Trang chủ » Tin văn và...

Hãy nghĩ thật kỹ trước khi nói và viết

Trường Giang
Thứ hai ngày 23 tháng 2 năm 2009 6:53 AM
         
            Đó là một trong những câu mà thầy giáo môn văn dạy bảo tôi từ tuổi học sinh phổ thông (trước đây gần 60 năm) . Cho đến khi trở thành hội viên  Hội Văn nghệ (nay là Hội Nhà văn ) Hà Nội trước đây 42 năm , tôi vẫn thường được nghe các anh ,các chị nhà văn bậc thầy bảo ban tương tự như vậy .  Nhớ hồi học Trường Bồi dưỡng những cây bút trẻ của Hội Nhà văn Việt Nam mở tại Quảng Bá ( 1972-1973) , nhà văn Nguyên Hồng đến giảng bài đã nói với chúng tôi bằng giọng nhẹ nhàng ,chân tình rằng :  “ Văn chương giống như biển lớn ,bến bờ còn ở tận phía chân trời . Nhà văn tha hồ bơi , bơi nhanh hay chậm là tùy sức bút ;bơi được chặng dài ,ngằn hay bỏ cuộc là tùy ở cái tâm , cái trí và tài năng thực có của từng người …Các anh ,các chị phải dìu nhau mà bơi . Đừng vội tính tới chuyện danh tiếng …”
                      Gần 40 năm đã qua , lời khuyên của bác Nguyên Hồng nay nghiệm ra vẫn rất đúng .
                       Đối chiếu với thực tế văn chương trong mươi năm vừa qua , có thể nói là đôi ngũ nhà văn của chúng ta không ngừng phát triển cả về số lượng và sức bút , thể hiện qua các thành quả mà anh chị em chúng ta đều đã biết .
                 Chỉ có điều đáng tiếc là : do sự giáo dục không đầy đủ nên trong đời sống văn học đang có tình trạng một bộ phận nhà văn hội viên và chưa phải hội viên đã mượn tiếng  “CÁCH TÂN” để  phủ nhận quá khứ một cách cực đoan ; thậm chí phát ngôn bừa bãi ,hỗn xược ,xúc phạm tới danh dự của các thế hệ nhà văn đi trước ,ngang tuổi ông ,bà ,cha, mẹ ,cô chú..của họ             
               Vài năm trước đây , có người là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam mà không hiểu lý do gì lại viết bài đăng báo rằng : Hơn 800 hội viên Hội Nhà văn Việt Nam đều vô học và lưu manh !!!  Chưa hết , chính người này lại được Hội Nhà văn Hà Nội mời đến trao giải thưởng !!!
                Một số nhà văn có lòng tự trọng đã lên tiếng và đăng bài cực lực phản đối những lời lẽ láo xược đó .Nhưng đáng tiếc ,có vài vị trong Ban Chấp hành Hội Nhà văn Hà Nội lại cho rằng sự “ chửi bới “ như vậy là chuyện…bình thường ,không liên quan gì đến việc xét giải thưởng !!!
                Có lẽ do quan niệm kỳ cục như vậy mà càng ngày càng xuất hiện những cá nhân coi lớp nhà văn  ông cha , cô chú “ không là cái đinh mục gì !!!” và rằng : “ Thơ lục bát là loại thơ nhà quê , cổ hủ…!!!” .Một số cô cậu  chỉ mới đăng ,in được một vài tập hoặc mấy chục bài thơ rải rác mà đã vội ra “tuyên ngôn” này nọ ,lại được một số báo đài bốc thơm lên tận mây xanh nên các cô ,cậu càng lên giọng chê bai ,mai mỉa đối với các tác phẩm văn học của ông cha !
                      Gần đây ,trên các giao diện thông tin điện tử  xuất hiện một số bài mang giọng điệu “kẻ cả” nhận định , đánh giá sai lệch về nền văn học  và đội ngũ nhà văn Việt Nam ,trong số đó có  bài của các  ông Nguyễn Đình
 ,Chính , Nguyễn Hòa …,không kể bà Dương Thu Hương đã lìa bỏ Tổ quốc …
                      Tôi tán đồng ý kiến của nhà thơ Trần Trương lên tiếng phê phán nội dung các bài viết ngạo mạn này . Chỉ muốn nhắn gửi các vị cao ngạo và các cô cậu  “học đòi đại ngôn “ rằng : Trong kho tàng tục ngữ dân gian của các cụ đời xưa để lại có mấy câu rất ngắn gọn ,dễ nhớ rằng :
 
            “ ĂN PHẢI NHAI ,NÓI PHẢI NGHĨ”                         
Đừng nên :  “ ĂN CHÁO , ĐÁI BÁT” 
Đừng  “ QUA SÔNG , ĐẤM B…VÀO SÓNG”                                  
Đừng  “ CẠN TÀU RÁO MÁNG”
dẫn tới cảnh “QUA CẦU RÚT VÁN”
Đến mức   “ ĐÃ ĐI CẤM KỲ TRỞ LẠI”                      
                                               Nào có hay ho gì đâu !
 
           Phương Mai,23-2-2009