Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

ĐÔI LỜI VỚI NGỌC CHÂU

Phạm Liên
Thứ bẩy ngày 29 tháng 7 năm 2017 11:08 AM


TNc: Chúng tôi đưa hai bài này lên để thảo luận về Thơ luật Đường VN. Ý khiến khác nhau là chuyện bình thường và cần tôn trọng ý kiến khác mình...

(Về bài “Thơ Đường luật thời @” của tác giả Ngọc Châu đăng trên tập san
“Thơ đường đất Việt” ra hàng quý - số 4 - trang 42 năm 2016).


Vừa qua tôi có đọc bài luận văn phân tích về: “Thơ Đường luật thời
@” của tác giả Ngọc Châu đăng trên tập san “Thơ đường đất Việt” ra hàng
quý - số 4 - trang 42 năm 2016.
Khi viết bài “Thơ Đường luật thời @” tác giả Ngọc Châu muốn
chứng minh rằng mình có trình độ: Biết nhiều, hiểu rộng nên ông đã tự khoe
ông là: “nhà văn, nhà giáo, nhà dịch giả, cử nhân, hội nhà văn Hải Phòng, nhà
biên tập đường thi cho ba Website văn chương, vănthơViệt.com,
vănđànViệt.net, thơđườngđấtViệt v.v…”.
Trong bài báo ông dùng rất nhiều từ thuật ngữ, cả tiếng Tây nữa để
cho các “bô lão” đọc, để tỏ ra rằng: ông rất “đa văn, nhiều chữ”. Ví dụ: từ
“gạo cội, hình sin, biên độ, hiệu năng, ấu vờ, du di, tuổi teen, ngõ hầu, nude
hot, người tân thời”. Có chỗ ông giải thích: “gạo cội” là (văn học, hội nhà
văn) (!) liệu có đúng không? Ông Châu hiểu thế nào là “Người tân thời?”.
“Nói những điều không biết
Viết những điều không hiểu”
Ông Châu viết: “Chúng ta đều biết thơ Đường luật đã bị xếp xó từ
những năm 30 của thế kỷ trước”, “Thơ Đường luật đã bị xếp vào xó nhà”
“Nếu moi thơ Đường ra để coi là cổ vật hoặc chỉ để cho các bô lão ngâm
ngợi”. Ông Ngọc Châu nhận thức thơ Đường luật cần: “Nâng tầm hiệu quả
cho Đường thi ngang với các loại thơ khác”.
Ông nói: “Về niêm luật trong thơ Đường hiện nay còn quá cứng nhắc,
chính vì cứng nhắc nên ngay các bài thơ của các cụ để lại cũng không
nhiều” (thơ là kết tinh của trí tuệ đâu có phải là “mỳ tôm” sản xuất ra
nhiều) rằng “đại đa số hội viên, mới chỉ coi thơ Đường luật Việt Nam là một
sân chơi của tuổi già” “Ai cũng thấy ngoài một số bài của Nguyễn Khuyến,
Tú Xương, Bà Huyện Thanh Quan, Hồ Xuân Hương ra, nếu không trích
mượn của các thi sĩ Tầu chính hiệu như Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị thì đành chấm
hết (!) (Có nghĩa là vứt bỏ). “Hiện nay rất ít người thích làm thơ Đường”
ông Châu lo “thơ Đường có trào lưu ra biển ở đất Việt” . Ông muốn thơ
Đường “dễ làm, ai cũng làm được, kể cả tuổi teen cũng làm thơ được”
“Muốn duy trì được thì phải cách tân” “Nếu không có đầu óc cách tân,
không dám cách tân, để loại cái dở, bổ sung cái hay” thì thơ Đường sẽ chết
không còn tồn tại ở Việt Nam nữa!
Trong khi ông đang “triết lý về thơ Đường” thể hiện cái “tư tưởng
lớn” của ông, bất chợt ông lại rẽ ngang sang để dạy cho thiên hạ học làm thơ
Đường luật ở bậc tiểu học(!).
Các bậc thi huynh, thi hữu ai cũng đều biết rằng có nhiều bài thơ
Đường luật rất hay, đúng niêm luật và đối chỉnh, đó là lẽ tất nhiên.
Tuy nhiên lại có những bài thơ không hay, rất dở nhưng vẫn đúng
niêm luật và có cả đối nữa. Điều này chứng minh rằng: Bài thơ hay và
bài thơ không hay nó không nằm tất cả ở trong niêm luật và đối, mà
phần lớn nó còn nằm ở trong:
1. Cốt truyện của sự vật có sâu sắc không? Có điển hình không? Có
phản ánh đúng sự thật không?
2. Những ngôn từ có đạt tới là những viên ngọc lung linh không?
3. Đối có chỉnh không?
- Không ai “xếp xó thơ Đường”
- Không ai “vứt thơ Đường vào xó nhà”
Chỉ có những kẻ thèm thơ Đường đến rỏ rãi mà cả đời chẳng bao giờ
sáng tác nổi một bài thơ Đường nên hồn(!).
Không ai “moi thơ Đường ra” mà chỉ có những kẻ moi “cái khắm” ra
mà ngửi, có kẻ nói: “Tôi không thích thơ Đường nên tôi không làm thơ
Đường (thật là dối lòng) (kẻ dối mình thì sẽ dối người)”.
Có người nói: “Tôi không có năng khiếu làm thơ Đường và tôi chưa
hiểu sâu về quy tắc làm thơ Đường nên tôi không biết làm thơ Đường” đó là
lời nói rất thật, rất đáng trân trọng.
Ông Ngọc Châu nói: “Đa số hội viên, mới chỉ coi thơ Đường Việt
Nam là sân chơi của tuổi già” ai phát ngôn câu này, hãy về câu lạc bộ người
cao tuổi mà chơi, đừng sinh hoạt trong các chi hội thơ Đường nữa, vì ở nơi
đây là sân chơi trí tuệ dành cho các bậc trí, nơi đây không có cầu lông, cờ
tướng, bóng bàn, thể dục dưỡng sinh…
Các nhà thơ mới, vào những năm 39, 40 của thế kỉ trước, họ sáng tác
thơ theo kiểu văn hóa phương Tây (loại thơ tự do), không cần phải niêm
luật, không có đối, nhưng vẫn có cái hay của nó như bài: “Tiếng thu” của
Lưu Trọng Lư; “Con sông quê hương” của Tế Hanh; “Chùa Hương” của
Chu Mạnh Trinh; Xuân Diệu, Thế Lữ, Hàn Mạc Tử, Tản Đà,Vũ Khắc Hiếu,
Chế Lan Viên v.v… hay làm thơ tự do. Nhưng vẫn có nhiều thi sĩ họ không
bỏ thơ Đường, họ vẫn làm thơ Đường kiểu thơ “Đường thi liên châu” (bài
thơ dài chia ra từng khúc (đoạn) không có đối) như bài: “Núi đôi” của Vũ
Cao, “Xuân xưa” của Xuân Diệu, “Bác ơi!” của Tố Hữu, “Hoa và rượu”
“Viếng mồ chinh nữ” “Một thời quan tái” “Học trò trường huyện” của
Nguyễn Bính. Các thi sĩ không hề có “trích mượn” hoặc “đạo thơ” của Đỗ
Phủ, Bạch Cư Dị mà chất thơ vẫn rất hay, thơ của họ vẫn sống mãi với thời
gian (Muốn “trích mượn” hoặc “đạo thơ” của Lý Bạch, Đỗ Phủ và Bạch Cư
Dị đâu phải là việc dễ). Sau Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Bà Huyện Thanh
Quan, Hồ Xuân Hương thơ Đường luật vẫn duy trì đâu đã phải là “chấm
hết”.
Các bậc tiền bối đã để lại vào kho tàng văn hóa lịch sử Việt Nam bao
nhiêu bài thơ Đường tuyệt tác, như thơ Đường của Lý Thường Kiệt, Trần
Nhân Tông, Trần Thánh Tông, Lê Quý Đôn, Cao Bá Quát… Sau này còn có
Lạc Nam, Hoài Yên, Ngân Giang, Hương Thu v.v… Thơ của các vị ấy
không hề “trích mượn” vẫn được lưu danh thiên cổ.
Thơ Đường luật của Bác Hồ.
Tả cảnh thì: “Non xa xa, nước xa xa”
“Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa”
Tả tình thì: “Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”
Tư tưởng thì: “Nay ở trong thơ nên có thép”
“Hai tay xây dựng một sơn hà”
Thơ Đường luật của Bác Hồ về văn chương thơ phú thật là đỉnh cao
của tuyệt mĩ. Bác không hề “trích mượn” thơ của Đỗ Phủ và Bạch Cư Dị.
Ngọc Châu có dám bảo là thơ Đường luật của Bác Hồ là “trích mượn”
là “chấm hết” không?
Ngọc Châu nói: “Về niêm luật trong thơ Đường hiện nay còn quá cứng
nhắc, chính vì cứng nhắc nên ngay các bài thơ của các cụ để lại càng không
nhiều”. Mọi người đều biết rằng cái gì “không nhiều” là hiếm, hiếm mới là cái
đáng quý, hiếm mới là vàng, là ngọc, là kim cương, là công, là phượng. Nhiều
như chim chích, chim ri có gì là đáng quý.
Lão Tử nói: “Hiếm có người biết ta, chính vì hiếm có người biết ta
cho nên ta mới quý”.
Trong mục ông khoe ông có rất nhiều danh vị, người ta không thấy
ông khoe ông là “nhà thơ”, hay ông không phải là “nhà thơ” thật. Nếu ông
không phải là nhà thơ thì không có trải nghiệm, không có trải nghiệm thì
“biên tập” làm sao mà chính xác được (!).
Trong ngôn từ của Ngọc Châu người ta thấy ông không có chủ kiến,
toàn dựa vào tư liệu không có căn cứ, nếu không có chủ kiến thì hành vi sẽ
sai lệch, lời nói sẽ không đáng tin cậy.
Ngọc Châu là “nhà biên tập” trong tay ông lúc nào cũng có vài ngàn
bài thơ Đường luật, tại sao ông không dùng những bài thơ có tên tác giả, địa
chỉ rõ ràng làm ví dụ, mà ông toàn dùng những bài không có tên tác giả,
không có địa chỉ (đây không phải là thơ cổ sưu tầm).
Nói tóm lại ông Ngọc Châu muốn “bạo gan dám cách tân thơ Đường
luật, loại bỏ cái dở trong thơ Đường luật” cắt bỏ cả đối hoặc đối không chỉnh
cũng được “không cần câu nệ về câu chữ” “Niêm luật trong thơ Đường ông
cho là quá cứng nhắc ông muốn “thơ đường thi dễ làm” “để cho cả tuổi teen
cũng làm được”. Vậy thì kẻ hèn, người ngu cũng làm được để cho nước ta
“trở thành một cường quốc về thơ”, nghe như truyện tiếu lâm ấy, không thể
nhịn được cười!!!
Trời ơi ! Một ông “biên tập” tham gia biên tập vào những tuyển tập
thơ tầm cỡ mà có quan điểm như vậy thì nguy cho thơ Đường quá!!!
Thảo nào có những bài thơ “không thể ngửi được” mà ông vẫn duyệt
cho in ấn vào “tuyển tập thơ Đường Việt Nam” và tập san hàng quý số
4/2016 (bạn đọc soát lại mà xem, tôi không tiện nói tên).
Thật hổ thẹn cho chi hội thơ Đường nào có bài thơ đó, làm nhơ bẩn cả
tuyển tập thơ Đường Việt Nam.
Đọc những ngôn từ của ông Ngọc Châu người ta thừa hiểu rằng ông
nhìn các hội viên trong các chi hội thơ Đường như là các “bô lão” (lẩn
thẩn, lẩm cẩm, bảo thủ, ngại thay đổi) toàn là hạng không hiểu biết gì(!)
Với thơ Đường luật ông đánh giá: “cần phải nâng tầm hiệu quả cho
thơ Đường ngang hàng với các loại thơ khác” thế có nghĩa là thơ Đường còn
kém chưa xứng tầm với các loại thơ khác (như lục bát, ngũ ngôn, thơ tự do
v.v…)
Có lẽ ông Ngọc Châu chưa từng được nghe và đọc những thành ngữ rất ái
ngữ mà từ xa xưa xã hội đã khẳng định và vinh danh cho thơ Đường luật:
- “Thơ Đường là loại thơ bác học”.
- “Thơ Đường là bà chúa của các loại thơ”.
- “Thơ Đường luật là di sản văn hóa thế giới, được nhân loại công nhận”.
- “Tìm ngọc trong bể đường thi”.
“Những từ hay trong thơ Đường là kim cương của ngôn ngữ” (Năm
mươi sáu từ trong thơ Đường là năm mươi sáu viên ngọc) v.v…
Các bậc thi huynh thi hữu và bạn đọc họ đang theo dõi ông, xem ông
“bạo gan, cách tân” và “loại bỏ cái dở trong thơ đường Luật” như thế nào?!
Ông nói: “Tiến hành là một việc khó, nhưng vẫn có thể làm được”. Vậy thì
Ngọc Châu hãy làm vài bài thơ kiểu mẫu của ông đi, còn chờ đợi gì nữa.
Nếu ông “thành công” thì thiên hạ sẽ có người họ bỏ thơ Đường thi mà quay
sang sáng tác thơ “Châu Thi”. “Cái tôi” của Ngọc Châu sẽ được “Lưu danh
thiên cổ!”.
Ngọc Châu làm việc cho hội thơ Đường luật Việt Nam
(Thoduongdatviet) mà lại chê bai thơ Đường luật, lăng mạ thơ Đường
luật, phát ngôn không nghiêm túc, ngôn từ mập mờ, tư liệu chung chung
không có căn cứ, lời lẽ coi thường các bậc thi huynh thi hữu. Với thái độ
như vậy thử hỏi liệu có xứng đáng để cho chúng ta (những nhà thơ đích
thực) nhờ cậy và gửi gắm niềm tin.
Phải chăng hội đồng cố vấn và chủ nhiệm hội thơ Đường luật Việt
Nam đang “nuôi ong tay áo, nuôi rắn nuôi cáo trong nhà”.
Nam Định, ngày 15 tháng 10 năm 2016
Phạm Liên
ĐT: 0124.830.3876
Danh ngôn:
1. Kẻ tiểu nhân nói thì dễ làm thì khó.
Người quân tử nói thì khó làm thì dễ.
Khổng Tử
2. Kẻ ngu lúc nào cũng nghĩ mình là thánh nhân
Bậc thánh nhân thường nghĩ mình vẫn còn những điểm ngu.
Triết lý nhà Phật
Được đăng bởi Mỹ Giống Trần vào