Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

TRẦN MẠNH HẢO CHƯA TỪNG TRANH LUẬN VỚI ÔNG PHẠM QUANG TRUNG

Trần Mạnh Hảo
Thứ năm ngày 10 tháng 3 năm 2011 7:30 PM
 
Đúng ngày quốc tế phụ nữ 8-3, trên web http://trannhuong.comhttp://www.pqtrung.com thấy cùng in bài của ông Phạm Quang Trung: “Thưa nhà thơ Trần Mạnh Hảo, tôi xin ngừng cuộc tranh luận”. Chúng tôi xin phép quý độc giả trình bày một số điều xoay quanh vấn đề ông Phạm Quang Trung đạt ra.
 
 
Khi ông, tự nhiên ông Phạm Quang Trung tuyên bố: 
“Tôi quyết định chia tay với cuộc tranh luận chủ yếu cùng nhà thơ Trần Mạnh Hảo ở đây”(hết trích).
 
Ơ hay, sao PGS.TS Phạm Quang Trung lại tuyên bố chia tay với một cuộc tranh luận trong tưởng tượng, một cuộc tranh luận nếu có cũng chỉ là cuộc tranh luận đơn phương, độc thoại do ông Trung tung ra mà không hề có đối thủ, có hồi đáp, một cuộc tranh luận không có thật. Cũng giống như khi ông Trung một mình lao ra võ trường đấm đá vào không khí đến toát mồ hôi, đoạn ông tuyên bố: ta không đấu võ với nhà người nữa, rồi ông cúi đầu chào khán giả lui vào trong, mặc cho đối thủ khoảng không vẫn im như thóc. Xin quý vị xem tác giả Nguyễn Hữu Qúy viết trong bài: “Chia sẻ với ông Phạm Quang Trung”in trên blog: http://nguyenhuuquy2.blogspot.com:
 
“Thực ra, qua các bài viết, tôi thấy nhà thơ Trần Mạnh Hảo chưa hề tranh luận với ông Phạm Quang Trung về “Dị hương”hay “Hội thề”. Nhà thơ Trần Mạnh Hảo chỉ góp ý với ông Phạm Quang Trung đính chính hai chi tiết trong một bài viết, một là: “nâng thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân” mà ông Phạm Quang Trung cho là của Nguyễn Trãi là chưa chính xác, đó là câu của Tuân Tử ; hai là câu “lề phải lề trái” ông Phạm Quang Trung cho là của một nhà văn, thì nhà thơ Trần Mạnh Hảo đính chính là của ông Bộ trưởng Lê Doãn Hợp [và đúng đây là câu của ông Lê Doãn Hợp].
 
Việc nhà thơ Trần Mạnh Hảo xin phép ông Phạm Quang Trung mượn câu cảm thán “Thật nhảm hết sức!”để  làm tiêu đề bài viết của mình; âu cũng là chuyện bình thường [tựa như nhà văn Phạm Viết Đào mượn nội dung bài viết, nhưng thay đổi tiêu đề theo cách nhìn riêng (?!), mà tôi đã đề cập trên đây].
 
Trong suy nghĩ của tôi; thực ra, giữa nhà thơ Trần Mạnh Hảo và ông Phạm Quang Trung mới chỉ “bất đồng”khi nhìn nhận vấn đề qua hai tác phẩm “Hội thề”và “Dị hương”; mà chưa phải là một cuộc tranh luận giữa hai người; Tuy nhiên, việc dừng lại cũng là cần thiết.”(hết trích)
 
 
Xin xem ông Phạm Quang Trung viết:
 
“Trong bài viết Tôi hiểu ra rồi! (pqtrung.com và trannhuong.com ngày 04/03/2011), tôi đã thẳng thắn chỉ trích nội dung chương trình Diễn đàn văn học nghệ thuật VTV1 phát vào buổi sáng cùng ngày, tập trung ở chỗ, chỉ phản ánh dư luận một chiều về giải thưởng thường niên của Hội Nhà văn Việt Nam, bỏ qua những ý kiến sôi động trái chiều trên diễn đàn văn chương mạng, gây cảm giác xem thường khán - thính giả truyền hình nhất là đối với những người quan tâm lại có hiểu biết vấn đề như chúng tôi. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, bài viết của tôi đã vô tình làm tổn thương tới hai người bạn văn tốt bấy lâu của mình là nhà phê bình Lê Thành Nghị và nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Dân. Rất có thể hai bạn văn trẻ Hoài Nam và Phong Điệp cũng rơi vào tâm trạng u buồn tương tự. Một người bạn của tôi sống ở Hà Nội đã nhận xét rất đúng rằng, bước vào ‘trường văn trận bút’, đôi khi chữ nghĩa trong mỗi hoàn cảnh cụ thể rất dễ từ chỗ quang minh chính đại bị vô tình đẩy sang chỗ lệch lạc, rời xa khỏi tay mình, cứ như con ngựa bất kham không thể ghìm cương nổi. Đấy là chưa nói tới bao kẻ bất lương cứ luôn rình rập để nhanh chóng chớp lấy thời cơ xuyên tạc đôi khi rất trắng trợn vì những mục đích đen tối của họ.”(hết trích)
 
Chúng tôi xin bổ sung đoạn tường trình trên chưa đầy đủ của ông Phạm Quang Trung trong bài “Tôi hiểu ra rồi”của ông; rằng ông đã “mắng” cuộc hội thảo “Ca ngợi tiểu thuyết “Hội thề” trên truyền hình (VTV1) của bốn vị Lê Thành Nghị - chủ tịch hội đồng lý luận phê bình Hội nhà văn Việt Nam - HNVVN, Nguyễn Văn Dân – chủ tịch hội đồng dịch thuật văn học HNVVN, Phong Điệp – trưởng ban Văn Nghệ Trẻ báo Văn Nghệ, Hoài Nam (phụ trách mục diễn đàn văn học nghệ thuật của VTV1, người hình như đang hoàn tất thủ tục để trở thành Hội viên Hội nhà văn VN thuộc ngành lý luận phê bình ?) là “THẬT NHẢM HẾT SỨC !”.
 
Câu mắng cuộc hội thảo trên truyền hình: “THẬT NHẢM HẾT SỨC” của ông Phạm Quang Trung quả là nặng hết mức.
 
Xin quý vị cùng chúng tôi tìm hiểu ngữ nghĩa từ “nhảm”:[”NHẢM”: bậy bạ, linh tinh, không theo khuôn phép, không có căn cứ hoặc trái với sự thật. Tin đồn nhảm, nằm mơ nói nhảm”- Đại từ điển Tiếng Việt  của Bộ GD&ĐT biên soạn. NXB Văn hóa &Thông tin trang 1230].
 
Với tư cách là một giáo sư đại học, lại là Ủy viên hội đồng lý luận phê bình văn học của HNVVN, chính ra ông Trung cần phải có thái độ khoan hòa, chín chắn, điềm đạm, ung dung tự tại, cân nhắc thật kỹ, thận trọng vì một lời nói phóng ra bốn ngựa không đuổi kịp, đắn đo trông trước nhìn sau mới phê phán cuộc hội thảo quan trọng kia là thế này, thế nọ. Đằng này, ông Trung chỉ dùng cảm tính, không cho lý tính tham dự nên mới phóng ra một lời mắng chửi ghê gớm nhường nào với các “phương diện quốc gia” (chữ của Nguyễn Du) mà ông đang yêu quý, đang cúc cung phục vụ và bảo vệ. Ông Phạm Quang Trung chỉ cần phê bình cuộc hội thảo trên là chưa thật đầy đủ, chưa thật công bằng, đã là một lời trách cứ ý nhị, đằm sâu.
 
Đằng này, đài truyền hình quốc gia Việt Nam, kênh quan trọng nhất là VTV1 (kênh chủ yếu của các vấn đề chính trị) đường đường một “phương diện quốc gia”, Hội nhà văn Việt Nam cũng đường đường là một “phương diện quốc gia” cùng nhau phối hợp, long trọng mở một cuộc hội thảo hết sức hoành tráng ca ngợi cuốn tiểu thuyết vừa được giải nhất “Hội thề”, lại là cuốn tiểu thuyết phục vụ cho chiến lược 16 chữ vàng trong quan hệ nhạy cảm với anh Hai Hoa Hạ mang thông điệp “tứ hải giai huynh”(bốn biển đều là của anh Hai cả) là NHẢM, thậm chí được nhấn mạnh thêm một cấp số nhân “NHẢM HẾT SỨC”, thì chúng tôi bái phục ông Trung, gan ông to nhất nước rồi đó. Nhiều người đọc các bài phản biện của chúng tôi bảo ông này gan cùng mình; nhưng xem ra gan của chúng tôi chỉ là gan con kiến so với lá gan con voi ma mút của ông Phạm Quang Trung mà thôi.
 
Khác nào ông Trung dám mắng các vị Lê Thành Nghị, Nguyễn Văn Dân, Hoài Nam và cô Phong Điệp… cũng “nhảm hết sức”, mà nhảm tức là bậy bạ, giả dối, linh tinh, vượt ra ngoài khuôn phép… Như thế, e rằng người ta có thể ngầm hiểu ông Trung đang vơ đũa cả nắm mà mắng VTV1, mắng HNVVN, mắng cuốn “Hội thề” là bậy bạ, linh tinh, giả dối, vượt qua mọi khuôn phép hay sao ?
 
Cho nên khi ông Phạm Quang Trung ngầm bảo chúng tôi (TMH) là “BỌN BẤT LƯƠNG- RÌNH RẬP – XUYÊN TẠC- TRẮNG TRỢN- MỤC ĐÍCH ĐEN TỐI” âu cũng là điều dễ hiểu:
 
 “Một người bạn của tôi sống ở Hà Nội đã nhận xét rất đúng rằng, bước vào ‘trường văn trận bút’, đôi khi chữ nghĩa trong mỗi hoàn cảnh cụ thể rất dễ từ chỗ quang minh chính đại bị vô tình đẩy sang chỗ lệch lạc, rời xa khỏi tay mình, cứ như con ngựa bất kham không thể ghìm cương nổi. Đấy là chưa nói tới bao kẻ bất lương cứ luôn rình rập để nhanh chóng chớp lấy thời cơ xuyên tạc đôi khi rất trắng trợn vì những mục đích đen tối của họ” (hết trích).
 
Chả lẽ vì chúng tôi đã xin phép mượn lời ông Trung làm tiêu đề cho bài phê bình bài “Hội thề-lịch sử và tiểu thuyết”(in trên báo Văn Nghệ & web HNVVN) của Lê Thành Nghị: “Thật là nhảm hết sức”, khiến ông Trung nổi giận mắng chúng tôi là “bất lương” như vừa dẫn chăng ?
 
Việc làm này của chúng tôi rất danh chính ngôn thuận, ngay thẳng, có gì khuất tất gian tà đâu mà ông Trung lại vu cho chúng tôi là “bất lương”?
 
Trong các bài viết công bố trên mạng, ông Trung luôn tự cho mình là trí thức. Vâng, một người trí thức đích thực có thể mắng đài truyền hình VN, mắng HNVVN là bậy bạ, linh tinh, gian dối, nhưng tuyệt nhiên không nên mắng đồng nghiệp là kẻ “bất lương”(!).
 
Nhân đây, chúng tôi muốn nhắc qua về hiện tượng “Dị hương” & “Hội thề”, hai giải thưởng không bình thường của HNVVN, rồi từ nay sẽ không nhắc lại điều này nữa.
 
Cả hai truyện trên đều viết về nhân vật lịch sử: vua Gia Long và vua Lê Lợi & nghĩa sĩ Lam Sơn trong giai đoạn cuối cùng của cuộc kháng chiến chống quân Minh. Đã gọi là truyện lịch sử thì phải tôn trọng bản chất của nhân vật lịch sử. Vua Lê Lợi và cuộc khỏi nghĩa Lam Sơn tốt hay xấu, đúng hay sai, chính nghĩa hay phi nghĩa; các tướng giặc Minh ác hay thiện, văn minh hay dã man, tàn bạo hay nhân đạo, đểu cáng hay trọng lễ nghĩa, lỗ mãng, đê tiện hay hào hoa phong nhã… Tất thảy lịch sử đã ghi rõ ràng, “Bình Ngô đại cáo”của Nguyễn Trãi đã nói quá phân minh…
 
Ấy vậy mà Nguyễn Quang Thân bằng “Hội thề” đã làm một định lý đảo với lịch sử, phản “Bình Ngô đại cáo”, tả Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn y hệt đám thổ phỉ, gặp đàn bà con gái nước mình thì hãm hiếp, cướp bóc, còn tướng giặc như Thái Phúc thì nâng niu, yêu thương chiều chuộng cả từng ả gái điếm bản xứ, tướng Vương Thông thì liều chết để trả người tình nước Việt về cho cha mẹ nàng trước khi ra hàng, tặng nàng toàn bộ bạc vàng châu báu. Thành ra, “Hội thề” đã làm cuộc thoán ngôi ngoạn mục: Lê Lợi và nghĩa quân thì xấu, tiểu nhân, đê tiện, dã man, tham tàn, vô học, cục cằn thô lỗ… (trong khi) tướng giặc Minh thì tốt, quân tử, cao thượng, nhân đạo, rộng lượng, trí thức, hào hoa phong nhã… Thế này là thế nào hỡi ban giám khảo cuộc thi tiểu thuyết ?
 
 Trong Dị hương, Sương Nguyệt Minh tả vua Gia Long là tên hôn quân bạo chúa, dâm dật… trái hẳn bản chất của vua Gia Long trong lịch sử. Vua Gia Long đã có công thống nhất đất nước sau ba trăm năm nội chiến, lại có công mở rộng bờ cõi, thiết lập chủ quyền Việt Nam trên các quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa từ năm 1816. Một vị vua mà Nguyễn Du đã tìm đến yết kiến để theo hầu, vị vua đó dứt khoát không phải là vua xấu…
 
Các nhà phê bình khen ngợi hai cuốn sách trên trích toàn lời mấy ông ngoại quốc rất là tù lù mù, muốn hiểu kiểu nào cũng được, rồi lập luận rằng, ông vua Gia Long, vua Lê Lợi trong lịch sử khác, còn vua Gia Long, vua Lê Lợi trong tác phẩm của ông Sương Nguyệt Minh & Nguyễn Quang Thân khác; là các nhân vật Gia Long ảo, Lê Lợi ảo đã được sáng tạo hóa, hư cấu hóa, văn học quá, thô bỉ hóa, dung tục hóa, dâm ô hóa, lưu manh hóa… thoát li hoàn toàn khỏi nhân vật lịch sử rồi !
 
Xin hỏi, nếu một mai, có các ông Sương Nguyệt Minh khác, Nguyễn Quang Thân khác viết về các lãnh tụ thời nay theo bút pháp “giải thiêng nhân vật lịch sử”, bút pháp “lật đổ thần tượng” như việc bôi bẩn vua Lê Lợi & vua Gia Long vừa qua, liệu các nhà phê bình xu thời có dám viết bài ca ngợi không, Hội NVVN có dám trao giải thưởng hay không ?
 
Xin quý vị đọc một đoạn trong bài “Tái hiện lịch sử phải khoa học” của Trần Hữu Thanh in trên báo “Văn hóa văn nghệ công an”do http://trannhuong.com in lại như:
 
“Cuốn tiểu thuyết "Hội thề”của nhà văn Nguyễn Quang Thân hiện đang nhận được nhiều phản hồi từ công luận.
 
Hiện trên một số trang web, dư luận đang bàn luận nhiều xung quanh việc cuốn tiểu thuyết "Hội thề”(Giải A cuộc thi tiểu thuyết 2006-2010 của Hội Nhà văn Việt Nam) của nhà văn Nguyễn Quang Thân - ngoài những điều bất ổn trong cách nhìn nhận đối với một số nhân vật nổi danh trong quá khứ, đã mắc một số sai sót về kiến thức lịch sử, dẫn tới sự thắc mắc của bạn đọc về tính khoa học của tác phẩm…
 
Một nhà thơ đã đưa dẫn chứng và phân tích: "Ở trang 324, tác giả tả cảnh người dân Thăng Long ăn mừng đại thắng quân Minh dưới Khuê Văn Các. Thưa rằng, Khuê Văn Các do Tổng đốc Bắc Hà Nguyễn Văn Thành xây từ năm 1802, tức là tác giả đã bịa ra Khuê Văn Các trước khi nó được xây dựng tới 375 năm”.
 
Ai cũng biết, tiểu thuyết lịch sử là một thể loại khó, đòi hỏi tác giả không chỉ là một nhà văn mà còn là một nhà lịch sử. Tất nhiên, nó có chỗ cho quyền nhà văn được hư cấu, song về cơ bản, nó phải tuân thủ nghiêm ngặt những nét cơ bản mà lịch sử đã ghi nhận. Ví như, những sự kiện lớn xảy ra, những mốc thời gian, những khoảng không gian… hoạt động của nhân vật đã được mặc định bởi sử sách. Không thể dễ dãi cho rằng nhà văn có quyền hư cấu để thay đổi một cách bừa bãi, tùy tiện, gây phản cảm với người đọc. (hết trích)
 
 
Báo “VĂN HOÁ VĂN NGHỆ CÔNG AN” http://vnca.cand.com.vn/vi-VN/lyluan/2011/2/55775.cand
 
Trước khi kết thúc bài báo này, xin quý vị độc giả hãy đọc qua ý kiến phản hồi từ bạn đọc trong các bài có liên quan đến ông Phạm Quang Trung và chúng tôi, liên quan tới ông Đỗ Ngọc Thạch trong việc bênh vực “Hội thề”, “Dị hương” in trên http://nguyentrongtao.org
 
Dưới đây là ý kiến phản hồi của bạn đọc sau http://nguyentrongtao.org/2011/03/08/gi%E1%BA%A3i-ma-bai-vi%E1%BA%BFt-ban-them-v%E1%BB%81-ti%E1%BB%83u-thuy%E1%BA%BFt-%E2%80%9Ch%E1%BB%99i-th%E1%BB%81%E2%80%9D/các bài: “Khó cho bác Hảo rồi, bác Trần Mạnh Hảo ơi” của Nguyễn Hữu Qúy bàn về bài chất vấn của Phạm Quang Trung với chúng tôi, bài “Thật nhảm hết sức”của Trần Mạnh Hảo, bài “Tôi mòn mỏi trông chờ để mà… thế đấy” của Phạm Quang Trung, bài “Giải mã bài viết bàn thêm về tiểu thuyết “Hội thề”của Đỗ Ngọc Thạch, như sau:
20 Responses to “Khó cho bác rồi, bác Trần Mạnh Hảo ơi!”
1.      
ớt cay 03/03/2011
Chuyến này chúng quyết diệt bác Hảo,
hãy bình tâm quật lại một đòn thù.
Tiêu chí đâu mở ra khi kết nạp?
và thằng nào cũng “phốt”, chẳng sạch đâu.
Cứ để chúng to mồm trên công luận,
Hảo cứ im và tỉa chúng từng tên.
Không xin lỗi thêm một lần nữa,
Hãy xứng danh một Hảo hớn anh hùng.
Bác Hảo nói chung chung chứ có quy kết ai cụ thể đâu, còn nếu bắt bác vạch mặt chỉ tên thì bác cứ bảo ai có tật thì hãy giật mình, còn ai vào đàng hoàng thì đừng có đi gây lộn với tôi.
2.      
Phan An 03/03/2011
Nguyễn Hữu Quý đang chơi chiến thuật dậu đổ bìm leo.
Mãnh hổ sa cơ coi chừng mắc bẫy.
Bác TMH chắc thông minh có thừa. Haha
Phan An
3.      
Tông Lê 03/03/2011
Cái nguy nhất cho bác Hảo là nghe tin Nguyễn Văn Thọ đã hộc tốc mua vé bay ngay (đắt gần gấp đôi) bay từ Đức về Việt Nam, không qua đường Nội Bài mà đường Tân Sơn Nhất. EM lo cho bác ý quá!
[Posted by 115.75.52.239 via http://webwarper.net This is added while posting a message to avoid misuse.
Try: http://webwarper.net/webwarper.exe Example of viewing: http://webwarper.net/ww/~av/lycos.com ]
4.      
Nguyễn Tường Thụy 03/03/2011
Kể ra cũng khó cho bác Hảo thật. Như bây giờ, ai cũng thừa nhận tham nhũng là quốc nạn. Nhưng nếu vạch trán chỉ tên (những anh đã ra tòa) liệu có được một phần vạn không.
Mà sao bác Trung lại dùng cụm từ “hội viên chúng tôi”khi chất vấn bác Hảo nhỉ. Em nghĩ cái này bác chỉ nhân danh bác thôi. Mặt khác, nếu viết “hội viên chúng tôi”dễ làm người ta hiểu bác Hảo không phải là hội viên hội nhà văn.
Em xin lỗi hai bác trước nếu có gì không phải.
5.      
buncuoiwa 03/03/2011
Hi,hi! Nhờ bác Hảo xem dùm cái văn bằng cử nhân luật(dỏm?thật?) của Bạo thừa tướng nữa nha !
6.      
LVT 03/03/2011
Thật ra, trong cách dạy hiện nay bắt học trò phải nhớ hơn là phải hiểu, học sinh làm bài càng giống văn mẫu điểm càng cao… sau đó chữ thầy trả cho thầy, thì những ông Thầy như PQT càng lúc càng hoạn lộ. Đó là nói về chuyện ông dạy học.
Còn nói về phê bình văn học, cái mà làm ông trở thành hội viên HNV là viết ra (hay trích lại) những cái mà bây giờ người ta có thể tra cứu trên mạng khi cần, chả ai còn thuộc lòng làm gì mấy cái chủ nghĩa mà chính trị cũng không phải chính trị, văn chương cũng không phải văn chương. Tuy là GS, nhưng bài viết của ông bao giờ cũng chỉ mang tầm của một cây bút tỉnh lẻ, giới thiệu những cái ông thích nhưng không ai thích.
Còn bây giờ, chuyện ông hỏi TMH “bằng chứng đâu?”cũng giống như trên Quốc Hội, người ta hỏi các đại biểu khi than vãn về muôn ngàn cái tiêu cực ở cuộc đời này. Rồi tất cả đành im lặng. Nhưng các đại biểu QH còn tí lo lắng cho dân, ông PQT chỉ nhân cơ hội này nhảy ra “nịnh”HNV và đánh bóng mình cho người ta khỏi quên ông ta mà thôi. Không biết rằng chơi dao kiểu này thì ông PQT càng đứt tay sớm, mà việc ông TMH không thèm trả lời là một minh chứng rõ nét.
Thật tôi nghiệp cho ông PQT, cũng như ngày xưa ông từng liều lĩnh viết bài mắng GS Cao Xuân Hạo.
7.      
ớt cay 03/03/2011
Bác giáo sư tiến sỹ văn chương Phạm Quang Trung vừa mới phát minh ra một kiểu viết văn rất “đểu”, giống như “treo đầu dê, bán thịt chó”. Đầu đề là “Hoan hô …”nhưng ở trong lại là phản đối và bắt bí, dọa nạt cái người tưởng được bác hoan hô ấy. Với cái phát minh mới này bác Trung có thể làm thành một đề tài khoa học văn chương mang tên “ba que xỏ lá”rồi hướng dẫn cho mấy người làm thành công luận án tiến sỹ đấy.
8.      
Công Dân 03/03/2011
Đừng dây với lũ trí chức tiểu nhân cơ hội và háo danh làm gì cho mệt ạ.
9.      
vănchương 03/03/2011
Không biết cái tin của bác Tông Lê đưa ra có chính xác hay không, hay chỉ là dùng Thọ muối làm con ngáo ộp dọa bác Hảo hoặc để cảnh báo bác Hảo đề phòng mà thôi, chứ Thọ muối đang ăn trợ cấp thất nghiệp của Đức thì lấy đâu ra tiền mà về lắm thế.
10.  
Quang Trung 03/03/2011
-Bác Hảo ơi, ở Tây Nguyên em có ông nhà thơ H. (Hội viên Hội NV hẳn hoi), nguyên giám đốc 1 doanh nghiệp giàu có, tác giả tập thơ Giải phóng. Trong tập thơ này, tác giả đã có những câu thơ “khủng”như thế này để ca ngợi cô y tá:
- Tay em mềm mại cầm panh
cầm dao mổ xẻ tan tành vết thương…
hoặc là:
-Dáng em thanh nhỏ dịu hiền
như con thoi giữa một miền sợi to
Còn nhiều ví dụ khác nữa, lúc nào rảnh em sẽ cung cấp thêm cho bác.
Chúc bác khỏe, bền chí, bền gan.
11.  
Phạm Lưu Vũ 03/03/2011
Muốn góp với ông GS Phạm Quang Trung này mấy nhời song thấy bạn LVT và bạn Ớt cay nói quá đúng rồi nên thôi.
12.  
Nguyễn Thông 03/03/2011
Tôi thăm dò hỏi 10 người (học hành tử tế)có biết Phạm Quang Trung là ai, cả chục lắc đầu, thậm chí một chị còn văng tục … ; hỏi tiếp vậy Trần Mạnh Hảo là ai, hầu hết họ bảo rằng ông ấy làm cho chúng tôi tự xấu hổ, thấy mình nhục mình hèn so với ông ấy.
13.  
Hoàng Thư 03/03/2011
„Vô lương“, nhưng có …tiền (lương)
.
Thưa quý vị,
.
Bên Trang gốc nguyenhuuquy tôi chỉ dám viết nửa câu, 2 chữ: „… giật mình“. Qua đây thấy đông vui hơn, mà ông Phạm Lưu Vũ đã có nhời (gần như) kết rất hay: Các ý kiến „nói quá đúng rồi“; Vậy muốn góp vui, chỉ có cách nhờ vào bóng cả để ghi lại một câu:
„Lời ngay đông mặt trong ngoài,
Kẻ chê bất nghĩa người cười vô lương!“
.
Có điều, cũng cần thêm: Để có „lương ăn”(mấy tỷ tiền mà người nhận biết rõ là tiền „o bế“) thì làm những việc „vô lương”cũng là một cái cách để có tiền „lương“. Và đến (nỗi) này, thì „văn chương“, „văn hóa“, … còn có nghĩa lý gì để mà bàn?
14.  
Cái Kiến 03/03/2011
Anh Trần Mạnh Hảo chỉ trích người ta nhiều, khi xưng tụng lúc ra đòn. Nếu chỉ có vài câu hỏi dễ ợt thế mà không trả lời thì cũng chưa thể gọi là DŨNG.
15.  
ớt cay 04/03/2011
CÁC BÁC ƠI CỨU EM VỚI
Nguy to rồi các bác ơi, cái nhà bác giáo sư tiến sỹ văn học Phạm Quang Trung vừa mới phản hồi dọa em là “hãy đừng coi thường lưới trời và luật đời”. Em thấy bác ấy thuộc “văn học hàn lâm”mà lại viết bài “Hoan hô …”theo kiểu “hạ dân”nên mới tức khí góp ý cho bác ấy như thế, bác ấy không tiếp thu laị dọa em, thế này có chết không. Chắc bác ấy đang giăng lưới trời để bắt em, em chỉ mong bác ấy giữ đúng lời hứa là dùng luật đời chứ không dùng luật rừng để xử em. Có nhà bác nào rộng không cho em tới ẩn một thời gian, lúc nào bác Trung nguôi giận em lại ra đây với các bác, còn không thì em đến nhà bác Hảo vậy. Nhưng em vẫn thương bác giáo sư tiến sỹ Phạm Quang Trung chứ không giận bác ấy đâu, chẳng qua bác ấy chỉ vì cả giận mất khôn, chứ rõ ràng với cái gợi ý của em bác ấy hoàn toàn có thể đăng ký thành đề tài nghiên cứu khoa học cấp “Hội”về cách viết ba que xỏ lá đấy, bác ấy không cám ơn thì thôi lại đi dọa em, hu hu …
16.  
Trung Tử 04/03/2011
Gớm thôi các bố ơi, các bố Commen toàn dấu mặt(như em) ăn ốc nói mò, đoán xằng đoán bậy, biết người đời ta sao mà cứ doạ dẫm vớ vẩn, bác Hảo có sự cái kít. Còn gã Thọ Muối thì đang mải tán gái khắp nơi, cần quái gì cái thứ vớ vỉn, hơn được, thắng thua với anh chằng Hảo mà bay hộc tốc về Saigon Citi…Mà ông Hảo đốc chunwsg ba chục năm, cũng rách việc, Hảo nên ôn lại sử Tầu, xưa dạng anh hùng hảo hán toàn chết lụi trong tay kẻ vô danh hay ko mà cứ loăng quăng gươm giáo như chàng bọ ngựa thế?
17.  
Phong Lan 04/03/2011
Nhờ có những người như anh Trần Mạnh Hảo, danh xưng NHA VAN đẹp lắm!
18.  
Bùi Văn Nô 06/03/2011
Kính thưa các bác nhà văn, nhà thọ, nhà lý luận và vân vân các “nhà”. Có gì đâu mà bác Hảo bị làm khó. Bác Hảo và bất cứ ai hiểu rõ về cái sự kết nạp hội viên của Hội nhà văn những năm qua đều thấy bác Hảo nói trúng phóc rồi. Muốn chỉ tận tay day tận trán thì yêu cầu Hội nhà văn VN trưng ra từng lý lịch văn học trong hồ sơ xin vào hội, bác Hảo và bất cứ ai quan tâm đền chất lượng văn sỹ nước nhà đều có thể chỉ ra ngay lập tức từng “chú”một đã vào hội bằng đút lót bằng cửa sau nói tóm lại là bằng kiểu lưu manh chứ có gì đâu mà khó ?
19.  
Huỳnh Văn Điếu 06/03/2011
Tôi thấy ông Bùi Văn Nô nói rất đúng. Anh Hảo trả lời cái ông Trung ấy làm gì. nếu ngon ông Trung hãy yêu cầu Hội nhà văn trưng ra hồ sơ kết nạp của từng vị hội viên chui vào hội những năm từ 2000 đến nay đi. Không cần anh Hảo mà tôi, một người kiếm sống bằng nghề xe om đây cũng dễ dàng chỉ ra tức thì. xin nhấn mạnh chỉ cần thứ dao cắt tiết gà là tôi cũng lôi ra mấy chú văn sỹ dỏm này cái rẹt, cần gì phải cần đến cây đại đao mổ voi được bạn đọc kính trọng lâu nay như anh Hảo.
*******
Gửi bạn Huỳnh Văn Điếu
Rất vui vì khi tôi xem ĐỂ CHO HIỆN comment thì thấy Huỳnh Văn Điếu và Bùi Văn Nô chỉ là một.
Tôi nghĩ, khi đã vào đây để trò chuyện thì mọi sự gian dối đều không phù hợp.
>
NGUYỄN TRỌNG TẠO
20.  
Hoa Mai 07/03/2011
Em có ít lời này các bác à . Ông Trung thì chả có viết gì ngay đâu , cứ đợi bài nào của ông Hảo viết ra thì a vào đấy mà viết tuỳ but , mà nói này nọ dài dòng, chất vấn lăng quăng . Ông Hảo không cần trả lời thì cũng có bạn bè khác trả lời thay ông rồi. Ông Trung cứ làm như minh chính lắm. Hiền ngoan lắm, thương Hội viên lắm ..Theo em thấy bác Hảo không cần đôi co làm gì. Bác Hảo nói không có chỗ nào sai . Dù người ta nói bác Hảo ra sao đi nữa , em rất phục tài và cái lòng thẳng ngay của bác Hảo .
TVĐL 05/03/2011
lần này đến phiên nhà thơ Trần Mạnh Hảo “làm khó”cho ông Phạm Quang Trung nữa rồi. Ông Trung chỉ vì thấy tình hình hơi căng, đổi giọng ra vẻ “học thuật, dân chủ”một chút làm sang, ông Hảo bám lấy, sau này ông Trung biết ăn nói làm sao với Hội Nhà Văn.
Cũng lại tội nghiệp cho ông Trung lần nữa.
À, quên, xin chép lại đọan mở bài, ông Trung đã viết trên trannhuong.com để bạn đọc xem “văn mẫu”của ông:
“Tôi viết xong bài này từ trưa nay, nhưng chưa có ý định gửi đi đâu, thậm chí việc post lên mạng nhà pqtrung.com cũng còn e dè. Bất ngờ thấy xuất hiện bài viết mới của một tác giả tận Thành phố phương Nam Cần Thơ là Nguyễn Trọng Bình nhan đề VỀ MỘT PHƯƠNG PHÁP PHÊ BÌNH… “DỊ HỢM”CỦA ÔNG TRẦN MẠNH HẢO KHI PHÊ BÌNH TRUYỆN NGẮN “DỊ HƯƠNG”trên trang mạng trannhuong.com. Thế là tôi quyết định gửi ngay bài viết cho ông chủ cai quản nó…”
Huhu
2.      
Khánh Thuận 05/03/2011
Bài viết của ông Đỗ Ngọc Thạch trên vanvn.net ngày 01.03.2011 như là viết để dụ trẻ con. Ông ta bênh vực “Hội thề”mà chẳng nêu ra được cái đúng cái hay của những hư cấu trái ngược trong “Hội thề”. Đành rằng tác giả tiểu thuyết có thể hư cấu, nhưng không được xuyên tạc lịch sử, mặt khác những điều tác giả cho là chỉ nói sự thật lịch sử (theo biện luận của Đỗ Ngọc Thạch) thì thử hỏi những điều đó lấy gì chứng minh là đúng lịch sử. Vậy mà ông Thạch còn lấy ví dụ như các tiểu thuyết phương tây. Sự thật là các tiểu thuyết phương tây chỉ viết đúng cái người ta có mà chưa nói chứ không hề viết bịa ra cái mà người ta không có trong lịch sử. Mấy ông cố ngợi ca cho cái đã rồi thì chỉ là một tư tưởng bảo thủ mà thôi.Ai cũng có thể bịa ra cái ngoài lịch sử thì liệu có còn là lịch sử nữa không, nếu có bịa (châm chế thêm vào cái đã được công nhận là đúng)thì cũng đừng làm sai lệch LS thì còn có thể chấp nhận được
3.      
Sơn Phượng 05/03/2011
Cám ơn tác giả Trần Mạnh Hảo về bài viết này, đã cho độc giả hiểu thêm nhiều điều bổ ích. Tôi nghĩ trang website của Hội nhà văn nên đăng bài này, để cho nó…dân chủ 2 chiều.
4.      
Đoàn nam Sinh 05/03/2011
…ai dè…chứ anh TMH, dè sáng nghĩa hơn ngờ và chính bản là dè anh ạ.
5.      
Le Minh 05/03/2011
Người ta ghét ông Hảo vì ông nói đúng. Và nói thẳng . Ông đi thấu tim đen người ta. Xin ông hiểu cho là ông không đứng một mình . Chúc ông được nhiều sức khoẻ và an nhiên trước bao đố kỵ.
6.      
Vy Lan 05/03/2011
THẬT NHẢM HẾT SỨC .
chữ của ông Trung được ông Hảo dùng lại kìa . Vui lên nha ông Trung, thì cũng là xứng với ông quá ấy chứ ?
7.      
vô học 06/03/2011
Em là dân “ngoại đạo”với văn chương, vì chưa bao giờ viết lách hay sáng tác, nên nghe các bác tranh và lý luận cứ ù hết cả mắt. Nhưng chí ít thì em cũng phải thấy ngày nay các bác dùng nhiều từ “chợ búa”quá, như: “chẳng là “cái đinh”gì”, “nhảm”, chém , hơi bị v.v…, ngày trước không thấy thế đâu. Đồng ý bây giờ là thời buổi kinh tế thị trường – mà thị trường tức là cái chợ – nên văn học cũng phải “thị trường”theo, nhưng cứ để những từ ngữ chợ búa len lỏi vào mảng phê bình và tranh luận, lý luận như thế này thì còn đâu là “chân, thiện, mỹ”nữa. Các bác hãy làm thế nào để những từ này chỉ loanh quoanh ở khu vực sáng tác thôi.
8.      
Tú Tài 07/03/2011
Còn tôi thì tôi xin nói là quý mến ông Trần Mạnh Hảo. Vì ông Hảo luôn là người tiên phong, thấy sai thì nói thấy, thấy lừa mị thì can .. Cái tâm con người ta nó sáng , cái lòng người ta nó thẳng , thì ông Hảo à, chẳng việc gì mà ái ngại. Chỉ ngán ngẩm cho những người mang tiếng học ..tú tài cử nhân này nọ, mà thấy hay ho cũng khoan nói , thấy sai lạc cũng im im …Đợi cho tay nào “dại dột”mà lên tiếng trước thì nhào vô mà phản phé lại. Chơi kiểu này chả anh hùng gì đâu !
9.      
khiemds 07/03/2011
Việc này sẽ đi đến đâu
Việc tranh luận này là hết sức quan trọng với lịch sử dân tộc vì 50 năm nữa, 100 năm nữa khi mà con cháu đất Việt đọc HT sẽ thấy Lê Lợi, Nguyễn Trãi là giặc mất.
Cám ơn Nhà văn Trần Mạnh Hảo và ủng hộ Nhà văn Trần Mạnh Hảo, không chỉ làm chỉ rõ ra cái bọn bồi bút mà cần có các hành động cụ thể để không làm ảnh hưởng đến nhận thức của thế hệ sau này về lịch sử dân tộc.
10.  
Đinh đỗ Chung 08/03/2011
Vâng, thưa ông TMH . Đúng như ông đã nhận xét về ông Đỗ Ngọc Thạch. Ông ta viết:”Tác gỉa HT & DH đã hoàn toàn chinh phục Ban Giám Khảo của HNV – Bộ phận tinh anh và tài năng nhất của HNVVN “Đọc xong câu này tôi muốn ói. Hình như ông này còn một nghề phụ: Thổi ống đu đủ
10 Responses to “Tôi mòn mỏi trông chờ để mà… thế đấy!”
1.      
vô học 07/03/2011
Hai bác này có mà cãi nhau đến chết cũng chưa hết. Không giống như toán học, ai giỏi và nổi tiếng thì nó rành rành ra đấy, giống như Ngô Bảo Châu, còn văn chương thì từ ông giáo sư tiến sỹ đến kẻ xe ôm hay ăn mày ăn xin cũng đều có thể viết được và mọi người khi đã sa đà vào đấy rồi thì cũng sẽ có ngày “cá mè một lứa”. Ông tiến sỹ văn học thì cứ tưởng mình là “bố thiên hạ”về văn chương như tiến sỹ toán học với toán học, trong khi viết lách chẳng ra gì, các nhà văn “xuất thân”thì lại viết lách rất hay nên không thể nào chấp nhận được cái chuyện mấy ông có văn bằng lãnh đạo hay phê phán mình. Bác Trung trong trường hợp này đã hơi cố chấp không xứng tầm một giáo sư tiến sỹ khi cố “bắt”bác Hảo phải lên tiếng. Bác Hảo không thèm xin lỗi theo yêu cầu của bác Trung thì bác Trung đành “hạ cấp”lần này chỉ chất vấn bác Hảo về học thuật và văn chương thôi. Bác Hảo gọi điện cho bác Trung một cái, hay là giọng của bác có cái gì quyến rũ mà bác Trung lại cứ thèm nghe như vậy?
2.      
Hữu Học 07/03/2011
Cãi nhau thì ông Trung thua đứt ông Hảo.
Cái chất 2 ông thế nào ai chẳng biết (Ý tôi là những ai biết 2 ông đều biết, chứ không phải cả nước đều biết ông Hảo như ông Trung nói).
Nói chung ông Hảo cãi nhau, dù đúng dù sai, đều có cái duyên, cái hóm, cái tinh vi láu lỉnh của anh có nghề. Còn đọc ông Trung, nó cứ cù lần luẩn quẩn thế nào ấy, không sáng, không thoát, không khôn…
3.      
Lý To 07/03/2011
Nhìn kỹ hai bác cũng có nét hao hao giống nhau, cũng mầm mập, thâm thấp,cũng hồng hào, có có tí ria, cũng có lẽ khá rảnh rỗi và không phải lo chuyện cơm áo gạo tiền…
Mặc dù không có nhiều văn bằng như bác Trung, nhưng xem ra, đọc bài của 2 bác, thấy bác Hảo có nhiều vốn hơn, lạ.
4.      
phó thường dân 08/03/2011
Chào anh Tạo,
Hỡi các vị đang nhân danh “nhà”nọ “nhà”kia, có cao kiến gì phò dân giúp nước thì gửi lên, còn “thi thố”, “bắt bẻ”nhau thì làm ơn viết thư gửi cho nhau là đủ.
Xin chúc anh sức khỏe và mong “nguyentrongtao.org”sẽ mãi là niềm tin của bạn đọc chân chính.
5.      
Văn Dung 08/03/2011
Chả trách bác cứ mãi là “phó thường dân”,hehe…..Cuộc sống nếu chỉ như bác yêu cầu:không có mặt nọ mặt kia,không chất vấn tranh tụng chi hết thì…vô vị lắm.
Chính blog của bác Tạo đăng lên những tranh luận này mới cuốn hút bạn đọc. Những cuộc Bút chiến luôn tập trung được người theo dõi .
(Không chỉ người Việt đâu,người nước nào cũng thế.Bác đọc Ruồi Trâu thì biết).
Tôi nghĩ ,nếu có thêm những người biết”châm ngòi nổ”như anh Trần mạnh Hảo,cuộc sống càng sôi động lên.
Bác Phó có thể đọc ,nghe các chủ đề khác.Blog của Nguyễn Trọng tạo có đủ Thi-Ca-Nhạc- Họa mà bác.
6.      
Thảo Dân 08/03/2011
Đồng ý với các ý trên , bác Trung thôi đi, mà lo nghiên cứu viết lách, có thêm nhiều công trình cho văn học. Còn việc bác Hảo thì bác ấy làm. Bao nhiêu tác phẩm bác Hảo cống hiến cho văn chương Việt Nam đã đủ chứng tỏ cái tầm của bác Hảo rồi. Đừng nhân danh Hội, đừng nhân danh học vị, đừng nhân danh cho ai cả bác Trung à. Xin lỗi à ? Có lẽ hai tác giả của hai truyện trên và và Ban chấm giải cà lơ phất phơ ấy phải xin lỗi bạn đọc mới đúng . Phải xin lỗi bạn đọc mới đúng vì 10, 15 năm nữa , bọn trẻ lớn lên , chúng học tập được gì từ các tác phẩm “bậc nhất”này ? Chúng sẽ nói gì về cha ông của chúng, chúng tìm hình ảnh Lê Lợi , Nguyễn Trãi ở đâu ? Và chúng sẽ nói rằng:”Hoá ra sách sử dạy ba xạo hết rồi, hai ông này và triều thần của họ toàn một phườngg gớm ghiếc, ác độc và dâm tặc ..”Thôi đi, đứng về chỗ của mình bác Trung nhé. Nếu có hứng thú thì bác viết hẳn một cuốn như Hội Thề hoặc Dị Hương nhé, có khi còn được giải Trên Hạng A nữa đấy ! Cón mấy bài phê phê này của bác đọc thấy dài và loãng quá!
7.      
Người đọc 08/03/2011
Tôi vừa được đọc bài “tôi xin ngừng tranh luận ..”của bác Phạm Quang Trung ở mạnh trannhuong.com. Xin hoan hô bác Trung! Chúc 2 bác Hảo – Trung vui khoẻ và nhiều cảm hứng sáng tạo .
8.      
Chế Lan Viên 08/03/2011
Quanh hồ Gươm không ai bàn chuyện vua Lê
Lòng ta đã thành rêu phong chuyện cũ…
9.      
Sim số đẹp 09/03/2011
Công nhận là bác TMH viết rất dễ đọc, đâu vào đấy. Thấy bác PQT viết rất lộn xộn, chả hiểu viết gì nữa.
“Cãi nhau”như này, chưa cần nhìn vào lí lẽ thật sự, chỉ cần thấy cách viết bác PQT đã thua đứt rồi.
Ờ, mà bác PQT là PGS cơ nhỉ?!
10.  
vô học 09/03/2011
CÔNG TÔI TO NHẤT
Với tất cả sự khiêm tốn của một kẻ ngoại đạo về văn chương thì hôm nay mùng 9 tháng 3 tôi cũng vẫn phải sung sướng thốt lên rằng: “công tôi to nhất”sau khi được tin của bạn “Người đọc”cho biết bác Phạm Quang Trung đã thông báo “tôi xin ngừng tranh luận …”. Từ sự góp ý của tôi chắc bác Trung đã sực tỉnh và giật mình nhìn lại các danh hiệu của mình rồi chấm dứt “chiến tranh”.
Chúc hai bác Trung – Hảo hảo hảo lờ …
9 Responses to “GIẢI MÃ BÀI VIẾT BÀN THÊM VỀ TIỂU THUYẾT “HỘI THỀ””
1.      
vô học 09/03/2011
Bác Hảo ơi, “nghỉ hưu” đi, tuổi già cần yên tĩnh. Các bác khác cũng đừng nổi nóng lên như Thọ muối và dùng Thọ muối để dọa nhau nữa. Em nhại thơ Nguyễn Khuyến để can các bác:
Thôi thôi lậy “cậu” xanh căng lậy,
thắng thua hơn thiệt thì cũng hòa.
Đau đầu nhức óc, tiền chẳng thấy,
cứ làm khổ nhau mãi thế a.
2.      
Duy Vu 09/03/2011
Bác Tạo thâm thúy thật. Đọc 2 bài của bác này tôi có cảm nhận bác ấy đang làm cái việc giống như bức ảnh bác kèm ở đầu trang.
3.      
Name (required) 09/03/2011
“Cái phong cách sống “Hữu sạ tự nhiên hương” dường như đã biến mất?”
Phải là “Hữu XẠ… “chớ anh Tạo nhỉ?
4.      
LVT 09/03/2011
“Liệu cái giá trị mà Hội thề và Dị hương đạt được qua giải thưởng đó có thật hay không và có sức sống như thế nào thì phải chờ Thời gian trả lời – “Thời gian là vị quan tòa công minh nhất!”. Đó là chân lý vĩnh cửu!…”
Cái câu kết cũ rích và ba phải này, vận vào bài phê bình nào cũng đúng (và người phát ngôn BNG cũng hay mượn để lên tiếng…: mà ông Đỗ Ngọc Thạch bắt mọi người phải đọc lại “mới hiểu hết ý tứ bài viết…” thì đúng là ông này chắc là hết thuốc chữa bệnh thích làm nhà phê bình rồi.
5.      
Phạm Lưu Vũ 09/03/2011
Viết sao cho nó rối rắm, rào trước đón sau, nửa dơi nửa chuột theo “phương pháp” “máy bay đằng đông, các cụ ngắm đằng tây…”, rồi lại tự “giải mã” những gì mình vừa viết ra theo kiểu… nào cũng được. Trò xiếc chữ này chỉ chứng tỏ ngay trong lúc viết đã sẵn coi bạn đọc như cái rác. Chuyện nực cười này quả là “xưa nay hiếm”.
6.      
Trần Đan 09/03/2011
Chúng tôi thường nói đùa: Bây giờ giá trị của công trình nghiên cứu khoa học là ở chỗ đọc không ai hiểu. Có lẽ quan điểm sáng tác văn học của bác Đỗ Ngọc Thạch và tác giả “Hội thề”cũng na ná như vậy.
7.      
Đinh Đỗ Chung 09/03/2011
Đọc xong bài “Giải…” này, chẳng thấy giải được tý nào mà chỉ thấy cứ như là tác giả bài viết muốn châm dầu vào lửa vậy .
8.      
Linh Linh 10/03/2011
Bác Thạch ơi, có phải có một trường phái văn học tạm gọi là “mã hóa”, tức là tác giả mã hóa tác phẩm, người đọc muốn hiểu thì phải chờ tác giả… giải mã? Hay là sáng tác theo trường phái “ban hành văn bản pháp luật”: Phải có nghị định, thông tư hướng dẫn thì mới hiểu và thực hiện được (?!).
Bác viết: “dù sao đi nữa thì những phương tiện thông tin báo chí do những cơ quan Đảng và Nhà nước quản lý thì luôn là nơi phát ngôn chính thống mọi tư tưởng của thời đại, không thể sai, chỉ từ đúng trở lên”(không biết lên đến đâu???). Không biết bác nói thật hay nói đùa? Theo em thì chắc chắn Đảng ta không bao giờ khẳng định: Các nghị quyết, chỉ thị của Đảng không thể sai!
Xin vái lạy bác!
9.      
Quang Trung 10/03/2011
- Ông Đỗ Ngọc Thạch ơi, ông làm phê bình mà ông dùng chữ nghĩa kiểu gì lạ thế: Ý ông muốn viết một đằng mà người đọc (trong đó có ông Hảo) hiểu một nẻo. Vậy thì ông có nên theo nghề cầm bút không nhỉ? Khi ông viết: “Ban giám khảo của Hội Nhà văn – bộ phận tinh anh và tài năng nhất của Hội nhà văn Việt Nam ” rõ ràng câu chữ thể hiện ông đã khẳng định… Còn ông nói đó chỉ là “sự mong muốn” thì quả là ông đã chưa biết viết để thể hiện ý mình. Viết rồi lại phải “giải mã” lại bài viết của chính mình thì ông quả là nhà “ní nuận” mà tôi chưa thấy bao giờ. Chúc ông gắng học tập chữ nghĩa, đặc biệt là cách lập câu, lập ý, cách tu từ nếu ông muốn đi theo nghề cầm bút.
Tóm lại, học theo phương cách “giã từ vũ khí” rất “Phật tính” của ông Phạm Quang Trung, chúng tôi cũng xin nói nhỏ cùng quý bạn đọc rằng,  Trần Mạnh Hảo từ nay sẽ không bàn đến “Hội thề” & “Dị hương” nữa, nếu không có mấy ông Trương Phi cầm bát xà mâu phê bình nhảy phốc ra diễn đàn mắng chúng tôi như tát nước rằng ông Hảo là kẻ “dị hợm”, kẻ “bất lương”, kẻ “núp trong bóng tối rình rập”… như từng mắng VTV1 & HNVVN là phường: “Nhảm hết sức”… Sở dĩ chúng tôi không dám tranh luận với giáo sư đại học Phạm Quang Trung khi ông dùng đến ba bài để “thách đấu” là vì chúng tôi rất nhát gan, rất sợ mấy ông phê bình dao búa, nóng tính hơn ông Thiên Lôi đùng đoàng sấm sét.,.
Sài Gòn ngày 10/03/2011
TRẦN MẠNH HẢO