Kiệt Tấn
284. Lê Đại Thanh
285. Phan Trung Thành
286. Tô Ngọc Thạch
287. Trần Anh Thái
288. Ngô Thái
289. Phù Thăng
290. Hoàng Chiến Thắng
291. Mai Nam Thắng
292. Nguyễn Quyết Thắng
293. Trần Thị Thắng
294. Hồ Bá Thâm
295. Đặng Thân
296. Thanh Thảo
297. Lê An Thế 
298. Nguyễn Đình Thi 
299. Quỳnh Thi
300. Xuân Thiêm
301. Ôn Quang Thiên
302. Phạm Công Thiện
303. Tạ Hữu Thiện
304. Nguyễn Xuân Thiệp
305. Đặng Xuân Thiều              
306. Nguyễn Quang Thiều
307. Trương Thìn
308. Hữu Thỉnh
309. Lê Vĩnh Thọ
310. Huy Thông
311. Vũ Duy Thông
312. Anh Thơ
313. Huệ Thu
314. Lê Anh Thu
315. Trần Lệ Thu
316. Trần Nhật Thu
317. Dương Thuấn
318. Hoàng Vũ Thuật
319. Sương Biên Thùy
320. Đinh Thị Như Thúy
321. Võ Thị Phương Thúy
322. Nguyễn Quang Thuyên
323. Phạm Thiên Thư
324. Nguyễn Đăng Thường
325. Trần Mạnh Thường
326. Nguyễn Vũ Tiềm
327. Lê Hưng Tiến
328. Từ Nguyên Tĩnh
329. Nguyễn Trọng Tín
330. Nguyễn Quang Tính
331. Thanh Tịnh
332. Đỗ Quý Toàn
333. Nguyễn Khánh Toàn
334. Nguyễn Thanh Toàn
335. Thành Tôn
336. Đặng Tấn Tới
337. Nguyễn Hoàng Tranh
338. Nam Trân
339. Trần Huyền Trân
340. Nguyễn Hương Trâm
341. Nguyễn Trác
342. Hưởng Triều
343. Đông Trình
344. Hoàng Bình Trọng
345. Vương Trọng
346. Lê Văn Trung
347. Vương Trung
348. Huy Trụ
349. Nguyễn Hải Trừng
350. Nguyễn Xuân Trường
351. Phạm Xuân Trường
352. Phạm Công Trứ
353. Võ Văn Trực
354. Đỗ Minh Tuấn
355. Hoàng Anh Tuấn
356. Hoàng Ngọc Tuấn
357. Mai Anh Tuấn
358. Lê Nghĩa Quang Tuấn
359. Nguyễn Anh Tuấn
360. Nguyễn Như Tuấn 
361. Thanh Tùng
362. Minh Tuyền
363. Thanh Tâm Tuyền
364. Phan Thị Trọng Tuyến     
365. Trần Dạ Từ    
366. Lưu Xuân Tự
367. Dương Tường 
368. Phạm Nguyên Tường
369. Vũ Xuân Tửu
370. Kiều Văn
371. Nguyễn Trọng Văn
372. Lê Thị Thấm Vân
373. Chế Lan Viên
374. Nguyễn Viện 
375. Nguyễn Hữu Viện
376. Nguyễn Quốc Việt
377. Phan Cung Việt
378. Bùi Chí Vinh
379. Đỗ Vinh
380. Nguyễn Thế Vinh
381. Trần Thế Vinh
382. Tất Vinh
383. Ngân Vịnh
384. Lê Văn Vọng
385. Nguyễn Bùi Vợi
386. Anh Vũ
387. Bùi Minh Vũ
388. Lưu Quang Vũ
389. Phan Vũ
390. Tạ Vũ
391. Thanh Vũ
392. Vũ Anh Vũ
393. Trần Hoàng Vy
394. Nguyễn Lương Vỵ      
395. Lê Anh Xuân
396. Lý Hoài Xuân
397. Tạ Hữu Yên
398. Ngu Yên
399. Tô Thùy Yên
400. Hoàng Yến

-0-