Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

NHÂN NGÀY TÌNH NHÂN XEM LẠI LỜI BẠT "TÌNH NHÂN"

Lê Huy Quang
Chủ nhật ngày 13 tháng 2 năm 2011 7:23 PM

          Cầm cuốn tiểu thuyết “Tình nhân “ trong buổi sáng khi gió mùa đông bắc chớm về vào một ngày tháng chạp năm Mậu Tí. Tôi chợt nhận ra đây là một món quà văn chương đặc chất Hà Thành mang tặng cho những người, cho dù có vùng quê ở đâu nhưng đang tự cho mình là dân Hà Nội ngay trong chính tại đất Thăng long hay ở bất kì địa điểm nào trên mặt đất mênh mông này trong những ngày thành phố này đang rậm rịch để đến ngày hội trọng đại – Thăng long tròn nghìn năm tuổi.
         “Tình nhân “do nhà xuất bản Hà Nội in, nội dung là câu chuyện về người và đất Hà nội, còn tác giả …
          Ấy là Nguyễn Hiếu.Quê nội ở làng Phùng Khoang – Thanh Xuân .Quê ngoại ở làng xã Thuỵ phương có tên nôm là làng Chèm. Cả hai quê của tác giả này trứơc đây đều thuộc phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông nhưng có dễ đến hơn nửa thế kỉ nay đựơc biên chế thành hai xã của Huyện Từ Liêm ngoại thành Hà nội. Những ngưòi thông thạo sử kí và địa dư, đều khẳng định một điều rằng Văn bản chính quyền các thời là như vậy xong xét về lý thì ngay cả phủ Hoài Đức là cái phủ luôn luôn nhấp nhô trong sự thuyên chuyển giữa Hà nội và Hà Đông. Còn riêng làng Chèm thì muốn ở tỉnh nào thì cái chất Hà nội vẫn rành rành. Bởi lẽ nếu Chèm viết theo âm chữ theo từ điển của Alêcsăng đờ Rốt là Tơ lèm sau này Hán hoá đi thì là từ Liêm. Vậy thì có thể coi làng Chèm là nơi trung tâm của một huyện ngoại thành lớn của Hà Nội. Nói dông dài như vậy để khẳng định. Nguyễn Hiếu là người Hà nội không phải ở ba sáu phố phường cổ xưa thì nói theo giọng vui ngày nay là “dân Hà nội 1”
          Nếu tính riêng về tiểu thuyết thì đây là cuốn thứ 20 của Nguyễn Hiếu. Diện phản ảnh trong tiểu thuyết của nhà văn này khá đa dạng có lẽ chỉ trừ cuốn “chuyện tình người điên“ mà nhà văn Võ thị Hảo khi biên tập đã cho rằng Nguyễn Hiếu nhập đồng khi viết về một câu chuyện vua chúa giả tưởng còn dù viết về đề tài  gì thì nhân vật trong tiểu thuyết của Nguyễn Hiếu đều có gốc gác và hoạt động ở làng Chiện- cách gọi hư cấu làng Chèm- quê mẹ nơi Nguyễn Hiếu ở trọn tuổi thơ của mình. Chính vì lẽ đó nên nhà văn Phong Thu mới gọi Nguyễn Hiếu là tay viết văn làng Chiện là vậy.Còn đến với “Tình Nhân”thì ngay từ đầu đề đã thấy hiển hiện sự đặc sánh của chất Hà Nội. Một câu chuyện tình kéo dài hơn nửa thế kỉ giữa một cô nếu xét theo tiểu chuẩn Hà nội cổ thì có thể gọi là tiểu thư. Con gái một nhà tư sản bậc trung nhỏ làm nghề in theo đạo với một anh công chức bình thường đã có vợ con đề huề. Nói theo giọng ngày nay thì đây là một vụ ngoại tình bền chặt nhất. Thời gian câu chuyện bắt đầu từ những năm đầu của thập kỉ 50 của thế kỉ 20 khi người Pháp còn cai trị, và hơi thở của chiến tranh bắt đầu tràn đến Hà nội khi nhân vật chính, anh chàng công chức tên Long cùng với Phong anh trai của Vân – nhân vật nữ chính – để chạy trốn lệnh tổng động viên đã trốn vào nhà dòng rồi lên trại đào Nhật tân. Xung quanh mối tình đa đoan này là sự diễn biến cực chân xác của Hà Nội qua các giai đoạn lịch sử của thành phố này thời Pháp đô hộ, thời giải phòng thủ đô, cải tạo tư bản tư doanh, thời kì hoà bình ngắn ngủi, rồi máy bay Mỹ ném bom miền bắc, Hà Nội trong thời kì vất vả của thời bao cấp, Hà Nội đổi mới và ngày nay. Cái hay của “Tình nhân”là sự mô tả chân thực vài chục nhân vật đa dạng từ gã bắt rắn làng Cáo sau trở thành chủ tịch xã, ông cai thầu thời xưa, anh công chức, viên mật thám tây anh bộ đội làm cải tạo tư bản tư doanh, những bà mẹ Hà Nội một thời, cô xen giúp việc và cả những cô ca ve đương đại cùng đám thanh niên nghiện hút …Một cuộc triển lãm chân dung phong phú của Hà Nội trong hơn nửa thế kỉ Một cái hay nữa là với cuốn tiểu thuyết thứ 20 này Nguyễn Hiếu đã mô tả chất Hà nội đậm đặc từ cách ăn nói của các nhân vật những năm 50 của thế kỉ 20 đến lối sống của công chức Hà Nội cổ, cách mặc quần áo, cách dùng mùi xoa, nứơc hoa cầu kì …Một bức tranh Hà Nội thấm đẫm hiện ra khiến người có cốt cách Hà Nội càng yêu thành phố của mình và những ngưòi chưa quen Hà Nội nhận ra cái thần của thành phố nghìn năm bên bờ Nhĩ hà này. Đọc “Tình nhân”người ta ngửi thấy mùi phở trong ngõ Tạm Thương, mùi cà phê lãng đãng trong buổi sáng Hà Nội sơ tán vắng lặng, tiếng lá vàng rơi trong vườn Bách Thảo, tiếng sột soạt của tà áo dài quanh Hồ Gươm sáng xuân. Sự tinh tế về Hà Nội như trong một ca khúc Đoàn Chuẩn đựơc Nguyễn Hiếu vẽ khá thành công ngay cả khi ông mô tả sự ngoại tình của cặp tình nhân. Hai ngưòi đàn ông, đàn bà dường như sinh ra để cho nhau vượt lên tất cả moị giàng buộc của luật lệ bình thường trong lẽ đời. Nguyễn Hiếu tỏ ra tinh tường với một sự đôn hậu cùng bút pháp nhiều đoạn trữ tình đạt độ thăng hoa đã khiến cặp tình nhân này thực sự trở thành mẫu mực của tình yêu Hà Nội một thủa. Họ đáng yêu,đáng thương vì vậy sự đáng trách của ngưòi đọc đựơc xoá đi lẩn dưới sự cháy bỏng của thứ tình yêu vô tư.
       Khá quen với tiểu thuyết Nguyễn Hiếu, tôi hiểu bút pháp đa dạng của ông khi viết về những đề tài khác nhau với “ Tình nhân” Nguyễn Hiếu đã chọn bút pháp mô tả đan chéo, lồng ghép câu chuyện của các giai đoạn thời gian cũng như sự tiếp nối của các bút pháp trữ tình  và hài hước đã làm cho dung lượng mô ta đựơc nhân rộng câu chuyện. Lá thư của người tình nhân nữ gửi chọ vợ ngưòi tình nhân nam có thể coi là những trang trữ tình mang đầy chất Hà Nội một thủa.
          Ngòai đời cuộc sông sô bồ và chất báo chí ít nhiều khiến Nguyễn Hiếu mang vẻ bụi bặm nhưng nhìn sâu vào mới thấy sự làm người của nhà văn này được dậy dỗ một cách chu đáo và rất Hà nội. Cho đến bây giờ Nguyễn Hiếu là ngưòi đàn ông hiếm hoi có mùi xoa trong túi, đi qua đám ma ông lặng lẽ xuống xe ngả mũ, hay nói cám ơn và xin lỗi và là một người chu đáo đến cặn kẽ với gia đình …Trong ông sự kiêu hãnh đựơc là người Hà Nội đã khiến ông có những trang viết thực sự đắm say và am hiểu về thành phố này. Không phải ngẫu nhiên liền trong một tuần trong tháng 11năm 2009 Nguyễn Hiếu đã viết đến năm bài thơ về Hà nội. Đọc kĩ chùm thơ ấy mới thấy chính tình yêu thành phố quê hương đã làm thơ ông vụt loé :
              Hà nội, vẫn Hà nội thơm thủa thơ
              Đòn gánh cong gạt sợi heo may
              Dâm đàm trâu vàng quầng chân chạy
              Bách thảo mơ vàng mùi xoa kẽ tay ( Hà nội một thủa )
          Có thể nói “Tình nhân “là cuốn tiểu thuyết Hà nội nhất chẳng những của nhà văn làng Chèm này mà còn của văn chương Hà nội trong những ngày cả thành phố này đang rộn ràng cho đại lễ tuổi 1000.
Tháng 2/2009
Lê Huy Quang