Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

CẦN XEM LẠI NIÊN ĐẠI BÃI CỌC GỖ CAO QUỲ, THỦY NGUYÊN, HẢI PHÒNG?

Ngọc Tô
Chủ nhật ngày 5 tháng 1 năm 2020 4:50 PM



Vừa qua Hải Phòng đã khai quật BÃI CỌC GỖ CAO QUỲ tại xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng và có hội thảo rùm beng với nhiều nhà khoa học đầu ngành khảng định BÃI CỌC GỖ CAO QUỲ thuộc trận đánh năm 1288 của quân dân nhà Trần chống quân xâm lược Nguyên Mông?

Theo như các tài liệu được công bố trên báo chí, cũng như các phương tiện thông tin đại chúng. Kết quả xác định niên đại tuyệt đối C14 (Cacbon-14, 14C, hay cacbon phóng xạ, là một trong các đồng vị phóng xạ của nguyên tố các bon với hạt nhân chứa 6 proton và 8 neutron. Sự có mặt của nó trong vật chất hữu cơ là cơ sở cho phương pháp định tuổi bằng đồng vị các bon do nhà hóa lý Willard và cộng sự (1949) sử dụng nhằm xác định tuổi của các mẫu khảo cổ học) cho thấy các cọc gỗ này có tuổi đời tới nay từ 1.270 đến 1.430 năm. Ta có thể diễn giải như sau:

- Từ chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 tới nay cọc gỗ lim đã được chôn vùi dưới lòng đất cách đây 731 năm (từ 1288 đến 2019), mà cây gỗ có tuổi tối thiểu (1270 – 731= 539) năm, tối đa (1430 -731= 689) năm. Nếu gỗ lim có tuổi đời tối thiểu 531 năm hoặc tối đa là 689 năm thì đường kính khá lớn và những lim cổ thụ này rất quý, hiếm, ít khi các cụ làm cọc?

- Trường hợp thứ 2 theo cách hiểu của nhóm người trong hội thảo trên là các cọc gỗ này ở niên đại từ năm 1270 đến 1430 sau công nguyên. Tôi xin khảng định lập luận này không có cơ sở vì hiện nay trên cả hành tinh này không có loại máy móc nào đo được thời gian nghĩa quân đóng cọc gỗ xuống sông, còn nếu có từ năm 1270 tới năm 1430 sau công nguyên thì không phải quân dân nhà Trần đóng xuống lòng sông: Cây lim có tuổi lớn nhất mới có trên chục tuổi không thể có đường kính 50 - 60cm được và những người đóng cọc này xuống lòng sông để chống quân xâm lược rất có thể vào thời gian sau cuộc kháng chiến cống quân Nguyên Mông lần 3 (1288) của quân dân nhà Trần.

Các bãi cọc này có thể làm vũ khí để đâm thủng các chiến thuyền của địch, nhưng cũng có thể dùng vào các công việc khác nữa. Thông thường sau các chiến dịch một thời gian người dân nơi đây phải nhổ đi hoặc chặt sát đất,... để cho tàu thuyền đi lại, nên để tìm bãi cọc lớn như chiến trận ban đầu là điều không thể?

Mong các nhà khoa học, khảo cổ học,… có chuyên môn xem lại BÃI CỌC GỖ CAO QUỲ trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược dưới thời Ngô Quyền, Lê Đại Hành, Trần Hưng Đạo hay triều đại khác???

Ngọc Tô