Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

THẤY GÌ KHI HÀ NỘI MỞ RỘNG 4 LẦN?

Nguyễn Văn Chi
Thứ bẩy ngày 28 tháng 7 năm 2018 8:28 AM






Kết quả hình ảnh cho Hà Nội

Vì truyền thông đang ồn ào kỷ niệm 50 năm “chiến thắng” ĐL…rồi 10 năm mở rộng thủ đô khi dân “thủ đô” ở Chương Mỹ vẫn đi lại bằng thuyền dù đã nắng 3-4 ngày nay nên cũng góp thêm ý kiến:

Pháp chiếm được Hà Nội lần thứ 2 (4/1882) thì 8 năm sau (1890) bắt đầu xin phép xây dựng “Nhà máy tàu điện Thụy Khuê” và đúng 10 năm tiếp theo (1900) đã khánh thành tuyến tàu điện Bờ Hồ-Thụy Khuê (trong khi Thủ đô mở rộng lần 4 sau hơn 10 năm vưỡn không làm xong 13km tàu điện trên cao Cát Linh…)!

Khách tây tới Hà Nội chỉ đi lại xem khu phố cổ và hồ Gươm. Mà phố cổ còn tới ngày nay là nhở Toàn quyền Đông Dương ngày 5/12/1942 ký duyệt quy hoạch không xây cao quá 8,5m trong phố cổ và xây cao quá 12m quanh Hồ Gươm…và cũng nhờ dân phố cổ chịu ở chật không bán nhà cho các quan cách mạng (gốc lội ruộng) sẵn sàng phá bỏ khu triển lãm cuối cùng trong nội đô để có “điểm nhấn” cho “nhà đầu tư” xây cao 45 tầng (tương đương bên 29 Liễu Giai !).

Người Pháp dũng cảm làm 1 con đường bao quanh hồ Gươm (dù phải cắt đôi đền Bà Kiệu) và phá chùa Báo Ân để xây nhà bưu điện (để lại tháp Hòa Phong) nhưng mọi công trình xây quanh hồ đều tương thích với chiều cao cây xanh quanh hồ cho tới 1971 được Tàu viện trợ xây lại Bưu điện từ 2.5 lên 5 tầng phá tan vẻ đẹp hài hòa của Hồ Gươm! Từ 1977 Hà Nội bắt đầu có ủy viên TƯ làm chủ tịch thì Tòa Thị chính thời Pháp cực đẹp đã bị phá để xây lên một kiến trúc trông như lô cốt (tương xứng với nhà bưu điện do Tàu + xây)! Tới thời UVTW Hoàng Văn Nghiên thì xây thêm “Hàm Cá Mập” chấm dứt hoàn toàn vẻ đẹp toàn mỹ của Hồ Gươm…

Người Pháp không phá quần thể sen+bèo trên hồ, cũng không bê tông hóa toàn bộ mép nước nên 4 “cụ rùa-baba” sống yên vui cho tới khi Thủ đô thỉnh thoảng lại kéo lưới vét trên hồ, phá hết hệ sinh thái làm sạch nước hồ tự nhiên làm các cụ rùa phải lên bờ và trở thành tiêu bản trong đền NS, trong bảo tàng HN và tuyệt diệt mấy năm trước ! Người Pháp trồng các loại cây ven 3 cái hồ trên bách thảo để thú tránh nắng phía dưới. Ta cải tiến “di dời” thú ra Thủ Lệ còn cây vẫn ở lại Bách Thảo. Đến 2 nhiệm kỳ của ks xây dựng Nguyễn Thế Thảo đã chặt ngay và luôn 6700 cây xanh dù trẻ con cũng biết 1 cây xanh trưởng thành trong đô thi sản xuất lượng ô xy cho 60 người….

Thời Pháp Hà Nội không cần đèn đỏ, nhưng ngã 5÷7 thì có bùng binh như đài phun nước đầu Hàng Đào hay tượng đài trước Nhà hát lớn nhưng ngày đó người dân đi lại từ tốn. Thời đó không có hàng triệu người gốc “lội ruộng” như bây giờ nên cứ hở ra là cướp đường (take way) khiến vỉa hè cũng không còn an toàn cho người đi bộ!

Thời Pháp mỗi căn nhà, mảnh đất đều có chủ chứ không như bây giờ theo điều 52 luật đất đai, Cấp tinh, TP có quyền “mua rẻ như cướp” đất của dân rồi cấp cho “thân hữu” xây rồi bán lại đắt hơn vài trăm lần. Khi muốn cướp đất ven hồ thì bày trò kiểm định gán cấp D cho chung cư tốt ven hồ và lờ đi các chung cư lún nứt phải chống thép cả 5 tầng kêu cứu nhiều năm nhưng ở xa hồ nước!

Hà Nội do Pháp quản lý trong 72 năm (1882-1954) chỉ rộng 152,2km2 với 436.624 dân khi về tay ta sau 54 năm (1954-2008) đã điều chỉnh tăng “để lấy đất” tới 4 lần lên 3344,7 km2 với 6.232.940 dân. Khi diện tích “thủ độ” tăng lên 22 lần với 90% dân gốc ‘lội ruộng’ nhưng đã “hết ruộng” để tạo ra nhiều vạn xe ôm...và có những Tỷ phú USD “bất động sản” góp mặt với thế giới! Theo một vài nhà “xây dựng” thủ đô đã xây số căn hộ đủ cho ½ dân số miền bắc đến ở...Vì vậy không tắc đường, không ngập nước mới là lạ. Là người sống từ thời Pháp tới nay mình thấy 72 năm người Pháp cai quản chủ yếu làm đẹp cho thủ đô (dù chưa được là Hòn Ngọc Viễn Đông) nhưng khi ta tiếp quản chỉ sau 54 năm đã biến thành cái tổ quạ, vô cùng lộn xộn, bát nháo. Ngày nào, đi hướng nào cũng tắc, cũng bẩn bụi và gặp người đi khiếu kiện..biểu tình vì mất đất !!!