Tạp văn: Mạc Ngôn (Trung Quốc)
Vũ Phong Tạo giới thiệu và dịch
Vừa qua, Báo điện tử Hội Nhà văn Trung Quốc (www.chinawriter.com.cn) đã đăng bài Tạp văn “Kẻ đánh người nói” của nhà văn nổi tiếng Mạc Ngôn.
Nhà văn Mạc Ngôn sinh ngày 17-2-1955, tại huyện Cao Mật, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Ông đã từng được cả thế giới, trong đó có Việt Nam, biết đến với bộ phim truyện nhựa “Cao lương đỏ”, do đạo diễn nổi tiếng Trương Nghệ Mưu chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của Mạc Ngôn. Bộ phim đã được giải Cành cọ vàng tại Liên hoan phim quốc tế Cannes năm 1994.
Nhiều tác phẩm của nhà văn Mạc Ngôn đã được dịch sang tiếng Việt và có tiếng vang ở Việt Nam: “Báu vật của đời”, “Cao lương đỏ”, “Đàn hương hình”, v.v…
Chúng tôi dịch và giới thiệu toàn văn tác phẩm Tạp văn “Kẻ đánh người nói” của nhà văn Mạc Ngôn, để bạn đọc tham khảo.
***
Đề mục là “Kẻ đánh người nói”, ý của nó là, phàm những kẻ đánh người, vẫn thường có rất nhiều lời cần nói. Đầu tiên, cần nói với kẻ bị đánh, nói “tao”- hoặc là “chúng tao” – càng nhiều khi là “chúng tao”, tại vì sao cần đánh “mày”, cũng hoặc là “chúng mày”.
Phàm những kẻ đánh người, y sở dĩ đánh người, vẫn thường là cần chiếm lĩnh một điểm cao của đạo đức, thế là nghĩa chính từ nghiêm, giơ nắm đấm lên mà có lý lẽ. Tình huống nói chung là, kẻ bị đánh là không có quyền lợi, cũng không có cơ hội biện bạch cho mình. Bởi vì, một khi nắm đấm tượng trưng cho chính nghĩa hoặc đại biểu cho chính nghĩa đã giơ cao lên, thì công tác thẩm phán của đạo đức đã hoàn thành. Tiếp theo tiến hành chính là sự báo thù của chính nghĩa.
Trong lịch sử của chúng ta và trong cuộc sống hiện thực của chúng ta, chúng ta đã nhìn quen loại chính kịch này - mặc dầu là thảm kịch, chúng ta cũng chỉ có thể coi là chính kịch mà nhìn.
Trong giáo dục, chúng ta đã được tiếp thụ từ nhỏ, đã coi loại thảm kịch ấy là công đạo và thiên lý. Chỗ dựa căn bản của công đạo và thiên lý ấy chính là: Kẻ giết người phải đền mạng, kẻ làm ác phải chịu phạt. Thế là, chúng ta dùng bạo lực của người thi hành trút lên thể xác của người khác, coi thành sự báo ứng của thiên đạo. Thế là, chúng ta không chỉ có thói quen dùng roi vọt thi hành với thể xác, chúng ta còn có thói quen đấm đá cả với đàn bà trẻ thơ.
Chúng ta còn quen mắt với những phát minh của những tên cai ngục thiên tài: Từ chặt lưng đến tùng xẻo (lăng trì), từ lột da đến khoét mắt đội đèn đến bắn tên lóc xương đến đốt pháo trên đỉnh đầu, bởi vì tất cả những hình phạt tàn khốc ấy, đều là giả danh mượn vay của chính nghĩa và thiên đạo.
Về sự khác biệt căn bản giữa người và động vật, có nhiều kiểu phán đoán hoặc nghiêm túc hoặc khôi hài. Nhưng tôi cần nói: Chỗ khác nhau căn bản giữa người và động vật là ở chỗ, người có thể thi hành khốc hình (hình phạt tàn khốc) với đồng loại.
Tất cả những cảm thụ miên man không bờ bến kể trên của tôi, đều là vì trước đây không lâu, tôi đã đi xem một phòng tranh ở Hoài Nhu (Một thành phố cấp huyện của Bắc Kinh - ND), nhìn thấy một bức tranh Trung Quốc khổng lồ của Hoạ sư Tất Kiến Huân, Giáo sư Học viện Mỹ thuật Trung ương, mà nẩy sinh những cảm thụ ấy.
Bức tranh này dài khoảng 6 mét, cao khoảng 3 mét, trong tranh có trên một trăm người, có hai người đánh một người nằm dưới đất, còn những người khác đều là những người vây quanh đứng xem, mỗi người một thân phận khác nhau, tuổi tác khác nhau, biểu lộ tình cảm thiên hình vạn trạng.
Đề mục của bức tranh này là “Đánh người”. Thoạt tiên tôi cho rằng đây là một bức tranh sơn dầu, nhưng sau khi hỏi thì biết là bức tranh quốc hoạ, là tranh nhân vật Trung Quốc vẽ bằng mực Trung Quốc, giấy Trung Quốc, những điều này không quan trọng mấy đối với tôi, điều có ý nghĩa đối với tôi là sức mạnh sản sinh từ tác phẩm khổng lồ này.
Hoạ sư hỏi cảm thụ của tôi, tôi nói: “Rùng mình!” Hoạ sư hỏi lại, tôi vẫn đáp: “Rùng mình!” Sự rùng mình này đương nhiên có liên quan đến khuôn khổ của tác phẩm hội hoạ này, nhưng không phải là quan trọng, quan trọng nhất là trường cảnh mà bức tranh này biểu hiện ra bị chúng ta nhìn quen coi như không có chuyện gì xẩy ra, mà trên thực tế bức tranh đã trở thành một chiếc gương soi khổng lồ. Chiếc gương này soi chiếu ra là lòng người, là tâm hồn của chúng ta đã vô cảm tê liệt chai lỳ.
Tôi nói với hoạ sư, tôi đã sống 55 tuổi rồi. Tuổi thơ đã từng bị đánh rất nhiều lần, bố mẹ đã đánh, thầy giáo đã đánh, bạn bè trong thôn đã đánh, cán bộ trong thôn đã đánh, cũng từng xuýt nữa bị người phụ nữ trong một ngõ Bắc Kinh đánh. Nhưng, trừ một lần đánh con gái, tôi chưa từng đánh một người nào. Mặc dầu đánh con gái một lần ấy, cũng là một nỗi đau khó phai nhạt trong lòng tôi, nghĩ lại bèn cảm thấy tội lỗi quá sâu cay.
Nhưng điều ấy liệu có thể nói rõ tôi là một người tốt hay không chứ? Có thể nói rõ tôi là một người lương thiện hay không chứ? Không thể! Bởi vì tôi đã nhìn thấy vô số lần đánh người, đương nhiên là lấy danh nghĩa cách mạng đánh người xấu, đương nhiên là lấy danh nghĩa chính nghĩa đánh người ác.
Khi tôi nhìn thấy những tên địa chủ nghe nói là đã từng bóc lột tàn khốc, bức hại tàn ác nhiều bần nông, lúc ấy bị treo lên sà nhà thực thi hình phạt tàn khốc; Khi tôi nhìn thấy một tên kẻ cắp ngoài chợ bị quần chúng đánh cho nát thịt máu me đầm đìa, trong lòng tôi đã cảm thấy không chịu nổi, nhưng tôi thật sự không cho rằng những hành vi như thế là không nhân đạo, mặc dù trong lòng tôi cảm ngộ được rằng cho dù là tội phạm thật sự, quần chúng cũng không có quyền lực thực thi hình phạt tàn khốc và đánh đập thể xác của họ, tôi cũng không cả gan nhảy ra nói hộ người bị đánh một câu.
Những người bàng quan trong tác phẩm hội hoạ khổng lồ ấy, kỳ thực chính là tôi, kỳ thực chính là chúng ta.
Những kẻ bàng quan là chúng ta, còn những kẻ đánh người liệu có phải là chúng ta không? Kỳ thực, chỉ cần làm kẻ bàng quan, hoàn toàn có thể trở thành kẻ đánh người.
Tôi, có lẽ là chúng ta, tại nơi sâu thẳm nội tâm của mỗi người đều cất dấu một kẻ đánh người. Khi chúng ta bị oan khuất không minh bạch, khi chúng ta chịu kỳ xỉ đại nhục, khi chúng ta bị oan uổng không minh bạch chịu kỳ xỉ đại nhục mà lại không có lực lượng báo thù, trong lòng của chúng ta, liệu có tưởn tượng qua một trường cảnh thực thi bạo lực với những người ác ấy không? Chúng ta có lẽ không có, nhưng tôi có.
Mấy năm trước, khi một người phụ nữ rất vô lý trong ngõ nhỏ Bắc Kinh vô cớ làm nhục tôi và người nhà của tôi, tôi đã tưởng tượng ra trường cảnh thực thi bạo lực đối với người phụ nữ ấy.
Không lâu trước đây, tôi nhìn thấy người nông dân Hà Nam bị đánh đau bức cung bị xử tù chung thân, mấy năm sau vì người “chết” cuối cùng sống nhăn xuất hiện, cuối cùng vụ án oan được làm rõ, tôi bèn tưởng tượng thực thi hình phạt tàn khốc như vậy đối với những cảnh sát nọ đã tra khảo bức cung người nông dân ấy.
Oan oan tương báo như vậy là những vở kịch diễn xuất tuần hoàn trong thế gian, phù hợp với tâm lý của đa số người. Theo đó tôi nói, mặc dầu từ trước đến nay, chúng ta không đánh người, mặc dầu chúng ta cả đời này cũng sẽ không đánh người, nhưng tác phẩm khổng lồ có tên “Đánh người” ấy lại có liên quan với mỗi người chúng ta, bởi vì chúng ta đều đánh người trên tinh thần, đồng thời có khả năng trở thành kẻ đánh người chính cống.
Đương nhiên, chúng ta cũng rất có khả năng trở thành kẻ đánh người, khi tất cả mọi người đều cho rằng kẻ làm việc ác bị đánh là thiên đạo, thế thì, thiên đạo chính là một tấm vải xỉ nhục che mặt kẻ làm việc ác.
Khi kẻ mạnh giơ cao nắm đấm đánh kẻ yếu, hoàn toàn có thể coi kẻ bị đánh là tội phạm giết người, tội phạm cưỡng dâm, tội phạm đốt nhà, không có người đi tham cứu xem kẻ bị đánh có phải là người có tội thật hay không. Chính như thế, rất nhiều người vô tội đều bị coi là người ác mà đã bị đánh rồi, hoặc đã bị đánh chết rồi.
Người, một khi có thể đánh người, mặc dầu đối tượng bạn đánh là người như thế nào, thì cự ly giữa bạn và dã thú đã rất gần. Kỳ thực, trên trái đất này, mãnh thú chân chính không phải là hổ, cũng không phải là sư tử, mà là người. Người có thể trở thành thiên sứ, cũng có thể trở thành ma quỷ. Lòng người có thể là thiên đường, cũng có thể là địa ngục. Cái gọi là “lục đạo luân hồi”(*), kỳ thực đều ở trong lòng người, chỉ cần suy nghĩ sai một chút, thìthân xác đã rơi xuống địa ngục. Nắm đấm giơ lên, tâm hồn chìm xuống. Những ý tứ này, hoạ sư đã dùng bức tranh của ông, nói với chúng ta vô cùng rõ ràng.
Năm xưa, Lỗ Tấn dùng cây bút của ông, vạch trần tâm lý “khách nhìn” (khán khách tức bàng quan), có người nói đây là bẩm tính xấu của người Trung Quốc, kỳ thực, đây không chỉ độc nhất là bẩm tính xấu của người Trung Quốc, mà là bẩm tính xấu của toàn nhân loại.
Tiểu thuyết của tôi “Đàn Hương Hình” là sáng tác theo giợi ý từ sự phê phán tâm lý “khách nhìn” của Lỗ Tấn. Tôi nghĩ đến, ngoài khách nhìn, người quan sát dửng dưng, còn có kẻ thi hình và kẻ thụ hình, ngoài ba kẻ này, cũng còn có đạo diễn, bốn phía hợp nhất, mới có thể tạo tành một vở kịch lớn.
Thế là tôi đã viết tên đồ tể, đã viết tên tội phạm, cũng đã viết cảnh tượng thi hành hình phạt. Có một số người phê bình nhiều về “miêu tả tàn khốc” trong bộ tiểu thuyết này. Nhưng tôi nghĩ, khốc hình (hình phạt tàn khốc) cũng là một chiếc gương soi, sẽ chiếu ra các loại miệng lưỡi, các loại khuôn mặt, khi chúng ta nhìn thấy bộ mặt nhơ nhớp của mình trong đó, cộng thêm cần một chút dũng khí mới dám thừa nhận đó chính là của “tôi”.
Tác phẩm hội hoạ “Đánh người” của giáo sư Tất Kiến Huân và tác phẩm tồi “Đàn Hương Hình” của tôi có nhiều chỗ trùng hợp kín đáo (ám hợp), chỉ chẳng qua sức mạnh của bức tranh trực tiếp hơn so với sức mạnh của văn tự. Tôi không dám nói mình đã xem và am hiểu bức tranh của giáo sư Tất Kiến Huân, nhưng tối thiểu là, từ trong bức tranh của giáo sư Tất Kiến Huân, tôi đã nhìn thấy bản thân tôi.
Tựa hồ chỉ vẻn vẹn dùng cây cọ vẫn không đủ nói rõ chuyện trong lòng ra ngoài, giáo sư Tất Kiến Huân và Thịnh Hoa Hậu, nghiên cứu sinh của ông, lại hợp tác viết ra vở kịch nói “Đánh người” có liên quan mật thiết với bức tranh “Đánh người” nọ.
Tôi đã thận trọng đọc kịch bản vở kịch nói này, thật rưng rưng cảm động. Đặc biệt là phần vĩ thanh cơ hồ như búa đập vào tim làm rỉ máu, giống như một kẻ truyền đạo, chấm một dấu than bi ai trong công việc tưới tắm tình yêu vào lòng người đã nguội lạnh hoang vu.
Xem đến đây, tôi tựa hồ hiểu ra, bức tranh “Đánh người” của giáo sư Tất Kiến Huân , không chỉ muốn dùng bức tranh khổng lồ này cảnh tỉnh người đời, mà là muốn đánh thức tình yêu đã bị ngủ say mê mệt trong lòng người, đánh thức tình yêu của người khác, đánh thức tình yêu của mình, cũng là đánh thức tình yêu của nhân loại, tình yêu là chủ đề duy nhất của danh tác “Đánh người”.
“Tôi si mê người ư?!
Bản thân các anh huỷ hoại tàn phá mình đến thế ư?!
Bạn huỷ hoại tàn phá tôi đến thế ư?!
Bạn huỷ hoại tàn phá bạn đến thế ư?!
Sự huỷ hoại tàn phá nơi nào cũng có
Chính là người ưu sầu trời bi luỵ trong tôi
Xin đừng làm tôi thống khổ vạn lần nữa!”
Siêu giai cấp, siêu chủng tộc như vậy, thậm chítình yêu con người không kể thiện ác, là tấm lòng của thượng đế, tình yêu như vậy từ xưa đến nay chưa được thực hành, từ nay về sau cũng không thể được thực hành, nhưng tình yêu như vậy vẫn tồn tại, đây cũng là lý do và tiêu chí mà thượng đế tồn tại.
Ngày 1 tháng 8 năm 2010
Mạc Ngôn
(*) “Lục đạo luân hồi” là thuật ngữ đạo Phật. Lý luận luân hồi là một trong những lý luận cơ bản của đạo Phật.
“Lục đạo” là 1-Thiên đạo, 2-Nhân đạo, 3-A Tu La dạo, 4-Xúc sinh đạo, 5- Ác quỷ đạo, 6-Địa ngục đạo.
Ba đạo trước là 3 thiện đạo, vận động khá tốt đẹp, bị chi phối bởi thuyết nhân quả.
Ba đạo sau là 3 ác đạo, vận động gây ra thảm trọng.
Chúng sinh trầm luân trong phân đoạn sinh tử, trên con đường luân hồi của họ, không thoát khỏi lục đạo.
“Luân hồi” là trạng thái của sự vật hiện tượng đi lại tái diễn nhiều lần, quay vòng giống như bánh xe lăn, nên lục đạo không có giới hạn không gian và thời gian,
Chúng sinh trong dân gian không ai thoát khỏi vòng luân hồi này. Chỉ có Phật, Bồ Tát, La Hán mới thoát khỏi tam giới, không cuốn vào vòng lục đạo luân hồi.
Lục đạo luân hồi, chỉ có hai đạo là hữu hình tức là “Nhân đạo” và “Xúc sinh đạo”; Có bốn đạo là vô hình, tức là “Thiên đạo”, “A Tu La đạo”, “Ác quỷ đạo” và “Địa ngục đạo”. (Chú thích của Người dịch)