Trang chủ » Bầu bạn góp cổ phần

Những người ngoài hành tinh

Phạm Mạn
Thứ sáu ngày 9 tháng 8 năm 2013 7:15 AM
          Chuyện thứ nhất:
Vừa qua có chuyện nhiều phiếu xét nghiệm máu có kết quả giống y hệt nhau; trong đó 2 phiếu: một phiếu của cụ già 83 tuổi, một của em bé  2 tuổi. Có người nói: “Có lẽ “lương y(!)” đã lấy nhầm máu của người ở một hành tinh ngoài trái đât! Ở đó con người sống vĩnh viễn, bất biến, nên từ lúc sinh ra cho đến già và mãi mãi, cấu tạo cơ thể của họ “bất biến”!…” Một người cãi: “Ông nói là sống vĩnh viễn thì họ cần gì bệnh viện, cần gì đi thử máu mà có chuyện phi lý đó”. Người kia lại giải trình: “Nếu không phải thế thì chỉ còn một lý do nữa mà thôi. Đó là mấy xét nghiệm viên làm ra những tờ “xét nghiêm” ấy là người ở hành tinh khác đến Việt nam mình “công tác” chứ không thể là người V.N. mình được. Người V.N. ở thế kỷ 21 này, những con người đã thắng hai đế quốc to, lập nên sự kiện lịch sử thần kỳ đó; ngày nay con cháu họ lại được đào tạo nhiều năm dưới mái trường X.H.C.N. lẽ nào mới bước vào thực tập nghề y, tức là nghề TRỊ BỆNH CỨU NGƯỜI, một nghề NHÂN ÁI mang tình thương hơn mọi nghề khác, lại bị nhiễm cái “ÁC”từ hành tinh khác! Nói là ÁC và là RẤT ÁC vì hệ luỵ từ những phiếu xét nghiệm ấy không lường được, kể cả là bệnh nhân phải chết oan chỉ vì PHIẾU  XÉT NGHIỆM nọ!!!”

      Chuyện thứ hai:
   Kẻ viết xin kể tiếp một câu chuyện khó tin nhưng có thật 100%. Câu chuyện chính tôi chứng kiến: Tôi xếp hàng khám bệnh theo chế độ bảo hiểm y tế. Đến lượt một bà trạc tuổi trung niên, tóc “phi dê”, áo quần lịch sự, tay bà cầm một túi giấy bóng đựng nhiều vỉ thuốc, lọ thuốc tân dược. Khi bà ngồi ghế yên vị có vẻ đợi “bác sĩ” hỏi nhưng “bác sĩ” không một lời hỏi han mà lấy một tờ đơn và ghi các tên thuồc, rồi nói: “Đây! Đơn thuốc bà đây.” Bà bệnh nhân tóc “phi dê” vô cùng ngạc nhiên ngoái nhìn quanh, tưởng “bác sĩ” nhầm. Nhưng không, “bác sĩ” lại nhìn thẳng vào bà và: “Đơn thuốc của bà đấy”! Đến đây thì bà bệnh nhân biết chắc là đơn thuốc của mình, “xửng cồ” nổi máu nói to tiếng: “Này! Tôi nói cho cô biết! Tôi đến đây khám là để biết tôi đang bị bệnh gì. Tôi đi khám không phải là cần mấy viên thuốc cô cho đâu nhá!” Nói đến đây, bà giơ cao cái túi ni lông thuốc và nói tiếp: “Đây! Thuốc của tôi đây! Thuốc, tôi có đầy! Tôi chẳng thiếu gì thuốc! Tôi chỉ cần là, tôi biết được tôi đang bị bệnh gì. Các cô làm ăn cái kiểu gì thế! Tôi đ…cần!”. vừa nói, bà vừa đứng dậy ra về, và bỏ lại “cái đơn thuốc cấp mà không cần hỏi bệnh” – đơn thuốc “lạ” như đến từ hành tinh khác!!!
  Người chung quanh bàn tán xôn xao. Có người nói: “Tôi hay đến khám nên tôi biết, người bệnh thì đông, các cô bác sĩ nói bình quân mỗi người khám phải nhanh, không quá 5 phút, thế mà vẫn không khám hết lượt”.Người khác lại nói: “Đông thì đông nhưng cũng không được cái kiểu kê đơn mà không cần hỏi bệnh!”Người khác nối lời: “Cô kia có phải là bác sĩ đâu mà hỏi bệnh. Cô bác sĩ vẫn ngồi đây tôi vừa gặp  ngoài cổng chợ, cô đang mua rau. Còn cái cô này, ngày nào cô ấy chẳng ngồi trên hiên gác 2, chỗ bàn tiếp bệnh nhân, đế ghi sổ sách. Hôm nay cô bác sĩ vẫn ngồi ở đây chắc nhờ chị này “tạm quyền”. Chị này không có chuyên môn nên chỉ ghi vào đơn mấy viên thuốc vô thưởng vô phạt trong khi chờ bác sĩ chính thức đi chợ về cho bà con khỏi chờ sốt ruột!”Một bà già ra điều từng trải, an phận: “Ôi giời, phiên phiến đi cho các vị ơi. Trong cái thời xuống cấp này ngành nào, nơi nào mà chẳng có chuyện!!!”
                                                                      PHẠM   MẠN
     

Giáo sư cũng muốn… chửi nhau

1. Văn phòng buôn dưa lê xin dẫn một chuyện thế này, có 2 bà hàng xóm chửi nhau rất chi là văn hoá cao. Rất đông người xung quanh, hàng xóm láng giềng, người qua đường dừng chân lại xem, nghe hai bà chửi nhau, mấy ông Tây cũng dừng lại coi văn nghệ. Những câu chửi bải bản, giọng nói lên bổng xuống trầm như một giai điệu nhạc dân tộc. Không ai chịu nhường ai, danh dự trong chửi nhau lớn lắm, không thể thua được. Cuộc chửi nhau càng ngày gay cấn, hai bà bắt đầu lôi thói hư tật xấu của chồng con nhau ra biêu riếu. Đại thể như: “Con mấy dạy kia, chồng mày cũng chỉ là cái thằng giáo viên quèn thôi, chuyên ăn chặn tiền của trẻ con. Bà mày còn biết nó từ hồi nó còn cởi truồng cơ nhé, nghẻ lở hắc lào khắp người kia. Học thì ngu như bò, chạy chọt mãi mới được vào học sự phạm, dạy cái môn giáo dục công dân thì ra quái gì chứ. Người ta thì dạy toán dạy văn mới quan trọng chứ, ngu si thì chỉ dạy những môn vớ vẩn thế thôi. Gớm nhể, tưởng hay ho lắm đấy chắc, bà thì dí vào nhá…” Bà kia cũng không chịu kém cạnh: “Ờ thì chồng tao chỉ là thằng giáo viên quèn đấy thì đã sao. Còn chồng con chó này chỉ là cái thằng lang băm thì hay đấy chắc. Có mấy bài thuốc đểu đi lừa người ngu si đần độn, kiếm tiền. Tiền bẩn lắm đấy con ạ, bà nói cho mà biết. Ba đời nhà mày không khá được đâu, gặp người ốm đau bệnh tật thì mừng hơn bắt được vàng, chặt chém người cùng đinh có sướng không hả, ăn thế mà mày cũng nuốt được à. Gớm chết, mày treo trên tường dầy những khẩu hiệu “Lương y như từ mẫu”; “Không lấy phong bì của bệnh nhân”…Toàn là những câu khẩu hiệu đểu và mất dạy thôi, thiên hạ còn lạ gì trò bịp bợm của bọn chúng mày…”
Cuộc chửi nhau tiếp tục kéo dài. Hai bà đã sấn vào ngần nhau, kéo váy sếch lên hở cả đùi trắng ra mà chửi. Người xem kéo tới nghe ngày càng đông một cách thích thú. Không ít người làn đầu tiên được nghe những câu nói thật, chửi thật một trăm phần trăm. Thế mới sướng lỗ tai. Có người cả đời chỉ nghe những câu nói dối, những câu đường mật, bây giờ được nghe nhũng câu nói thật thì thấy lạ tai, thấy hay vô cùng. Những thói hư tật xấu của con người được hai người đàn bà thi nhau bóc mẽ ra, phanh phui hết ra một cách trần trụi. Thậm chí nhũng bí mật của hai ông chồng cũng được hai bà phanh phui ra một cách công khai. Người dân kéo đến mỗi lúc một đông, không còn chỗ đứng nữa, thế là bà con chen nhau như bầy vịt người. Hai bà được thể động viên tiếp tục chửi nhau như hát hay.
2.Trong số đông này có một vị giáo sư sử học, trên đường đi thuyết trình cũng dừng lại nghe hai bà nông dân chửi nhau. Vị giáo sư bỗng thấy buồn vô hạn, bởi một nỗi trong các buổi thuyết trình của mình chẳng thấy mấy người tới nghe đông như vậy. Tại sao thế nhỉ? Bao nhiêu năm phấn đấu lên cái chức giao sư mà nói chẳng thấy ai tới nghe tự nguyện. Những người bắt buộc tới nghe thì cũng chỉ được vài phút đầu sau đó là ngủ gật, làm việc riêng, nhắn tin, thậm chí mang báo ra đọc…
Vị giáo sư thấy chán đời, và không hiểu sao lại như vậy. Ông cố gắng theo dõi cuộc chửi nhau của hai bà nông dân để rút ra kinh nghiệm giảng bài cho mình. Cũng đơn giản thôi, các bà này có sao nói vậy, nói đúng bản chất mà nó có, không nói những điều trừu tượng khó hiểu, và nói hơi sỗ sàng. Văn phong chửi của 2 bà gần gũi với cuộc sống hàng ngày, những ví dụ đưa ra so sánh đều có thật trong cuộc sống.
Vị giáo sư chạy về phòng thuyết trình cho sinh viên tại chức khoa triết học. Ông mở giáo trình ra bắt đầu nói. Ông nói được vài câu thì tiếng ồn bắt đầu vang lên như tằm ăn, có người còn công khai gọi điện trong phòng học. Người nghe trong lớp toàn là cán bộ nhà nước đi học thôi. Ông tiếp tục thuyết trình: “Các bạn biết không, có 18 đời vua hùng, lịch sử dân tộc ta đã có trên 4.000 nghìn năm…” Có ai đó nói nhạo báng: “ vớ vẩn, bốc phét…. Làm gì lịch sử dài thế, mỗi đời người chỉ có vài chục năm thôi chứ, người ngày xưa sống ít lắm, không thọ được như người bây giờ đâu. Nước Mỹ có 200 năm, sao nước ta hình thành lâu thế nhỉ…” Giáo sư tiếp tục giảng bài: “Hoành tráng quá, thế giới có một không hai, Lê Văn Tám tẩm xăng vào người rồi đốt cháy rừng rực, anh chạy gần 2 cây số và lao vào kho xăng của giặc. Kho xăng bốc cháy ngùn ngụt, bọn giặc không thể cứu chữa. Anh được vinh danh là cây đuốc sống”. Tiếng la ó, ném đá rần rần: “phét quá, làm gì có chuyện lạ kỳ, chắc là Tôn Ngộ Không mới làm được vậy…”
Lại có người đọc thơ: “Làm hàng giả tù mọt gông/ Làm lịch sử giả lại không việc gì”.
Bải giảng mới được một lúc thôi mà học viên đã ngủ gật rồi, có người châm thuốc hút phả khói mù trong phòng. Đến chừng 10 giờ trưa thì trong lớp học vơi đi quá nửa, anh em bỏ ra ngoài đi uống bia, vui thật.
Vị giáo sư già buồn lắm, nhận phong bì, cắp cặp lững thững ra về. Đi qua chỗ hai bà hàng xóm chửi nhau vẫn thấy người tới xem đông nghịt. Giáo sư buộn miệng nói: “Ôi, giá như cũng được chửi nhau một trận thế này”.