Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

ĐÙA VỚI ÔNG HỒ

Lê Kim Giao
Thứ năm ngày 12 tháng 1 năm 2012 9:13 PM
 
  Nhận dẫn chương trình tọa đàm THẦN LUẬT THƠ ĐƯỜNG loại bác học
 Thất ngôn bát cú , có niêm , có luật , có Đề Thực Luận Kết hẳn hoi , Trần Ninh Hồ nói ngay câu :
- Tập này đáng để giới thiệu !
Giao tôi đã mừng mừng gặp được người am hiểu ,  chắc là chàng hiểu rõ
DUYÊN TÀI TÌNH MỆNH lắm , mắt xanh mắt đỏ đây chăng?
Bỗng chàng đưa tặng  tập thơ có 3 cái mặt ...đẹp , rồi giở khoe trang 16 bài
     
NÚI CÔ TIÊN
Ngỡ đến Cổng Trời là thoát tục
Nào ngờ lũng cỏ trải  thiên thanh
Hai vòm núi thắm như  e  ấp
Giữa một Hà Giang đá dựng thành
Trả nợ tình Người hay nghĩa Đất
Mà sinh hai trái nõn nòn tơ
Thì ra sau những xô bồ đá
Mới biết ra Trời cũng lẳng lơ!
Chàng bảo
       - Này cũng thất ngôn , cũng bát cú đấy nhé !! ( đâu có ! chỉ là 7 chữ ,  8 câu thôi !)
Mình buồn cười lắm viết bài tặng lại , và vẫn tin là chàng rất hoạt mồm,
dẫn chương trình vẫn sẽ rất hay dù biết hay không !!

              ĐÙA ÔNG HỒ
Tứ tuyệt hai thằng cưỡi cổ nhau
Thất ngôn bát cú cóc gì đâu
Đối không ra đối , hàng còn rẻ
Niêm có vừa niêm , đá cũng đau !
Dẫn độ Đường Thi ông hét trước
Trình  bầy Thần luật tớ đùa sau
Thì  ra  bên  những  xô  bồ  ấy
Vẫn một Ninh Hồ cáo ...miệng mau

      LKG 24-12-2011
  MẤY Ý KHI DỰ TỌA ĐÀM THẦN LUẬT THƠ ĐƯỜNG
 
Có hai ý , một to, một nhỏ xin trình bầy :
1, Chuyện to
Sách THẦN LUẬT THƠ ĐƯỜNG của Lê Kim Giao đang gây sự chú ý trên văn đàn, động chạm đến niềm kiêu hãnh của Thơ Đường Trung Quốc .
           Ai đời kết cấu ĐỀ THỰC LUẬN KẾT  từ 2000 năm nay vẫn ngự trị , độc tôn trong Đường Thi thế giới bỗng chốc , trong một ngày 8-1-2012, tại cuộc Tọa đàm nghiêm cẩn , hàng chục Tiến sĩ đều vui mừng công nhận  chiếc áo mới mà anh Lê Kim Giao khoác lên cho Nàng Thơ Đường,  vừa sực tỉnh giấc ngàn năm .
          Vũ Quần Phương không đến nhưng thay anh đã có cả 4 trang giới thiệu, vừa thân thiện, vừa vui vẻ , anh công nhận chuyện này khá to đấy, và nói:
-  Giao yêu văn chương thật sự , chính Phương phục mà không dám theo,  biết sức mình không theo nổi !...
           Nguyễn Sĩ Đại , thành công khi nghiên cứu thơ Tứ tuyệt , đạt Tiến sĩ bởi việc này nhưng Đại cũng phải nói rất quân tử , chân tình :
- Anh Giao cám ơn em ư ? Không, em đọc xong thấy vỡ ra rất nhiều điều, em mới cần cám ơn Anh .
    Lã Thanh Tùng , thì hào hứng đến mức ...nóng người , anh bảo :
- “Một chữ Duyên thay thế hoàn hảo cho nhiệm  vụ ĐỀ khô khốc của người xưa , mấy chữ TÀI TÌNH MỆNH rất đặc sắc và dễ hiểu , có thể trục xuất hoàn toàn mấy mệnh lệnh dở hơi kiểu THỰC LUẬN KẾT  của các nhà lý luận bế tắc ..”

Tùng ơi! Đến Giao cũng vẫn công nhận Đề Thực Luận Kết đấy chứ, anh ta chỉ làm sáng sủa nó ra thôi. Thế cũng quý lắm rồi , nói như Tùng thì các quý bạn Trung Hoa giận chết, mệt lắm đấy ..., không sợ Tầu à ??
Nguyễn Thanh Lâm cử  bạn gái đến đọc hộ tham luận , nguyên văn anh viết :
- “ Không! Nàng thơ không gọi Lê Kim Giao, nhưng vì kính yêu nàng , Lê Kim Giao tự nguyện, và có lẽ chỉ Lê Kim Giao mới đủ dũng khí để “liều”, xăm xăm đến phòng ngủ của nàng “thơ Đường” đã thiếp ngủ ngàn năm, gọi nàng tỉnh dậy, trao cho nàng một tinh thần mới, rũ bỏ khuôn cốt: ĐỀ - THỰC – LUẬN – KẾT thành: DUYÊN – TÀI – TÌNH – MỆNH.
Bình vẫn thế nhưng rượu mới, rượu của Lê Kim Giao. Ta cùng uống thử xem  sao ...”
Thế là chuyện to ra phết này được các khuôn mặt sáng giá nhất trí khá nhanh  Ôi! Thật hạnh phúc cho Lê Kim Giao, đã bõ chưa , bao nhiêu đêm mất ngủ , bao nhiêu lần tổng kết sai lầm, thất bại, rồi chữa , rồi xóa .
Tôi thoáng có cảm giác ghen tị với anh, các bạn chưa biết tôi đâu, tôi chẳng  kém gì anh ấy cả ..., tôi còn dậy cho anh ấy khối thứ nưa cơ và tôi còn có trách nhiệm với nền văn học này hơn hẳn Giao ( anh ấy có chức danh gì đâu ? )...nhưng hôm nay , tôi bỗng thấy mình nhỏ nhen, muốn tránh mặt tại buổi tọa đàm này, bịa ra cái cớ đang đi Sài Gòn, đang dự đám tang bố cô bạn gái, đang lo đi khám bệnh ung thư v..v...
Thực ra chỉ vì cái máu Việt Nam lại sôi sục ghen tị trong tôi !
Tôi giỏi chữ Hán hơn anh ấy ,  chính Giao luôn phải tôi hỏi nghĩa tững chữ Hán trong các bài Đường thi ...Nhưng có điều lạ là anh ấy dịch thơ Đường kha hay , thế mới kỳ . Đó chính là chuyện  tôi kể tiếp :
2. Chuyện nhỏ ( khi người dịch sáng tạo cùng tác giả )
Trang 174 sách Thần Luật Thơ Đường  có ba bài dich,
           1-.TH¶O                  B¹ch C­ DÞ
 
LY LY NGUY£N TH¦îNG TH¶O
NHÊT TUÕ NHÊT KH¤ VINH
D• HáA THI£U BÊT TËN
XU¢N PHONG XUY HùU SINH
VIÔN PH¦¥NG X¢M Cæ §¹O
T×NH THóY TIÕP HOANG THµNH
HùU TèNG V¦¥NG T¤N KHø
TH£ TH£ M•N BIÖT T×NH  
 

Đồng ai chen chen cỏ
Mùa héo rồi mùa xanh
Lửa đồng thiêu chẳng hết
Gió xuân đến lại sinh
Xa thơm lấn đường cổ
Khô biếc tiếp hoang thành
Người thân đưa tiễn bạn
Đẫm đẫm biệt ly tình
2-.TUYÖT Có
         §ç Phñ
      
L¦ìNG C¸ HOµNG LY MINH THóY LIÔU
NHÊT HµNG B¹CH Lé TH¦íNG THANH THI£N
SONG HµM T¢Y LÜNH THI£N THU TUYÕT
M¤N B¹C §¤NG NG¤ V¹N Lý THUYÒN

Liễu biếc oanh vàng đôi chiếc hót
Trời xanh cò trắng một hàng lên
Song in Tây – Lĩnh – ngàn – năm -  tuyết
Cửa đâuh Đông - Ngô – vạn – dậm – thuyền        

  3-.PHONG KIÒU D¹ B¹C
                                     Tr­¬ng KÕ 
NGUYÖT L¹C ¤ §Ò S¦¥NG M•N THI£N
GIANG PHONG NG¦ HáA §èI SÇU MI£N
C¤ T¤ THµNH NGO¹I HµN S¥N Tù
D¹ B¸N CHUNG THANH §¸O KH¸CH THUYÒN
 Qu¹ nÊc tr¨ng tµ s­¬ng ®Ém ®ªm
Löa chµi c©y bÕn giÊc buån riªng
Thµnh T«, m¸i v¾ng Hµn S¬n tù
Tho¶ng tiÕng chu«ng khuya l¹c ®Õn thuyÒn
Mỗi bài dịch đều có sự sáng tạo đến ngạc nhiên
* Ở bài thảo,  khác với TĐ, đầu thế kỷ đã dịch
Đồng cao cỏ mọc như chen
Khô tươi thay đổi hai phen năm tròn ...
Chữ kép đâu?  Câu đối  đâu ?
Anh LKG dịch các chữ kép một cách tự tin, hiệu quả chưa rõ lắm nhưng cũng coi là được
         * Bài Tuyệt cú , Câu: Môn bạc Đông Ngô vạn lý Thuyền ,
anh ấy nói chưa có ai lại dịch liều lĩnh như NVP :
                 Đông Ngô cửa trước  vạn thuyền giăng
            Vạn lý thuyền  ( thuyền từ vạn dặm đến ) mà lại hiểu là vạn con thuyền ( 10.000 con thuyền !!)
Thật  là nếu Đỗ Phủ có sống lại chắc ông cũng phải chết mà thôi , ai đời vặn gẫy cổ câu thơ như vậy bằng cái ngu dốt của mình thì còn coi ai ra gì nữa , hở ông P. ơi!
*  Bài Phong kiều dạ bạc , các dịch giả xưa nay nhiều người động bút lắm , nhưng nhiều vị bỏ qua chữ mãn, lại dễ dãi khi dịch chữ đề
        Anh bạn kém chữ Hán LKG của tôi hình như muốn nhập hồn cùng Trương Kế nên đã dịch câu đầu :
Quạ nấc , trăng tà sương đẫm đêm
Trong đêm tối, con quạ kiếm đâu ra cái ăn mà kêu vui, nó nức nở đấy, giọng nó, nếu bạn đã một lần nghe , sẽ thấy chữ nấc là chính xác đến lạ kỳ .
Còn chữ thiên là trời được dịch thành đêm , vì còn có nguyệt ở trên
Chữ đẫm nghe khá thoát khi hiếu chữ mãn
Nhưng tôi lại yêu cái chữ đáo rất chủ động ở cuối cùng bài thơ
Tiếng chuông như cô gái lang thang bay tìm bạn tri âm, vô tình lọt vào thuyền khách, nơi người thi nhân hỏng thi đang buồn bã, anh dịch là
                         Thoảng  tiếng chuông khuya lạc đến thuyền .
 
Tóm lại có nhiều chuyện để tọa đàm về tập sách Thần Luật Thơ Đường này và tôi rất muốn nghe các bạn hồi âm từ buổi tọa đàm này .