Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

VĂN NGHỆ CHÍ (8)

Trương Vĩnh Tuấn
Thứ sáu ngày 13 tháng 5 năm 2011 2:58 PM

Hồi  thứ  tám

                              
Bài học tự lâu rồi : đoàn kết

Gạt riêng tư lấy công viêc làm lòng .

 

 

    Khác với hồi Nguyên Ngọc , cuộc đón tiêp tổng biên tập lần này xem ra không ồn ào lắm . Thứ nhất , nó như một sự tất yếu . Thứ hai cũng đã khá hiểu nhau qua thời kỳ anh về làm cố vấn . Lớp văn sĩ giai đoạn chống Mỹ thì chờ đợi , lớp liền anh liền chị thì xem chừng .

     Đại hội chi bộ , mặc dù nhiều đảng viên yêu cầu anh tham gia cấp ủy.  Anh vẫn xin rút với lý do để tăng cường lực lượng lãnh đạo báo . Đây là một thái độ ứng xử rất đẹp rất vì việc lớn 

       Và việc đầu tiên phải làm là bồi dưỡng gấp lực lượng nòng cốt của báo . Phát triển đảng . Hữu Nhuận , Phạm Tiến Duật , Trần Ninh Hồ , những người cùng thế hệ với anh đã được chi bộ nhắm tới . Việc làm này đánh tan mọi nghi ngờ cuối cùng nếu còn sót lại trong ai đó về anh .

         Hữu Nhuận , một người thẳng thắn , cần cù , hết lòng vì công việc , anh về báo từ những năm 1966 , suốt cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ anh bám trụ đến cùng với tờ báo tại ngôi nhà 17 Trân Quốc Toản , vừa là tự vệ bắn máy bay vừa chăm lo cho tờ báo được in dưới tầm bom Mỹ . Hồi trên có nói , anh xin nghỉ thời gian với lý do không dây chẳng qua là lúc đó Hữu Thỉnh chưa chính danh , Nguyên Ngọc vẫn còn đó , cơ chế làm việc không rõ ràng rất dễ toi . Hữu Thỉnh cho rằng việc này cũng bình thường đối với con người . Anh bảo , ai chả có tật , hãy nhìn vào công việc để đánh giá con người .

        Phạm Tiến Duật ; Hữu Thỉnh  khao khát muốn đưa Duật vào Đảng . Anh bảo Duật không vào Đảng là thiệt cho Đảng , đừng nhìn Duật với con mắt thông thường mà có lỗi . Duật thông minh và trung thành , có chính kiến , có đóng góp lớn về thơ và công sức trong cuộc kháng chiến . Ý kiến anh thuyết phục được tất cả những ai còn cấn cá , và chính những người lính từng ở mặt trận đứng ra giới thiệu và bảo vệ Duật .

         Trần Ninh Hồ , trước đó nhiều ý kiến cho rằng lí lịch Hồ phức tạp lắm , mặc dù bản thân Hồ cũng lăn lộn với chiến trường trong cuộc kháng chiến ,

Anh chuyển từ Văn nghệ giải phóng khi sát nhập hai tờ văn nghệ . Viết văn làm thơ từ lâu , thông minh và hóm hỉnh . Hữu Thỉnh bảo : Điều lệ qui định chỉ cần lý lịch rõ ràng , chứ bảo phức tạp thì nó vô cùng , đất nước  trải qua nhiều thời kỳ sao bảo không phức tạp được .

         Và thế là không những ba người mà trong suốt thời gian ở báo việc lớn mà anh quan tâm là chăm lo đào  tạo con người , rất nhiều người được đứng trong hàng ngũ của Đảng .

         Không thể không nhắc đến một nhân vật vào lúc này , đó là nhà lý luận phê bình Thiếu Mai , người đã quyết liệt trong việc giành giật từng m2 nhà cho mình . Khi biết được ý đồ thay đổi tổng biên tập thời kỳ Nguyên Ngọc chị phát biểu ý kiến với thái độ quyết liệt : Ý kiến của các ủy viên ban chấp hành có thể sai có thể đúng , mà khi tổng kết lại , ban thư ký có thể uốn nắn chứ . Đề nghị các đồng chí nên nghe ngóng thêm trước khi quyết định chấn chỉnh , trong đó có ý kiến chúng tôi . Cách làm như hiên nay là thiếu dân chủ , thiếu tôn trọng chúng tôi . Có một vài phương án mà chúng tôi được biết nếu đúng thì quả không ra làm sao .

          Vậy mà lúc này chị phải công nhận : Chi bộ có khởi sắc , ban biên tập đoàn kết nhất trí với nhau , lý luận phê bình quả là khó , chính trị không thể coi thường được . Anh em làm việc hết sức mình . Anh Thỉnh thẳng thắn , bài anh Tô Hoài không cắt anh không dùng .

    Nghe nói chỉ sau ít ngày Hữu Thỉnh về làm tổng biên tập chị đã nói hết và xin lỗi về những gì chưa hiểu về anh vì đã ngộ nhận . Thật đáng yêu cho những người như chị  Đây là một nhân cách cho đời sau . Và chị làm đúng những điều chị nói , cộng tác hết lòng tâm phục khẩu phục .

         Có an cư mới lạc nghiệp , vấn đề nữa được người cầm lái quan tâm đó là trụ sở làm việc .

          Như trên đã nói ngôi nhà 17 Trần Quốc Toản là một ngôi nhà cổ , dễ chừng phải trên một trăm năm tuổi , mục nát và ẩm thấp . Thời Nguyên Ngọc cũng đã có chủ trương cải tạo , gạch đã chất đầy sân , xi măng xếp đầy kho , nhưng cãi nhau như mổ bò đến nỗi không ai dám đụng tới . Mùa mưa năm ấy , nước dâng lưng nhà . Toàn bộ xi măng ngập trong nước hóa đá . Gạch bán rẻ như cho , một số người mang về làm nhà . Sự lãng phí này cũng chả có ai chịu trách nhiệm .

          Nhưng bây giờ thì Hữu Thỉnh quyết tâm làm . Không có tiền đi xin .  Mua mấy chục tấn giấy Bãi Bằng , bán lấy chênh lệch làm nhà . Huy động mọi người tham gia ý kiến  . Rất vất vả , trong nhật kí làm nhà Võ Văn Trực ghi : Theo lời hẹn của cô Liên , nhân viên hành chính sở xây dựng Hà Nội , sáng nay ( 1-8-1990 ) mình lên nhận giấy phép cô Liên trả lời : Phải gặp anh Tín

           Mình đến gặp anh Tín , Tín trả lời : Phải nộp biên bản cam kết với láng giềng ,mới cấp giấy phép . Mình chỉ hỏi một câu : Về nguyên tắc nộp hồ sơ xin xây dựng hoặc cải tạo , có phải nộp biên bản cam kết ấy không ? rồi mình ra .

           Bực lắm ! Có một cái giấy phép cải tạo nhà mà mệt quá , mệt quá . Chúng nó hành hạ mình mệt quá . Phải đạp đổ sớm cái cơ chế này thôi . Mình biết dân xin giấy phép làm nhà còn cơ cực gấp vạn lần , còn tốn tiền gấp vạn lần .

         Sau hơn một năm , vào cuối năm 1991 ngôi nhà 3 tầng khang trang mọc lên từ phía sau vốn là một khu sân lầy lội . Và cải tạo ngôi nhà 2 tầng phía trước . Báo Văn Nghệ có một cơ ngơi hoành tráng , điều quan trọng hơn là không xảy ra một điều tiếng gì , trong việc này Võ Văn Trực rất bản lĩnh . Chịu khó lăn lộn và nhường nhịn nữa . Nhưng chủ yếu là sự quyết đoán của Hữu Thỉnh . Trực ghi : Bàn thì cứ bàn , nhưng quyết định cuối cùng là thủ trưởng .

        Thật ra không phải không có những rạn nứt , nếu ở thời kỳ khác đã bung ra rồi , Hữu Thỉnh tài thật . Thử đọc hai đoạn nhật ký do Võ Văn Trực ghi : 1-5-1991 tối gặp Bội ở nhà , để hỏi ý kiến Bội về việc quyết toán nhà cải tạo với con số 76.900.000 đ .Có nên mời chuyên gia về kiểm tra để hạ con số đó xuống ?

       Bội nói: tôi thấy ông sa lầy vào chuyện làm nhà hơn một năm nay rồi , bây giờ ông lại tiếp tục sa lầy thì còn làm được gì nữa . Thôi , cho nó xong đi ! Cho chúng nó ăn một ít cũng được ! ( có lẽ tâm lý ông Bội là muốn cho qua để yên chuyện . Tâm lý cán bộ do cơ chế này đẻ ra )

     Ngày 3-5-1991 Trực lại ghi : Liên nói cho mình biết anh Thỉnh bảo em chuyển sang cho bên B 40 triệu đồng . Nhưng em nói với anh Thỉnh là phải chuyển làm 2 đợt , chứ chuyển một lần thì không đủ tiền . Mình trả lời , lệnh  của thủ trưởng thì  cứ làm . Bàn thì cứ bàn , nhưng thủ trưởng ra lệnh ,cứ chấp hành ! nếu chuyển 40 triệu thì xem như đã chấp nhận 2 bản quyết toán .  Và còn nhiều nghi ngờ khác , tiếc cho Hữu Thỉnh chưa đọc cuốn nhật kí xây dựng này để hiểu thêm về mỗi người .

     Cơm áo không đùa với khách thơ , Hữu Thỉnh hiểu điều đó và anh đưa tổ chức công đoàn vào việc  . phải nói đã nhiều người về làm tổng biên tập chưa ai làm được việc này , có công đoàn đấy nhưng là hình thức , lần này làm thực sự . Ý kiến cơ quan :

        Bế Kiến Quốc : Ban chấp hành công đoàn vừa rồi có nhiều ưu điểm , năng động sáng tạo , có hiệu quả thực sự với đời sống của anh em .

         Tô Đức Chiêu : năng động táo bạo có hiệu quả tốt , anh Thỉnh kết hợp chặt chẽ tạo nên hiệu quả lớn .

          Trần Thị Thắng : Rất táo bạo trong hoàn cảnh khó khăn không tiền mà dám quyết làm lịch và thu được kết quả tốt .

           Trần Ninh Hồ : công đoàn đã làm được nhiều việc tốt , quả thực chưa bao giờ công đoàn thực sự nhất trí tín nhiệm như hôm nay . Ban biên tập biết sử dụng tổ chức này và làm cho nó có ích .

      Những điều trên được trích ra từ biên bản công đoàn

           Đúng như thơ Hữu Thỉnh :

                             Tôi nhớn nhác đi tìm người

                          Bước chân thì ngắn đường đời thì xa . .

           Anh đã tìm được người rồi , không biết anh sử dụng ra sao xin xem hồi sau sẽ rõ